MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH LỚP GIÁO DỤC<br />
ĐẶC BIỆT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỰ BÌNH – THÀNH PHỐ HUẾ<br />
NGUYỄN TUẤN VĨNH – PHẠM THỊ QUỲNH NI<br />
Trường Đại học sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) muốn<br />
đạt chất lượng và hiệu quả cao phải bắt đầu trước hết từ công tác chẩn đoán,<br />
đánh giá mức độ KTTT. Kết quả của công tác này sẽ cung cấp những thông tin<br />
quan trọng cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân<br />
(KHGDCN) phù hợp và khả thi. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu kết<br />
quả chẩn đoán, đánh giá mức độ KTTT của học sinh (HS) lớp giáo dục đặc<br />
biệt (GDĐB) tại Trường Tiểu học Ngự Bình, thành phố Huế, làm cơ sở để xây<br />
dựng KHGDCN cho mỗi em.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
KTTT là một trong những loại khuyết tật tâm thể khó khăn và phức tạp nhất. Mỗi trẻ<br />
KTTT cho dù cùng loại và cùng mức độ là một cá nhân mang tính cá biệt hoá cao về<br />
đặc điểm khuyết tật và nhu cầu phát triển. Theo đó, GDĐB trẻ KTTT cũng là một quá<br />
trình giáo dục khó khăn và phức tạp nhất. Để quá trình này đảm bảo tính khoa học, hiệu<br />
quả và toàn diện, đòi hỏi phải bắt đầu từ việc chẩn đoán, đánh giá mức độ KTTT của trẻ<br />
bao gồm chẩn đoán mức độ phát triển trí tuệ, hành vi thích ứng (HVTƯ), những rối loạn<br />
về thể chất, tinh thần khác và những vấn đề có liên quan từ gia đình, nhà trường, môi<br />
trường sống… Kết quả của công tác chẩn đoán, đánh giá này sẽ cung cấp những thông<br />
tin hữu ích và đầy đủ làm cơ sở đề ra các biện pháp chăm sóc và giáo dục phù hợp và<br />
khả thi.<br />
Lớp GDĐB tại Trường Tiểu học Ngự Bình, thành phố Huế ra đời từ năm 2003 có chức<br />
năng chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật ở tuổi tiểu học, trong đó phần lớn là trẻ KTTT.<br />
Do nguyên nhân khách quan và chủ quan mà công tác chăm sóc và giáo dục học sinh<br />
KTTT ở đây vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do<br />
các em chưa được chẩn đoán, đánh giá để xác định mức độ KTTT và từ đó chưa thể xây<br />
dựng KHGDCN phù hợp [3]. Thực trạng này cho thấy việc chẩn đoán, đánh giá mức độ<br />
KTTT cho HS lớp GDĐB tại Trường Tiểu học Ngự Bình là rất cấp thiết, là điều kiện<br />
tiên quyết để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc và giáo dục.<br />
2. MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH LỚP GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT<br />
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỰ BÌNH – THÀNH PHỐ HUẾ<br />
2.1. Tiêu chí và qui trình chẩn đoán KTTT<br />
2.1.1. Tiêu chí chẩn đoán KTTT [1] [2] [5]<br />
Theo Hiệp hội khuyết tật trí tuệ và phát triển Hoa Kì (American Association on<br />
Intellectual and Developmental Disabilities /AAIDD) và Sổ tay chẩn đoán và thống kê<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(17)/2011: tr. 110-118<br />
<br />
MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH LỚP GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT...<br />
<br />
111<br />
<br />
những rối nhiễu tâm thần IV (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders,<br />
4th Edition/DSM-IV) của Hiệp hội Tâm lí học Hoa Kì (American Psychological<br />
Association/APA), chẩn đoán KTTT dựa trên 03 tiêu chí sau:<br />
- Trí tuệ: Chỉ số trí tuệ (IQ) được xác định thông qua việc thực hiện một hoặc hơn<br />
một trắc nghiệm trí tuệ. Hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình là khi IQ chỉ từ 70<br />
(DSM-IV) hoặc 75 (AAIDD) trở xuống.<br />
- Hành vi thích ứng: Với những người có KTTT, khả năng tác động vào xã hội và<br />
đạt được sự chấp nhận trong xã hội đã bị giảm đáng kể bởi những hạn chế về<br />
HVTƯ. Vì vậy, việc xác định mức độ HVTƯ trong chẩn đoán KTTT có ý nghĩa<br />
quan trọng và không thể thiếu.<br />
- Thời điểm xuất hiện khuyết tật: thời điểm xuất hiện khuyết tật trước 18 tuổi<br />
2.1.2. Qui trình chẩn đoán, đánh giá KTTT [1] [2]<br />
Quá trình chẩn đoán KTTT đòi hỏi sự cẩn trọng và toàn điện trên nhiều mặt để đảm bảo<br />
kết quả tương đối chính xác, cụ thể và đầy đủ. Vì vậy, cần có qui trình chẩn đoán chặt<br />
chẽ và chi tiết từ quan sát, phát hiện đến chẩn đoán, đánh giá.<br />
2.1.2.1. Quan sát<br />
Quan sát là bước đầu tiên của qui trình chẩn đoán, đánh giá KTTT. Cán bộ y tế quan sát<br />
trẻ không đạt được mức độ phát triển thích hợp hoặc có biểu hiện KTTT. Ngoài ra, giáo<br />
viên và cha mẹ có thể quan sát để phát hiện trẻ gặp những khó khăn trong lớp học như<br />
sau: Tiếp thu không nhanh bằng các bạn cùng trang lứa, khó duy trì và khái quát hoá<br />
những kĩ năng đã học, hạn chế hơn về các HVTƯ so với bạn cùng tuổi.<br />
2.1.2.2. Sàng lọc<br />
Sàng lọc là một việc làm cần thiết để tìm ra những trẻ có nguy cơ KTTT trước khi chẩn<br />
đoán, đánh giá chính thức. Có một số phương pháp sàng lọc phổ biến sau:<br />
- Khám sàng lọc y tế: Bác sĩ sử dụng các loại trắc nghiệm để kiểm tra những trẻ có nguy<br />
cơ KTTT trước tuổi học.<br />
- Sàng lọc qua kết quả học tập ở lớp: Trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập, hạn chế<br />
khả năng đọc hiểu, kĩ năng lí giải và vận dụng toán học kém.<br />
- Sàng lọc qua trắc nghiệm trí tuệ theo nhóm để tìm ra trẻ có chỉ số trí tuệ thấp hơn mức<br />
trung bình.<br />
- Sàng lọc qua trắc nghiệm thành tích học tập theo nhóm để tìm ra trẻ đạt mức thấp hơn<br />
so với các bạn đồng trang lứa.<br />
2.1.2.3. Chẩn đoán, đánh giá<br />
Đây là bước cuối cùng, quan trọng nhất của qui trình chẩn đoán, đánh giá KTTT. Muốn<br />
đạt được kết quả chẩn đoán, đánh giá chính xác và toàn diện, cần thực hiện các nội dung<br />
sau:<br />
<br />
112<br />
<br />
NGUYỄN TUẤN VĨNH - PHẠM THỊ QUỲNH NI<br />
<br />
- Chẩn đoán trí tuệ: Sử dụng trắc nghiệm trí tuệ cá nhân để xác định hoạt động trí tuệ<br />
dưới mức trung bình, trẻ có điểm số IQ dưới 70 – 75.<br />
- Chẩn đoán, đánh giá hành vi thích ứng để xác định trẻ đạt điểm thấp hơn mức trung<br />
bình ở 2 hoặc hơn 2 lĩnh vực HVTƯ.<br />
- Đánh giá dựa trên chương trình học cho thấy trẻ gặp khó khăn trong một hoặc nhiều<br />
môn học thuộc chương trình học ở trường.<br />
- Quan sát trực tiếp để thấy trẻ gặp khó khăn hoặc không đạt được kết quả gì khi học ở<br />
trường.<br />
2.2. Kết quả chẩn đoán, đánh giá mức độ KTTT của HS lớp GDĐB – Trường Tiểu<br />
học Ngự Bình<br />
2.2.1. Kết quả sàng lọc<br />
Tổng số HS lớp GDĐB ở Trường Tiểu học Ngự Bình tại thời điểm nghiên cứu là 17 em.<br />
Qua quan sát cho thấy không phải HS nào cũng có dấu hiệu KTTT. Vì vậy, chúng tôi đã<br />
sử dụng trắc nghiệm trí tuệ Raven màu để chẩn đoán sàng lọc về trí tuệ. Kết quả chẩn<br />
đoán như sau:<br />
Bảng 1. Mức độ trí tuệ của HS lớp GDĐB tại trường tiểu học Ngự Bình<br />
theo trắc nghiệm Raven màu<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
<br />
Họ và tên<br />
Đ.K.T.A.<br />
T.Q.D.<br />
N.T.Đ.<br />
L.T.N.H.<br />
L.T.H.<br />
T.T.M.H.<br />
H.T.T.H.<br />
L.V.K.<br />
Đ.V.L.<br />
N.N.L.L.<br />
Đ.V.M.<br />
Đ.V.P.<br />
L.T.H.Q.<br />
H.V.N.Q.<br />
N.V.T.<br />
H.V.T.<br />
Đ.V.T.<br />
<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nam<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Nam<br />
Nam<br />
Nam<br />
<br />
Tuổi<br />
14<br />
13<br />
11<br />
11<br />
7<br />
6<br />
10<br />
8<br />
10<br />
9<br />
11<br />
8<br />
13<br />
7<br />
10<br />
9<br />
9<br />
<br />
IQ<br />
<br />
Ghi chú<br />
< 70<br />
< 70<br />
< 70<br />
< 70<br />
90<br />
90<br />
100<br />
90<br />
90<br />
< 70<br />
< 70<br />
90<br />
< 70<br />
90<br />
90<br />
< 70<br />
80<br />
<br />
Bình thường<br />
Bình thường<br />
Bình thường<br />
Bình thường<br />
Bình thường<br />
<br />
Bình thường<br />
Bình thường<br />
Bình thường<br />
Bình thường<br />
<br />
Như vậy là trong số 17 HS được chẩn đoán mức độ trí tuệ, có 09 HS có trí tuệ phát triển<br />
bình thường, tương xứng với tuổi sinh học. Qua quan sát và tìm hiểu cho thấy 09 HS<br />
này hoàn toàn thích ứng với cuộc sống bình thường. Các em chỉ thiếu tập trung trong<br />
học tập và thực tế là học kém một hoặc hai môn học. Điều này các chứng tỏ 09 HS này<br />
không có KTTT. 08 HS còn lại có mức độ phát triển trí tuệ dưới mức trung bình (IQ <<br />
<br />
MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH LỚP GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT...<br />
<br />
113<br />
<br />
70). Đó là các em: Đ.K.T.A., T.Q.D., N.T.Đ., L.T.N.H., N.N.L.L., Đ.V.M., L.T.H.Q. và<br />
H.V.T.<br />
2.2.2. Kết quả chẩn đoán, đánh giá KTTT<br />
2.2.2.1. Kết quả chẩn đoán trí tuệ<br />
Để khẳng định độ chính xác của kết quả chẩn đoán sàng lọc, chúng tôi tiếp tục thực hiện<br />
trắc nghiệm trí tuệ vẽ hình người Goodenough đối với 08 HS có IQ < 70. Kết quả chẩn<br />
đoán bằng trắc nghiệm này cũng là cơ sở để xếp loại mức độ KTTT theo bảng phân loại<br />
của DSM-IV. Kết quả như sau:<br />
Bảng 2. Mức độ trí tuệ của HS lớp GDĐB tại trường tiểu học Ngự Bình<br />
theo trắc nghiệm Goodenough<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
Họ và tên<br />
Đ.K.T.A.<br />
T.Q.D.<br />
N.T.Đ.<br />
L.T.N.H.<br />
N.N.L.L.<br />
Đ.V.M.<br />
L.T.H.Q.<br />
H.V.T.<br />
<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nam<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Nam<br />
<br />
Tuổi<br />
14<br />
13<br />
11<br />
11<br />
9<br />
11<br />
13<br />
9<br />
<br />
IQ<br />
54<br />
65<br />
40<br />
63<br />
50<br />
59<br />
54<br />
66<br />
<br />
Mức độ<br />
Trung bình<br />
Nhẹ<br />
Trung bình<br />
Nhẹ<br />
Trung bình<br />
Nhẹ<br />
Trung bình<br />
Nhẹ<br />
<br />
Kết quả chẩn đoán trên cho thấy 08 HS trên đều thoả mãn tiêu chí đầu tiên về chẩn đoán<br />
KTTT theo AAIDD và DSM-IV. Trong đó có 04 trẻ KTTT ở mức trung bình và 04 trẻ<br />
KTTT ở mức độ nhẹ. Chúng tôi tiếp tục chẩn đoán, đánh giá mức độ HVTƯ của 08 HS<br />
này để khẳng định tiêu chí chẩn đoán thứ 2.<br />
2.2.2.2. Kết quả chẩn đoán HVTƯ<br />
Tiến hành chẩn đoán, đánh giá mức độ HVTƯ của 08 HS trên bằng thang đo ABS-S:2<br />
(Adaptive Behavior Scale – Second Edition) của AAIDD cho kết quả thể hiện ở bảng 3.<br />
Kết quả ở bảng 3 cho thấy tất cả 08 HS đều thiếu hụt từ 2 trở lên các lĩnh vực và yếu tố<br />
HVTƯ (đạt mức dưới trung bình trở xuống). Trong đó thiếu hụt ít nhất là 02 lĩnh<br />
vực/yếu tố (02 HS), thiếu hụt nhiều nhất là 06 lĩnh vực/yếu tố (2 HS), còn lại là thiếu<br />
hụt từ 3 – 5 lĩnh vực/yếu tố (4 HS). Như vậy, tiêu chí thứ 2 về chẩn đoán KTTT theo<br />
AAIDD và DSM-IV được thoả mãn.<br />
Toàn bộ kết quả chẩn đoán, đánh giá trên đủ cơ sở để khảng định 08 HS trên có KTTT<br />
ở những mức độ khác nhau.<br />
<br />