intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của giới trẻ tại Việt Nam: Tiếp cận từ dân trí tài chính

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của giới trẻ tại Việt Nam: Tiếp cận từ dân trí tài chính" nghiên cứu về các nhân tố có tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính cá nhân của giới trẻ tại Việt Nam. Thông qua việc sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện đã thu được 834 câu trả lời đạt chuẩn của thanh niên trưởng thành trong độ tuổi từ 18 đến 34 ở các khu vực khác nhau tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của giới trẻ tại Việt Nam: Tiếp cận từ dân trí tài chính

  1. MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA GIỚI TRẺ TẠI VIỆT NAM: TIẾP CẬN TỪ DÂN TRÍ TÀI CHÍNH Khúc Thế Anh, Vũ Hoàn Anh Vũ*, Nguyễn Vũ, Trịnh Hải Thuỳ Dương, Nguyễn Sỹ Nhật Nam Viện Ngân hàng – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân * Tác giả liên hệ: vhavu1802.work@gmail.com TÓM TẮT Bài viết này nghiên cứu về các nhân tố có tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính cá nhân của giới trẻ tại Việt Nam. Thông qua việc sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện đã thu được 834 câu trả lời đạt chuẩn của thanh niên trưởng thành trong độ tuổi từ 18 đến 34 ở các khu vực khác nhau tại Việt Nam. Qua phân tích dữ liệu thu thập được bởi phần mềm SPSS25 và AMOS24 cho thấy các nhân tố được đưa ra đều đảm bảo độ tin cậy theo thang đo Cronbach’s Alpha. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kiến thức tài chính, sự dễ chịu và sự tận tâm không có tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính cá nhân, trong khi đó các nhân tố còn lại có tác động. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết cũng đưa ra một số hàm ý trong việc xây dựng dự án giáo dục về tài chính giúp định hướng cho giới trẻ trong thời đại hiện nay cũng như góp phần xây dựng thị trường đầu tư lành mạnh và ổn định. Từ khóa: chấp nhận rủi ro tài chính, dân trí tài chính, đặc điểm tính cách. 1. Tổng quan 1.1. Giới thiệu Mỗi cá nhân hiện nay đang đối diện với nhiều rủi ro trong cuộc sống đến từ dịch bệnh, thiên tai và những bất ổn khác. Những bất ổn trong cuộc sống lại cho thấy rõ hơn vai trò của việc quan tâm đến thực hiện quản lý tài chính cá nhân để nâng cao được chất lượng cuộc sống và tránh chịu những tác động lớn đến từ những bất ổn đó. Trong quản lý tài chính cá nhân, việc lựa chọn tiết kiệm, đầu tư để đạt được những mực tiêu kỳ vọng thì cá nhân cần xác định, đánh giá rõ những rủi ro có thể xảy ra để kiểm soát nó. Mỗi một quyết định tài chính do cá nhân đưa ra dù là tiết kiệm hay đầu tư đều có rủi ro đi kèm theo, vì vậy việc thực hiện nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính là cần thiết. Các nghiên cứu về mức độ chấp nhận rủi ro tài chính đã được thực hiện bởi nhiều tác giả trong vài thập kỷ qua. Các nghiên cứu về vấn đề này đóng vai trò quan trọng đối với một số khía cạnh của lĩnh vực tài chính cá nhân như lựa chọn nợ hay tiết kiệm, chọn thế chấp hay sử dụng và quản lý thẻ tín dụng… (Grable, 2008; Yao, 2013). Mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của cá nhân thường mang tính chủ quan và khó đo lường. Do đó các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố như đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế xã hội và thái độ của cá nhân, giới tính, tuổi tác, chủng tộc…có thể dùng để phân tích về mức độ chấp nhận rủi ro tài chính (Anbar & Eker, 2010). Pan & Statman (2012) cũng chỉ ra việc chỉ tập trung vào nhân khẩu học cũng có những hạn chế. Do đó, các nghiên cứu về sau thường có thêm, hoặc chỉ nghiên cứu cụ thể về đặc điểm tình cách như Marthur & Nathani (2019), Jain & Mehak (2020). Giới trẻ Việt Nam trong độ tuổi từ 18 đến 34 hiện chiếm khoảng 1/4 dân số (theo số liệu của Datareportal, 2023). Các nghiên cứu trên thế giới cụ thể về mức độ chấp nhận rủi ro đối với nhóm đối tượng trẻ này còn tương đối ít. Trong khi đó, tại Việt Nam thì nhóm tuổi trên được coi là nguồn lực vàng cho sự phát triển của đất nước. Tại quyết định số 149/QĐ-TTg về Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 đề cập đến một trong những nhiệm vụ là “Giáo dục tài chính, nâng cao năng lực và kiến thức tài chính; bảo vệ người tiêu dùng tài chính”. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu về đề tài này là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Cụ thể hơn, nghiên cứu này tập trung vào làm rõ xem các yếu tố nhân khẩu học và đặc điểm tính cách có tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của giới trẻ tại Việt Nam để từ đó rút ra được những đặc điểm và có những khuyến nghị cơ bản. 1.2. Tổng quan lý thuyết và mô hình nghiên cứu 1.2.1. Mức độ chấp nhận rủi ro tài chính Mức độ chấp nhận rủi ro tài chính có thể được hiểu là tối đa sự không chắc chắn mà một người sẵn sàng chấp nhận khi đưa ra một quyết định tài chính, được thể hiện trong của vấn đề kinh tế và xã hội (Grable, 2000). Mặt khác, Mức độ 407
  2. chấp nhận rủi ro tài chính là sự sẵn sàng chấp nhận kết quả không chắc chắn khi tham gia vào các giao dịch tài chính của một người tham gia vào một giao dịch tài chính (Grable, 2008). Theo Gibson & cộng sự (2013) thì mức độ chấp nhận rủi ro tài chính là mức độ sẵn sàng chấp nhận sự mạo hiểm sự giàu có hiện tại để tăng trưởng trong tương lai. Các quan điểm của những nghiên cứu trước đây đều khẳng định thái độ của nhà đầu tư đối với các vấn đề liên quan đến rủi ro. Cụ thể, thay vì việc chi tiêu ở hiện tại, các nhà đầu tư kỳ vọng một dòng lợi nhuận cao hơn với một mức rủi ro cao hơn trên thị trường hiệu quả. Theo Neelakantan (2010), mức rủi ro của các sản phẩm được đầu tư tỉ lệ thuận mức độ chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư. 1.2.2. Dân trí tài chính Nghiên cứu trước đây về Dân trí tài chính cho thấy dân trí tài chính có tác động tích cực đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. Jariwala (2015) đã minh chứng rằng những người có dân trí tài chính cao hơn sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở mức lớn hơn. Dân trí tài chính là sự kết hợp giữa kỹ năng, hành vi, nhận thức, thái độ và kiến thức tài chính giúp các cá nhân đưa ra các quyết định tài chính tối ưu (OECD, 2013). Atkinson & Messy (2012) chỉ ra rằng việc sử dụng kiến thức tài chính, hành vi tài chính và thái độ tài chính để đánh giá về trình độ dân trí tài chính là hợp lý và được sử dụng rộng rãi. Như vậy, dân trí tài chính là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính cá nhân. 1.2.2.1. Kiến thức tài chính Kiến thức tài chính có mối quan hệ tích cực đối với mức độ chấp nhận rủi ro tài chính (Heo & cộng sự, 2022). Nền tảng kiến thức tài chính cao giúp các nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro tài chính lớn hơn (Grable & Roszkowski, 2008). Sabri (2016) nền tảng kiến thức tài chính thấp sẽ hạn chế các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đưa ra quyết định đầu tư mạo hiểm hơn. Reddy & Mahapatra (2017) cho rằng, kiến thức tài chính là một trong ba tiền đề quan trọng đối với mức độ chấp nhận rủi ro tài chính, Các nghiên cứu được thực hiện ở các phạm vi khác nhau đều cho thấy kiến thức tài chính có mối quan hệ cùng chiều với mức độ chấp nhận rủi ro tài chính (Grable & Rabbani, 2023). Như vậy, có thể thấy sự tương tác tích cực giữa kiến thức tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. Nhóm tác giả đề xuất: Giả thuyết H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa kiến thức tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. 1.2.2.2. Hành vi tài chính Theo Alkaya & Yagli (2015), hành vi tài chính được thể hiện thông qua trạng thái tài chính, tiêu dùng, tiết kiệm, thực hiện đầu tư, quản lý nợ và tín dụng cá nhân. Hatch & cộng sự (2018) đã phát hiện ra rằng quyết định và lựa chọn danh mục đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về mức độ chấp nhận rủi ro, các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn khi họ lạc quan về thị trường và ngược lại. Shim & cộng sự (2010) cho rằng hành vi tài chính là nhân tố tác động đáng kể đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. Với những kết quả trên, nhóm nghiên cứu đề xuất: Giả thuyết H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa hành vi tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. 1.2.2.3. Thái độ tài chính Thái độ tài chính là việc thúc đẩy các cá nhân đưa ra hành vi tài chính như tiết kiệm và chi tiêu (Gönen & Özmete, 2007). Mutlu & Özer (2022), thái độ tài chính có liên quan đến các kế hoạch nghỉ hưu, tiết kiệm hay đầu tư có rủi ro cao hơn. Các nhà nghiên cứu trước đây đã chứng minh được mối tương quan giữa thái độ tài chính và lựa chọn lĩnh vực đầu tư cũng như kết quả của việc đầu tư. Thái độ tài chính của một người tích cực hơn thì quyết định đầu tư ở mức chấp nhận rủi ro cao hơn. Thái độ tài chính càng tốt thì hành vi đầu tư tài chính cá nhân càng đạt hiệu quả cao (Setiawan & Wahyudi, 2016). Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết: Giả thuyết H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa thái độ tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. 1.2.3. Đặc điểm tính cách Crysel & cộng sự (2013) đã đưa định nghĩa về tính cách là cách một cá nhân cư xử, phản ứng và giao tiếp với các cá nhân khác cũng như nhận thức về cảm xúc, hành vi và suy nghĩ giúp phân biệt cá nhân này với những người khác và phản ánh xu hướng phản ứng chính xác trong các tình huống cụ thể. Mô hình được đa số các nghiên cứu về nhóm nhân tố này chấp nhận rộng rãi là mô hình “Năm nhân tố lớn” (Mayfeld & cộng sự, 2008; Costa & McCrae, 1992; Ferreira, 2019). Đặc điểm tính cách cũng là nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của nhà đầu tư (Pak & Mahmood, 2015; Oehler & Wedlich, 2018). Việc nghiên cứu xem đặc điểm tính cách có ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi ro của người trẻ hay không đã được Marthur & Nathani (2019) và Leon & Angie (2020) thực hiện dựa vào mô 408
  3. hình “Năm nhân tố lớn”. Ở mô hình này, đặc điểm tính cách được xem xét trên 5 yếu tố: Hướng ngoại, Dễ chịu, Nhạy cảm, Tận tâm, Cởi mở đối với các cá nhân trẻ tại Việt Nam có tác động ra sao đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. 1.2.3.1. Hướng ngoại Đây là kiểu tính cách được đề cao ở khía cạnh hòa đồng, luôn thể hiện năng lượng cảm xúc và bản thân một cách thoải mái trong một vài tình huống nhất định. Hướng ngoại cũng đã được xem xét trong nhiều nghiên cứu về tài chính, trong đó có cả mối quan hệ với mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. Việc một cá nhân có tính cách hướng ngoại càng nhiều thì mức độ chấp nhận rủi ro tài chính càng lớn (Nga & Yien, 2013; Wong & Carducci, 2015). Ở chiều ngược lại, Lo & cộng sự (2005) lại cho rằng càng hướng ngoại thì càng khó chấp nhận rủi ro. Bên cạnh đó, hướng ngoại lại không có ảnh hưởng gì đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính (Marthur & Nathani, 2019; Jain & Mehak, 2020). Trên cơ sở các nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết như sau: Giả thuyết H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa hướng ngoại và mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. 1.2.3.2. Dễ chịu Loại tính cách này được đặc trưng bởi lòng vị tha, sự bao dung, tốt bụng và giàu tình cảm. Dễ chịu còn được xem như là biểu hiện tích cách thể hiện sự tử tế, ân cần, thẳng thắn và hợp tác. Việc nghiên cứu về tính cách này với hoạt động tài chính được Donnelly & cộng sự (2012) chỉ ra là những cá nhân có tính cách dễ chịu sẽ thành công trong việc quản lý tiền bạc, có kế hoạch chuẩn bị cho tương lai và có thái độ tài chính cũng như hành vi tiết kiệm tích cực. Trong mối quan hệ với mức độ chấp nhận rủi ro tài chính, các cá nhân có điểm số về dễ chịu cao hơn có xu hướng ít chấp nhận rủi ro tài chính hơn (Kubilay & Bayrakdaroglu, 2016; Nga & Yien, 2013). Tuy nhiên, Jain & Mehak (2020) chỉ rằng sự dễ chịu lại không có tác động gì tới mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. Do đó, giả thuyết được đề xuất là: Giả thuyết H5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa dễ chịu và mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. 1.2.3.3. Nhạy cảm Nhạy cảm biểu thị cho sự bất ổn về mặt cảm xúc của một cá nhân, dễ buồn bã, lo lắng hay ủ rũ. Những người nhạy cảm có xu hướng sợ sự mơ hồ, không chắc chắn và muốn tránh xa chúng (De Bortoli & cộng sự, 2019). Việc cá nhân càng nhạy cảm thì càng có thể chấp nhận rủi ro nhiều hơn (Peterson, 2012; Durand và cộng sự, 2008). Nga & Yien (2013) cho rằng việc nhạy cảm sẽ khiến cá nhân có ít sự tác động đến chấp nhận rủi ro tài chính hơn. Ở chiều hướng khác, kết quả của Jain & Mehak (2020) cho rằng cá nhân có nhạy cảm hay không cũng không có ảnh hưởng gì đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. Giả thuyết H6: Có mối quan hệ ngược chiều giữa nhạy cảm và mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. 1.2.3.4. Tận tâm Nga và Yien (2013) đã chỉ ra rằng người tận tâm là người có định hướng mục tiêu, kỷ luật tự giác, đáng tin cậy, có năng lực, trách nhiệm và chủ động, thận trọng trong việc ra quyết định. Đây cũng là tính cách mà cá nhân sở hữu sẽ thường đưa ra quyết định khi có những đánh giá phù hợp. Các nghiên cứu về tác động của sự tận tâm đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính cũng đã được thực hiện. Sự tận tâm thì có tác động ngược chiều đến với mức độ chấp nhận rủi ro tài chính (Kubilay & Bayrakdaroglu, 2016; Nga & Yien, 2013). Ở chiều hướng khác, sự tận tâm lại không có mối liên quan tác động nào đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của cá nhân (Marthur & Nathani, 2019). Do đó, giả thuyết được đưa ra là: Giả thuyết H7: Có mối quan hệ ngược chiều giữa tận tâm đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. 1.2.3.5. Cởi mở Những người thích khám phá những điều mới, dũng cảm, có xu hướng lắng nghe trái tim mình, sáng tạo, nhạy cảm, giàu trí tưởng tượng độc đáo và sẵn sàng trải nghiệm (Costa & McCrae, 1992). Chính vì thế nên các cá nhân cởi mở luôn sẵn sàng có những đổi mới để tiếp cận những lĩnh vực mới mà họ quan tâm. Trong mối quan hệ với mức độ chấp nhận rủi ro tài chính, phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng cởi mở có tác động tích cực đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính (Durand & cộng sự, 2008; Kubilay & Bayrakdaroğlu, 2016). Tuy nhiên, Jain & Mehak (2020) lại cho rằng cởi mở không có tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. Dựa trên những cơ sở đó, giả thuyết được đưa ra như sau: Giả thuyết H8: Có mối quan hệ cùng chiều giữa cởi mở và mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. 409
  4. 1.2.4. Nhân khẩu học 1.2.4.1. Giới tính Phần lớn các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng giới tính là một trong những nhân tố có sự ảnh hưởng mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. Cụ thể, những nghiên cứu này đều đạt được sự thống nhất rằng nữ giới có xu hướng kém chấp nhận rủi ro hơn nam giới trong các quyết định tài chính (Hanna & cộng sự, 2019; Shusha, 2017). Gaur & Sukijha (2011) cũng đã nhận định rằng phụ nữ thường thiếu lòng tin hơn vào các quyết định đầu tư của họ và chính vì thế họ thường tỏ ra cẩn trọng hơn, đặc biệt là khi đưa ra các quyết định về đầu tư vào cổ phiếu. Tuy nhiên, Grable & Joo (1999) đã lập luận rằng rằng mối quan hệ giữa giới tính và mức độ chấp nhận rủi ro là không đáng kể. Do đó, sự thiếu đồng thuận trong góc nhìn và kết luận từ các nhà nghiên cứu đi trước về mối tương quan giữa giới tính và mức độ chấp nhận rủi ro tài chính đã đặt ra yêu cầu cho các nghiên cứu tiếp theo cần tìm ra câu trả lời về mối quan hệ với mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của nhân tố này. Dựa trên những bằng chứng trên, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết như sau: Giả thuyết H9: Nam giới có mức độ chấp nhận rủi ro tài chính cao hơn nữ giới. 1.2.4.2. Trình độ học vấn Trình độ học vấn đóng vai trò quan trọng trong việc nhận thức rõ hơn về độ tương quan giữa lợi nhuận kỳ vọng và mức độ chấp nhận rủi ro. Theo Kannadhasan (2015), người có trình độ học vấn cao hơn sẽ có khả năng đánh giá rủi ro và lợi nhuận của một khoản đầu tư tốt hơn. Rahmawati & cộng sự (2015) cũng có cùng quan điểm về mối tương quan này. Trình độ học vấn cao hơn gắn liền với khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn (Grable & cộng sự, 2009). Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết như sau: Giả thuyết H10: Có mối quan hệ cùng chiều giữa trình độ học vấn và mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. 1.2.4.3. Thu nhập Ngoài các nhân tố nhân khẩu học nêu trên, thu nhập cũng ảnh hưởng đáng kể mức độ chấp nhận rủi ro trong tài chính cá nhân. Irandoust (2017) lý giải rằng thu nhập cao hơn tạo cho cá nhân một lớp chống đỡ các tác động tiêu cực tốt hơn. Ngược lại, người có thu nhập thấp hơn có thể sẽ e ngại trước khả năng xảy ra mất mát hơn vì họ có thể không đủ khả năng chi trả cho khoản thua lỗ đó (Grable & Lytton, 1998; Hallahan & cộng sự, 2004). Cùng với đó, Thanki & Baser (2019), Yao & cộng sự (2011) đều đồng tình rằng mức độ chấp nhận rủi ro tài chính càng lớn khi thu nhập càng cao. Qua đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết như sau: Giả thuyết H11: Có mối quan hệ cùng chiều giữa thu nhập và mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp 2. Phương pháp 2.1. Mẫu nghiên cứu và xử lý 834 mẫu được thu thập để nghiên cứu tác động của các nhóm yếu tố nêu trên lên mức độ chấp nhận rủi ro tài chính cá nhân ở giới trẻ Việt Nam (trong độ tuổi từ 18 đến 34). Bảng hỏi được trình bày trực quan trên nền tảng Google Form 410
  5. để người tham gia có thể dễ dàng tiếp cận. Việc xử lý kỹ thuật dữ liệu được thực hiện bằng các kỹ thuật cơ bản như: thống kê mô tả, kiểm định One-way Anova, Cronbach’s Alpha, phân tích độ tin cậy và hội tụ, mô hình cấu trúc SEM bằng phần mềm SPSS 25 và AMOS 24. 2.2. Bảng hỏi, thang đo các nhân tố Bảng hỏi cho nghiên cứu này được thực hiện đo lường các nhân tố đã được đề xuất thông qua bộ khảo sát gồm 49 câu hỏi, được chia làm 4 phần, dựa trên cơ sở kế thừa, chọn lọc và hiệu chỉnh từ các nghiên cứu trước đi trước. Phần đầu tiên gồm 3 câu hỏi trắc nghiệm về nhân khẩu học: giới tính, mức thu nhập và trình độ học vấn. Phần thứ hai gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm về dân trí tài chính, được xây dựng theo hướng dẫn của OECD (2020) và có sự điều chỉnh dựa trên nghiên cứu của Khúc Thế Anh (2020). Phần thứ ba gồm 18 câu hỏi sử dụng Thang đo Likert 5 mức độ, qua đó, thu thập dữ liệu về 5 khía cạnh đặc điểm tính cách của một cá nhân bao gồm: sự hướng ngoại, sự dễ chịu, sự tận tâm, sự nhạy cảm và sự cởi mở để trải nghiệm. Phần cuối cùng gồm 13 câu hỏi trắc nghiệm đo lường mức độ chấp nhận rủi ro tài chính cá nhân dựa trên đề xuất của Grable & Lytton (1999). Thang đo này kết hợp các câu hỏi về khả năng chấp nhận rủi ro đầu tư, rủi ro đầu cơ và rủi ro tài chính của một cá nhân. Bảng 1. Tổng quan về các nhân tố STT Nhân tố Các biến quan sát (ký hiệu) Loại biến 1 Thái độ Tài chính FA1, FA2, FA3, FA4, FA5 Biến độc lập 2 Hành vi Tài chính FB1, FB2, FB3, FB4, FB5 Biến độc lập 3 Kiến thức Tài chính FK1, FK2, FK3, FK4, FK5 Biến độc lập 4 Sự hướng ngoại Ext1, Ext2, Ext3, Ext4 Biến độc lập 5 Sự dễ chịu Agr1, Agr2, Agr3, Agr4 Biến độc lập 6 Sự cởi mở Ope1, Ope2, Ope3 Biến độc lập 7 Sự tận tâm Con1, Con2, Con3, Con4 Biến độc lập 8 Sự nhạy cảm Neu1, Neu2, Neu3 Biến độc lập Mức độ chấp nhận 9 Invest_Risk, Finan_Risk, Specu_Risk Biến phụ thuộc Rủi ro tài chính Số lượng Biến quan sát Độc lập: 33 Số lượng Biến quan sát Phụ thuộc: 3 Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Thống kê mô tả và kiểm định One-way Anova Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu tác động của các nhân tố đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính cá nhân trong giới trẻ Việt Nam. Số lượng mẫu thu được là 834 bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua phiếu khảo sát. Kết quả kiểm định One-way Anova cho thấy, có sự khác biệt về mức độ chấp nhận rủi ro tài chính giữa nam và nữ, có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm người có trình độ học vấn từ THPT đến sau đại học, những cá nhân có trình độ học vấn cao hơn có mức độ chấp nhận rủi ro lớn hơn. Ngoài ra, nhóm có thu nhập dưới 10 triệu có mức độ chấp nhận rủi ro tài chính thấp nhất và có xu hướng tăng với nhóm có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận rủi ro tài chính có xu hướng giảm ở nhóm đối tượng có thu nhập lớn hơn 50 triệu. 411
  6. Bảng 2: Thống kê mô tả và mối quan hệ giữa các biến Nhân khẩu học và Mức độ chấp nhận Rủi ro tài chính Phân loại N M Sig. Levene Sig.F/Sig. Welch Kết quả (Mean) Giới tính 834 2.12 0.989 0.000 Có sự khác - Nữ 486 2.01 biệt - Nam 348 2.27 Học vấn 834 2.12 0.000 0.000 Có sự khác - Dưới THPT 0 - biệt - THPT 20 1.93 - Cao đẳng/Đại học 631 2.07 - Sau Đại học 183 2.31 Thu nhập (triệu VND) 834 2.12 0.000 0.000 Có sự khác - Dưới 10 511 2.03 biệt - Từ 10 đến 20 159 2.07 - Từ 20 đến 30 113 2.34 - Từ 30 đến 50 39 2.79 - Trên 50 12 2.20 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả 3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha Bảng 3: Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha) Nhóm Nhân tố Số lượng biến Độ tin cậy quan sát (Cronbach’s Alpha) Dân trí tài chính FA 5 0.950 FB 5 0.919 FK 5 0.825 Đặc điểm tính Sự hướng ngoại 4 0.829 cách Sự dễ chịu 4 0.854 Sự cởi mở 3 0.810 Sự tận tâm 4 0.873 Sự nhạy cảm 5 0.768 Mức độ chấp nhận FRT 3 0.809 rủi ro tài chính Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các nhân tố đều đáp ứng tiêu chuẩn (Độ tin cậy > 0.6). Do đó, tất cả các yếu tố đều đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha. Sau khi thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của các nhân tố và loại bỏ với hệ số tải không đủ tiêu chuẩn, nhóm tác giả đã chọn số lượng biến quan sát tương ứng với các biến tiềm ẩn được đề xuất. Bảng 4: Đánh giá tính hội tụ, tính phân biệt Nhân tố Tên biến CR AVE MSV Thái độ tài chính FA 0.928 0.722 0.037 Hành vi tài chính FB 0.926 0.715 0.079 412
  7. Kiến thức tài chính FK 0.962 0.835 0.082 Sự hướng ngoại Ext 0.957 0.848 0.071 Sự dễ chịu Agr 0.932 0.776 0.112 Sự cởi mở Ope 0.897 0.689 0.083 Sự tận tâm Con 0.831 0.638 0.112 Sự nhạy cảm Neu 0.824 0.612 0.122 Mức độ chấp nhận rủi ro FRT 0.881 0.715 0.082 tài chính Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Nhóm nghiên cứu đã thực hiện phân tích CFA bằng cách kiểm tra tính hội tụ và tính phân biệt. Tất cả các nhân tố đều có độ tin cậy tổng hợp - CR > 0.7 và phương sai trích - AVE > 0.5. Giá trị phương sai chia sẻ lớn nhất - MSV nhỏ hơn Phương sai trích - AVE, vì vậy các yếu tố đều đáp ứng các tiêu chuẩn về tính hội tụ và tính phân biệt. Hình 2: Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Bảng 5. SEM Hệ số hồi quy chuẩn hoá Mối quan hệ giữa các biến Hệ số hồi P-value Kết quả quy (SRC) FRT ← FA 0.115 0.000 Chấp nhận FRT ← FB 0.318 0.000 Chấp nhận FRT ← FK 0.043 0.205 Không chấp nhận FRT ← Sự hướng ngoại 0.286 0.005 Chấp nhận FRT ← Sự dễ chịu 0.103 0.109 Không chấp nhận FRT ← Sự cởi mở 0.090 0.030 Chấp nhận 413
  8. FRT ← Sự tận tâm -0.063 0.073 Không chấp nhận FRT ← Sự nhạy cảm -0.242 0.000 Chấp nhận FRT ← Giới tính 0.165 0.000 Chấp nhận FRT ← Học vấn 0.109 0.001 Chấp nhận FRT ← Thu nhập 0.153 0.000 Chấp nhận Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Từ kết quả trên, có thể thấy kiến thức tài chính, sự dễ chịu, sự tận tâm là nhóm các nhân tố không có tác động đáng kể đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của người trẻ trong độ tuổi từ 18 – 34. Theo đó, hành vi tài chính là nhân tố tác động mạnh nhất đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính với hệ số hồi quy chuẩn hoá 0.318. Kết quả này cho thấy các quyết định tài chính của người trẻ tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hành vi tài chính. Các quyết định, lựa chọn được đưa ra thường dựa trên thói quen, xu hướng của bản thân nhiều hơn dựa trên các kiến thức tài chính được trang bị. Nhân tố có tác động thấp nhất đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính là sự cởi mở với hệ số hồi quy chuẩn hoá là 0.090, kết quả này chỉ ra rằng, mức độ chấp nhận rủi ro của đối tượng nghiên cứu ít phụ thuộc vào sự sẵn sàng cởi mở để trải nghiệm những điều mới mẻ. Về kiến thức tài chính, với mức ý nghĩa 5%, kiến thức tài chính không có tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của giới trẻ tại Việt Nam khác với các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng kiến thức tài chính có ảnh hưởng tích cực đến mức độ chấp nhận rủi ro (Gibson & cộng sự, 2013; Grable & Roszkowski, 2008, Grable & Rabbani, 2023). Điều này có thể giải thích bởi các khoản đầu tư cá nhân tại Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi những người có kiến thức cơ bản về rủi ro tài chính hoặc việc đầu tư được dựa trên kinh nghiệm và các yếu tố khác như thu nhập, hành vi..., hoặc thói quen đầu tư theo cảm xúc và xu hướng. Ngoài ra, mặt bằng kiến thức tài chính của giới trẻ tại Việt Nam còn thấp cũng là một lý do để giải thích kết quả này. Về hành vi tài chính, hành vi tài chính có tác động tích cực đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính, kết quả tương tự với (Worthy & cộng sự 2010, Shim & cộng sự 2010) khi các nghiên cứu này chỉ ra rằng Hành vi tài chính có tác động tích cực đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. Điều này khẳng định, bất cứ ai có kể hoạch tài chính cụ thể, rõ ràng, đặc biệt tầm nhìn trung và dài hạn, có sự chuẩn bị sớm khi phải đưa ra các quyết định tài chính sẽ sẵn sàng chấp nhận mức độ chấp nhận rủi ro nhất định. Về thái độ tài chính, thái độ tài chính có tác động tích cực đến hành vi đầu tư tài chính tương tự như các nghiên cứu của Mutlu và Özer (2022), Wangi và Baskara (2021), Setiawan và cộng sự (2016). Cụ thể, cá nhân là người Việt Nam, hay bất kỳ ai trên thế giới đều tập trung vào quản lý tiền bạc, kiểm soát chi phí hoặc các nghĩa vụ phải trả khác. Thái độ, trách nhiệm đối với việc quản lý tiền bạc, thực hiện các nghĩa vụ tài chính sẽ có tác động không nhỏ đến hành vi quản lý tài chính và họ sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn. Về đặc điểm tính cách hướng ngoại, nhân tố này có tác động cùng chiều đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính giống kết quả của Nga & Yien (2013), Wong & Carducci (2015), Lin & Lu (2015) và Pak & Mahmood (2015). Kết quả chỉ ra rằng giới trẻ tại Việt Nam càng hướng ngoại thì càng chấp nhận rủi ro tài chính nhiều hơn. Có thể lý giải rằng khi hướng ngoại, các cá nhân thường tiếp xúc được nhiều hơn với các mối quan hệ và từ đó có thể tận dụng được những phúc lợi để từ đó sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Cũng nhờ tiếp xúc nhiều, gặp gỡ người khác nhiều nên cá nhân trẻ cũng có thể bạo dạn hơn trong việc ra quyết định đầu tư. Không những thế, việc tiếp cận nhiều với những luồng thông tin cũng khiến họ sẵn sàng đánh đổi, chịu rủi ro hơn để đạt được lợi ích kỳ vọng lớn hơn. Về đặc điểm tính cách cởi mở, nhân tố này có kết quả tương tự như tính cách hướng ngoại. Việc có tác động cùng chiều với mức độ chấp nhận rủi ro tài chính giống với kết quả của Durand và cộng sự (2008), Kubilay & Bayrakdaroğlu (2016), Filiz (2014), Marthur & Nathani (2019), Rabbani & cộng sự (2019). Kết quả này có thể được lý giải rằng cá nhân trẻ tại Việt Nam cởi mở thì họ luôn sẵn sàng tham gia tiếp cận với nhiều điều mới mẻ, khi đó cá nhân đó sẵn sàng chấp nhận nhiều luồng ý kiến, nhìn nhận sự việc tốt hơn. Từ đó việc chấp nhận rủi ro cũng được nâng cao theo do những hiểu biết tích lũy được từ tính cách cởi mở. Những người trẻ cởi mở cũng trở nên mạnh mẽ hơn, lạc quan hơn và kéo theo mức độ chấp nhận rủi ro trong ra quyết định đầu tư cũng cao hơn. 414
  9. Về đặc điểm tính cách nhạy cảm, kết quả chỉ ra sự phù hợp với giả thuyết khi tác động ngược chiều với mức độ chấp nhận rủi ro tài chính và tương đồng với kết quả của Nga & Yien (2013), Oehler & Wedlich (2018), Mathur & Nathani (2019). Người trẻ tại Việt Nam khá nhạy cảm với thông tin trong thời đại số ngày nay, khi có một tin xấu về điều gì đó khiến họ dễ dàng hoang mang, dao động trong việc ra quyết định. Cũng có thể lý giải thêm rằng, do tâm lý bầy đàn hoặc những định kiến ở Việt Nam còn lớn nên cũng có ảnh hưởng đến tính cách nhạy cảm của những người trẻ. Về đặc điểm tính cách dễ chịu và tận tâm, kết quả của cả hai cho thấy giả thuyết đưa ra bị bác bỏ. Điều đó cho thấy rằng hai đặc điểm tính cách này xét trong nghiên cứu cho thấy chưa có ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của giới trẻ Việt Nam. Hoặc cũng có thể do số lượng mẫu thu thập chưa đủ hiệu quả để có thể cho ra kết quả đúng về hai nhân tố này. Về giới tính, nam giới có mức độ chấp nhận rủi ro tài chính cao hơn nữ giới, tương tự các nghiên cứu trước đây của (Shusha, 2017). Điều này có thể giải thích rằng, việc sẵn sàng chấp nhận rủi ro tài chính giữa nam giới và nữ giới ở Việt Nam hay trên thế giới đều giống nhau. Về trình độ học vấn, tương tự (Grable & cộng sự, 2009; Kannadhasan, 2015) về trình độ học vấn. Những cá nhân có trình độ học vấn cao hơn có mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn. Về thu nhập, những người có thu nhập cao hơn sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro tài chính cao hơn, giống như các nghiên cứu của (Farrell, 2014; Thanki & Baser, 2019; Yao & cộng sự, 2011). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ trong giới trẻ tại Việt Nam, những người có mức thu nhập trong nhóm cao nhất có phần giảm về mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. Có thể giải thích rằng, tại Việt Nam khi đã có thu nhập mà các cá nhân cảm thấy ổn định, họ không sẵn sàng đánh cược thành quả cố gắng của mình các món đầu tư có rủi ro cao hơn. 4. Kết luận Mục đích của nghiên cứu nhằm kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được đề xuất đối với mức độ chấp nhận rủi ro của thanh niên Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố kiến thức tài chính, sự dễ chịu, sự tận tâm không có tác động đáng kể đến mức độ chấp nhận rủi ro của người trẻ. Các yếu tố còn lại như hành vi tài chính, thái độ tài chính, hướng ngoại, cởi mở, nhạy cảm, giới tính, trình độ học vấn và thu nhập đều có tác động đáng kể đến mức độ chấp nhận rủi ro của nhóm đối tượng này. Với nhóm dân trí tài chính, ngoài kiến thức tài chính tác động không đáng kể thì hành vi tài chính và thái độ tài chính đều có tác động lên mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. Điều này cho thấy việc có thái độ và hành vi đúng đắn khi tham gia thị trường sẽ làm tăng mức độ chấp nhận rủi ro tài chính. Về nhóm yếu tố đặc điểm tính cách, những người trẻ hướng ngoại và cởi mở hơn thường có mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn. Ngược lại, những người trẻ dễ nhạy cảm sẽ có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn khi tham gia vào một quyết định tài chính. Các cố vấn tài chính có thể cung cấp hoặc giới thiệu các sản phẩm tài chính cho giới trẻ dựa trên việc đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro thông qua các thông tin cơ bản về nhân khẩu học, dân trí tài chính hay đặc điểm tính cách. Những phát hiện của nghiên cứu này có thể tạo tiền đề cho việc phát triển các công cụ đo lường mức độ chấp nhận rủi ro của các cá nhân và thị trường nói chung. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách có thể đề xuất các giải pháp, chính sách giúp ổn định và phát triển thị trường tài chính. Các phát hiện này cũng khuyến khích các nhà hoạch định chính sách và tổ chức tài chính thực hiện các chương trình khác nhau nhằm nâng cao dân trí tài chính. Điều này có thể dẫn đến tăng mức độ chấp nhận rủi ro ở tầm vĩ mô và do đó góp phần phát triển các thị trường tài chính phức tạp và rủi ro hơn. Dựa trên các yếu tố nhân khẩu học có thể dễ dàng thu thập được từ khách hàng, tổ chức tài chính có thể phân loại khách hàng theo mức độ chấp nhận rủi ro của họ, từ đó cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp. Kết quả nghiên cứu cơ bản hiện nay về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính cá nhân của thanh niên Việt Nam, ngoài việc giúp thúc đẩy giáo dục, góp phần tạo nên một thị trường lành mạnh và ổn định thì vẫn còn một số hạn chế. Các nghiên cứu trong tương lai có thể nghiên cứu sâu hơn về nhóm đặc điểm tính cách ngoài mô hình BFF vì giới trẻ là nhóm người đặc biệt có nhiều trạng thái cảm xúc và tính cách. Đi sâu hơn vào những thành kiến có ảnh hưởng mà giới trẻ cũng cần xem xét như thành kiến nhận thức muộn, thành kiến cảm xúc và các hình thức tự tin thái quá. Các yếu tố nhân khẩu học như khu vực làm việc, thời gian đầu tư và khu vực sinh sống cũng cần được xem xét bởi chúng có thể có ảnh hưởng tới mức độ chấp nhận rủi ro của giới trẻ. Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ được thực hiện trên một nhóm thanh niên ở Việt Nam, các nghiên cứu trong tương lai có thể được thực hiện ở các quốc gia khác hoặc các 415
  10. công ty đa quốc gia để xác lập các giá trị thực tiễn toàn cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alkaya, A. & Yagli, I.(2015). Finansal Okuryazarlik - Finansal Bilgi, Davraniş Ve Tutum: Nevşehir Haci Bektaş Veli Üniversitesi İibf Öğrencileri Üzerine Bir Uygulama. The Journal of International Social Research, 8(40), 585. 2. Anbar, A., & Eker, M. (2010). An Empirical Investigation For Determining Of The Relation Between Personal Financial Risk Tolerance And Demographic Characteristic. Ege Academic Review, 10(2), 503. 3. Arti, G., Julee, J., & Sunita, S. (2012). Difference in Gender Attitude in Investment Decision Making in India. Research Journal of Finance and Accounting, 2, 1-6. 4. Atkinson, A. and F. Messy (2012). Measuring Financial Literacy: Results of the OECD/ International Network on Financial Education (INFE) Pilot Study, OECD Working Papers on Finance, Insurance and Private Pensions, No. 15, OECD Publishing, Paris. 5. Brüggen, E. C., Hogreve, J., Holmlund, M., Kabadayi, S., & Löfgren, M. (2017). Financial well-being: A conceptualization and research agenda. Journal of Business Research, 79, 228 - 237. https://doi.org/10.1016/j.jbusres.2017.03.013 6. Costa, P. T., & McCrae, R. R. (1992). The Five-Factor model of personality and its relevance to personality disorders. Journal of Personality Disorders, 6(4), 343–359. 7. Crysel, L. C., Crosier, B. S., & Webster, G. D. (2013). The Dark Triad and risk behaviour. Personality and Individual Differences, 54(1), 35–40. 8. Datareportal (2023). Digital 2023: Vietnam, https://datareportal.com/reports/digital-2023-vietnam 9. De Bortoli D, da Costa N Jr, Goulart M, Campara J (2019). Personality traits and investor profile analysis: A behavioral finance study. PLoS ONE 14(3). https://doi.org/10.1371/journal.pone.0214062 10. Donnelly, G. E., Iyer, R., & Howell, R. T. (2012). The Big Five personality traits, material values, and financial well-being of self-described money managers. Journal of Economic Psychology, 33(6), 1129–1142. 11. Durand, R. B., Newby, R., & Sanghani, J. P. (2008). An intimate portrait of the individual investor. Journal of Behavioral Finance, 9(4), 193–208. 12. Farrell, J. (2014). Demographic and socioeconomic factors of investors. Investor Behavior, 117–134. 13. Ferreira, S. J. (2019). Is Financial Risk Tolerance Influenced By Personality Traits?, Proceedings of Economics and Finance Conferences 9511451, International Institute of Social and Economic Sciences. 14. Filiz, E. (2014). The Affects of Personality on Executive Decision Making from the Five Factor Model and the Naturalistic Decision Making Perspectives: The Case of District Governors in Turkey. University of Texas at Dallas. 15. Gönen, E., & Özmete, D. D. E. (2007). Finansal Refah: Finansal Yönetim Sürecinden Duyulan Tatmin, Finansal Davranışlar ile Öz-saygı Arasındaki İlişkinin İncelenmesi. Sosyal Politika Çalışmaları Dergisi, 11(11), 57–69. 16. Grable, J. E. (2000). Financial risk tolerance and additional factors that affect risk taking in everyday money matters. Journal of Business and Psychology, 14(4), 625–630. https://doi.org/10.1023/A:1022994314982 17. Grable, J. E. (2008). Risk tolerance. In Springer eBooks (pp. 3–19). 18. Grable, J. E., & Joo, S. H. (1999). Financial help-seeking behavior: Theory and implications. Journal of Financial Counseling and Planning, 10(1), 14-25. 19. Grable, J. E., Park, J. Y., & Joo, S. H. (2009). Explaining financial management behaviour for Koreans living in the United States. Journal of Consumer Affairs, 43(1), 80–107. 20. Grable, J.E. & Lytton, R.H. (1998). Investor Risk Tolerance: Testing the Efficacy of Demographics as Differentiating and Classifying Factors, Financial Counseling and Planning, 9(1), 61-73. 21. Grable, J.E. and Rabbani, A. (2023) The moderating effect of financial knowledge on financial risk tolerance. Journal of Risk and Financial Management, 16(2), p. 137. 22. Grable, J.E. and Roszkowski, M.J. (2008). The influence of mood on the willingness to take financial risks, Journal of Risk Research, 11(7), pp. 905–923. 23. Gibson, R. (2013). Financial risk tolerance: An analysis of unexplored factors. Financial services review: the journal of individual financial management, 22(1). 416
  11. 24. Hallahan, T.A., Faff, R.W. & McKenzie, M.D. (2004). An Empirical Investigation of Personal Financial Risk Tolerance, Financial Services Review, 13, 57–78. 25. Hanna, S. D., Kim, K. T., & Zhang, L. (2019). Factors related to the risk tolerance of households in China and the United States: Implications for the future of Financial Markets in China. SSRN. 26. Hatch, C. D., Carlson, K. A., & Droms, W. G. (2018). Effects of market returns and market volatility on investor risk tolerance. Journal of Financial Services Marketing, 23(2), 77–90. https://doi.org/10.1057/s41264-018-0049-6 27. Heo, W., Rabbani, A. G., Grable, J. E., & Roszkowski, M. J. (2022). The alpha and omega of financial risk‐ tolerance assessment. Financial Planning Review, 5(1). https://doi.org/10.1002/cfp2.1138 28. Irandoust, M. (2017). Factors associated with financial risk tolerance based on proportional odds model: Evidence from Sweden. Journal of Financial Counseling and Planning, 28(1), 155–164. https://doi.org/10.1891/1052- 3073.28.1.155 29. Jain, V., & Mehak, K. (2020). Impact of personality on risk tolerance. International Journal of Indian Psychology, 8(4). 30. Jariwala, H.V. (2015). Analysis of Financial Literacy Level of Retail Individual Investors of Gujarat State and Its Effect on Investment Decision. Journal of Business & Finance Librarianship, 20, 133 - 158. 31. Kannadhasan, M. (2015). Retail investors’ financial risk tolerance and their risk-taking behaviour: The role of demographics as differentiating and classifying factors. IIMB Management Review, 27(3), 175–184. 32. Kubilay, B., & Bayrakdaroğlu, A. (2016). An empirical research on investor biases in financial Decision-Making, financial risk tolerance and financial personality. International Journal of Financial Research, 7(2). 33. Kusumaningrum, T. M., Isbanah, Y., & Paramita, R. S. (2019). Factors affecting investment decisions: Studies on young investors. International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, 9(3). 34. Khúc Thế Anh (2020). Dân Trí Tài Chính Của Người Nghèo Tại Khu Vực Nông Thôn Việt Nam (dissertations). 35. Leon, F. M., & Angie, A. (2020). Factors affecting financial risk tolerance on young investors in Indonesia. Indonesian Management & Accounting Research, 18(1), 48–61. 36. Lin, H., & Lu, H. (2015). Elucidating the association of sports lottery bettors’ socio-demographics, personality traits, risk tolerance and behavioural biases. Personality and Individual Differences, 73, 118–126. 37. Lo, A. W., Dmitry V. Repin, & Brett N. Steenbarger. (2005). Fear and Greed in Financial Markets: A Clinical Study of Day-Traders. The American Economic Review, 95(2), 352–359. 38. Mathur, G., & Nathani, N. (2019). Personality Traits and Risk Tolerance among Young Investors. International Journal of Innovative Technology and Exploring Engineering, 8(10), 2019–2023. https://doi.org/10.35940/ijitee.j9312.0881019 39. Mayfield, C.O., Perdue, G., & Wooten, K.C. (2008). Investment management and personality type. Financial Services Review, 17, 219. 40. Mutlu, Ü. & Özer, G. (2022). The Effect of Individuals' Financial Risk Tolerance, Financial Literacy and Financial Attitude on their Financial Behaviours. JOEEP: Journal of Emerging Economies and Policy, 7 (1), 8-15. 41. Neelakantan, U. (2010). Estimation and impact of gender differences in risk tolerance. Economic Inquiry, 48(1), 228–233. 42. Nga, J. K., & Yien, L. K. (2013). The influence of personality trait and demographics on financial decision making among Generation Y. Young Consumers: Insight and Ideas for Responsible Marketers, 14(3), 230–243. 43. OECD (2013). Financial literacy and inclusion. Results of OECD/INFE survey across countries and by gender. OECD publishing. 44. OECD (2020), OECD/INFE 2020 International Survey of Adult Financial Literacy. www.oecd.org/financial/education/launchoftheoecdinfeglobalfinancialliteracysurveyreport.htm 45. Oehler, A., & Wedlich, F. (2018). The relationship of extraversion and neuroticism with risk attitude, risk perception, and return expectations. Journal of Neuroscience, Psychology, and Economics, 11(2), 63–92. 46. Pak, O., & Mahmood, M. (2015). Impact of personality on risk tolerance and investment decisions. International Journal of Commerce and Management, 25(4), 370–384. 47. Pan, C. H., & Statman, M. (2012). Questionnaires of risk tolerance, regret, overconfidence, and other investor propensities. Social Science Research Network. https://doi.org/10.2139/ssrn.1549912 417
  12. 48. Peterson, R. L. (2012). Inside the investor’s brain: The power of mind over money. John Wiley & Sons. 49. Rabbani, A. G., Yao, Z., & Wang, C. (2019). Does personality predict financial risk tolerance of pre-retiree baby boomers? Journal of Behavioral and Experimental Finance, 23, 124–132. 50. Rahmawati, M. Dileep Kumar, Meyland Kambuay, Farhan Jamil, & Saqib Muneer. (2015). Determinants of the Risk Tolerance of Individual Investors. International Journal of Economics and Financial Issues, 373–378. 51. Reddy, K., & Mahapatra, M. S. (2017). Risk tolerance, personal financial knowledge and demographic characteristics evidence from India. Journal of Developing Areas, 51(3), 51–62. 52. Sabri, N.A.A. (2016). The relationship between the level of financial literacy and investment decision-making millennials in Malaysia. Taylor`s Business Review, 6: 39-47. 53. Setiawan, E. and Wahyudi, S. (2016). Pengaruh Sosial Demografi, Pengetahuan Keuangan, Dan Sikap keuangan terhadap perilaku investasi Keuangan Individu (Studi Kasus Pada Karyawan Swasta di Kabupaten Kudus) - Digital Library: Fakultas Ekonomika dan Bisnis. 54. Shim, S., Barber, B. L., Card, N. A., Xiao, J. J., & Serido, J. (2010). Financial socialization of first-year college students: the roles of parents, work, and education. Journal of youth and adolescence, 39(12), 1457–1470. 55. Shusha, A. A. (2017). Does financial literacy moderate the relationship among demographic characteristics and financial risk tolerance? Evidence from Egypt. Australasian Accounting, Business and Finance Journal, 11(3), 2017, 67- 86. doi:10.14453/aabfj.v11i3.6 56. Thanki, H., & Baser, N. (2019). Interactive impact of demographic variables and personality type on risk tolerance. Emerging Economy Studies, 5(1), 42–54. 57. Thư viện Pháp luật (2020). Quyết định số 149/QĐTTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 58. Williams, A. J., & Oumlil, B. (2015). College student financial capability: A framework for public policy, research and managerial action for financial exclusion prevention. International Journal of Bank Marketing, 33(5), 637- 653. https://doi.org/10.1108/IJBM-06-2014-0081 59. Wong, A., & Carducci, B. (2015). Do sensation-seeking, control orientation, ambiguity, and dishonesty traits affect financial risk tolerance? Managerial Finance, 42(1), 34–41. 60. Yao, R., Sharpe, D. L., & Wang, F. (2011). Decomposing the age effect on risk tolerance. Journal of Socio- economics, 40(6), 879–887. 61. Yao, Rui. (2013). Financial risk tolerance of Chinese-American families. In the International Handbook of Chinese Families. Edited by C. Kwok-Bun. New York: Springer, pp. 499–510. 418
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2