intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mướp đắng - Quà tặng của thiên nhiên

Chia sẻ: Huongdanhoctot_4 Huongdanhoctot_4 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

73
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mướp đắng có tác dụng giải độc, sáng mắt, giải nhiệt, hơn nữa còn có tác dụng giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch. Nhưng mướp đắng nên chế biến thế nào là tốt nhất?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mướp đắng - Quà tặng của thiên nhiên

  1. Mướp đắng - Quà tặng của thiên nhiên Mướp đắng có tác dụng giải độc, sáng mắt, giải nhiệt, hơn nữa còn có tác dụng giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch. Nhưng mướp đắng nên chế biến thế nào là tốt nhất? Quả mướp đắng - một vị thuốc quý Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Ngoài ra, mướp đắng còn có các tác dụng dược lý sau: - Chống các gốc tự do - nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường... - Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose. - Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2.
  2. Ở dạng nước sắc, quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa ho, mụn trứng cá(uống trong và bôi ngoài) và rôm sảy (uống trong và bôi ngoài, khi khô thì tắm). Cách bào chế: Mướp đắng tươi 200 g cắt nhỏ, sắc 3 lần với nước, mỗi lần lấy 1 bát, tất cả cô lại còn 1 bát, chia làm 3-4 lần uống (hoặc cả uống trong, bôi ngoài) trong ngày. Trẻ em dùng nửa liều trên. Nước ép quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa tiểu đường dạng 2 mới mắc (khi chưa phải dùng tân dược), phối hợp với các loại sulfamid chữa tiểu đường dạng 2 để tăng tác dụng, giảm liều và giảm tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, nước sắc quả mướp đắng tươi cũng giúp phòng chống các bệnh tim mạch, thần kinh, ung thư, lão hóa, giảm tác hại của tia xạ với người bệnh. Cách chế: Quả mướp đắng tươi rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ (bỏ hạt), cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ; sau đó cho vào túi vải sạch (đã tiệt trùng bằng cách luộc sôi 15 phút) vắt lấy nước, đun sôi 15 phút (nước 1). Bã cho thêm
  3. nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 500 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 2). Bã lại cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 300 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 3). Bỏ bã, gộp cả nước 1, nước 2, nước 3 đun sôi trong 15 phút. Chia liều: Nếu ban đầu có 1 kg quả tươi thì chia nước vắt thành 10 liều, mỗi ngày uống 1 liều ngay sau bữa ăn. Phần còn lại bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Sau khi uống mướp đắng, có thể tráng miệng bằng nước cỏ ngọt hoặc đường Aspartam (mua ở nhà thuốc) hay 1 thìa cà phê (5 ml) mật ong (nếu không bị bệnh tiểu đường thì tráng miệng bằng 1 thìa đường kính cũng được). Chú ý: Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm. Mướp đắng nên ăn sống hay nấu chín? Mướp đắng có tác dụng giải độc, sáng mắt, giải nhiệt, hơn nữa còn có tác dụng giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch. Nhưng mướp đắng nên chế biến thế nào là tốt nhất? Mướp đắng khi ăn sống sẽ hấp thụ toàn bộ giá trị dinh dưỡng. Nghiên cứu gần đây phát hiện, mướp đắng có tác dụng giải trừ chất béo, mỗi ngày ăn từ 2 - 3 quả mướp đắng sẽ giúp bạn chống béo phì. Bạn cũng có thể dùng nước đun sôi để chần qua hoặc xào nấu bằng dầu, vị
  4. đắng có thể giảm đi. Tuy nhiên thành phần dinh dưỡng trong mướp đắng khi xào nấu đã mất đi đáng kể. Người cao tuổi và người mắc bệnh tiểu đường, vì chân răng yếu nên thường phải đun nhừ, tốt nhất nên nấu canh mướp đắng để uống. Chú ý mướp đắng tính hàn, vì thế người có tỳ vị suy không nên ăn, ngoài ra phụ nữ mang thai cũng nên thận trọng. Tác dụng của mướp đắng: 1. Mướp đắng có tác dụng giải cảm, thông huyết bổ khí, bổ thận kiện tỳ, sáng mắt...điều trị bệnh kiết lỵ, cảm nhiệt, đau mắt....
  5. 2. Hàm lượng vitamin C trong mướp đắng tương đối cao có tác dụng phòng chống bệnh máu xấu, bảo vệ màng tế bào, phòng chống xơ cứng động mạch, bảo vệ tim... 3. Thành phần trong mướp đắng có thể phòng chống phát triển tế bào ung thư. 4. Mướp đắng có tác dụng hữu ích đối với giảm béo. Mướp đắng: Tiêu viêm, giải nhiệt, chống ung thư... Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư… đó chỉ là một trong rất nhiều tác dụng của mướp đắng. Tác dụng thực dưỡng theo khoa học: Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong mướp đắng có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt). Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.
  6. Giảm thấp đường huyết: Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường. Món ăn - bài thuốc từ mướp đắng: Tên khoa học: Momordica charantia L., thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae). Miền Nam gọi là khổ qua. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh). Mướp đắng trộn rau cần: Mướp đắng 150g; rau cần 150g, tương mè; tỏi nhuyễn mỗi thứ với lượng vừa. Trước tiên gọt bỏ vỏ, ruột mướp đắng cắt thành sợi nhỏ, trần qua nước sôi, rồi lại dùng nước lạnh dội qua, để ráo nước, sau đó trộn mướp đắng với rau cần, nêm thêm các vật liệu. Món ăn có tác dụng mát gan giảm huyết áp, thích hợp dùng cho người bệnh cao huyết áp. Trà mướp đắng: M ướp đắng 1 quả, trà xanh với lượng vừa. Mướp đắng cắt bỏ một phần trên, móc bỏ ruột, nhét trà xanh vào, treo trái mướp đắng ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch, cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi. Món trà này có tác dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt. Nước mướp đắng: Mướp đắng tươi 500g. Trước tiên rửa sạch mướp đắng, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250ml nước, nấu khoảng 10 phút. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt sáng mắt, thích hợp dùng cho người bệnh can hỏa (gan nóng) bốc lên, mắt đỏ sưng đau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2