Mỹ từ đen: Khám phá ma lực của ngôn từ (Phần cuối)
lượt xem 68
download
Ted Turner đã từng gọi Rupert Murdoch là “nỗi nhục ” của báo chí. - Ai là người dám gọi Chủ tịch HĐQT Microsoft Ballmer là “Ballmer và Butthead”? Đó chính là Scott McNealy – Chủ tịch HĐQT của Sun Microsystems. Ai đã đổi tên Windows C.E. thành “wince” (nghĩa là “rụt lại”)? Lại cũng là McNealy. Ai dám biến từ “Outlook” thành “Look out” (nghĩa là “cẩn thận!”)? Cũng lại McNealy. - Để xóa tên hãng Microsoft khỏi màn hình, Chủ tịch HĐQT Oracle - Larry Ellison - đã phải sử dụng tới các hiệu ứng sân khấu. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mỹ từ đen: Khám phá ma lực của ngôn từ (Phần cuối)
- Mỹ từ đen: Khám phá ma lực của ngôn từ (Phần cuối) - Ted Turner đã từng gọi Rupert Murdoch là “nỗi nhục ” của báo chí. - Ai là người dám gọi Chủ tịch HĐQT Microsoft Ballmer là “Ballmer và Butthead”? Đó chính là Scott McNealy – Chủ tịch HĐQT của Sun Microsystems. Ai đã đổi tên Windows C.E. thành “wince” (nghĩa là “rụt lại”)? Lại cũng là
- McNealy. Ai dám biến từ “Outlook” thành “Look out” (nghĩa là “cẩn thận!”)? Cũng lại McNealy. - Để xóa tên hãng Microsoft khỏi màn hình, Chủ tịch HĐQT Oracle - Larry Ellison - đã phải sử dụng tới các hiệu ứng sân khấu. Tại một buổi lễ, ông ta đã thu hút sự chú ý của hàng ngàn đại diện của thế giới Internet bằng một bức thư điện tử giả “I love you, Larry”, đi kèm với những tiếng kêu thất thanh “Virus! Virus!”. Ellison gọi Microsoft là “Công ty của Ngài Hay hờn dỗi”, để chứng tỏ cái sự ghét cay ghét đắng kẻ cạnh tranh của mình. - Những “cuộc chiến” tương tàn giữa Coca-Cola và Pepsi, Burger King và McDonald’s hay Ford và General Motors cũng luôn nhuốm màu khẩu khí! Ứng dụng của mỹ từ đen Dựa vào tác phẩm của Ciceron và Nghị sỹ Anh William Herard Hamilton, người đã phân tích hàng ngàn lời phát biểu tại Hạ viện từ năm 1754 tới 1796, trong cuốn sách của mình, Wolf Schneider đã nghĩ ra một số qui tắc mỹ từ tinh xảo mà tôi xin được mạnh dạn công bố là qui tắc chung như sau: 1. Biện pháp thể hiện phải đơn giản và chuẩn xác – “nhìn vào miệng thiên hạ” (Luther). Việc sử dụng chuẩn xác và sống động các phương tiện ngôn ngữ chính là chìa khóa dẫn tới thành công trong giao tiếp. Đồng thời, sức mạnh của lời nói không phải chỉ bao hàm trong sự rõ ràng của các cách tư duy đơn giản, mà cả trong sự tinh tế của những kết luận sắc xảo, mà mục đích ứng dụng chúng thật ra chỉ có một: làm sao có sức thuyết phục tối đa. 2. Người nói phải tách bạch rõ những luận điểm cơ bản ràng trong lời nói của mình.
- Để minh chứng, Schneider dẫn ra ví dụ về tờ truyền đơn năm 1789, nghĩa là từ thời Cách mạng Pháp, khi mà tác giả của nó - linh mục Sieyes - dùng những từ sau để nói về vai trò của giai cấp vô sản, đông đảo quần chúng nhân dân (đẳng cấp thứ ba): “Đẳng cấp thứ ba là gì? Tất cả! Giờ đây nó là gì? Chẳng là gì! Nó cần gì hôm nay? Tất cả!” Các quan điểm cơ bản cần được trình bày trong vài giây hay một phút, ý tưởng chính phải dễ hiểu và có sức thuyết phục. Do đó, nếu diễn giải theo cách hiểu ngày nay thì tờ truyền đơn này cần phải được kết thúc chắc chắn bằng một lời kêu gọi hành động: “Hãy giúp đỡ chúng tôi thay đổi tình thế hiện tại bằng con đường cách mạng!”. 3. Ý tưởng chính có sức thuyết phục, một tuyên bố về sứ mệnh rõ ràng) sẽ tập trung tiêu điểm vào toàn bộ thông điệp. Nền âm thanh xã hội đi kèm lời nói, các khẩu hiệu nhằm nhấn mạnh ý tưởng. Những luận chứng nắm lại thành quả đấm không thể nào là ý tưởng để biến thành lời nói, còn các mệnh lệnh biến đổi điều gì đó, so với các dòng tít khẩu hiệu, mà theo lối diễn tả của nhà văn Mỹ Norman Mailer(1965), chuyển tải “các sự kiện lịch sử thế giới dưới hình thức viên nhộng”. Không chỉ có Show biết chuyện một lời hiệu triệu chiến đấu viết đạt đã có thể đảm bảo một nửa chiến thắng. 4. Tiếp theo việc điều tiêu thông điệp cần thường xuyên nhắc lại ý tưởng chính. Câu nói kinh điển của Cato (234-148 trước CN- chính trị gia La mã cổ đại) “Giả định rằng, đô thành Carthage phải bị phá hủy” từ lâu đã nhắc chúng ta rằng, việc lặp lại ý tưởng chính sẽ củng cố nó một cách chắc chắn trong nhận thức của người đối thoại, khiến mọi thứ thêm hấp dẫn và có sức thuyết phục. Trong quá trình thí nghiệm khoa học được tiến hành tại một trường đại học của Michigan, người ta đưa lên trang chủ trên web-site của trường những từ được đặc biệt nghĩ ra cho mục đích này, kiểu như “Zabulon” hay “Civadra”. Và kết quả
- ra sao? Chúng càng thường xuyên được nhắc lại, thì sự tiếp thu chúng càng trở nên tích cực. Các phương án cắt nghĩa chúng cũng ngày càng trở nên tích cực. 5. Sự tương phản đen – trắng tuyên bố quan điểm. Thậm chí nếu lời nói hay sự lập luận đem tới cho người cùng đối thoại vô số các cơ hội để phản ứng, trong những sự đối lập “có hay không”, “hoặc là - hoặc là”, “đen hay trắng” thể hiện một xu hướng, một niềm tin nhất định của người nói. Sự cần thiết lựa chọn gây khó khăn cho việc tiếp cận với ý tưởng chính, và không phải tự nhiên mà từ giới thiệu lại có nghĩa là “đệ trình” (quan điểm của mình). 6. Sự xóa nhòa ranh giới giữa sự thật và giả dối, giữa thông tin và sự cố ý che giấu nó đem đến ưu thế. Người nào bác bỏ từng điểm một các luận chứng riêng rẽ hoặc nói chung tất cả những gì nghe được sẽ khiến đối tác của họ cảm thấy bối rối. Song, chỉ người nào thọc dao vào chỗ dễ tổn thương nhất mới thành công. Sự giải thích quá tỉ mỉ và phức tạp sẽ làm loãng mất cơ sở của lập luận. Ví dụ về sự đơn giản và dễ hiểu cho ta thấy một trong các giáo lý nổi tiếng của nhà thờ: “Tôi tin, nghĩa là có Chúa” – ngay cả nếu bạn cho là không có. 7. Sự thành công chỉ hiện diện bởi các phát ngôn có địa chỉ. Người nào chỉ quan tâm tới việc bãi bỏ lập luận của đối phương sẽ để lại cho đối phương vô số cơ hội rời bỏ thất bại. Ép đối thủ nói để khiến anh ta trở nên bối rối — đó mới là điều cần đạt tới khi phản đối anh ta. Và khi đó, thành công mới được đảm bảo. Cũng cần không chỉ kêu gọi công chúng, mà phải túm họ đúng chỗ hiểm và khiến mọi người tự hỏi: “Vậy chuyện này can hệ cá nhân gì tới mình?” Tình cảm của người nghe là chìa khóa tới thành công của kẻ nói.
- Những kẻ phá lệ nắm rõ nghệ thuật lịch thiệp loại bỏ kẻ thù, phân tích kỹ càng, tuyên bố những luật lệ đó là vô tích sự và, cuối cùng là hoàn toàn phủ nhận sự sáng suốt và kinh nghiệm của các đồng nghiệp của mình. Cuối cùng, các ý tưởng bị thủ tiêu và bác bỏ toàn bộ như những thứ không thể ứng dụng trên thực tế. Bất kể cuộc tranh luận chính trị nào được khơi ra trong đời sống xã hội đều được tổ chức theo trật tự logic này. Với vẻ thành thạo và cảm xúc dâng trào, những kẻ phá lệ đề nghị các đồng nghiệp cùng chơi, biến họ thành thành người chơi hay một cái gì đó tồi tệ hơn - thành quả bóng để đá qua đá lại với những người chơi khác, tung hỏa mù bằng những hành động ngoại giao khéo léo, lập ra các qui tắc mới rồi lại phá vỡ chúng… - và cuối cùng, chiến thắng nhờ ưu thế cá nhân, dựa trên những lời kêu gọi đầy kích động về sự giúp đỡ xuất phát từ các đối tác bất lực: trò chơi – ván chơi – chiến thắng của một bên. Và sự thất bại của những kẻ còn lại. Dĩ nhiên, tất cả chuyện này chỉ là một trò vui tuyệt vời, trong đó nữ đồng nghiệp dám phản đối có thể bị gọi là “con dê” với “cái logic đàn bà” điển hình, còn anh bạn đồng nghiệp chống đối sẽ trở thành “kẻ cá nhân chủ nghĩa” đang kìm hãm sự phát triển của tập thể. Bạn giả định rằng những trò chơi này hoàn toàn vô hại? Liệu bạn có dám thề không? Đối với những kẻ phá lệ, chiến thắng không chỉ là tất cả mà là thứ duy nhất có ý nghĩa. Vì suy cho cùng, điều đó rõ ràng cho thấy những kẻ khiêu khích - biện chứng phá lệ đang khéo léo xô đẩy các ý tưởng của mình dựa vào tất cả các ý tưởng còn lại, hành động một cách ích kỷ và khéo léo theo kịch bản do chính họ nghĩ ra. Có thể, bạn muốn Ngài Biện chứng tuyên bố luôn về các mục đích và động cơ, các kế hoạch và tính toán, các hình dung và khái niệm của mình?
- Vấn đề không phải thế, vì trong trường hợp này, những đồng nghiệp ít được tôn trọng của họ sẽ đổ xô vào chỉ trích. Anh ta sẽ lâm vào tình thế rất nguy hiểm, nếu cuộc nói chuyện thật sự trở nên cụ thể và bắt đầu sự thảo luận nghiêm túc mang tính xây dựng về lời đề nghị từ phía anh ta – không có trò chơi gì, không có đất để mà diễn và thực hành các chiến lược giao tiếp tinh tế nữa. Không có nạn nhân thì điều đó chắc sẽ chẳng vui đến thế. Rõ ràng, một nhà biện chứng được thông thạo như vậy mà bất kể kẻ phá lệ nào cũng có thể nhập vai, biết rút khỏi bất kỳ tình huống nào. Thay vì làm cho cuộc nói chuyện trở nên cụ thể hơn và châm ngòi cho sự xung đột của các quan điểm đối lập, anh ta sẽ cố gắng giảm bớt căng thẳng, bắt chuyện người này, làm rối trí người kia, và đưa được cuộc nói chuyện vào đi vào ngõ cụt. Từ góc độ người chơi của anh ta, điều đó khó có thể có ích vì khi sự rối loạn tập thể lên tới cao trào, anh ta sẽ đột ngột đổi hướng cuộc tranh luận, và một lần nữa vào vai vị cứu tinh của tất cả mọi người khi đưa ra, có vẻ như bị bắt buộc, cách giải quyết của mình đối với vấn đề. Các hành động của anh ta dẫn tới việc cả đội bị rơi ra ngoài boong tàu của cuộc tranh luận, và cuối cùng, khi chẳng còn ai đòi hỏi kết quả, và thảm hoạ có vẻ là điều không thể tránh khỏi, anh ta sẽ cầm lái và khéo léo đưa con tàu lạng lách qua các tảng đá ngầm giao tiếp do chính mình tạo ra. Anh ta trở thành người hùng của ngày vào chính thời điểm nguy kịch nhất, khi không ai còn hy vọng được cứu, và sự hàm ơn của tất cả đã chắc chắn đảm bảo cho anh ta. Những người biện chứng nắm chắc nghệ thuật biểu dương “ưu thế của kẻ chiến thắng bằng các phương tiện ngôn ngữ” theo kịch bản của riêng mình. Là những người phá lệ sành sỏi, bọn họ, dĩ nhiên, định hướng rất giỏi trước hết trong giao tiếp nổi trội, biết điều khiển cuộc nói chuyện theo cách của mình, tranh thủ sự ủng hộ của tất cả các thành viên và thuyết phục những người còn lại tin vào sự (có vẻ) trung dung của mình vì lợi ích của công việc. Bọn họ che giấu khả năng của
- mình, song không bao giờ quên chúng và có thể bỏ qua chuyện nhỏ, để sau đó toả sáng với sự háo danh của mình. Nhân dây, chúng ta hãy cùng nhớ lại phát biểu của Rupert Lay: “Không ít người chiến thắng đã thể hiện ưu thế của mình trong cuộc nói chuyện. Đôi khi họ học được cách nói chuyện thượng lưu. Tuy nhiên, không hiếm khi các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để ngụy trang ưu thế của người chiến thắng, cái có thể ẩn sau sự thể hiện thiện cảm, ác cảm, ngạc nhiên, khen ngợi, yêu cầu về lời khuyên hay giúp đỡ”. Trong cuốn sách mà chúng ta đã trích dẫn Wolf Schneider cũng dùng cách tương tự tiếp cận với vấn đề: «Vấn đề chính: mỹ từ là nghệ thuật của kẻ yếu, cho phép họ đối đầu được với kẻ mạnh, hoặc của kẻ mạnh đang khao khát quyền lực của ngôn từ, để củng cố ưu thế của bản thân?» Câu trả lời có vẻ đã quá rõ. Những kẻ phá lệ và các bậc thầy biện chứng chơi bằng tất cả các phương tiện và khả năng ngôn từ, dù vô tình hay cố ý, toàn bộ sắc màu của tranh luận biện chứng, với sự dễ dàng như nhau khi dẫn dắt cuộc nói chuyện một cách công khai hay kín đáo, trực tiếp hay gián tiếp định hướng cuộc chơi của mình, khéo léo sử dụng trong câu chuyện hay tranh luận hằng hà sa số những thủ pháp chiến lược phong phú. Đằng sau tấm màn giao tiếp mờ ảo, có vẻ như dựa trên các nguyên tắc quan hệ đối tác, và, dĩ nhiên, cả sự bình đẳng, được che đậy bởi mối quan tâm về lợi ích của mỗi người, bọn họ bày trò ngay bên bàn các cuộc đàm phán công việc mang tính xây dựng theo các qui tắc của mình, tự do lựa chọn và thay đổi các chiến thuật khác nhau. Bởi chỉ mục đích mới có ý nghĩa, và mục đích không phải là con đường, mà là chiến thắng, của mình hay của quan điểm của mình. Nếu nhìn nhận chuyện này một cách khách quan, có thể nhanh chóng kết luận, rằng vốn tiết mục của những kẻ phá lệ và các trò tinh vi của họ hầu như không biết tới giới hạn, hoặc họ tự do vượt qua chúng, các ý tưởng chiến thuật và phương pháp của họ không thể chê được về cách thể hiện ngôn ngữ, đầy sáng tạo
- và không thể hiểu nổi có động cơ gì, sự diễn đạt của họ rất biểu cảm, còn các bước ngôn từ thể hiện toàn bộ bảng phối màu của các phương thức giao tiếp thành thật và không thành thật đã được lựa chọn với tất cả sự phong phú tinh tế của nó. Phương pháp là mục tiêu? Hãy quên điều đó đi, mục tiêu là mục tiêu; nếu con đường bằng phẳng đã chọn không dẫn tới mục tiêu vạch ra, những kẻ phá lệ nhanh trí sẽ len qua rừng rậm ngôn từ của các hôị nghị, băng qua sự hỗn độn của các cuộc tranh luận tập thể, phá bỏ -chủ yếu nhờ vào các câu nói hay mô típ ghê người- các cây cầu cũ đã được kiểm tra, phác hoạ các sơ đồ và lên kế hoạch, bố trí các biển chỉ dẫn và dựng nên những nhịp cầu treo mới. Họ bội tín liên kết với các đối tác khác, xé bỏ và ký kết các giao ước, kiếm tìm các đồng minh mới và ra tuyên bố về sự đoàn kết nhất trí của mình, lớn tiếng thề bồi trung thuỷ và lẩn trốn vào triết học, nhân thêm sự hăng hái rồi lại dịu đi. Song, không đời nào bỏ qua mục đích của mình, và không hề nao núng, họ bắt tất cả các mục đích của tập thể phục tùng mục đích mình theo đuổi, bởi các quyền lợi của bản than đối với họ là trên hết. Thế giới của họ là sự thay đổi không ngừng tình cảm và cảm xúc; cái “ÂM-DƯƠNG” giao tiếp chính là triết lý cuộc sống của họ. Nhu mỳ ở nơi chúng ta chờ đợi sự phản kháng kịch liệt, và phản kháng kịch liệt khi chúng ta cuối cùng dám hy vọng vào sự thoả hiệp. Sự thay đổi các luật chơi có từ trước và tuyên bố luật mới, sự lầm lạc liên kết, những sự phỏng đoán linh cảm – đó là cuộc sống của họ, và bất kỳ sự thay đổi nào đối với họ cũng đều là tự nhiên như thay áo. Mỹ từ đen là sự nhất quán của trò chơi được đặc biệt tạo ra và thường xuyên trở lại theo chu kỳ dưới hình thức quan hệ giao tiếp mà bề ngoài đã mất đi cái ẩn ý, nhưng thực ra bên trong chịu sự chi phối của các động cơ thầm kín, mà theo bản chất hoàn toàn là ích kỷ và vị kỷ. Tóm lại, nó có thể được định nghĩa như một sự kế tiếp của các hành động riêng lẻ không thể hiểu nổi và không phải lúc nào cũng hướng tới kết quả, dẫn tới một cái bẫy giăng ra rất khéo hoặc được sử dụng nhằm thực hiện một thủ đoạn bẩn thỉu, biện chứng, bất đồng, song nhất định mang tính khiêu khích và có kết quả. Và nếu cần, những kẻ phá lệ sẽ xé toạc những cấu trúc tư duy rối rắm cùng những cuộc nói chuyện mang tính xây dựng bằng những câu
- sắc xảo đến “chết người”. Có gọi đó là cú đấm thắt lưng thì họ cũng chẳng bận tâm. CÁC QUI QUI TẮC CHÍNH CỦA MỸ TỪ ĐEN Mỹ từ đen - là sự vận dụng tất cả các phương tiện và biện pháp mỹ từ trong đàm phán hoặc phát biểu để xoay chuyển câu chuyện theo ý mình và đưa người phản biện hoặc người nghe đến với kết luận bạn mong muốn. Vì thế mỹ từ đen chịu sự chế định của các qui tắc nhất định khi dẫn dắt câu chuyện. Một vài qui tắc quan trọng nhất xin được trình bày dưới đây. Qui tắc: ANH TA hay là TÔI - thông điệp nặc danh hóa Mọi người đều rõ rằng, một số người có thói quen tự hạ thấp nhân phẩm, tự giới thiệu bản thân và cuộc sống của mình không theo cách tốt nhất. Các chuyên gia giao tiếp gọi đó là kiểu hành xử bề ngoài, nghĩa là nó che giấu bộ mặt thật của con người bên dưới lớp vỏ ngụy trang một vai diễn nhất định, tự giảm bớt các phẩm chất tích cực của cá nhân con người đó, hoặc nói chung là đánh mất khả năng thể hiện mình. Ở trang 11 của cuốn tiểu thuyết Er oder Ich (ANH TA hay là TÔI – ND), Sten Nadolny, một trong những nhà văn đương đại có nhiều độc giả nhất của nước Đức, đã mô tả hiện tượng kỳ lạ này như một cái gì đó tích cực, bởi vì nhân vật chính (phản) diện của ông đã cố tình sử dụng lối nặc danh kiểu này: “Khi ghi lại sự quan sát nào đó, có thể đặt chủ ngữ là TÔI hoặc ANH TA, mặc dù vẫn hiểu ngầm là TÔI. Cái TÔI ráp nối ý tưởng, cái ANH TA lại giữ khoảng cách, để lại không gian cho sự tưởng tượng bay bổng. TÔI không thể dễ dàng đặt bút ký tên dưới một câu chuyện hư cấu, trong khi ANH TA lại có thể. “TÔI” và “ANH TA” сó dung lượng khác nhau”. “ANH TA là cố vấn chiến lược của nhiều nhân vật đáng kể trong lĩnh vực kinh tế và chính trị” - câu nói như vậy khiến người ta tin hơn một câu tương tự với chủ từ “TÔI”. Rồi tiếp theo: “Xuất hiện ngay câu hỏi: Người nói thế về bản thân mình là người nào vậy? Chắc
- hẳn, đó là lời nói của một nhân vật rất đáng kính trong giới doanh nhân và chính trị gia? Về cái “TÔI” đó chúng ta nói rằng anh ta diễn đạt quá phô trương, và ta sẽ đưa ra kết luận của mình. TÔI và ANH TA cũng giống như những tấm lưới đánh cá; một tấm thì nhiều cá bé, trong khi tấm kia bắt được ít hơn, nhưng kích cỡ thì khỏi phải nói!” Tuy nhiên, Nadolny phân tích trong khi buộc nhân vật Ole Reuter của mình cố ý chọn lựa cách này hay cách khác để diễn đạt. Kinh nghiệm riêng của tôi cho thấy sự việc không hẳn thế - nhiều nhà quản lý cấp thấp và cấp trung thường là đàn ông đều gặp phải những rắc rối lớn với với việc nặc danh. Ví dụ, họ nói “Ai đó đang thăng tiến, có việc làm...” – nhưng đồng thời, sự tương đồng với nhân vật lại rất lờ mờ, trong khi trách nhiệm về sự đồng tình với điều gì đó hay hứa hẹn gì đó lại có vẻ tù mù. Cái “Ai đó” sẽ lật tẩy ngay sự không quyết đoán và thiếu tự tin của người nói, gạt anh ta khỏi hành động và làm lộ rõ tính tương đối của những yếu điểm có thể có. Các lỗi lầm và sơ suất tự tuyên bố ra có vẻ hoàn toàn vô hại, trong khi sự bối rối của bản thân lại được mô tải hoàn toàn khác, còn những tình cảm cá nhân thì hoàn toàn được giấu kín. Các cấu trúc nặc danh chấp nhận nhân cách không rõ ràng, phi nhân cách hóa các mưu mô và sự kiện, đồng thời gỡ bỏ khỏi tâm trí gánh nặng của điều chưa nói. Nadolny tiếp tục cuốn tiểu thuyết của mình một cách hài hước: “Còn về chuyện viết lách này: mấy chục năm nay anh ta [tức Ole Reute] thực hành phương pháp độc đáo của mình về giữ cự ly theo kiểu cố gắng kể về mình, về các hành vi của mình bằng ngôi thứ ba, và khẳng định rằng bằng cách đó, cùng với người kể chuyện “trung lập”, thực ra là chính anh ta, cái liên minh điều chế sự thật (một cái gì đó kiểu trong “Anabasis” của Xenophon. Cùng với đó, ông ta cho rằng biện pháp này mang tới cơ hội được “thấy” nhiều hơn. Hoài công, vì công sức của anh ta vẫn bị gọi là “nhắm mắt lại và đừng nhìn” và cho phép anh ta cảm thấy tự tin chỉ ở
- nơi sự sầu thảm của thế giới được coi như tiếng rì rào không rõ nét của của đại dương đang dậy sóng ở nơi nào đó xa xăm» (trang. 49 và các trang tiếp). Quả thật: các cấu trúc nặc danh cho phép né việc xác định danh tính và đôi khi khiến chúng ta nhẹ bớt gánh nặng cuộc sống thường ngày. Mặt khác, chẳng lẽ chúng ta không gạch bỏ những cấu trúc như thế khỏi mỗi công văn như lặp lại sự mất cá tính ngôn từ ư? Xin hãy cảnh giác hơn, kiểm tra tất cả những cái “ai đó” … một cách nghiêm khắc hơn cách bạn từng làm trước đây. Mỗi khi có cuộc điện thoại quan trọng, hãy bật máy ghi âm, và nhờ nó, hãy kiểm tra cách mà bạn sử dụng từ với các đại từ TÔI và ANH TA, cũng như các cấu trúc nặc danh hóa. Có thể chúng ta đang dùng các cấu trúc nặc danh một cách có ý thức để tránh phải phát âm từ “tôi” nghe không tiện cho lắm? Ví dụ, ai đó nói: “Tôi hoàn toàn mất phong độ, đường công danh của tôi chấm hết rồi, và giờ đây tôi đang đi thụt lùi!” Trong trường hợp đó, xuất phát từ tình cảm chân thành, chúng ta sẽ vỗ vai anh ta một cách thông cảm và lẩm bẩm đại khái là yên tâm đi, mọi việc sẽ đâu vào đó… Ngược lại, khác với những câu có từ TÔI, các cấu trúc nặc danh sẽ không đem tới cho lời nói các tín hiệu khơi gợi sự thương hại, vì chẳng có ai kêu ca về gánh nặng của mình. Những cấu trúc như vậy phát tín hiệu cho thấy sự thanh thản nội tâm của người nói. Tồi tệ hơn, thay vì kêu ca để cầu xin sự thương hại như trong thí dụ trước, các cấu trúc này mở ra cơ hội được phô ra sự nhẫn nhịn tâm lý sâu sắc và giả tạo: chúng ta đứng trên đỉnh cao của cuộc đời (đỉnh tiếp theo mãi chưa tới, đỉnh hiện tại thì đang qua đi), và thấy rằng mọi thứ trên đời này đều là thứ phù du. Sự xuống dốc của cá nhân mình chỉ biến thành quả đạn pháo cho một cuộc chơi không cá tính từ cự ly đằng xa. Song, các nhà quản lý giỏi (đấy là chưa kể tới những người thành đạt!) hoàn toàn không cần tới điều đó. Hãy xếp những trò chơi đó lại và hãy phân tích! Hãy cầm lấy bản gốc hoặc bài phát biểu sắp tới của mình, và gạch dưới
- tất cả các cấu trúc nặc danh. Hãy đọc thành tiếng những trường đoạn đó bằng ngôi thứ nhất, và luyện giọng với cái TÔI của mình!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn