Mưa trên lá thảm
lượt xem 3
download
MƯA TRÊN LÁ THẢM Những chiếc lá xà cừ vàng đã lại trải dày khoảng sân khu tập thể giáo viên. Từ nay sẽ không còn ai gom lá với tôi, không còn ai nhắc tôi chạy xa đống lá xà cừ đang cháy - không được ngửi mùi hương hăng hắc,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mưa trên lá thảm
- Mưa trên lá thảm Thể loại: Tình cảm... Rating: K+ MƯA TRÊN LÁ THẢM Những chiếc lá xà cừ vàng đã lại trải dày khoảng sân khu tập thể giáo viên. Từ nay sẽ không còn ai gom lá với tôi, không còn ai nhắc tôi chạy xa đống lá xà cừ đang cháy - không được ngửi mùi hương hăng hắc, thơm thơm của lá xà cừ đang nổ lép bép - không ai thổi những tàn tro bám đầy trên mái tóc tôi đen nhánh khi tôi còn đang mải mê ngắm những tàn tro xoáy tít trên không rồi bay về tận phía xa xôi… oOo Tôi gia nhập khu tập thể giáo viên được hơn một năm. Tôi không phải là giáo viên trẻ mới về trường, cũng không phải con của thầy cô nào trong trường. Tôi - con bé nhà quê lên thị trấn theo nghiệp chữ.Bác tôi - giáo viên xuất sắc đang được nhà trường cho đi học thạc sĩ tận Hà Nội. Tôi nghiễm nhiên sở hữu một phòng trong khu tập thể giáo viên này. Một chỗ ở mà có mơ bọn học sinh nghèo quê tôi cũng không thể nghĩ tới. Bác tôi nói khu tập thể trường tôi được xây từ trước năm 1975, nơi góc sân có cây xà cừ đã già, cuối xuân đầu hạ nó lại trút xuống một lớp thảm vàng… Thầy Nam là người tôi quen đầu tiên trong khu tập thể. Khi cúi xuống bể nước tập thể rộng và sâu, tôi làm rơi cái gầu múc nước, khua khoắng mãi không tài nào lấy lên được, vừa sợ lại vừa lo. - Làm trò gì thế hả nhóc? Hoảng hồn, suýt chút nữa là tôi rơi tòm xuống bể. Tự nhiên tôi thấy tủi thân, mắt tôi rươm rướm: - Thầy! Em… làm rơi gầu xuống bể rồi… Tự nhiên tôi khóc thành tiếng cứ như thầy là thủ phạm bắt nạt tôi. - Thôi! Thôi! Nín đi em. Mà sao lại vào khu tập thể giáo viên múc nước hả? - Em… là cháu bác Trung, em mới tới...
- - À! Có phải Mây không? Tôi quẹt ngang nước mắt gật đầu. Thầy bảo: - Thôi được rồi. Xích ra đi em. Thầy lấy một khúc xà cừ khô, móc cái gầu lên dễ dàng, đưa cho tôi và cười: - Thầy tên Nam, nếu có cần gì thì cứ “hú” thầy một tiếng, thầy ở phòng 12. Cũng chẳng để cho tôi kịp cảm ơn, thầy xách cặp đi ngay lên phòng. Những ngày đầu, tôi đi học về là đóng cửa ở yên bên trong, ngại ra ngoài vì toàn là thầy cô, không có ai cùng tuổi để có thể “buôn dưa bán táo”. Bác tôi bảo như thế học hành sẽ tốt hơn. Có lần tôi đang chăm chú đọc sách thì có tiếng gõ cửa. Thầy Nam xuất hiện: - Nhóc! Cho thầy mượn cái lược! - Dạ! - Mà này, đóng cửa ít thôi. Ra vào đã có cổng. Ở đây an toàn lắm, mở ra để mà thở, đóng cửa tối ngày nhà mọc rêu lên đấy. Rồi thầy lại ôm cặp lên trường. Thầy nói đúng. Gió nồm làm căn phòng tráng nền ximăng dậy mùi ẩm ướt, không lúc nào khô. Tôi mở cửa, nhưng cũng hơi ngại, nhiều khi có một học sinh đi ngang qua thấy tôi lại khoanh tay chào lễ phép: - Em chào cô ạ! Tôi lại khoái với sự lầm lẫn ấy. Con người ta, ai chả có lúc tự huyễn hoặc mình. Thỉnh thoảng thầy Nam cũng qua phòng tôi mượn lược. Tôi thật thà: - Em có hai cây lược, thầy mang một cây về dùng ạ. Thầy im lặng, không cầm cây lược, cũng không xuống mượn thêm lần nào nữa nhưng thỉnh thoảng vẫn múc nước cho tôi giặt đồ, vẫn cùng tôi gom lá xà cừ rụng… oOo Tôi vốn yêu trẻ con. Cả xóm có ba đứa, đứa nào cũng dễ thương, ngoan ngoãn và tinh ranh. Dần dà chúng quý tôi như chị ruột, mỗi khi đi học về cả ba đứa lại chạy ra níu lấy chân tôi rồi tranh nhau: - Chị Mây của Thảo chứ.. - Không! Chị Mây của Phong cơ. Không biết từ bao giờ phòng tôi lại trở thành bếp ăn tập thể và trường mẫu giáo của ba đứa. Sang phòng tôi chúng nó thi nhau ăn, không cần mẹ dỗ dành hay bón từng thìa. Tôi nghiễm nhiên trở thành em út của cả xóm. Cô Thu và cô Mai, hai cô sát vách nhà tôi, thỉnh thoảng lại tuồn qua cửa sổ cho tôi ít hạt dẻ, có khi bát chè hoặc bánh. Vừa nấu ăn, vừa nói chuyện qua mấy cái ô cửa thông nhau dưới bếp. Có lần cô Mai kể: - Xem chừng thầy Nam quý Mây lắm đấy. Thầy Nam tốt, nhưng phải cái hay ngượng nên cô Khánh không chịu. - Nhưng em nghe các bạn nói thầy dạy giỏi lắm mà cô.
- Cô cười: - Đấy là trên lớp, cứ để ý thầy khi gặp cô Khánh thì biết… Phòng thầy 12, phòng cô Khánh 13. Cô Khánh dáng người thanh thoát dịu dàng, mái tóc dài luôn buông xõa, gương mặt trái xoan trắng trẻo, một tuần mấy lần xóm tôi lại ngất ngây trong hương lá dứa nếp và vỏ bưởi khi cô gội đầu. Người ta bảo nhất cự li, nhì tốc độ. Thế mà thầy… Chậc, phải giúp thầy thôi, tôi vạch sẵn một ý tưởng trong đầu… Tôi ngày mong đêm ngóng cho xóm mình mau mất điện. Cũng không biết tự bao giờ tôi gọi khu tập thể của mình là xóm, tôi thích gọi thế. Xóm tôi thường xuyên mất điện, thôi thì đủ lý do: do dây dẫn quá tải, do đường truyền quá cũ, do mất điện nguồn… Mất điện, xóm tôi sẽ trải chiếu ra khoảng sân rộng hát hò. Toàn thầy cô trẻ nên cũng còn yêu đời lắm, dư âm của thời sinh viên còn để lại. Thầy cô có tuổi thì hầu hết đã ra ngoài mua đất, xây nhà riêng. Những hôm ấy xóm tôi hay luộc ốc … Cầu được ước thấy, xóm tôi mất điện thật. Tôi hồ hởi đạp xe chở cô Khánh đi mua ốc, sả, chanh, gừng, tỏi, ớt… Cô ký đầu tôi bảo: “Nhóc! Mất điện mà vui thế cơ à?”. - Sao cô cứ gọi em y như thầy Nam? Em lớn rồi mà… Kế hoạch của tôi được thực hiện một cách suôn sẻ. oOo - Mây. Sao mặn thế này? Định kho dạ dày thầy à? - Mặn đâu? - Cả xóm nhao nhao - Ngon, thơm. Nam làm sao rồi, ngồi bên Khánh bị đánh lừa cảm giác à? - Để em xem. Chà! Mặn thật, hình như mắm của thầy… - cô Khánh pha. Cô Khánh chưa kịp lên tiếng, các cô khác đã phụ họa. - Khánh có ý gì với Nam mà lại “Cay gừng mặn mắm” thế? Các thầy cũng chẳng chịu thua: - Pha mắm còn vậy mà suốt ngày đòi lấy chồng… Cả xóm cười nắc nẻ. Cô Khánh cười ngượng. - Thế mà Khánh sắp lên xe hoa rồi đấy.Cuối tuần này đưa thiếp mời, cả xóm chuẩn bị tinh thần đi. Cả xóm xôn xao rồi nhận thấy cô Khánh nói thật, không khí chùng xuống. Điện sáng, cả xóm từ từ về phòng mình. Tôi thấy mình là con nhóc vô duyên, đúng là nhóc thật. Cô Khánh ký đầu tôi liền mấy cái lúc rửa chén: - Nhóc này, tính hại cô à? Tối nay lên phòng cô ngủ. Mười giờ, tôi lóp ngóp leo lên phòng cô, đi ngang phòng thầy Nam thấy phòng cửa khóa ngoài, tôi rón rén vào phòng cô mà như đi “xưng tội”. Cô cười, tôi thở phào nhẹ nhõm. Cô với tay tắt điện khi tôi và cô yên ổn trong chiếc chăn mỏng. Trời se se lạnh, cô mở nhạc không lời nhè nhẹ.
- - Cảm ơn em! Cô biết, em quý thầy Nam và cả cô. Cô biết thầy Nam thương mình, nhưng cô không thể đáp lại tình cảm của thầy em ạ. Chú là cảnh sát, chú yêu cô từ hồi còn là sinh viên năm hai. Chú được phân công lên làm nhiệm vụ tận Tây Bắc, giờ mới về. Có lẽ cô cũng sẽ chuyển trường. Dù sao cũng cảm ơn em, người đã gắn kết xóm mình lại với nhau. Cảm ơn em muốn cô hạnh phúc! Cô Khánh lên xe hoa thật, tôi đi dự đám cưới cô, cả xóm cũng đi, trừ thầy Nam. Thầy vẫn cười nói với tôi như thường, sáng sớm vẫn cùng tôi gom lá nhưng đêm nào thầy cũng về thật muộn. Thầy say khướt, có lần hai ba giờ sáng thầy mới về, thầy đứng ngoài cổng, mặt mũi ướt nhẹp gọi tôi mở cổng giùm. Tôi mở cửa, rồi tìm chìa khóa cổng nhưng không thấy, chợt nhớ đã đưa cho bác bảo vệ mượn hồi chiều. Tôi luýnh quýnh chạy ra chạy vào rồi khóc. Thầy bảo tôi đừng khóc. Thầy đưa cánh tay qua cổng đặt lên má tôi… lạnh buốt. Cô Khánh chạy xuống mở cổng dìu thầy lên phòng. Thầy không còn biết gì nữa. Đêm ấy tôi và cô Khánh ngồi bên cạnh thầy. Đấy cũng là đêm cuối cùng cô Khánh ở lại xóm tôi. Sáng hôm sau cô thu dọn đồ đạc rồi đi tạm biệt mọi người. Cô về quê dạy cho gần chỗ chú công tác. Thầy Nam vẫn là giáo viên mẫu mực trên bục giảng, là người nổi bật nhất trong đội bóng chuyền của trường và là người thầy yêu quý nhất của tôi, cho dù chưa dạy tôi “nửa chữ”… Thế mà… Thầy nhìn sâu vào mắt tôi rồi chìa tay ra và nói như ra lệnh: - Nhóc! Có lưu bút không? Đưa cho thầy. - Dạ! Có! Tôi làm theo như một cái máy. Ở trang cuối cùng thầy viết: “Tôi muốn viết cho em ở trang cuối cùng. Vì sao? Em biết không? Rồi lớn lên em sẽ hiểu? Con sông có thể chảy ra biển nếu vượt qua được những vùng đất cản. Tôi sẽ rất vui nếu em vượt qua được những vùng đất ấy. Cảm ơn em đã chỉ tay lên nhánh xà cừ chết khô - nơi có những cây mộc nhĩ mọc lên và nói “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết…”. Hãy thực hiện bằng được những ước mơ của mình em nhé! Nhóc của tôi!”. Tôi thấy cuốn lưu bút nằm phía trong cửa. Thầy đã tuồn nó qua khoảng trống nơi cánh cửa đặt nó vào đấy. Thầy đi rồi, thầy chẳng thèm chào tạm biệt tôi. Cũng sẽ chẳng thèm thực hiện lời hứa khi nào tôi đậu đại học sẽ chở tôi đi ăn kem. Tôi sắp thi rồi mà! Có lẽ từ nay tôi sẽ dành nhiều thời gian cho bài vở, tôi sẽ không quét lá nữa, việc đó đã có bác lao công lo. Mưa! Những giọt mưa đầu hạ mà tôi nghe se sắt. Lạnh! Đám lá xà cừ vàng thảng thốt dưới chân, dày và trơn.
- Tôi trượt ngã và khóc! Phải! Tôi vẫn còn bé lắm! Nhóc của thầy tôi! THE END
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lễ tết độc đáo ở một số nơi trên thế giới
8 p | 124 | 25
-
Angkor Wat một chiều mưa
10 p | 89 | 15
-
Tuyết đầu mùa ở Australia
10 p | 77 | 9
-
Du lịch nước Nga mùa thu
2 p | 96 | 7
-
Tài liệu du lịch - Bốn mùa xuân trên thành Đại Lý
12 p | 74 | 6
-
Mưa trên thảm lá
13 p | 67 | 5
-
Mưa rơi lặng thầm
6 p | 34 | 4
-
Mưa Tháng Bảy
2 p | 106 | 4
-
Lạc đầu mùa
3 p | 81 | 4
-
Tựu trường ngày mưa
8 p | 102 | 4
-
Những tia nắng sau mưa
18 p | 85 | 3
-
10 lễ hội độc đáo trên thế giới trong tháng 3
10 p | 61 | 3
-
Ngoài kia có mưa rơi
8 p | 93 | 3
-
Kí ức mùa hè
5 p | 80 | 3
-
Khung Cửa Sổ Lá Rơi
17 p | 48 | 3
-
Mùa Đông Ấm Áp
8 p | 71 | 2
-
Muà Xuân Trên Cây Sầu Ðông
8 p | 70 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn