intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mua và bán

Chia sẻ: G G | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hai đứa đến sớm, nên theo thói quen, Thảo Nhi luồn tay qua gầm bàn phủ khăn trùm mò vào bụng dưới của Phương Đông nghịch ngợm giết thời gian. Đông đọc báo mạng trên iPad, thỉnh thoảng lại cứng người, có lẽ xem phải tin vợ ghen chồng cắt cụt của quý. Vợ của Đông mà trông thấy cảnh này chắc cũng cầm dao. Cô ta là con nhà quê giẫm phải cứt Hà Nội, thuê một thằng xe ôm rình rập chồng nhưng lại tiếc tiền. Thảo Nhi cho hẳn thằng xe ôm mỗi tháng hai triệu để...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mua và bán

  1. Mua và bán Hai đứa đến sớm, nên theo thói quen, Thảo Nhi luồn tay qua gầm bàn phủ khăn trùm mò vào bụng dưới của Phương Đông nghịch ngợm giết thời gian. Đông đọc báo mạng trên iPad, thỉnh thoảng lại cứng người, có lẽ xem phải tin vợ ghen chồng cắt cụt của quý. Vợ của Đông mà trông thấy cảnh này chắc cũng cầm dao. Cô ta là con nhà quê giẫm phải cứt Hà Nội, thuê một thằng xe ôm rình rập chồng nhưng lại tiếc tiền. Thảo Nhi cho hẳn thằng xe ôm mỗi tháng hai triệu để nó làm báo cáo giả. Quán không nhạc. Khách đến muộn thật, trông không giống như người ta hay tưởng tượng về một nhà văn thành danh. Phương Đông đẹp giai đứng dậy trân trọng bắt tay, quyển tiểu thuyết thứ hai của ông này xuất bản đã sáu năm trước, Đông để ở toilet đọc nát từng trang. - Anh uống rượu nhé, vang hay whisky? Ông nhà văn nhìn ly kem của Đông, cố giấu vẻ kinh tởm, lưỡng lự một thoáng. - Tôi uống bia. Thảo Nhi tò mò trắng trợn nhìn khách, suốt cả tuần vừa rồi cô sục Google tìm hiểu ông ta. Hầu như không thấy ảnh, không thấy phỏng vấn, còn tiểu thuyết và truyện ngắn thì “nét” giăng đầy. Phương Đông rút từ túi da sành điệu Hermes một tập bản thảo tiểu thuyết dày đã ép bìa nhựa sần, khẽ khàng đặt lên bàn. - Em đọc không dưới ba lần, đúng là văn anh, chẳng ai lẫn vào nổi. Ông nhà văn nhấp một ngụm lớn bia Duvel, châm một điếu Camel, buông mắt mông lung nhìn qua cửa chính được lắp kính cường lực. Phía ngoài vỉa hè, một gã trung niên bảnh bao hàng hiệu đi Lexus đang vò đầu bứt tai xin xỏ một tay công an
  2. mặt non choẹt, chắc bị phạt về tội đỗ bậy. Hà Nội bây giờ thảm thật. Thảo Nhi lại thò tay cấu Đông, anh rướn người trình bày. - Em đồng ý với mọi điều kiện của anh, nhưng có điều nếu sau 50 năm anh lấy lại tên thì em hơi áy náy. Chẳng có ai đã năm mươi tuổi lại có thể sống thêm được ngần ấy. Người chết thì đâu cần tranh giành. Hơn nữa, đến lúc ấy thì chỉ có ma mới đọc tiểu thuyết, người ta đâu có thời giờ. Tay nhà văn khàn khàn nói, ngữ điệu mệt mỏi giống như bao nhiêu những thằng nát rượu. - Tùy ông thôi, điều khoản đó là vì ông. Thì như ông vừa nói, văn tôi rất khó lẫn. Thảo Nhi nhấp nhổm cắt lời, thói quen của cô giáo dạy mầm non hay phải bị trông mấy thằng nhóc bỗng dưng đái dầm. - Nếu chúng ta không nói thì chẳng ai biết. Lịch sử văn chương đã có tiền lệ. Ông nhà văn đưa mắt nhìn cô, vẻ nhìn giống hệt cái kiểu lúc nãy ông ta nhìn ly kem. Cuộc mua bán này được ông ta mặc cả là chỉ có hai người, Đông và ông ta. - Ôkê. Đông rút ra “bản thỏa thuận” viết nguệch ngoạc, chắc chắn là chữ của nhà văn. Chữ của ông ta nát bét như hôn nhân của ông ta. Văn bản có bốn chỗ đánh dấu màu vàng bằng bút nhớ dòng. Đông lấy cây Parker gài ở lỗ khuyết áo sơmi Thảo Nhi mua tặng sinh nhật vào hôm hai đứa đi Sing du lịch, ghi nháy “đồng ý” vào một trong bốn chỗ ấy.
  3. - Anh cho phép em được cắt mấy đoạn ở trang mười chín này, tám mươi tư này, một trăm linh... - Tôi đồng ý cho cậu viết thêm vào, bao nhiêu thì thoải mái. Nhưng tuyệt đối không được cắt và sửa. Thảo Nhi khẽ giật “bản thỏa thuận” mà cô đã đọc đi đọc lại ra khỏi tay Đông. Kiểu nhíu mày chăm chú đọc qua cặp kính dày gọng sừng giả cổ làm cô mang vẻ của mấy bà kế toán trưởng trong những phim đen trắng thời bao cấp. Đông thích kiểu kính này. Khi hai đứa làm tình, Đông luôn bắt cô phải mang nó. Anh bảo nó làm mặt cô đoan trang rất dâm. Những buổi trưa vừa có mưa rồi Đông trốn tòa soạn uống phê phê, nhìn cô khỏa thân đeo kính, Đông thường loay hoay được cú “đúp”. Thảo Nhi đẩy cốc nước cam ra xa, cố điềm đạm giải thích. - Nhưng những đoạn ấy rất chán, thậm chí nó phi lôgic. Làm sao có người đàn bà nào lại xấu xa đến như thế. Ông nhà văn nốc cạn cả cốc bia, nuốt thở dài nói với Đông: - Gọi cho tôi một suất rượu “đúp” được không? Đông vẫy tay bồi bàn, bảo lấy cái chai dở Chivas 18 lần trước còn già nửa mà Đông “treo cổ” gửi quầy bar. Chai rượu bị rót trộm còn non nửa. Phía ngoài đường gã trung niên hình như thoát phạt, gã xun xoe đi giật lùi cảm ơn anh chàng non choẹt. Ông nhà văn châm điếu Camel mới. - Thế ông định viết cái gì thay vào đoạn cắt? Đông lưỡng lự nhìn Thảo Nhi, cô chẩu môi hù anh.
  4. - Ý của bạn em là muốn người đàn bà đấy sám hối đi tu. Mà thực ra mấy đoạn cắt là ý chị Linh Nhung làm biên tập. - Ý cháu còn muốn là ở chương cuối, chị người tình sẽ lặng lẽ bỏ đi. Một khi phụ nữ đã cao thượng thì họ sẽ làm được những việc phi thường. - Thôi được, nếu đấy là ý của nhà xuất bản. Còn cô Nhung thì tôi cũng biết, cô ta quen tay cắt nhiều thứ lắm. Đàn bà mà. Phương Đông rùng mình. Tại sao đàn bà kể cả lúc cáu hay lúc không cáu đều thích cắt. Có lẽ họ đơn giản nghĩ rằng cái đấy sẽ mọc lại được. Thảo Nhi hơn một lần từng dọa: “Anh mà phản bội em thì em chỉ làm cái roẹt”. Vợ Đông không sỗ sàng nói thế, nhưng cô ta cũng sẵn sàng làm thế. Đông cúi xuống ghi nháy thêm chữ “đồng ý” vào một chỗ đánh dấu, anh ngẩng lên. - Thưa anh, cô bạn em cũng muốn đổi tên tiểu thuyết và ngày tháng ghi thời gian sáng tác. Thảo Nhi ghét cái cách đặt tên truyện của ông nhà văn này, sặc sụa mùi tôn giáo. Còn ngày tháng thì khởi đầu phải trùng với sinh nhật của Đông và ngày kết thúc là trùng sinh nhật của Thảo Nhi. - Thế cậu định đặt tên cho nó là gì? - Dạ, ký ức của trinh nữ. Ông nhà văn chợt bật ho, hi vọng vì nghẹn rượu chứ không phải là vì nén cười. - Theo như kinh nghiệm của tôi, một người đã nhiều tuổi thì chỉ có cave về hưu hay thiếu phụ thập thành mới có ký ức.
  5. Phương Đông siết chặt tay Thảo Nhi dưới gầm bàn, anh muốn cô bình tĩnh. Anh hiểu cô. Thảo Nhi yêu anh đã được hơn một năm, từ lúc thằng nhóc con giai anh chuyển từ lớp hoa sen hồng lên lớp hoa tuylíp. Vợ anh kêu ca về học phí nên bắt anh trực tiếp đến gặp hiệu trưởng. Thảo Nhi là giám đốc kiêm hiệu trưởng. Hai năm trước, cô bỏ dạy một trường tiểu học công khét tiếng. Cô xin thêm tiền bố mẹ, tự lập ra một trung tâm mẫu giáo tư thục. Trường của Thảo Nhi là một biệt thự mà bố cô tặng riêng cho cô làm của hồi môn. Có bể bơi, có sân tennis. Bố của cô rất tự hào về con gái, cô đã làm xong master ở Anh. Khi trả lời phỏng vấn báo chí, ông khuyên mọi người hãy gửi con hoặc cháu vào trung tâm đó. Ông chân thành nói với tư cách của một người cha, một người ông chứ không phải là tư cách của một người đứng đầu một bộ. Khai giảng năm học mới vừa rồi, phụ huynh thức đêm xếp hàng đôi để nộp hồ sơ. Một thành công hiếm hoi của mô hình xã hội hóa giáo dục. Sáng ra, mọi người chen nhau đạp đổ cả cổng trường. Bà phó phòng giáo dục quận dẫn đoàn xuống tham quan học tập để nhân rộng điển hình bị cánh cổng đè gãy chân trái. Lúc hiện hình lên tivi quay trực tiếp từ phòng cấp cứu, bà vẫn cười tươi. Bà nói khi tận mắt thấy nền giáo dục nước nhà được đi thẳng thì bà vô cùng phấn khởi, cho dù phải đi nạng. Hôm sau Thảo Nhi cùng mẹ đến thăm bà, tặng riêng một phong bì dày. Bà phó phòng cảm động, đêm hôm đó nghẹn ngào nằm mơ, hạnh phúc thấy mình gãy cả hai chân. Thảo Nhi vẫn nói biết sao được, sang năm cô mới ba mươi tuổi âm. - Thứ nhất, tên truyện của chú rất khó hiểu, độc giả bây giờ sẽ không chấp nhận. Thứ hai, anh Đông là một nhà văn đương đại nổi tiếng có một phong cách riêng được giới trẻ rất thích. Chú cứ thử lướt mạng mà xem. Blog và Facebook của anh
  6. ấy đâu cần “câu vìu”, vậy mà lúc nào cũng hàng trăm “còm”. Thứ ba, trinh nữ hiện đại tâm hồn rất phức tạp, tại sao dám nói là bọn họ không có ký ức. Chú hãy đọc truyện ngắn của nữ tác giả Hét đi. Rồi đọc tiểu thuyết của nhà văn nữ Chập Cheng đi, sâu sắc vô cùng. Khi gặp Phương Đông lần đầu tiên, Thảo Nhi đột ngột trúng tiếng sét ái tình, cô chủ động fall in love. Đông tặng cô tập truyện ngắn vừa in do chính tay anh viết. Một trong những truyện ngắn đó được tự anh chuyển thành phim truyền hình. Thảo Nhi bàng hoàng, chưa bao giờ cô thấy một người đẹp trai như thế, tài năng như thế mà bất hạnh như thế. Người đời không hiểu anh, nhất là cái con vợ quê mùa nhà anh. Cô tin anh, cô yêu anh, cô hiểu anh. Chỉ cần anh thành công để đỡ bất hạnh, cô sẽ bán tất cả, kể cả bán máu. Cô đã bán ôtô, đã rút toàn bộ sổ tiết kiệm gửi ngân hàng bằng USD đưa anh. Ông nhà văn tự rót rượu, cục yết hầu nặng nhọc trôi lên trôi xuống. - Thôi được, tôi ôkê. Quyển tiểu thuyết này ông ta âm thầm viết trong hơn bốn năm. Lúc nó gần xong thì vợ bỏ đi với thằng trưởng phòng tin học cùng cơ quan. Cô ta với thằng đấy buôn chung bất động sản nên hết tiền. Khi chủ nợ đuổi ba bố con ra khỏi căn hộ chung cư cao cấp 80 mét vuông, con bé lớn vừa đỗ lớp mười suýt trầm cảm. Nó ngẩn ngơ gần hai tháng ngồi một mình ở góc nhà cấp bốn mới thuê không toilet. Nhờ Chúa thương, nó xả được xì trét. Cái hôm nó bế em đang sốt lại gần cái bàn viết, nơi bố nó đang ngồi cắn bút bất lực, đột nhiên nó òa nức nở. Nó khóc ròng rã suốt mười tiếng làm nửa khu tập thể tái định cư bị lụt. May mà hôm ấy dự báo thời tiết đổ tại là có một trận mưa rào
  7. đêm trái mùa. Phương Đông biết bố nó đã lâu. Sáng hôm sau anh âm thầm đến đặt vấn đề. Quán bật nhạc, hóa ra người Pháp cũng thích Gangnang style. Phương Đông ghi nốt chữ “đồng ý” rồi tự rót cho mình một ly, anh nhẹ nhàng. - Vấn đề cuối cùng là giá cả. Em muốn đưa thêm cho anh bốn mươi triệu, gọi là chút quà riêng tặng hai cháu. Ông nhà văn khàn khàn nói cảm ơn, chắc chắn ông ta sẽ giấu con bé lớn về phi vụ này. Con bé học chuyên sử nhưng mê văn, nó mà biết bố nó tự ý bán cuốn tiểu thuyết thì có lẽ sẽ khóc nhiều. Nước mắt của nó vừa dài vừa mặn. Phương Đông lại mở túi, lần này là một “bản hợp đồng” được in sạch sẽ thành hai trang giống hệt nhau. Nội dung thì nhang nhác giống “bản thỏa thuận” thôi, trừ những dòng đánh dấu màu vàng đã được sửa. Ông nhà văn hầu như không đọc lại, chỉ chăm chú nhìn số tiền bằng chữ in đậm, mắt long lanh rồi rút bút cũng hiệu Parker ký. Thảo Nhi cẩn thận soát lại một lần nữa. - Chú nhận tiền mặt hay bọn cháu chuyển vào tài khoản? Ông nhà văn trả lời vội vàng “tiền mặt”, thế nhưng lúc lập cập xếp tiền vào túi nilông đen, tay bỗng run run. Ông ta chầm chậm lén lút liếc tập bản thảo tiểu thuyết từng là của mình, một cái nhìn giống hệt hôm lần cuối ông ta trông theo lưng vợ. Phương Đông rót đều hai ly whisky suất “đúp” nói là trăm phần trăm cạn hết để chúc mừng. Thảo Nhi kêu bồi bàn lấy thêm ly nữa, cô cũng muốn chia vui. Người bán với người mua lâng lâng cụng chén. Thảo Nhi hứa sẽ xin cho thằng bé nhà ông ta vào lớp một ở cái trường tiểu học công lập khét tiếng mà không mất đồng nào.
  8. Nhà văn xin phép đi về, lúng túng không biết giấu cục tiền ở bụng hay cầm ở tay. Lúc ra cửa thì cụng đầu vào tấm kính cường lực trong veo. Vẻ bẽn lẽn, ông ta quay lại nhìn quanh. Thảo Nhi đang vòng tay qua cổ Phương Đông, âu yếm hôn người yêu. Quán vẫn vắng, dù đã đến giờ cao điểm ăn trưa. Ngoài cặp tình nhân Việt Nam đang hạnh phúc, thì duy nhất chỉ có một ông Tây già cô đơn đang vừa ăn spaghetti vừa đọc tiểu thuyết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2