YOMEDIA
ADSENSE
Nấm Linh chi vàng (Hoàng chi) Tomophagus khổng lồ giàu hoạt chất tăng cường chống ung thư phổi thu được ở Việt Nam
33
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Các phân tích vi hình thái, sinh lý nuôi cấy và đa gene (Multigene Analysis) mới đây trong nghiên cứu hợp tác quốc tế đã chứng tỏ chi Tomophagus hiện có 2 loài và được nêu rõ hơn trong bài viết "Nấm Linh chi vàng (Hoàng chi) Tomophagus khổng lồ giàu hoạt chất tăng cường chống ung thư phổi thu được ở Việt Nam". Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nấm Linh chi vàng (Hoàng chi) Tomophagus khổng lồ giàu hoạt chất tăng cường chống ung thư phổi thu được ở Việt Nam
- NẤM LINH CHI VÀNG (HOÀNG CHI) TOMOPHAGUS KHỔNG LỒ GIÀU HOẠT CHẤT TĂNG CƢỜNG CHỐNG UNG THƢ PHỔI THU ĐƢỢC Ở VIỆT NAM Lê Xuân Thám1, Thái Văn Nam1, Phạm Ngọc Dƣơng2, Lê Thanh Nhàn3, Đặng Ngọc Quang4, Jean-Marc Moncalvo5, Ye-Fei Sun6 & Bao-Kai Cui6 1 Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH) 2 Vườn Quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai 3 Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh 4 Đại học Sư phạm Hà Nội 5 Đại học Toronto, Ontario, Canada 6 Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh, Trung Quốc ABSTRACT A minireview of two species of Hoangzhi as precious traditional materia medica - Yellow Lingzhi: the type Tomophagus colossus Murr. and T. cattienensis Le Xuan Tham et JM Moncalvo sp.nov. with very large fruitbodies up to 35-55cm collected from South Vietnam in 2007 and partly published in 2012 and newly-found in 2018 has been conducted and reexamined both for micromorphological chlamydospores and molecular data, incl. ITS for Barcodes and 6 other gene regions (mtSSU, nucSSU, nLSU, BT, rpb2 and β-tubulin) to elucidate their distinctly phylogenetic relationships. Primary trials of fruitful cultivations on substrate composts based on agro-byproducts are in progress showing quite easily for Tomophagus colossus, but quite difficultly for T. cattienensis. Novel chemical compositions have been accumulatively determined by many authors and ours showing colossolactone triterpenoids with considerable cytotoxicity and potentials of drug efficacy of Gefitinib in lung cancer prevention as shown in 2016 by Taiwan researchers. Keywords: Tomophagus colossus, T. cattienensis, bioactive ingredients, cytotoxicity, lung cancer, molecular phylogeny. 1. GIỚI THIỆU Nấm Hoàng chi Tomophagus colossus được Fries (1851) mô tả mẫu thu từ Costa Rica đặt tên đầu tiên Polyporus colossus Fr. Khi Murrill (1905a,b) nhận xét đặc điểm thịt nấm (context) xốp bông nhẹ của 1 loài Linh chi Ganoderma ở vùng á nhiệt đới Hoa Kỳ, vùng Florida và đề xuất xác lập cho chi mới Tomophagus Murr. - thực chất là chỉnh lại từ đề nghị gốc của Baker (1918): Ganoderma colossum (Fr.) Baker, phải tới 1965, Furtado ở Brasil mới có mô tả chi tiết về loài này ở Nam Mỹ Latin nhiệt đới, Costa Rica, Mexico và thảo luận lại về chi Tomophagus với loài duy nhất và Steyaert (1972, 1980), Ryvarden & Johansen (1980), Corner (1983), Gilbertson & Ryvarden (1986) cũng đã nêu kỹ lại các đặc điểm vi hình thái với các mẫu ở vùng Đông Nam Á, Đông Phi, Hoa Kỳ, bán đảo Yucatan, Mexico và vẫn giữ tên gốc 772
- G. colossum. Kiểm tra lại thấy chính Patouillard (1897) nghiên cứu các mẫu thu ở Bắc Việt Nam, đồng nhất với mẫu ở Djibouti, Somali đã xác định loài này từ 1887, khi ấy đặt là Ganoderma obokenese Pat. Chỉ từ khoảng 1995 JM Moncalvo et al. giải trình tự gene ribosome (rDNA) và sau đó Hong (1999), Hong & Jung (2004) giải trình tự gene ty thể (mtDNA) mới khẳng định sự tách biệt là nhánh riêng độc lập một chi với tên chuẩn mới: Tomophagus colossus (Fr.) Murr. Nhiều tác giả khác đã phát hiện loài Hoàng chi chuẩn này: Wu & Wang (2003) phát hiện thấy ở Đài loan, Ngô Anh et al. (2001) phát hiện đầu tiên ở Huế, Trung Việt Nam, Al-Bahry et al. (2005) mô tả mẫu thu trên cây phượng vĩ (Delonix) và cây si đa (Ficus) ở Oman, Ofodile et al. (2005) nêu ra mẫu ở Nigeria, Parihar et al. (2013) mô tả rất kỹ mẫu thu ở Ấn Độ. Thực tế trên thế giới mới biết có duy nhất loài chuẩn này. Nấm Hoàng chi nổi bật với hệ enzyme phân hủy gỗ rất mạnh (Adaskaveg et al., 1995), đặc biệt phổ các Colossolactone triterpenoids rộng hoạt tính sinh học mạnh, gần đây (Kleinwachter et al., 2001, El Dine et al., 2008, Bui TTH, Bui TPH, Dang NQ, Le XT,..., 2013) được chứng minh có tác dụng đa dạng, tăng cường hiệu lực chống ung thư phổi mạnh khi phối hợp biệt dược Gefitinib (Chen et al., 2016). Chúng tôi tìm được nấm Hoàng chi Tomophagus colossus lần đầu tại Tp. Hồ Chí Minh và Vườn Quốc gia Cát Tiên hồi 2007-2008; khi phân tích kỹ các bộ mẫu vật thu được phát hiện thấy mẫu thu ở Cát Tiên là loài Hoàng chi khác, đặc hữu chỉ mới có ở Việt Nam và xác lập loài mới Tomophagus cattienensis LX Thám & JM Moncalvo, thông báo tại Hội nghị Nấm Đông Á (2008) và công bố (Tham et al., 2011). Các phân tích vi hình thái, sinh lý nuôi cấy và đa gene (Multigene Analysis) mới đây trong nghiên cứu hợp tác quốc tế đã chứng tỏ chi Tomophagus hiện có 2 loài và được nêu rõ hơn trong bài tổng quan này. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1. Vật liệu Mẫu vật cho nghiên cứu tổng quan này được thu thập từ 2008 tới gần đây, chủ yếu gồm 2 bộ mẫu thuộc loài chuẩn Hoàng chi Tomophagus colossus và loài thứ 2 là Hoàng chi Cát Tiên T. cattienensis, kết quả đã công bố một phần (Le Xuan Tham et al., 2011), được tổng hợp với các dẫn liệu của các tác giả khác. 2.2.Các phƣơng pháp nghiên cứu Phân tích hình thái đại thể và vi thể theo các tác giả kinh điển có so sánh chi tiết, đặc biệt các đặc trưng hình thái bào tử thực hiện với kính hiển vi quang học (Furtado, 1965; Steyaert, 1972, Corner, 1983, Le Xuan Tham, 1998). Phân tích sinh lý mọc của hệ sợi và so sánh hình thái khuẩn lạc, nhân giống và thử nghiệm nuôi trồng như công trình trước (Le Xuan Tham et al., 2011). . Phân tích phổ hoạt chất tập trung nhóm dẫn chất triterpenoid theo công trình đã công bố (Bui TTH, Bui TPH, Dang NQ, Le XT, 2013). Phân tích phân tử giải trình tự đa genes (Multigene Sequencing Analysis) với 7 vùng được nghiên cứu: ITS rDNA 5.8S, mtSSU, nucSSU, nLSU, BT, RPB2, β-tubulin (Swofford, 2003; Tamura et al., 2011). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Phân hóa hình thái nấm Hoàng chi Nấm Linh chi vàng Cát Tiên (Hoàng chi Cát Tiên) Tomophagus cattienensis có thể quả chắc đặc rắn hơn và do vậy thường có hình dạng quạt lớn hơn (30-50cm), rất dày và thường vỏ bề mặt màu vàng nâu đỏ bóng cánh gián đậm hơn, ít nhiều có dạng cuống ngắn, trong khi loài chuẩn T. colossus thường mềm nhũn 773
- khi tươi, dị dạng và xốp bông nhẹ như bấc khi khô, thường màu vàng nhạt - vàng nâu nhợt - vàng tươi và hầu như không cuống, mọc bám trên thân gốc cây gỗ nêu khá rõ trên Hình 1,2. a b c d Hình 1. Loài chuẩn Tomophagus colossus (Fr.) Murr. mẫu ở Nha Trang (a), Tp. Hồ Chí Minh (b) và Huế (c: cultured) phía Bắc Việt Nam (d: cluster of fruitbodies on the tree trunk) e f g Hình 2. Loài mới Tomophagus cattienensis LX Tham & JM Moncalvo - có thể gọi là Hoangzhi (Yellow Lingzhi) - Các bộ mẫu chụp thu được từ 2007-2008 và gần đây 2017-2018, Nam Việt Nam. Cần nhấn mạnh hình thái đại thể của 2 loài Hoàng chi không tách biệt rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn, chỉ khi nuôi cấy và nuôi trồng sự khác biệt mới thể hiện rõ; khi phân tích vi hình thái sự khác biệt lớn nhất là cấu trúc bào tử vô tính (Chlamydospores). Hình 3. Hệ sợi nuôi cấy rất khác biệt: loài chuẩn luôn tiết dịch vàng - xanh - đen chứa bào tử vô tính (Rất ổn định từ 2008: trên đĩa petri và 2019: trong ống nghiệm) Mẫu chụp từ 2008 cho thấy dạng bào tử vô tính (Chlamydospores) của loài chuẩn rất ổn định đặc trưng trong nuôi cấy hệ sợi tách từ 2008 đến nay, và hầu hết các tác giả khác phân tích loài này đều chỉ ra kiểu bào tử vô tính màng dày đồng nhất cao (Steyaert, 1972; Perreau, 1973; Ryvarden & Johansen, 1980; Gilbertson & Ryvarden, 1986 ...), và đặc biệt gần đây mẫu chụp thu ở Ấn Độ rất chuẩn xác (Parihar et al. 2013). Bào tử vô tính tràn ngập trong dịch chứa nhiều sắc tố từ màu vàng nâu, vàng xanh chuyển nâu đen. Các mấu gai phân bố rất đều đặn trên bề mặt, và thường thấy có một cuống ngắn, to mập, hoàn toàn đồng nhất với mẫu chúng tôi chụp từ 2008 và đã công bố một phần (Le Xuan Tham et al., 2011). 774
- a a b c Hình 4. Bào tử vô tính màng dày (Chlamydospores) ở loài Hoàng chi chuẩn (a: in this study, from Vietnam; b: from Perreau, 1973; c: from Parihar et al., India, 2013) Trong khi đó ở Hoàng chi Cát Tiên T. cattienensis khác biệt rất rõ và ít nhiều biến động kiểu dạng, mấu gai thường to mập nhưng thưa thớt, rất ít, phân bố không đều và cuống rất lớn dài, hầu như không màu, màng từ khá mỏng, trong suốt tới rất dày, nhiều đường gờ ô lưới thô kéo dài. Khá lạ là trong khi tìm thấy Hoàng chi chuẩn hầu khắp Việt Nam, Đông Nam Á và cả Đài Loan thì chưa thấy có phát hiện nào ở Trung Quốc đại lục nơi ghi nhận đến hơn 100 loài Linh chi khác. Ở châu Phi nấm Hoàng chi chuẩn phân bố phổ biến: ở Senegal, Nigeria, Chad, Cameroons, Zaire và Ghana; ở châu Á thấy có cả ở Pakistan, Ceylon và lan khắp vùng Nam Á. Mới đây nhất đã phát hiện thấy ở Ai Cập (bài báo đang in), nghĩa là vùng Tây Phi và Đông Phi cũng chỉ có loài chuẩn Tomophagus colossus. Nhìn chung bào tử vô tính khá lớn (đường kính ~15-22 µ) và cùng với kiểu thịt nấm (context) mềm xốp nhẹ là những đặc trưng dễ dàng để nhận biết loài này. Loài mới Hoàng chi Cát Tiên Tomophagus cattienensis cho đến nay chỉ được ghi nhận có ở Việt Nam, gặp thoáng nhìn khá tương đồng với loài chuẩn, khác ít nhiều về đại thể, song về sinh lý mọc của hệ sợi hoàn toàn khác, và hình thái bào tử vô tính cũng rất khác, và rất khó nuôi trồng cho thể quả hoàn chỉnh - Nghĩa là đặc hữu cho đến hiện tại. 775
- Hình 5. Bào tử vô tính màng từ rất mỏng đến rất dày, hầu như không sắc tố, rất ít mấu gai, cuống to dài ở Hoàng chi Cát Tiên (Various Chlamydospores of Tomophagus cattienensis) 3.2. Phân hóa cấu trúc các vùng gene nấm Hoàng chi Ngay giai đoạn thập niên 90, giải trình tự vùng ITS của rDNA mới đạt khoảng >200 bp, nhiều tác giả đã phát hiện thấy sự phân hóa khá tách biệt của Tomophagus colossus (Moncalvo et al., 1995; Hong, 1999). Khi phân tích DNA ty thể (mtDNA sequence) Hong & Jung (2004) chứng tỏ đây là 1 nhánh (clade) riêng khác biệt với các nhóm Ganoderma và cũng rất khác với nhóm Amauroderma. Về quan hệ chủng loại phát sinh, gần đây với các dẫn liệu phân tích vùng ITS 5.8S rDNA đã chứng minh từ 2011 sự tách biệt của nhánh (clade) Tomophagus và sự tách biệt của 2 loài chị em (sister-species) trong họ Linh chi Ganodermataceae Donk, với độ sai biệt tới ~7% trong vùng hơn 550 bp. Trong khi đó chúng thể hiện không rõ rệt ở hình thái thể quả, mà khác biệt rõ nhất là hệ sợi nấm khi nuôi cấy và các dạng bào tử vô tính hình thái khi hệ sợi phát triển. 776
- Hình 6. So sánh chi tiết vùng 550 bp của ITS 5.8S các loài Linh chi Ganoderma và Tomophagus 777
- Hình 7. Sự phân hóa tách biệt DNA của 2 loài Hoàng chi (Le Xuan Tham et al. 2011) - Phylogenetic relationship of Tomophagus colossus and T. cattienensis Cùng với Đại học Toronto, Canada và Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh, Trung Quốc, cho đến nay khi phân tích so sánh vùng ITS 5.8S các tác giả đều thừa nhận sự tách biệt lớn giữa 2 loài Hoàng chi (Gomes-Silva et al., 2015; Costa-Rezende et al., 2017,...). Mới đây chúng tôi thu được nhiều dẫn liệu mới giải trình tự thêm 6 vùng gene khác: mtSSU, nucSSU, nLSU, BT, RPB2, và β-tubulin, khẳng định quan hệ chủng loại phát sinh chi Tomophagus là một nhánh độc lập trong họ Linh chi Ganodermataceae Donk, và bao gồm 2 loài tách biệt, và chúng đều có ở Việt Nam. 3.3. Nhóm hoạt chất dƣợc tính nấm Hoàng chi Những phát hiện đầu tiên các nhóm dẫn chất triterpenoid của nấm Hoàng chi chuẩn là của các nhàn hóa dược Đức với mẫu thu ở vùng Thừa Thiên Huế, Việt Nam (Kleinwachter et al., 2001) với các hoạt tính sơ bộ; sau đó mẫu vật nuôi trồng ở Tp.Hồ Chí Minh được nhóm hóa dược ở Nhật Bản phân tích sâu thêm với nhiều colossolactones được xác định và các hoạt tính cũng được kiểm tra ở Ai Cập (El Dine et al., 2008) Hình 8a. Các dẫn chất colossolactones đa dạng của nấm Hoàng chi chuẩn Tomophagus colossus (Klein et al., 2001; El Dine et al., 2008) Đến 2013 nhóm chúng tôi cũng phát hiện phổ rộng các colossolactones tương tự trong Hoàng chi Cát Tiên Tomophagus cattienensis (Bui Thi Thu Hien et al., 2013), và đặc biệt tìm thấy thêm 3 dẫn chất mới. 778
- Hình 8b. Các dẫn chất phong phú triterpenoid có hoạt tính mạnh - Colossolactones từ Tomophagus colossus và T. cattienensis (Bui et al., 2013; Chen et al., 2016) Lần đầu tiên các tác giả Đài Loan chứng minh hoạt tính tăng cường chống ung thư phổi của biệt dược gefitinib khi phối hợp nhóm colossolactones chiết từ Hoàng chi - Hợp chất H - hiệu lực ức chế làm tiêu giảm khối u tới 3 lần (thử nghiệm trên chuột). Điều này rất khích lệ và mở ra triển vọng sử dụng nấm Hoàng chi nuôi trồng chế biến làm dược liệu quí (Chen et al., 2016). Thách thức lớn nhất hiện nay là nuôi trồng ra thể quả Hoàng chi chuẩn khá dễ, song không hiệu quả kinh tế vì quá xốp nhẹ, trong khi Hoàng chi Cát Tiên lại rất khó ra thể quả hoàn chỉnh, và khả năng chiết tách những colossolactones hoạt tính mạnh để bào chế cần phải đạt hiệu suất cao hơn nữa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Adaskaveg JE, Gilbertson RL, Dunlap MR (1995) Effects of incubation time and temperature on in vitro selective delignification of silver leaf oak by Ganoderma colossum. Appl Environ Microbiol 61:138–144 [2] Al-Bahry S, Elshafie AE, Deadman M, Al Sa’di A, Al Raeesi A, Al Maqbali Y (2005) First report of Ganoderma colossum on Ficus altissima and Delonix regia in Oman. Plant Pathol 54:245–245 [3] Baker CF (1918) Ganoderma colossus (Fr.) C.F. Baker, Brotéria 425. Index Fungorum (accessed June 26, 2011). [4] Bui Thi Thu Hien, Bui Thi Phuong Hoa, Dang Ngọc Quang, Le Xuan Tham (2013) Cattienoids A- C, three novel steroids from mushroom Tomophagus cattiensis. Fitoterapia 91: 125-127. [5] Chen S-Y, Chao-Lin Chang, Teng-Hai Chen, Ya-Wen Chang, Shwu-Bin Lin (2016) Colossolactone H, a new Ganoderma triterpenoid exhibits cytotoxicity and potentiates drug efficacy of gefitinib in lung cancer. Fitoterapia 114: 81–91 [6] Corner EJH (1983) Ad Polyporaceas I. Amauroderma and Ganoderma. Beih Nova Hedwigia 75:1– 182 [7] El Dine SR, El Halawany MA, Nakamura N, Ma CM, Hattori M (2008) New lanostane triterpene lactones from Vietnamese mushroom Ganoderma colossum (Fr.) C.F. Baker. Chem Pharm Bull 56:642–646 [8] Costa-Rezende , GL Robledo, A Góes-Neto, MA Reck, E Crespo, ER Drechsler-Santos (2017) Morphological reassessment and molecular phylogenetic analyses of Amauroderma s. lat. raised 779
- new perspectives in the generic classification of the Ganodermataceae family. Persoonia 39, 2017: 254 – 269. [9] Furtado JS (1965) Ganoderma colossum and the status of Tomophagus. Mycologia 57:979–984 [10] Gilbertson RL, Ryvarden L (1986) North American Polypores, vol I. Fungiflora, Oslo. [11] Gomes-Silva AC, Ryvarden L, Gibertoni TB (2011) New records of Ganodermataceae (Basidiomycota) from Brazil. Nova Hedwigia 92:83–89. [12] Gomes-Silva AC, NC De Lima-Junior, E Malosso, L Ryvarden and TB Gibertoni (2015) Delimitation of taxa in Amauroderma (Ganodermataceae, Polyporales) based in morphology and molecular phylogeny of Brazilian specimens. Phytotaxa 227,3: 201-228. [13] Hong SG (1999) Phylogenetic Analysis of Ganoderma Based on Mitochondrial Ribosomal DNA Sequences [14] Hong SG, Jung HS (2004) Phylogenetic analysis of Ganoderma based on nearly complete mitochondrial small-subunit ribosomal DNA sequences. Mycologia 96:742–755 [15] Kleinwachter P, Anh N, Kiet TT, Schlegel B, Dahse HM, Hartl A, Grafe U (2001) Colossolactones, new triterpenoid metabolites from a Vietnamese mushroom Ganoderma colossum. J Nat Prod 64:236–239 [16] Le Xuan Tham (1998) A phylogenetic hypothesis of the Ganodermataceae based on a possible mode of basidiospore evolution. Mycotaxon 69:1–12. [17] Le Xuan Tham, Quoc Hung Nguyen Le, Ngoc Duong Pham, Van Hop Duong, Bryn T. M. Dentinger & Jean- Marc Moncalvo (2011) Tomophagus cattienensis sp. nov., a new Ganodermataceae species from Vietnam: Evidence from morphology and ITS DNA barcodes. Mycol Progress. [18] Moncalvo JM, Wang HH, Hseu RS (1995) The use of ribosomal DNA sequence data for species identification and phylogeny in the Ganodermataceae. In: Buchanan PK, Hseu RS, Moncalvo JM (eds) Ganoderma: Systematics. Phytopathology and Pharmacology, Taipei, pp 31–44 [19] Moncalvo JM, Ryvarden L (1997) Nomenclatural study of the Ganodermataceae Donk. Synopsis Fungorum 11. Fungiflora, Oslo [20] Murrill WA (1905a) The Polyporaceae of North America: XII. A synopsis of the white and bright- colored pileate species. Bull Torrey Bot Club 32:469–493 [21] Murrill WA (1905b) Tomophagus for Dendrophagus. Torreya 5:197 [22] Nelson C de L J, T B Gibertoni & E Malosso (2014) Delimitation of some neotropical laccate Ganoderma (Ganodermataceae): molecular phylogeny and morphology. Rev. Biol. Trop. (Int. J. Trop. Biol. ISSN-0034-7744) Vol. 62 (3): 1197-1208 [23] Ngo Anh, Trinh Tam Kiet, Nguyen Thi Duc Hue (2001) Some scarce taxa of the family Ganodermataceae Donk in Vietnam. Journal of Genetics and Applications, Special Issue: Biotechnology, Genetics Society of Vietnam, Hanoi, Vietnam, pp 52–56. [24] Ofodile LN, Uma NU, Kokubun T, Grayer RJ, Ogundipe OT, Simmond MSJ (2005) Antimicrobial colossolactones from a Nigerian polypore Ganoderma colossum (Fr.) C.F. Baker. Int J Med Mushrooms 7:437 [25] Patouillard N (1887) Contribution a la flore mycologique du Tonkin (3e serie). Journal de Botanique 11:335–374 780
- [26] Parihar A, Hembrom M.E. and K Das (2013) New distributional records of Ganoderma colossus (Ganodermataceae) from Jharkhand and Rajasthan. Indian Journal of Plant Sciences ISSN: 2319- 3824 (Online) Vol. 2 (4): 49-53 [27] Perreau J (1973) Contribution à l’étude des ornaments sporaux chez les Ganodermes. Rev Mycol (Paris) 37:241–252 [28] Ryvarden L, Johansen I (1980) Preliminary polypore flora of East Africa. Fungiflora, Oslo [29] Ryvarden L (2004) Neotropical Polypores, Part1, Introduction,Hymenochaetaceae and Ganodermataceae. Synopsis Fungorum 19. Fungiflora, Oslo [30] Steyaert RL (1972) Species of Ganoderma and related genera mainly of the Bogor and Leiden Herbaria. Persoonia 7:55–118 [31] Steyaert RL (1980) Study of some Ganoderma species. Bull J Bot Nat Belgique 50:135–186 [32] Swofford DL (2003) PAUP*: Phylogenetic analysis using parsimony (and other methods), version 4.0b 10. Sinauer Associates, Sunderland [33] Tamura K, D Peterson, N Peterson, G Stecher, M Nei and S Kumar (2011) MEGA6: Molecular Evolutionary Genetics Analysis using Maximum Likelihood, Evolutionary Distance, and Maximum Parsimony Methods. Molecular Biology and Evolution 28: 2731-2739. [34] Wu SH, Zhang XQ (2003) The findings of three Ganodermataceae species in Taiwan. Collection and Research 16: 61–66. 781
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn