intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một vài vấn đề về văn bản trong sách giáo khoa tiếng Việt bậc tiểu học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

39
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các văn bản trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc tiểu học được sắp xếp theo hệ thống, có tính liên kết về chủ đề. Ngoài những bài văn xúc tích, sách giáo khoa còn có những bài thơ rất sinh động, gần gũi với trẻ em; Góp phần tạo hứng thú cho học sinh đối với môn Tiếng Việt, đồng thời tạo cơ sở để các em có thể phát triển năng khiếu và khả năng sáng tạo trong quá trình học tập làm văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một vài vấn đề về văn bản trong sách giáo khoa tiếng Việt bậc tiểu học

  1. 2. Trƣờng tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, MỘT VÀI VẤN ĐỀ TP. Hồ Chí Minh VỀ VĂN BẢN Điện thoại: 0903 391 TRONG SÁCH 746 GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT BẬC Email: TIỂU HỌC diepnbk@yahoo.com TS. LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP TÓM TẮT Các văn bản trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc tiểu học đƣợc sắp xếp theo hệ thống, có tính liên kết về chủ đề. Ngoài những bài văn súc tích, sách giáo khoa còn có những bài thơ rất sinh động, gần gũi với trẻ em; góp phần tạo hứng thú cho học sinh đối với môn Tiếng Việt, đồng thời tạo cơ sở để các em có thể phát triển năng khiếu và khả năng sáng tạo trong quá trình học tập làm văn. Tác giả biên soạn sách giáo khoa đã quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ của học sinh, trong đó có chú ý đến năng lực văn bản của trẻ. Từ khóa: văn bản, sách giáo khoa, tiếng Việt, tiểu học ABSTRACT Some Issues about the Vietnamese Language Text in Textbook at Primary Schools The text in Vietnamese primary textbook is arranged systematically, related to the subject. Besides the concise compositions, the textbook also has the lively poems close to the children; stimulating excitement for students to Vietnamese as well as making students improve their potential and creativity in learning writing. The textbook writers have concerned about the children‟s language development, including the text skills. Key words: text, textbook, Vietnamese, primary school 229
  2. Để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ trong những năm đầu thế kỉ XXI, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, nhiều quốc gia đã rà soát và đổi mới chƣơng trình giáo dục theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO đề xƣớng là: Học để biết, Học để làm, Học để cùng chung sống, Học để tự khẳng định mình. Chƣơng trình giáo dục phổ thông của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới ngày càng thể hiện sự quan tâm đúng mức đến mục tiêu và các năng lực cần phát triển ở học sinh. Các chƣơng trình giáo dục mới xây dựng vào giai đoạn cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI đều coi trọng việc thực hành và vận dụng; nội dung chƣơng trình thƣờng tập trung vào các kiến thức, kĩ năng cơ bản thiết thực, tích hợp đƣợc nhiều mặt giáo dục. Tại Việt Nam, chƣơng trình giáo dục tiểu học mới đƣợc triển khai đại trà từ năm học 2002 – 2003 là một sự kiện giáo dục quan trọng trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Với nhu cầu đổi mới một cách toàn diện, nội dung chƣơng trình sách giáo khoa (SGK) phải theo kịp và đón đầu sự phát triển của trẻ em trong độ tuổi tiểu học trong xã hội hiện đại; đáp ứng yêu cầu mới của việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; theo kịp xu thế phát triển chƣơng trình tiểu học của các nƣớc phát triển trên thế giới và các nƣớc trong khu vực, góp phần đảm bảo cho nguồn nhân lực Việt Nam có đủ sức cạnh tranh và hợp tác khi hội nhập quốc tế; đóng góp vào việc hình thành và phát triển hệ thống giá trị của các công dân trong một xã hội công bằng, bác ái, có cuộc sống tinh thần và vật chất văn minh, vừa phải đậm đà bản sắc dân tộc, vừa phải thích ứng với sự giao lƣu hợp tác quốc tế rộng rãi. Ở nƣớc ta, tất cả các trƣờng tiểu học trên toàn quốc cùng sử dụng thống nhất một chƣơng trình và một bộ sách SGK do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn. Trong số các môn học đƣợc quy định trong chƣơng trình tiểu học tại Việt Nam, môn Tiếng Việt chiếm thời lƣợng nhiều nhất (40.7% so với tổng thời lƣợng chƣơng trình tiểu học). Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trƣờng tiểu học nhằm: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trƣờng hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tƣ duy. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con ngƣời, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nƣớc ngoài. - Bồi dƣỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa [1, tr. 9]. 230
  3. SGK Tiếng Việt bậc tiểu học đƣợc biên soạn theo quan điểm giao tiếp, quan điểm tích hợp và quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Theo quan điểm tích hợp, kiến thức tiếng Việt đƣợc tích hợp với các mảng kiến thức về văn học, tự nhiên, con ngƣời và xã hội theo nguyên tắc đồng quy. Các phân môn Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện trƣớc đây ít gắn bó với nhau, nay đƣợc tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Vì vậy, các văn bản đƣợc sử dụng trong SGK Tiếng Việt tiểu học có vị trí rất quan trọng. Nó chứa đựng hầu hết các ngữ liệu, làm cơ sở để học sinh học các phân môn khác của chƣơng trình Tiếng Việt. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi xin nêu một số vấn đề về Văn bản trong SGK Tiếng Việt bậc tiểu học. 1. Yêu cầu thụ đắc Văn bản trong SGK Tiếng Việt tiểu học Theo yêu cầu trong sách hƣớng dẫn (SHD) về chuẩn kiến thức môn Tiếng Việt tiểu học, chúng ta có thể thấy rằng yêu cầu thụ đắc văn bản đã có ngay từ lớp 1. Yêu cầu “Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề Chia quà” [2, tr. 11], theo chúng tôi, đã xác nhận điều đó. Nhƣ vậy, có thể nói yêu cầu thụ đắc văn bản sẽ thực hiện ở 5 lớp học đối với học sinh tiểu học là sự tiếp nối. Điều này có nghĩa là, trong SGK, các tác giả cung cấp cho học sinh về văn bản có từ lớp 1 đến lớp 5. Đƣơng nhiên, sự phức tạp ở mỗi lớp sẽ khác nhau. Cho nên, việc phân bố văn bản trong SGK cũng sẽ đa dạng theo phân khúc lớp học của học sinh. Đi vào cụ thể, đối với chuẩn kiến thức tiếng Việt lớp 1, chúng tôi thấy văn bản thƣờng gồm có “từ 2 – 3 câu theo chủ đề”. Yêu cầu này đƣợc lặp đi lặp lại trong SGK Tiếng Việt lớp 1, xác nhận văn bản đƣợc giới thiệu ở lớp học này là những cấu trúc đơn giản. Còn trong SHD chuẩn kiến thức Tiếng Việt lớp 2, cùng với vấn đề từ ngữ và câu, văn bản đã đƣợc đặt ra một cách đầy đủ ở mức cao hơn. Ngay từ tuần thứ nhất, với yêu cầu “Bƣớc đầu có khái niệm về một bản tự thuật (lí lịch)” [2, tr. 6, lớp 2]. Yêu cầu này cho thấy văn bản đƣợc cung cấp cho học sinh trong SGK lớp 2 đã là những văn bản hoàn chỉnh. Trong SHD chuẩn kiến thức lớp 3, lớp 4 và lớp 5, yêu cầu thụ đắc văn bản đƣợc đặt ra ngay từ tuần học đầu tiên. Ví dụ ở SHD lớp 3 đã yêu cầu “Trình bày đƣợc một số thông tin về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” [2, tr. 7]. Hay nhƣ trong SHD chuẩn kiến thức lớp 4, đã yêu cầu học sinh tiểu học “kể nối tiếp đƣợc toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể” [2, tr. 6]. Nhƣ vậy, yêu cầu tri nhận đơn vị này gắn liền với việc sử dụng những đơn vị ngữ pháp thuộc cấp độ thấp hơn là từ và câu. Nói cách khác, tuy không thật rõ, nhƣng hình nhƣ các tác giả SGK đã bƣớc đầu vận dụng quá trình thụ đắc ngôn ngữ từ trên xuống (top down process). Điều đó cho thấy việc cung cấp các văn bản trong SGK từ lớp 3 trở đi là để vừa tiếp nhận, vừa “luyện tập” và “hoàn thiện” kiến thức ngữ pháp đã học trƣớc đó. Vì vậy, có thể nói, các tác giả biên soạn SGK Tiếng 231
  4. Việt lớp 3, 4 và 5 phải đáp ứng yêu cầu vừa “cung cấp những đơn vị ngôn ngữ” mới, vừa dùng nó để ôn luyện kiến thức đã đƣợc giới thiệu ở những năm học trƣớc đó. Tùy theo lứa tuổi, mức độ tiếp thu của học sinh và phụ thuộc vào nội dung chủ điểm của đơn vị học trong từng tuần lễ, các văn bản giới thiệu trong SGK đƣợc chọn lọc với nhiều loại khác nhau: văn bản hành chính, văn bản khoa học, văn bản báo chí, văn bản nghệ thuật; trong đó, văn bản nghệ thuật chiếm đa số. Những mô tả và nhận xét về văn bản của chúng tôi dƣới đây sẽ làm rõ hơn đặc điểm này. 2. Mô tả và nhận xét về văn bản trong SGK Tiếng Việt tiểu học 2.1. Về chủ đề và độ dài của văn bản Trong SGK Tiếng Việt, các văn bản đƣợc sắp xếp theo nội dung từng chủ đề, phù hợp với đối tƣợng học sinh tiểu học ở mỗi lớp. Theo đó, các chủ đề lần lƣợt là Em là học sinh, Măng mọc thẳng, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất, Trên đôi cánh ƣớc mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều, Vẻ đẹp muôn màu,… Nhƣ vậy, chủ đề của các văn bản đƣợc sắp xếp theo trật tự từ, từ hƣớng nội đến hƣớng ngoại, từ “bản thân” học sinh phát triển dần ra “bên ngoài” xã hội. Cách khai thác nội dung nhƣ thế là hợp với tâm lí lứa tuổi, giúp ích cho học sinh luyện tập thực hành ở các phân môn khác. Các văn bản đƣợc sử dụng trong SGK Tiếng Việt tiểu học khá phong phú và đa dạng. Các loại văn bản tập đọc nhƣ thế tạo cơ hội cho học sinh đƣợc tiếp xúc với nhiều mảng hiện thực, mở rộng tầm nhìn cuộc sống, giúp học sinh làm quen với nhiều phong cách tạo lập văn bản khác nhau, thích ứng đƣợc nhiều kiểu văn bản đã học trong thực hành giao tiếp. Tuy nhiên, về độ dài, chúng tôi nhận thấy cũng có những chỗ chƣa thật phù hợp. Ngoài những bài trong SGK có độ dài vừa phải, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, theo chúng tôi, vẫn còn một số bài có số lƣợng từ quá nhiều so với mức độ đọc của học sinh lớp 1 và lớp 2. Có những bài trên 170 từ đối với lớp 1 và trên 250 từ ở lớp 2. Cụ thể đó là các bài “Không nên phá tổ chim” (TV1, T.2, tr. 151), “Con chuột huênh hoang” (TV1, T.2, tr. 157), “Có công mài sắt, có ngày nên kim” (TV2, T.1, tr. 4), “Tìm ngọc” (TV2, T.1, tr. 138), “Chuyện bốn mùa” (TV2, T.2, tr. 4), “Tôm Càng và Cá Con” (TV2, T.2, tr. 68), “Chuyện quả bầu” (TV2, T.1, tr. 116), “Ông Mạnh thắng thần gió” (TV2, T.2, tr. 13), “Kho báu” (TV2, T.2, tr. 83). Đây là một điểm đáng lƣu ý mà khi có dịp biên soạn lại SGK, các tác giả cần quan tâm cân nhắc. 2.2. Về thể loại văn bản Hầu hết các văn bản đƣợc sử dụng trong SGK Tiếng Việt tiểu học thuộc thể loại văn bản văn học. Những bài tập đọc đƣợc trích tuyển hoặc chỉnh biên từ các tác phẩm có giá trị trong kho tàng văn học Việt Nam và văn học thế giới. Ví dụ: “Chuyện quả bầu” (TV2, T.1, tr. 116), “Vƣơng quốc vắng nụ cƣời” (TV4, T.2, tr. 143), “Dù sao trái 232
  5. đất vẫn quay!” (TV4, T.2, tr. 86), “Nhà bác học và bà cụ” (TV3, T.2, tr. 32), “Ông Trạng thả diều” (TV4, T.1, tr. 104),… Ở lớp 5, SGK cũng đã có sử dụng văn bản hội thoại (“Lòng dân”, TV5, T.1, tr. 24), đƣợc trích từ một vở kịch để học sinh thực hành phân vai, đọc diễn cảm. Các văn bản khác (văn bản thuộc phong cách báo chí, khoa học, hành chính,…) có nội dung về thiên nhiên, môi trƣờng, văn hóa, khoa học. Đồng thời, những văn bản này cũng đã giới thiệu cho học sinh một số vấn đề về xã hội nhƣ: những nghề nghiệp phổ biến, an toàn giao thông, quyền trẻ em, giáo dục dân số,… phù hợp với trình độ và lứa tuổi học sinh tiểu học. Chẳng hạn một số bài nhƣ: “Đơn xin vào Đội” (TV3, T.1, tr. 9), “Trên con tàu vũ trụ” (TV3, T2, tr.136), “Vẽ về cuộc sống an toàn” (TV4, T.2, tr. 54), “Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” (TV5, T.2, tr. 145),… Theo chúng tôi, nhìn ở bình diện thể loại, việc sử dụng văn bản trong SGK Tiếng Việt tiểu học nhƣ thế là hợp lí. 2.3. Về tính mạch lạc và liên kết trong văn bản Đối tƣợng tiếp cận với các văn bản trong SGK là học sinh tiểu học, do đó, tính mạch lạc và mức độ đơn giản về bố cục cũng nhƣ sự liên kết trong văn bản phải đƣợc quan tâm đúng mức. Tính mạch lạc của văn bản đƣợc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu, giữa các câu trong văn bản. Mạch lạc cũng đƣợc thể hiện trong quan hệ giữa chủ đề của các câu và đƣợc thể hiện ở cả hai dạng quan hệ: duy trì chủ đề và triển khai chủ đề. Tính mạch lạc trong văn bản đƣợc thực hiện bằng những phƣơng tiện liên kết thích hợp. Các phƣơng thức liên kết này đƣợc thể hiện đa dạng trong các văn bản, không gây trở ngại cho học sinh trong quá trình tìm hiểu; ngƣợc lại, chính điều này đã góp phần rèn cho trẻ kĩ năng sử dụng từ ngữ để viết thành câu và liên kết câu thành đoạn văn với nhiều cách thức khác nhau. Qua phân tích những văn bản có trong SGK Tiếng Việt tiểu học, chúng tôi nhận thấy các văn bản hiện có thƣờng sử dụng phép nối, phép lặp và phép thế nhiều hơn những phép liên kết khác. Điều này có thể chấp nhận đƣợc vì học sinh tiểu học dễ dàng tiếp thu và vận dụng vào bài tập thực hành đối với các phép liên kết đơn giản. Nhƣ chúng tôi đã nêu trên đây, sự ƣu việt của ngôn ngữ SGK hiện tại về “tính mạch lạc trong văn bản” là nhờ đã biết lựa chọn thông qua các bài văn, bài thơ đƣợc liên kết linh hoạt bằng những phƣơng tiện khác nhau, giúp học sinh đƣợc rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết tốt hơn ở phân môn Tập làm văn. Chẳng hạn, với nghệ thuật dùng từ, đặt câu cùng với việc sử dụng hài hòa phép liên kết trong văn bản, tác giả đoạn văn sau đây đã khiến ngƣời đọc cảm nhận đƣợc mùi thơm đặc trƣng của thảo quả: Gió tây lƣớt thƣớt bay qua rừng, quyến hƣơng thảo quả đi, rải theo triền núi, đƣa 233
  6. hƣơng thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Ngƣời đi từ rừng thảo quả về, hƣơng thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn (“Mùa thảo quả”, TV5, T.1, tr. 113). Hay nhƣ trong bài thơ “Quê hƣơng” (TV3, T.1, tr. 79), tác giả Đỗ Trung Quân đã khéo léo sử dụng phép lặp từ ngữ và lặp cú pháp ở cả bốn khổ thơ, mang đến cho ngƣời đọc những hình ảnh quen thuộc, những tình cảm thiêng liêng của mỗi ngƣời dân đối với quê hƣơng đất nƣớc: Quê hƣơng là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hƣơng là đƣờng đi học Con về rợp bƣớm vàng bay. Quê hƣơng là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hƣơng là con đò nhỏ Êm đềm khua nƣớc ven sông. Quê hƣơng là cầu tre nhỏ… ...Quê hƣơng mỗi ngƣời chỉ một… Để đáp ứng yêu cầu trên, các văn bản trong SGK thƣờng dùng các kết từ (và, với, thì, mà, còn, nhƣng, vì, nếu, tuy, cho nên,…), kết ngữ (vì vậy, do đó, bởi thế, tuy vậy, với lại, thế mà, thì ra,…) và một số trợ từ, phụ từ (cũng, cả, lại,…) thông dụng khác. Việc thƣờng xuyên dùng những phƣơng tiện liên kết cụ thể ấy để làm phƣơng tiện liên kết, nối các bộ phận trong văn bản cũng là một ƣu điểm trong lựa chọn văn bản của SGK. Ví dụ: Bác sĩ bảo cụ bị sỏi thận, phải mổ lấy sỏi ra. Cụ sợ mổ. Hơn nữa, cụ không tin bác sĩ ngƣời Kinh bắt đƣợc con ma ngƣời Thái. Thế là cụ trốn về nhà. Nhƣng về đến nhà, cụ lại lên cơn đau quằn quại (“Thầy cúng đi bệnh viện”, TV5, T.1, tr. 158). Ngoài ra, các văn bản còn sử dụng những từ ngữ đồng nghĩa hay đại từ để thay thế những từ ngữ có ý nghĩa tƣơng đƣơng. Cách làm nhƣ thế trong văn bản SGK Tiếng Việt tiểu học cũng nhƣ việc sử dụng những từ hoặc ngữ để thay thế cho ý của cả đoạn văn là một cách làm hợp lí. Ví dụ: Ngày mai, muôn thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành đƣợc vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dƣới dòng suối trong veo. […]. Ngựa cha thấy thế, 234
  7. bảo: Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp (“Cuộc chạy đua trong rừng”,TV3, T.2, tr. 80). Thỉnh thoảng trong văn bản SGK Tiếng Việt cũng xuất hiện một số văn bản có sử dụng phép liên tƣởng. Nhƣ chúng tôi đã nhận xét, phép liên kết này đƣợc sử dụng rất hạn chế. Ví dụ: - Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đƣờng. Tiếng kéo lách cách của những ngƣời bán thịt bò khô. Tiếng còi ô tô xin đƣờng gay gắt. Tiếng còi tàu hỏa thét lên và tiếng bánh sắt lăn trên đƣờng ray ầm ầm. (“Âm thanh thành phố”, TV3, T.1, tr. 146) Qua khảo sát về tính mạch lạc và liên kết trong văn bản, chúng tôi nhận thấy thêm một vấn đề là vị trí của câu đƣợc các tác giả SGK quan tâm và đảm bảo đặc biệt trong điều kiện triển khai nội dung văn bản. Các đoạn văn trong bài đọc thƣờng có câu mở đoạn, câu thuyết minh, câu mở rộng chủ đề và câu kết đoạn. Từng câu, từng đoạn trong văn bản đƣợc liên kết chặt chẽ, mạch lạc, tạo nên những bài văn, bài thơ đầy hình ảnh, giàu nhịp điệu và phong phú về từ ngữ. Đây là ƣu điểm nổi bật của các tác giả trong việc lựa chọn văn bản để đƣa vào SGK môn Tiếng Việt tiểu học. Chúng tôi rất tâm đắc với một số đoạn trích trong các văn bản sau đây: - Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại nhƣ cánh bƣớm. Chúng tôi vui sƣớng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… nhƣ gọi thấp xuống những vì sao sớm. (“Cánh diều tuổi thơ”, TV4, T.1, tr. 146). - Ôi chao! Chú chuồn chuồn nƣớc mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lƣng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng nhƣ giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh nhƣ thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng nhƣ màu vàng của nắng mùa thu. (“Con chuồn chuồn nƣớc ”, TV4, T.2, tr. 127). Ở đây, dễ thấy vai trò quan yếu của câu mở đầu văn bản. Các câu còn lại chỉ làm nhiệm vụ thuyết minh cho nó. Theo quan sát bƣớc đầu của chúng tôi, văn bản có cấu trúc nhƣ thế chiếm một tỉ lệ khá cao. Và đây là mô hình triển khai nội dung rất phù hợp với tâm lí của trẻ em. Trong mỗi quyển sách đều có những bài văn hay đƣợc học sinh yêu thích. Chính những văn bản ấy đã góp phần làm tăng tính thuyết phục của bộ sách. Đó là những bài nhƣ Đầm sen (TV1, T.2, tr. 91), Cây bàng (TV1, T.2, tr. 127), Mùa nƣớc nổi (TV2, T.2, 235
  8. tr. 19), Sông Hƣơng (TV2, T.2, tr. 72), Nhớ lại buổi đầu đi học (TV3 T.1, tr. 51), Chõ bánh khúc của dì tôi (TV3, T.1, tr. 91), Sầu riêng (TV4, T.2, tr. 34), Đƣờng đi Sa Pa (TV4, T.2, tr. 102), Quang cảnh làng mạc ngày mùa (TV5, T.1, tr. 10), Kì diệu rừng xanh (TV5, T.1, tr. 75), Mùa thảo quả (TV5, T.1, tr. 113), Phong cảnh đền Hùng (TV5, T.2, tr.1 68),… Các kiểu quan hệ thời gian thể hiện mạch lạc đƣợc sử dụng khá hiệu quả trong các văn bản tập đọc trong SGK Tiếng Việt tiểu học. Chúng không chỉ là những yếu tố góp phần đắc lực cho việc tạo nên tính mạch lạc, chặt chẽ trong truyện mà còn là cơ sở cần thiết giúp học sinh hiểu cốt truyện. Tuy nhiên, vẫn có một số bài tập đọc thể hiện quan hệ thời gian và không gian chƣa hợp lí. Ví dụ: “Bài tập làm văn” (TV3, T.1, tr. 46), “Phong cảnh đền Hùng” (TV5, T.2, tr. 68). 3. Một vài so sánh về văn bản đƣợc sử dụng trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc tiểu học của Việt Nam và sách giáo khoa Tiếng Anh cùng bậc của Singapore Trong quá trình khảo sát hai bộ SGK bậc tiểu học của Việt Nam và Singapore, chúng tôi nhận thấy đối tƣợng của hai bộ sách này là học sinh tiểu học, vì vậy những văn bản đƣợc sử dụng trong sách đƣợc chọn lọc và sắp xếp theo từng chủ điểm thích hợp với lứa tuổi. Văn bản trong SGK Tiếng Anh không chỉ là những bài tập đọc đơn thuần mà nó còn là những “đề án” mẫu để giúp học sinh tự thiết kế và sáng tạo ra những sản phẩm cho riêng mình theo yêu cầu của chƣơng trình học trong từng cấp lớp. Có thể nói, việc sử dụng ngôn ngữ trong SGK môn Tiếng Anh tiểu học ở Singapore rất hiệu quả. Xét về nội dung, mỗi bộ sách đều hƣớng ngƣời học đến những nội dung gần gũi với bản thân, gia đình, nhà trƣờng, quê hƣơng, đất nƣớc và thế giới xung quanh. Nếu nhƣ SGK Tiếng Anh có những câu chuyện về những con ngƣời khuyết tật nhƣng có nghị lực vƣơn lên trong cuộc sống hay những nhà bác học vĩ đại với những công trình khoa học to lớn thì SGK Tiếng Việt cũng giới thiệu những nhân vật lịch sử đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác, những gƣơng mặt nổi bật trong từng lĩnh vực khoa học, nghệ thuật,… Song, SGK Tiếng Anh chú trọng đến những suy nghĩ cá nhân, khuyến khích học sinh khám phá và bộc lộ suy nghĩ của mình trong từng vấn đề cụ thể. Trong khi đó, SGK Tiếng Việt chỉ thực hiện tốt việc cung cấp ngữ liệu, chƣa tạo điều kiện để ngƣời học khai thác hết nguồn ngữ liệu phong phú trong sách để vận dụng vào thực hành, luyện tập và rèn kĩ năng tƣ duy ngôn ngữ. Hai bộ sách lớp 5 đều giới thiệu những vở kịch có phân vai nhân vật, nhƣng kịch bản trong SGK Tiếng Anh dài hơn, nội dung có tính kích hoạt, tƣơng tác, buộc học sinh phải suy nghĩ và nêu ý kiến cá nhân về những tình huống khác nhau nếu mình là một trong những nhân vật của câu chuyện (“The Cowardly Lion”, English 5A, tr. 28). Trong khi đó, SGK Tiếng Việt chỉ yêu cầu học sinh phân vai theo lời thoại có sẵn và luyện đọc 236
  9. diễn cảm đoạn trích trong vở kịch (“Lòng dân”, TV5, T.1, tr. 24). Rõ ràng, hai yêu cầu về giáo dục ngôn ngữ là rất khác nhau. Các bài tập đọc trong hai bộ SGK đều thể hiện đƣợc tính mạch lạc và liên kết trong văn bản. Những bài văn miêu tả, tƣờng thuật đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ chủ lực để giới thiệu với học sinh về cấu trúc, nội dung và hình thức của văn bản; giúp trẻ nhận diện đƣợc một cách cụ thể về một văn bản hoàn chỉnh và phát triển tốt kĩ năng xây dựng văn bản, nhất là về phƣơng diện bố cục, trong quá trình luyện viết, đặc biệt đối với phân môn Tập làm văn. 4. Nhận xét chung Nhìn chung, với những ƣu điểm và nhƣợc điểm đã đƣợc phân tích, có thể nói rằng những văn bản đƣợc sử dụng trong SGK môn Tiếng Việt tiểu học hiện nay là hợp lí. Các văn bản đƣợc sắp xếp theo hệ thống, có tính liên kết về chủ đề. Ngoài những bài văn súc tích, SGK còn có những bài thơ rất sinh động, gần gũi với trẻ em; góp phần tạo hứng thú cho học sinh đối với môn Tiếng Việt, đồng thời tạo cơ sở để các em có thể phát triển năng khiếu và khả năng sáng tạo trong quá trình học tập làm văn. Tác giả biên soạn SGK đã quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ của học sinh, trong đó có chú ý đến năng lực văn bản của trẻ. Điều này phù hợp với quan điểm của Đỗ Hữu Châu: “Cho đến nay, ngƣời ta chỉ nói đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em về âm, về từ, về câu. Cần phải nói đến năng lực văn bản của trẻ em. Và năng lực văn bản – xét theo quan điểm giao tiếp – lại là năng lực cần phải bàn trƣớc trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em” [3, tr. 775]. Các bài tập đọc đƣợc chọn làm cơ sở cho nhiều phân môn khác nhau thuộc phạm vi môn Tiếng Việt. Chính vì vậy, cần có sự chọn lọc khắt khe đối với các văn bản đƣợc đƣa vào sử dụng trong SGK. Ngoài những văn bản nghệ thuật hiện có, SGK Tiếng Việt cần bổ sung một số văn bản hành chính, báo chí có tính thời sự nhƣng vẫn đảm bảo giá trị lâu dài và mang tính giáo dục cao để học sinh lớp 4, lớp 5 có điều kiện nâng cao nhận thức, mở rộng vốn hiểu biết, rèn kĩ năng sống và phát triển năng lực tƣ duy có hiệu quả; đảm bảo mục tiêu “dạy chữ để dạy ngƣời”. Để việc thụ đắc ngôn ngữ của học sinh đƣợc thuận lợi, theo đề nghị của Barbara Lust, “chúng ta cần biết những gì trẻ em biết và không biết trong phạm vi ngữ pháp liên quan đến tiến trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Với quan điểm phát triển, trong lĩnh vực ngôn ngữ tâm lí học, chúng ta phải dựa trên các nghiên cứu về tƣ duy miêu tả và xử lí ngôn ngữ nhƣ thế nào, cũng nhƣ các nghiên cứu về hành vi sử dụng ngôn ngữ” [4, tr. 123]. Đây cũng là gợi ý để các tác giả biên soạn sách nghiên cứu và chọn lọc ngữ liệu phù hợp với đối tƣợng học sinh, tạo điều kiện cho trẻ phát huy sáng tạo và phát triển năng lực ngôn ngữ trong từng giai đoạn. 237
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Chƣơng trình tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hƣớng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học – Lớp 1, 2, 3, 4, 5, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập, Tập 1: Từ vựng – Ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, Quảng Nam. 4. Lust B (2013), Child Language Acquisition and Growth, Cambridge. 5. Moskalskaja O.I. (1996), Ngữ pháp văn bản (Trần Ngọc Thêm dịch), Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 6. My Pals are here! English 1A (2001), Nxb Federal. 7. My Pals are here! English 1B (2001), Nxb Marshall Cavendish Education. 8. My Pals are here! English 2A, 2B (2001), Nxb MPH Education. 9. My Pals are here! English 3A, 3B, 4A, 4B (2003), Nxb Marshall Cavendish Education. 10. My Pals are here! English 5A, 5B (2004), Nxb Marshall Cavendish Education. 11. My Pals are here! English 6A, 6B (2005), Nxb Federal. 12. Tiếng Việt lớp 1, Tập 1 – 2 (2002), Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 13. Tiếng Việt lớp 2, Tập 1 – 2 (2003), Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 14. Tiếng Việt lớp 3, Tập 1 – 2 (2004), Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Tiếng Việt lớp 4, Tập 1 – 2 (2005), Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 16. Tiếng Việt lớp 5, Tập 1 – 2 (2006), Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 17. Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 238
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0