Lịch sử nghiên cứu hành vi thích ứng của trẻ khuyết tật trí tuệ trên thế giới và Việt Nam
lượt xem 2
download
Các nghiên cứu về tiến trình phát triển của HVTƯ đã mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta về bản chất của các lĩnh vực HVTƯ trong mối liên quan với sự phát triển của con người. Những nghiên cứu như vậy đã giúp chúng ta xác định yêu cầu đặc thù của quá trình đánh giá, đánh giá chức năng và phát triển chương trình giáo dục ở những độ tuổi và mức KTTT khác nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lịch sử nghiên cứu hành vi thích ứng của trẻ khuyết tật trí tuệ trên thế giới và Việt Nam
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 105-111 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU HÀNH VI THÍCH ỨNG CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Trần Thị Lệ Thu Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Đặt vấn đề Nghiên cứu hành vi thích ứng (HVTƯ) trong lĩnh vực khuyết tật trí tuệ (KTTT) có lịch sử rất dài và phức tạp, liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau như văn học, triết học và y học. Hiệp hội Khuyết tật trí tuệ và phát triển của Mỹ (trước đây là American Association on Mental Deficiency (AAMD) - Hiệp hội Thiếu hụt Trí tuệ Hoa Kỳ, tiếp đó là Hiệp hội Chậm phát triển trí tuệ Hoa Kỳ - the American Association on Mental Retardation (AAMR, nay là Hiệp hội Khuyết tật trí tuệ và phát triển Hoa Kỳ - the American Association on Intellectual and Developmental Disabilities (AAIDD) là nơi đầu tiên đưa HVTƯ vào khái niệm KTTT (năm 1959). Năm 1961 Heber đã đưa ra khái niệm KTTT bao gồm cả yếu tố HVTƯ: “KTTT là hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình kết hợp với khiếm khuyết về HVTƯ và bắt đầu biểu hiện trong quá trình phát triển” [6]. Việc nhấn mạnh cả trí tuệ và HVTƯ trong khái niệm KTTT là một thay đổi rất có ý nghĩa trong những công trình nghiên cứu về KTTT. Nó làm thay đổi hẳn cách nhìn về KTTT của những thập kỉ trước năm 1960, đó là quan niệm chỉ dựa vào trí tuệ để nghiên cứu về KTTT. Với quan niệm mới này thì một đứa trẻ có trí tuệ thấp nhưng lại hoạt động hiệu quả trong xã hội sẽ không bị coi là KTTT. Xoay quanh thuật ngữ HVTƯ và lịch sử nghiên cứu về HVTƯ trong lĩnh vực KTTT còn có rất nhiều quan niệm và giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau. Bài viết này đề cập tới một số giai đoạn phát triển chính của HVTƯ trong lĩnh vực KTTT trên thế giới và ở Việt nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lịch sử nghiên cứu hành vi thích ứng của trẻ khuyết tật trí tuệ trên thế giới 2.1.1. Thời kì trước những năm 60 của thế kỉ XX Ngay từ năm 1905, hai tác giả người Pháp là Alfred Binet và Theodore Simon đã công bố trắc nghiệm trí tuệ để phân biệt trẻ bình thường học kém và trẻ học 105
- Trần Thị Lệ Thu kém do KTTT. Ngay sau đó, nhà tâm lí học Mỹ Lewis Terman (1877- 1956), giáo sư trường Đại học Stanford (Mỹ) đã cải tiến trắc nghiệm Binet- Simon để dùng cho trẻ em Mỹ, và nó được gọi là trắc nghiệm Stanford - Binet. Trắc nghiệm Stanford - Binet là kiểu mẫu để phát triển nhiều trắc nghiệm trí tuệ sau này [3]. Cùng với sự xuất hiện của các trắc nghiệm trí tuệ, trong thời gian này bắt đầu có nhiều nhà khoa học đã quá tin tưởng vào điểm số trí tuệ và hiểu sai về bản chất của trí tuệ. Thực trạng này đã củng cố cho quan điểm coi KTTT là không thể cải thiện được, đồng thời biện hộ cho cách chăm sóc người KTTT theo kiểu giam giữ và quản thúc trong suốt nửa đầu thế kỉ XX. Việc chẩn đoán trí tuệ dựa vào điểm số của một thành phần, gọi là trí tuệ đơn nhất/nguyên khối (monolithic intelligence) cho thấy rõ quan niệm chưa đúng về trí tuệ. Trong thời gian này, cũng có một số ít quan niệm cho rằng trí tuệ bao gồm nhiều yếu tố, như trong các tiểu test của trắc nghiệm trí tuệ David Wechsler, song những yếu tố đa chiều lại không bộc lộ trong điểm số trí tuệ tổng hợp. Trên thực tế, trắc nghiệm trí tuệ chỉ đơn thuần dùng để phân loại các cá nhân là loại KTTT nhẹ, trung bình, hay nặng. Việc hiểu sai về bản chất của trí tuệ đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới quan điểm về KTTT, gây trở ngại nghiêm trọng tới sự thay đổi cần thiết đối với các phương pháp và cách thức cải thiện tình trạng KTTT. Việc coi HVTƯ là một trong những thành phần của hệ thống phân loại KTTT đã giúp AAIDD có một định hướng đúng trong việc mở rộng phạm vi nghiên cứu về KTTT. Tháng 9 năm 1964, AAIDD cùng với bệnh viện và trung tâm đào tạo mục sư đã nhận được khoản tài trợ của Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia để chứng minh chức năng của HVTƯ đối với các vấn đề tâm thần, cũng như việc thiết lập cách phân loại KTTT mới. Kết quả là năm 1968 dự án này (của các tác giả: Nihira, Foster, Shellhaas và Lambert) đã xây dựng được các bảng kiểm tra HVTƯ cho trẻ em và người lớn. Đây chính là nguồn gốc thang đo HVTƯ của AAIDD năm 1993. Cách tiếp cận HVTƯ là cơ sở khuyến khích các nhà chuyên môn đánh giá cá nhân không chỉ để phân loại hay đặt tên mà là để điều trị, để tìm cách cải thiện tình trạng KTTT. 2.1.2. Những năm 60 của thế kỉ XX Những năm 60 là thời kì có nhiều tác động quan trọng về mặt xã hội nhằm thúc đẩy việc quay trở lại cách tiếp cận có HVTƯ trong vấn đề KTTT hay không? Đây cũng là thập kỉ mà việc điều trị và cải thiện tình trạng KTTT cho các cá nhân khuyết tật được nhiều quốc gia quan tâm. Năm 1961 nhà xuất bản Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Xô Viết đã xuất bản cuốn Một số nguyên tắc chẩn đoán sự KTTT của trẻ em. Đây là công trình nghiên cứu của một số nhà tâm - sinh lí học Xô Viết về vấn đề hội chứng tâm bệnh ở 106
- Lịch sử nghiên cứu hành vi thích ứng của trẻ khuyết tật trí tuệ trên thế giới... trẻ và những con đường chẩn đoán nó. Năm 1966 nhà xuất bản Giáo dục Mátxcơva lại cho ra đời cuốn Tâm lí học hoạt động nhận thức của trẻ bình thường và trẻ có tật. Đây cũng là một công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học Xô Viết về trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng. Mặc dù hai tác phẩm này không đề cập trực tiếp tới vấn đề HVTƯ của trẻ KTTT, nhưng cũng đã ít nhiều nói tới việc đánh giá và giáo dục các kĩ năng thích ứng cuộc sống cho các trẻ em chậm phát triển [1]. Tại Mĩ, sự thịnh vượng của nền kinh tế thời hậu chiến đã dấy lên làn sóng muốn rằng chính phủ liên bang cùng chia sẻ trách nhiệm lớn hơn đối với những cá nhân khuyết tật. Năm 1961, tổng thống Kennedy đã đề cử vị chủ tịch Hội KTTT đầu tiên. Tháng 2 năm 1963, vị chủ tịch này đã đệ trình Quốc hội một chương trình quốc gia nhằm giải quyết vấn đề KTTT. Kể từ đó có rất nhiều nguồn kinh phí được tập trung để hỗ trợ trẻ KTTT. Từ khi AAIDD đưa khái niệm HVTƯ vào lĩnh vực KTTT thì nhu cầu cần phải có các công cụ đánh giá HVTƯ ngày một tăng lên. Trong thời gian này, khái niệm HVTƯ và việc đánh giá HVTƯ đã được chính phủ Mĩ rất quan tâm, bởi vì nó trực tiếp hỗ trợ công việc phục hồi chức năng cho các cá nhân KTTT. Việc quan tâm đến HVTƯ và sử dụng các kết quả đánh giá HVTƯ trong những năm 60 đã mang lại triển vọng và những mục tiêu có tính xã hội cho quá trình nỗ lực can thiệp và điều trị tình trạng KTTT. Năm 1987, Horn và Fuchs đã điểm lại lịch sử chung về HVTƯ đối với việc đánh giá và can thiệp. Hai tác giả đã viết: “Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự phát triển của lịch sử, khi xã hội thể hiện mong muốn phát triển các chương trình điều trị cho người KTTT, thì đồng thời nhu cầu sử dụng HVTƯ để xác định nội dung các chương trình can thiệp sẽ tăng lên” [6]. 2.1.3. Những năm 70 của thế kỉ XX Tới những năm 70, có nhiều thay đổi trong việc nghiên cứu và hỗ trợ người KTTT. Không chỉ tập trung trị bệnh và trị liệu cho người KTTT như trước đây, các chuyên gia còn cố gắng cung cấp các dịch vụ tốt nhất nhằm đáp ứng lợi ích và đảm bảo quyền lợi pháp lí cho người KTTT. Bình thường hoá và giáo dục cho trẻ KTTT trong môi trường giáo dục phổ thông (giáo dục hội nhập) với các bạn cùng tuổi là những nguyên tắc lí tưởng. Sử dụng HVTƯ và đánh giá HVTƯ là cơ sở cho các nguyên tắc này. Bằng cách làm như vậy người KTTT sẽ có được những kĩ năng cơ bản trong môi trường ít hạn chế nhất. Đồng thời, qua các công trình nghiên cứu và kết quả đánh giá cụ thể, các nhà chuyên môn cũng xác định được những kĩ năng cần phải có để người KTTT có thể hội nhập vào cộng đồng. Cùng thời gian này tại Mĩ, các văn bản pháp luật về việc thực hiện bình thường hoá và giáo dục trong môi trường giáo dục phổ thông của nhà nước liên bang cũng được ban hành. Cụ thể như: Dự luật thượng nghị viện 33 của California, ban hành năm 1971. Dự luật này tuyên bố rõ rằng: để xác định loại hình giáo dục 107
- Trần Thị Lệ Thu đặc biệt cho trẻ thì cùng với các đánh giá dựa trên trắc nghiệm trí tuệ đã chuẩn hoá, trẻ em còn phải được đánh giá về HVTƯ, về lịch sử phát triển và về nguồn gốc văn hoá. Một pháp chế tương tự cũng đã được ban hành ở Florida, Texas và Bắc Carolina [4]. Nguyên tắc bình thường hoá, giáo dục trong môi trường giáo dục phổ thông đã khiến nhu cầu cần phải có những đánh giá và luyện tập về HVTƯ (những hành vi giúp trẻ có khả năng chuyển vào học hội nhập hay sống được trong các môi truờng sống hàng ngày) ngày càng tăng lên. Đánh giá về HVTƯ đã trở thành một phần quan trọng của tiến trình chẩn đoán nhằm tránh phân loại sai lầm đối với những trẻ em KTTT có tiềm năng học tập. Như vậy HVTƯ đã trở thành một nhân tố trong các cuộc tranh cãi giữa giáo dục và pháp lí về trắc nghiệm trí tuệ, cũng như việc sử dụng kết quả của nó trong môi trường giáo dục cộng đồng. Tại toà án Riles P.v.L. năm 1972 ở California việc sử dụng trắc nghiệm trí tuệ để xác định trẻ KTTT có tiềm năng học tập đã bị cấm hoàn toàn. Ở nhiều bang khác, luật pháp cũng nêu rõ rằng đánh giá HVTƯ phải là một phần của tiến trình đánh giá đa chiều về tiềm năng học tập của trẻ KTTT. Mặc dù dự định ban đầu chỉ là nêu ra khái niệm và cách đánh giá HVTƯ nhằm hỗ trợ trị liệu và lập chương trình giáo dục cho người KTTT thay cho việc chăm sóc kiểu trại giam, song trong quá trình này lại nảy sinh một định hướng mới đó là việc sử dụng HVTƯ như một công cụ chẩn đoán tiềm năng trong quá trình đánh giá và phân loại học sinh. Hai khuynh hướng rất khác nhau này đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của khái niệm và thang đo HVTƯ sau này. 2.1.4. Những năm 80 của thế kỉ XX đến nay Vào cuối những năm 70, các cuộc tranh cãi về HVTƯ, trí tuệ và phân loại học sinh không chỉ do tòa án phán xử mà người ta đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu chúng. Bước sang những năm 80, việc nghiên cứu sử dụng các công cụ đo HVTƯ để nhận dạng đối tượng có vai trò rất quan trọng. Điều này được thể hiện rõ trong các tài liệu chuyên môn. Số lượng các công cụ đánh giá HVTƯ tăng lên rất nhiều. Cũng trong thời gian này, Mayers đã tổng kết được khoảng 136 bảng đánh giá và thang đo HVTƯ. Các công cụ đo HVTƯ trở nên rất đa dạng, chúng dùng để đo cho những độ tuổi khác nhau, mức khuyết tật khác nhau, trong những môi trường khác nhau và với những mục đích đánh giá khác nhau. Thập kỉ 80 là thập kỉ mà các công cụ đo HVTƯ tiếp tục là phương tiện nâng cao hiệu quả phát triển các chương trình dạy học nhằm chuẩn bị cho từng trẻ có thể sống trong môi trường ít hạn chế nhất; đồng thời cũng dùng để xây dựng chương trình chuyển đổi môi trường cho các em. Đánh giá HVTƯ tuy đã trở nên hữu ích song nhiều người cũng quan tâm và 108
- Lịch sử nghiên cứu hành vi thích ứng của trẻ khuyết tật trí tuệ trên thế giới... bình luận về những khiếm khuyết của nó. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thông tin về HVTƯ còn mơ hồ và giá trị của nó đối với việc phân loại học sinh còn chưa chắc chắn, đặc biệt là nó có nhiều hạn chế khi sử dụng tại trường học. Tác giả Zigler đã đề xuất ý kiến rằng chỉ nên dùng kết quả chẩn đoán trí tuệ để chẩn đoán KTTT. Trước những ý kiến đánh giá như vậy, nhiều nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu sâu bản chất, cấu trúc và sự phát triển của HVTƯ. Thập kỉ của những năm 80 cũng là thời gian mà các nghiên cứu về yếu tố và cấu trúc của HVTƯ diễn ra rất tích cực. Những nghiên cứu phân tích yếu tố của HVTƯ dựa trên các nhóm mẫu khác nhau đã mang đến nhiều kết quả khác nhau về bản chất và số lượng các yếu tố HVTƯ. Sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu phân tích yếu tố HVTƯ trong những năm 80 đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu xem xét những mức độ thứ bậc khác nhau trong cấu trúc yếu tố của HVTƯ. Một hướng nghiên cứu rất có ý nghĩa khác trong thời kì này cũng đã được tiến hành, đó là tìm hiểu những giá trị biệt lập và hội tụ của các thang đo HVTƯ khác nhau. Bản chất của đặc điểm chung, yếu tố chung thuộc các thang đo khác nhau đã được tìm ra trong những nghiên cứu giá trị biệt lập và hội tụ. Như vậy, nhu cầu đòi hỏi các nhà nghiên cứu lí luận và thực tiễn chỉ rõ, hoặc nêu rõ những thông tin về sự tương đồng giữa các thang đo cũng như tính riêng biệt của từng thang đo đã được đặt ra. Những thông tin này có vai trò giúp tổng kết và xây dựng các mô hình chi tiết của HVTƯ. Nghiên cứu về khuynh hướng phát triển của HVTƯ trong những năm 80 đã cung cấp những thông tin quan trọng, giúp chúng ta hiểu bản chất của HVTƯ. Các công trình nghiên cứu ở cả hai bình diện cắt ngang và cắt dọc về HVTƯ đều cho thấy rõ rằng trẻ KTTT ở mức độ khác nhau có sự phát triển HVTƯ khác nhau. Hơn thế nữa, những hướng phát triển khác nhau của các lĩnh vực HVTƯ cũng đã được mô tả. Cũng trong giai đoạn này, một số khái niệm liên quan đến HVTƯ đã được phát triển và những tranh luận trong việc xác định khái niệm KTTT đã nẩy sinh. Một số nhà nghiên cứu có chủ trương mở rộng khái niệm trí tuệ bằng cách đưa cả trí tuệ thực hành (diễn ra hàng ngày) vào trong khái niệm KTTT. Sự trở lại của yếu tố trí tuệ xã hội trong các cuộc tranh luận đã đánh dấu việc quay lại định nghĩa của nhà nghiên cứu Doll về suy giảm trí tuệ - theo ông suy giảm trí tuệ chính là thiếu khả năng biểu đạt trong xã hội [5]. 2.2. Lịch sử nghiên cứu HVTƯ của trẻ KTTT ở Việt Nam Ở Việt Nam, ngay từ những năm 60 chính phủ đã quan tâm đến vấn đề giáo dục và nghiên cứu về trẻ khuyết tật, chúng ta đã có một số công trình nghiên cứu về trẻ KTTT, mức độ HVTƯ và công tác giáo dục các trẻ em này. 109
- Trần Thị Lệ Thu Năm 1966, nhà nước ta đã ban hành thông tư 202/CP về chính sách đối với người già, trẻ mồ côi và trẻ khuyết tật. Năm 1975 Bộ Y tế đã ra quyết định 91/BYT về việc thành lập khoa Tâm thần thuộc bệnh viện Bạch Mai, với nhiệm vụ điều tra cơ bản về số trẻ KTTT phối hợp với việc thăm khám và chữa bệnh. Kể từ khi có những quyết định này việc chăm sóc và dạy các kĩ năng cuộc sống cho trẻ KTTT đã được quan tâm. Năm 1995 tác giả Trần Trọng Thuỷ có công trình nghiên cứu về vấn đề trẻ học kém và phương pháp dạy học chỉnh trị. Cùng thời gian này công trình nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ KTTT do tác giả Nguyễn Cảnh Thìn thực hiện cũng được công bố. Trong các công trình nghiên cứu này tình trạng hạn chế về nhận thức và các kĩ năng thích ứng của trẻ KTTT cũng đã được nói tới. Bác sĩ Phạm Văn Đoàn (1993) trong cuốn Trẻ chậm khôn đã chuyển dịch thuật ngữ HVTƯ (nguyên gốc tiếng Anh là “Adaptive behavior”) từ cuốn Sổ tay chẩn đoán những rối nhiễu tâm thần III (DSM III). Trong cuốn sách này, ông đã phân tích tầm quan trọng phải nghiên cứu và đưa HVTƯ vào công tác giáo dục, chăm sóc trẻ KTTT. Trên cơ sở phân tích của bác sĩ, trường Tiểu học Bình Minh đã bắt đầu tập trung rèn luyện HVTƯ cho các học sinh KTTT [2]. Trong đề tài cấp Bộ Xây dựng nội dung, chương trình dạy trẻ KTTT của trường Tiểu học Bình Minh, các tác giả Nguyễn Thị Thảo, Phạm Văn Đoàn cũng đã đưa các nhóm lĩnh vực HVTƯ vào chương trình giảng dạy trẻ KTTT, cụ thể như: các kĩ năng tự phục vụ, các kĩ năng học đường chức năng, v.v. Nhiều công trình nghiên cứu và sách đã xuất bản của Viện Khoa học giáo dục, nay là Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng đã lần lượt khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của HVTƯ đối với công tác chẩn đoán và giáo dục trẻ KTTT. Cụ thể như các công trình nghiên cứu: Giáo dục trẻ có tật tại gia đình (1993), Hỏi - đáp về giáo dục trẻ khuyết tật (1993), Giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam (1995), Tiến tới giáo dục hoà nhập - kinh nghiệm ở Việt Nam (1998), Dạy học hoà nhập cho trẻ khuyết tật (2000), Giáo dục hoà nhập và cộng đồng (2001). Tuy nhiên, cho đến nay có thể thấy rằng, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu và đề cập một cách trực tiếp, cụ thể tới vấn đề HVTƯ của trẻ KTTT. 3. Kết luận Như vậy trong những năm 60, thế giới đã rất quan tâm đến vấn đề HVTƯ bởi vì ngày càng có nhiều người chú ý đến việc chăm sóc cho các cá nhân KTTT. Trong những năm 70, việc đánh giá HVTƯ đã trở thành một phần của các cuộc tranh luận về trí tuệ, về phân loại giáo dục, và về khái niệm KTTT. Những tranh cãi này đã dẫn đến kết quả là nhiều công cụ đo HVTƯ ra đời. Từ những năm 80 đến nay HVTƯ là yếu tố rất cần thiết cho việc định nghĩa, chẩn đoán, giáo dục và 110
- Lịch sử nghiên cứu hành vi thích ứng của trẻ khuyết tật trí tuệ trên thế giới... điều trị trẻ em KTTT. Những năm 80 là thời kì tiến triển đáng kể trong việc nghiên cứu HVTƯ. Nghiên cứu dựa trên cơ sở phân tích yếu tố, phân tích biệt lập và hội tụ chính là những nỗ lực nhằm củng cố các thang đo HVTƯ và tìm kiếm lí thuyết cấu trúc thống nhất của HVTƯ. Các nghiên cứu về tiến trình phát triển của HVTƯ đã mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta về bản chất của các lĩnh vực HVTƯ trong mối liên quan với sự phát triển của con người. Những nghiên cứu như vậy đã giúp chúng ta xác định yêu cầu đặc thù của quá trình đánh giá, đánh giá chức năng và phát triển chương trình giáo dục ở những độ tuổi và mức KTTT khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trịnh Đức Duy (chủ biên), 1992. Sổ tay Giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam. Nxb Sự thật. [2] Phạm Văn Đoàn, 1993. Trẻ chậm khôn. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Trần Thị Lệ Thu, 2003. Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Lambert N., Nihira K., Leland H., 1993. Adaptive Behavior Scale School, 2nd edition. Examiner’s manual, American Association on Mental Retardation. [5] Luckasson R.: Mental Retardation, 1992. Definition, classification, and Systems of Supports American association on Mental Retardation. Washington DC. [6] Schalock R. L., 1999. Adaptive Behavior and Its Measurements: Implica- tions for the Field of Mental Retardation. American Association on Mental Retar- dation. Washington DC. ABSTRACT History of adaptive behavior research of intellectually disabled children around the world and in Vietnam It is crucial and important to study adaptive behavior in order to improve the effect of care and education for intellectually disabled children. This article aims to collect and analyze different stages of adaptive behavior research from all over the world and in Vietnam. This article also confirms that the studies of adaptive behavior has assisted us to define the specific requirements of assessment processes, functional evaluation and educational curriculum development for intellectually dis- abled children at different ages. 111
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xứ Đàng Trong năm 1621 – Phần 5 Chương 6: Về hành chính và dân chính nơi
10 p | 69 | 12
-
NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 2
5 p | 138 | 11
-
Lịch sử thi cử Việt Nam – PHẦN 2
12 p | 78 | 11
-
“Tâm linh” và “du lịch tâm linh” ở Việt Nam: Góc nhìn lý thuyết về thị trường tôn giáo
15 p | 49 | 9
-
Bình Ngô Đại Cáo(Bản diễn Nôm)
12 p | 82 | 8
-
SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 2
5 p | 118 | 8
-
Đại-Nguyên Chiếu-Chế
18 p | 75 | 6
-
Nghiên cứu địa danh chí An Giang xưa và nay: Phần 1
101 p | 14 | 6
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu và biên soạn Lịch sử địa phương: Phần 2
78 p | 41 | 6
-
Nghiên cứu Đất nước Việt Nam qua các đời: Phần 1
118 p | 35 | 5
-
Nghiên cứu địa chí văn hóa dân gian tỉnh Ninh Bình: Phần 1
422 p | 20 | 5
-
Lý Văn Bưu
12 p | 68 | 3
-
Ảnh hưởng của việc thực thi thỏa thuận tâm lý đến sự gắn kết tình cảm và hành vi công dân: Trường hợp sinh viên Trường Đại học Tài Chính – Marketing
14 p | 35 | 3
-
Quá trình vận động của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đầu thế kỷ XX nhìn từ thuyết cấu trúc phát sinh trong nghiên cứu lịch sử văn học
8 p | 51 | 3
-
Các quy tắc lịch sự và kính trọng của người Việt và người Úc
13 p | 53 | 3
-
Một số cách thức sử dụng lời chúc của người Việt trong giao tiếp
7 p | 6 | 2
-
Tái dựng lịch sử ngôi chùa Xiển Pháp qua văn bia và tài liệu Hán Nôm liên quan
9 p | 40 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn