intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỸ THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ THUỘC ĐỊA

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

96
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

MỸ THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ THUỘC ĐỊA Trong tất cả thời kỳ đầu của chế độ thuộc địa, có một đặc điểm rất đáng chú ý là Chính phủ Anh có rất ít ảnh hưởng mang tính kiểm soát ở đây. Tất cả các thuộc địa, ngoại trừ bang Georgia, đều xuất hiện với tư cách là các công ty của các cổ đông, hoặc sở hữu phong kiến nhờ chiếu chỉ của nhà vua. Việc nhà vua đã trao chủ quyền trực tiếp cho các công ty cổ phần hoặc các địa chủ đối với các khu định cư ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỸ THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ THUỘC ĐỊA

  1. MỸ THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ THUỘC ĐỊA Trong tất cả thời kỳ đầu của chế độ thuộc địa, có một đặc điểm rất đáng chú ý là Chính phủ Anh có rất ít ảnh hưởng mang tính kiểm soát ở đây. Tất cả các thuộc địa, ngoại trừ bang Georgia, đều xuất hiện với tư cách là các công ty của các cổ đông, hoặc sở hữu phong kiến nhờ chiếu chỉ của nhà vua. Việc nhà vua đã trao chủ quyền trực tiếp cho các công ty cổ phần hoặc các địa chủ đối với các khu định cư ở Tân Thế giới chắc chắn không có nghĩa là những người đi khai hoang ở Mỹ được tự do, nằm ngoài tầm kiểm soát từ bên ngoài. Chẳng hạn, theo các điều khoản trong điều lệ của Công ty Virginia thì toàn bộ quyền hành của chính phủ được trao cho chính công ty. Tuy nhiên, hoàng gia cho r ằng công ty sẽ nằm trong lãnh thổ của nước Anh. Do vậy, cư dân ở Virginia sẽ không có tiếng nói nhiều trong chính quyền của họ một khi nhà vua giữ quyền lực tuyệt đối. Dẫu vậy, tất cả các thuộc địa lại tự coi mình là các quốc gia hoặc các nước thịnh vượng chung, bình đẳng như nước Anh, và chỉ có quan hệ lỏng lẻo với chính quyền ở Luân Đôn. Ở một phương diện nhất định thì quyền lực tuyệt đối từ bên ngoài đã lụi tàn. Những người đi khai hoang - thừa hưởng truyền thống đấu tranh giành tự do chính trị ở nước Anh từ lâu - đã đưa những khái niệm tự do vào hiến chương đầu tiên của Virginia. Hiến chương quy định những người Anh đi khai hoang sẽ được hưởng tất cả các quyền tự do, quyền bỏ phiếu và quyền được miễn truy tố như họ đã sinh ra và sống ở vương quốc Anh của chúng ta. Do đó, họ cũng được hưởng tất cả mọi quyền lợi đã được quy định trong Đại hiến chương của nước Anh do vua John ban hành năm 1215 đảm bảo quyền tự do chính trị và dân sự cho người dân, và trong hệ thống án lệ. Năm 1618, Công ty Virginia đã ra chỉ thị cho vị thống sứ được cử sang cho phép những cư dân tự do trong các đồn điền được quyền bầu ra những người đại diện để cùng với viên thống sứ và hội đồng được bổ nhiệm thông qua các sắc lệnh vì lợi ích của thuộc địa.
  2. Các biện pháp này đã có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong toàn bộ thời kỳ thuộc địa. Kể từ đó, người ta đã nhất trí rằng những người đi khai hoang có quyền tham gia vào vào chính quyền của riêng họ. Trong mọi trường hợp, sau này khi ban chiếu, nhà vua đều quy định người dân tự do của xứ thuộc địa có quyền có tiếng nói trong việc ban hành những đạo luật ảnh hưởng đến họ. Do vậy, các chiếu chỉ ban cho gia đình Calverts ở bang Maryland, William Penn ở bang Pennsylvania, các chủ đất ở các bang Bắc và Nam Carolina và các chủ đất ở bang New Jersey đã nêu rõ đạo luật chỉ được thông qua nếu có sự chấp thuận của những người tự do. Trong nhiều năm ở vùng New England, thậm chí đã có một chính phủ tự trị hoàn thiện hơn so với ở các thuộc địa khác. Trên tàu Mayflower, những tín đồ Thanh giáo người Anh đã thông qua một văn bản pháp lý đảm bảo sự vận hành của chính phủ mang tên Hiệp ước Mayflower "để chúng ta đoàn kết lại thành một chính thể dân sự để đảm bảo tốt hơn trật tự của chúng ta... và từ đó soạn thảo, xây dựng và ban hành những đạo luật, sắc lệnh, luật, hiến pháp và cơ quan công bằng và bình đẳng... đáp ứng tốt nhất nhu cầu và thuận lợi nhất cho lợi ích chung của cả thuộc địa...". Tuy không có cơ sở pháp lý cho phép những tín đồ Thanh giáo người Anh thành lập một hệ thống chính phủ của chính họ, song không có ai phản đối việc làm của họ, đồng thời theo Hiệp ước Mayflower, những người định cư ở Plymouth trong nhiều năm đã có thể giải quyết những công việc của riêng họ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở Công ty Vịnh Massachusetts. Công ty này cũng được phép tự trị. Như vậy, toàn bộ quyền lực nằm trong tay những người sinh sống ở thuộc địa. Lúc đầu, khoảng mười thành viên ban đầu của công ty đến Mỹ đã cố gắng thiết lập chế độ chuyên quyền. Nhưng không bao lâu sau, những
  3. người đi khai hoang khác đã đòi hỏi có tiếng nói trong những công việc chung và tuyên bố bất kỳ hành động nào khước từ đòi hỏi chính đáng đó của họ đều có thể sẽ dẫn tới việc di cư hàng loạt. Các thành viên công ty đã phải chịu thua và quyền kiểm soát chính phủ đã được chuyển sang những đại biểu dân bầu. Kết quả là những thuộc địa khác ở vùng New England như bang Connecticut và bang Rhode Island - cũng đã trở thành những khu vực tự trị chỉ bằng cách đơn giản khẳng định họ không nằm trong tầ m kiểm soát của bất kỳ một chính quyền nào khác, và ngay sau đó đã xây dựng hệ thống chính trị của riêng họ theo mô hình của tín đồ Thanh giáo người Anh ở Plymouth. Chỉ trong hai trường hợp là yêu cầu cai trị bị loại bỏ. Đó là bang New York được ban cho em trai Charles đệ Nhị, Công tước xứ York (sau này trở thành vua James đệ Nhị) và bang Georgia được ban cho một nhóm những "người được ủy thác". Trong cả hai trường hợp này, những điều khoản về cai trị đã chết yểu vì những người khai hoang đã nhất quyết đòi được đại diện ở cơ quan lập pháp mạnh tới mức chẳng bao lâu sau chính quyền đã phải chịu thua. Giữa thế kỷ XVII người Anh đã sao lãng đến mức không theo đuổi chính sách thuộc địa vì cuộc Nội chiến (1642-1649) và nền cộng hòa Thanh giáo của Oliver Cromwell. Sau khi Charles đệ Nhị và triều đại Stuart được khôi phục vào năm 1660, nước Anh quan tâm tới quản lý thuộc địa hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, việc quản lý của họ vẫn kém hiệu quả và thiếu kế hoạch đồng bộ. Các thuộc địa phần lớn bị bỏ mặc để tự do xoay sở. Sự xa xôi cách trở do đại dương bao la cũng khiến cho việc kiểm soát các thuộc địa trở nên khó khăn. Thêm vào đó là tính chất rất riêng của cuộc sống ở nước Mỹ ở thời kỳ sơ khai. Xuất thân từ những đất nước có không gian chật hẹp xen lẫn là
  4. những thành phố đông dân, những người định cư đã tìm đến xứ sở dường như rộng lớn vô tận. Ở lục địa như vậy, các điều kiện thiên nhiên đã thôi thúc con người phát huy tinh thần tự lực và vì vậy những cư dân nơi đây đã quen với việc tự đưa ra những quyết định. ảnh hưởng của chính quyền đến những khu vực hẻo lánh rất chậm chạp. Do vậy, vô chính phủ là tình trạng phổ biến thường xuyên ở khu vực biên giới. Tuy nhiên, việc tự trị ở các chính quyền thuộc địa không có nghĩa hoàn toàn không có thách thức. Trong thập niên 1670, ủy ban Thương mại và Đồn điền trực thuộc hoàng gia được thiết lập nhằm áp dụng chế độ trọng thương ở thuộc địa đã tiến tới việc bãi bỏ hiến chương của Công ty Vịnh Massachusetts vì các thuộc địa chống lại chính sách kinh tế của Chính phủ Anh. Năm 1685, James đệ Nhị đã thông qua đề xuất thành lập lãnh thổ tự trị ở vùng New England và đưa các thuộc địa ở miền Nam kéo dài đến tận bang New Jersey vào thẩm quyền tài phán của New England, từ đó có thể tăng cường sự kiểm soát của hoàng gia đối với toàn bộ khu vực. Edmund Andros, thống sứ do hoàng gia cử sang, đã sử dụng mệnh lệnh hành chính để đánh thuế, áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn khác và bỏ tù tất cả những ai phản đối. Khi những tin tức về cuộc Cách mạng Vinh quang (năm 1688-1689) phế truất James đệ Nhị lan tới Boston, toàn bộ dân chúng đã nổi dậy và tống giam Andros. Theo hiến chương mới, Massachusetts và Plymouth lần đầu tiên đã được hợp nhất vào năm 1691 thành thuộc địa Công ty Vịnh Massachusetts trực thuộc hoàng gia. Các thuộc địa khác ở vùng New England nhân đó cũng nhanh chóng khôi phục lại chính quyền trước đây của họ. Tuyên ngôn về Quyền và Đạo luật Khoan dung của người Anh ban hành năm 1689 đã khẳng định quyền tự do thờ phụng của tín đồ Cơ- đốc giáo ở các thuộc địa cũng như ở Anh, và có những quy định hạn chế quyền lực của hoàng gia. Cũng
  5. quan trọng không kém là Chuyên luận thứ hai về chính quyền của John Locke (năm 1690) - cơ sở lý luận chính của cuộc Cách mạng Vinh quang. Chuyên luận của ông đã nêu lý thuyết về chính quyền không dựa vào quyền lực thần thánh, mà dựa vào khế ước. Chuyên luận thừa nhận con người ngay từ khi sinh ra đã được tự nhiên ban cho quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu, do đó cũng có quyền nổi loạn khi chính phủ vi phạm quyền của họ. Đến đầu thế kỷ XVIII gần như tất cả mọi thuộc địa đều nằm dưới quyền tài phán trực tiếp của Hoàng gia Anh, nhưng lại theo những nguyên tắc được xác lập qua cuộc Cách mạng Vinh quang. Các thống sứ tìm cách thực thi những quyền mà nhà vua đã bị tước đoạt ở nước Anh, nhưng cơ quan lập pháp của thuộc địa, nhờ biết được những sự kiện diễn ra ở nước Anh, đã quyết tâm khẳng định quyền và quyền lợi tự do của họ. Thế mạnh của họ thể hiện ở hai quyền quan trọng cơ bản tương tự như của Quốc hội Anh - quyền bỏ phiếu về thuế và chi tiêu, và quyền đề xuất các dự luật chứ không chỉ đơn thuần phản ứng lại các đề xuất của thống sứ. Các cơ quan lập pháp đã sử dụng những quyền này để giám sát quyền lực của thống sứ do hoàng gia cử tới và để thông qua các dự luật khác nhằm mở rộng quyền và phạm vi ảnh hưởng của họ. Những mâu thuẫn liên tục diễn ra giữa thống sứ và cơ quan lập pháp đã khiến bầu không khí chính trị ở thuộc địa ngày càng trở nên hỗn độn và càng khiến những người đi khai hoang ý thức về sự khác biệt trong lợi ích giữa Mỹ và Anh. Trong nhiều trường hợp, giới chức ở hoàng gia không hiểu ý nghĩa quan trọng trong việc làm của cơ quan lập pháp thuộc địa, và do vậy họ đã thờ ơ không để ý. Tuy nhiên, những tiền lệ và các nguyên tắc được xác lập trong các cuộc xung đột giữa cơ quan lập pháp thuộc địa và các thống sứ cuối cùng đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hiến pháp bất thành văn của các thuộc địa. Bằng cách đó, các cơ quan lập pháp địa phương đã khẳng định được quyền tự trị của họ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1