intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nail và những bệnh lý do làm đẹp

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

93
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nail và những bệnh lý do làm đẹp Những bộ móng vẽ, tô sơn cầu kỳ, lạ mắt được nhiều chị em ưu chuộng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe vì những hóa chất có trong công nghệ làm móng. Nhiễm khuẩn móng Nhiều chị em phụ nữ biết tác hại của sơn móng nhưng vẫn dùng. Một biểu hiện dễ dàng nhận thấy với người đánh móng thường xuyên đó là móng ngả vàng, dễ gãy, bề mặt không còn độ bóng… Người được sơn, vẽ móng đều phải cắt sát chân móng làm mất đi lớp bảo vệ....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nail và những bệnh lý do làm đẹp

  1. Nail và những bệnh lý do làm đẹp Những bộ móng vẽ, tô sơn cầu kỳ, lạ mắt được nhiều chị em ưu chuộng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe vì những hóa chất có trong công nghệ làm móng. Nhiễm khuẩn móng Nhiều chị em phụ nữ biết tác hại của sơn móng nhưng vẫn dùng. Một biểu hiện dễ dàng nhận thấy với người đánh móng thường xuyên đó là móng ngả vàng, dễ gãy, bề mặt không còn độ bóng… Người được sơn, vẽ móng đều phải cắt sát chân móng làm mất đi lớp bảo vệ. Do vậy khi tiếp xúc với hóa chất da rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm (chân móng bị sần sùi, viêm đỏ). Những biến chứng thường gặp nhất như: Nhiễm khuẩn móng với biểu hiện viêm quanh móng, chín mé, hay u hạt nhiễm khuẩn do quá trình sửa móng, dụng cụ dùng chung không được vô khuẩn. Móng chọc thịt do trong quá trình sửa móng, móng bị cắt quá sâu, khi móng phát triển sẽ chọc vào các tổ chức quanh móng gây hiện tượng móng chọc thịt. Viêm da tiếp xúc với chất sơn móng do cơ thể có cơ địa dị ứng với varnish hoặc các chất có trong móng giả như methyl methacrylate, hay cyanoacrylate. Biểu hiện là các thương tổn chàm ở quanh các móng tay, viêm da tiếp xúc ở mi mắt, cằm, cổ (do bệnh nhân gãi và gây viêm da tiếp xúc). Nhiều chị em phụ nữ biết tác hại của sơn móng nhưng vẫn dùng.
  2. Các biến đổi của móng như trắng móng, tách móng, teo móng. Đặc thù của móng là thời gian phá hủy và tái sinh ngang nhau, việc dùng nhiều hóa chất cũng biến dạng và ảnh hưởng đến chất lượng móng sau này. Những tác hại của sơn móng không biểu hiện khi dùng vài lần đầu tiên mà sẽ thấm dần. Để đảm bảo có bộ móng đẹp và an toàn chị em nên đến cơ sở làm móng tin cậy, nhân viên làm móng cũng phải có trình độ chuyên môn. Phòng bệnh Để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chị em tuyệt đối không nên che lấp móng tay bằng đủ loại hóa chất thường xuyên bởi móng tay (chân) còn là nơi thông báo tình trạng sức khỏe của mỗi người. Khi vẽ móng, chị em thường phải đeo móng tay gỉa được làm bằng chất nhựa Acryl-ic và hít phải nhiều chất độc hại. Chất nhựa làm cho chân móng phù, đau, rất dễ nhiễm trùng. Sau khi đắp móng xong, thợ thường đề nghị khách đi rửa tay, với xà phòng vì loại hóa chất bôi lên móng sẽ làm móng bị đau. Móng thật bị mài nhiều để kết nối khi đắp móng giả nên cũng rất dễ bị tổn thương. Điều trị Khi mới bị nhiễm trùng móng như chín mé, cần giữ sạch chỗ bị áp xe để tránh bị nhiễm trùng thêm, có thể ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng với nước chín để nguội, thoa dung dịch sát khuẩn hay các loại kháng sinh dưới dạng crème hay pomade hoặc kháng sinh dạng nước. Nếu bệnh không giảm sau 1 – 2 ngày, cần phối hợp kháng sinh đường uống. Nếu chín mé do herpes thì dùng acyclovir uống với liều 200 mg, uống 4 – 5 lần mỗi ngày, dùng trong 7 -10 ngày. Cần tránh làm trầy xước đầu móng. Khi làm móng cần sát trùng cẩn thận vùng da – móng và dụng cụ cần được hấp vô trùng cẩn thận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2