intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mùa hè cẩn trọng tai nạn trẻ em

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

81
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vào những ngày hè, trẻ em nghỉ học ở nhà, nhiều gia đình bận rộn không trông nom bé thận trọng, do vậy tai nạn thường xảy ra với trẻ. Từ tai nạn trong nhà… Vừa qua, khoa Cấp cứu hồi sức (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) tiếp nhận bé N.T.M.N (gần 3 tuổi, nhà ở tỉnh Long An), từ bệnh viện địa phương chuyển đến với chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt cỏ. Bé vào viện trong tình trạng lơ mơ, nôn ói, bứt rứt… ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mùa hè cẩn trọng tai nạn trẻ em

  1. Mùa hè cẩn trọng tai nạn trẻ em Vào những ngày hè, trẻ em nghỉ học ở nhà, nhiều gia đình bận rộn không trông nom bé thận trọng, do vậy tai nạn thường xảy ra với trẻ. Từ tai nạn trong nhà… Vừa qua, khoa Cấp cứu hồi sức (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) tiếp nhận bé N.T.M.N (gần 3 tuổi, nhà ở
  2. tỉnh Long An), từ bệnh viện địa phương chuyển đến với chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt cỏ. Bé vào viện trong tình trạng lơ mơ, nôn ói, bứt rứt… Người nhà của bé cho biết, trong lúc chạy đùa vui chơi ở nhà, bé N. khát nước, tưởng chai đựng thuốc diệt cỏ là chai nước uống, nên đã lấy uống. Mới uống được một ngụm thì bé bị ho sặc sụa, ói mửa. Rất may, người nhà đã phát hiện được nên đưa bé vào bệnh viện địa phương sơ cấp cứu trước khi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1. Tại đây, bác sĩ tiếp tục rửa dạ dày và cho cháu uống than hoạt tính để loại bỏ độc chất còn lại trong đường tiêu hóa, cộng với điều trị thuốc… mới giúp cháu qua cơn nguy kịch. Các bác sĩ cho rằng, trường hợp này còn là rất may, vì nếu bé uống nhiều hơn một chút, sẽ gây tụt huyết, trụy tim mạch, hoặc co giật hôn mê, dẫn đến tử vong nếu không được điều trị hỗ trợ kịp thời.
  3. Cũng mới đây (ngày 15.6), Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) tiếp nhận một bệnh nhi vào viện do chấn thương mắt. Đó là trường hợp bé N.T.K.T (3 tuổi, nhà ở Q.4, TP.HCM) vào viện trong tình trạng bị rách mi mắt bên dưới, rách giác mạc. Lý do rất đơn giản: bé ngồi chơi với chiếc chong chóng một mình trước cái quạt máy đang quay. Bé để chong chóng trước quạt để cho nó quay, đồng thời chong chóng cũng ngang tầm mặt bé. Chiếc chong chóng bị gió lùa úp vào mặt bé, và cọng kẽm của chong chóng bật ra đâm vào mắt gây tổn thương. Bác sĩ đã gây tê để gắp dị vật trong mắt bé ra. May mà cọng kẽm không đâm trúng những bộ phận quan trọng của mắt. …Đến tai nạn bên ngoài Cuối tháng 5, đầu tháng 6, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM cũng tiếp nhận một trường hợp tai nạn khác. Bé gái tên N.T.M (4 tuổi, nhà ở H.Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu), được bệnh viện địa phương chuyển đến vì
  4. ong vò vẽ đốt gây biến chứng suy gan, suy thận… Trước đó, bé N.T.M đang chơi đùa, bất ngờ bị một đàn ong vò vẽ từ lùm cây ven đường bay ra tấn công, đốt bé đến 41 nốt. Bé được phát hiện đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời, vì theo các bác sĩ, với một lượng lớn mũi tiêm bởi ong vò vẽ như thế rất dễ dẫn đến sốc phản vệ, tử vong, nếu không được cấp cứu sớm. Khi vào Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh nhi hôn mê, khó thở, vàng da, vàng mắt, vô niệu (không có nước tiểu), đầu, cổ, tay, lưng… bị sưng vù bởi những vết ong đốt. Bác sĩ khẩn cấp cho bé thở oxy, tiến hành lọc máu liên tục… Kết quả xét nghiệm bệnh nhi bị suy gan, suy thận, rối loạn đông máu, toan chuyển hóa, tăng kali máu. Bé còn bị suy thận cấp phải chạy thận nhân tạo, sau hai tuần chữa trị tình trạng sức khỏe mới được cải thiện. Cẩn trọng
  5. Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo: Vào những ngày hè, trẻ nghỉ học ở nhà, nhiều gia đình không có người trông nom bé sát sao, nên nhiều tai nạn sinh hoạt xảy ra với trẻ trong dịp hè. Những tai nạn trong nhà thường gặp là: té cầu thang, tổn thương do những vật nhọn (do đùa nghịch, chơi dao), té võng, té vào xô nước (nhiều trường hợp trẻ nghịch té cắm đầu vào xô nước dẫn đến tử vong), bị điện giật, uống nhầm hóa chất (do người lớn đựng hóa chất – dầu hôi, thuốc diệt cỏ… trong những loại chai đựng nước)… Tai nạn bên ngoài thường gặp ở những trẻ miền quê như: bị ong đốt, tai nạn giao thông, tai nạn do tắm sông, suối, phỏng lửa… Theo bác sĩ Nguyễn Bảo Tường – Trưởng khoa Phỏng – Chỉnh hình (Bệnh viện Nhi đồng 1): Ngoài dịp gần cận Tết, thì dịp nghỉ hè số trẻ bị phỏng (phỏng nước sôi, phỏng lửa) rất nhiều, do vậy người
  6. lớn cần trông bé cẩn thận, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2