HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6<br />
<br />
NĂM LOÀI MỚI THUỘC HỌ NGỌC LAN (MAGNOLIACEAE Juss.)<br />
BỔ SUNG CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM<br />
TỪ BẢO NGÂN<br />
<br />
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam,<br />
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
NGUYỄN QUANG HIẾU, NGUYỄN TIẾN HIỆP<br />
<br />
Trung tâm Bảo tồn Thực vật<br />
Họ Ngọc lan (Magnoliaceae Juss.) trên thế giới có 17 chi, khoảng 300 loài phân bố chủ yếu<br />
ở Đông Nam Châu Á, Trung Mỹ, Đông và Nam Bắc Mỹ [6, 8, 9]. Ở Việt Nam hiện biết tới 11<br />
chi và 55 loài bao gồm một số loài trồng [1, 8]. Trong quá trình thực hiện dự án bảo tồn một số<br />
loài Ngọc Lan có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại Việt Nam, chúng tôi đã thu được khoảng<br />
200 số hiệu mẫu tiêu bản với khoảng 700 mẫu tiêu bản thực vật, trong số đó có 82 tiêu bản thực<br />
vật lạ khác với 55 loài thuộc họ Ngọc lan đã được ghi nhận ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu<br />
các mẫu vật này, chúng tôi đã xác định được năm loài mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam.<br />
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Xác định tên khoa học theo phương pháp so sánh hình thái, trao đổi thông tin với các chuyên<br />
gia đầu ngành trên thế giới, so mẫu chuẩn tại phòng tiêu bản Viện Thực vật Côn Minh (KUN),<br />
Trung Quốc. Thứ hạng bị đe dọa tuyệt chủng theo phiên bản 9.1 tháng 9 năm 2011 của tổ chức<br />
IUCN [4].<br />
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Những kết quả nghiên cứu được trình<br />
bày dưới đây, sau danh pháp khoa học (xếp<br />
theo thứ tự abc tên khoa học), tên gọi Việt<br />
Nam là: 1. Mẫu chuẩn (Type). 2. Đặc điểm<br />
hình thái. 3. Mùa ra hoa, quả. 4. Công dụng.<br />
5. Sinh thái. 6. Phân bố trong và ngoài nước.<br />
7. Thứ hạng bị đe dọa tuyệt chủng. 8. Mẫu<br />
vật nghiên cứu.<br />
1. Magnolia grandis (Hu & W. C. Cheng)<br />
V. S. Kumar, Kew Bull. 61(2): 184. 2006. –<br />
Manglietia grandis Hu & W. C. Cheng,<br />
Acta Phytotax. Sin. 1(2): 158. 1951; Xie<br />
Nianhe, Liu Yuhu, Noot. In C. Y. Wu, P. H.<br />
Raven & D. Y. Hong, FOC. 7: 54. 2008. Giổi lá to, Giổi na (Hình 1). 1. China:<br />
Southern Yunnan: Marlipo, Tiechang, alt.<br />
1200 m., in dense wooded valley, C. W.<br />
Wang no. 87020 Feb. 20, 1940 (HT: PE);<br />
Marlipo, Hwanginyin, alt. 1300 m., in dense<br />
woods, C. W. Wang no. 83823, tree 12 m.,<br />
in flower bud, Jan. 14, 1940 (PT: KUN!). 2.<br />
Cây gỗ có thể cao tới 30 m. Vết sẹo lá kèm<br />
có thể tới 1/2 chiều dài cuống lá. Phiến lá<br />
<br />
Hình 1: Magnolia grandis<br />
(A. Lá; B. Hoa; C. Nhị; D. Bộ nhụy cắt dọc; E. Đầu<br />
nhụy; F. Quả; G. Hạt – Hình do T. B.Ngân vẽ theo<br />
các mẫu CPC 417, CPC 459, CPC 7885 và ảnh chụp)<br />
<br />
243<br />
<br />
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6<br />
<br />
lớn, mặt dưới lá màu trắng bạc, nhẵn. Cánh bao hoa 9, hình thìa, xếp 3 vòng, màu hồng tím. Nhị<br />
dài tới 2,6 cm, bao phấn dài 1,5 cm. Nhị nhiều, khoảng 116. Đầu vòi nhụy có lông trắng thưa<br />
hoặc có chùm lông. Có 8-10 noãn trên một lá noãn, xếp 2 hàng, tuy nhiên chỉ có 1-4 noãn chín.<br />
Hạt hình tim, khoảng 1,2 cm, áo hạt màu đỏ, vỏ hạt màu đen, lõm xuống ở một mặt. 3. Nụ hoa<br />
xuất hiện vào tháng 4, hoa nở vào tháng 5-6. Qủa chín và cho hạt trưởng thành vào tháng 9-10<br />
trong năm. 4. Gỗ dùng trong xây dựng, cây trồng làm cảnh và bóng mát vì tán lá dày, hoa đẹp.<br />
5. Mọc rải rác trong rừng núi đá vôi ít bị tác động hoặc các trảng cây bụi ở độ cao 600-1500 m<br />
trên mực nước biển [3]. 6. Lào Cai (Bắc Hà), Hà Giang (Quản Bạ, Bắc Mê), Tuyên Quang (Na<br />
Hang). Trên thế giới gặp ở Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam). 7. Trước đây, loài được coi là<br />
đặc hữu của Trung Quốc, đã được nhóm chuyên gia của IUCN xếp vào thứ hạng Rất nguy cấp<br />
CR B2ab(i,ii,iii,v);D với phạm vi nơi cư trú (AOO) < 10 km2 [2]. Đây là loài mới phát hiện cho<br />
hệ thực vật Việt Nam, được tìm thấy thêm ít nhất 2 địa điểm với số lượng cá thể < 250 và phạm<br />
vi nơi cư trú (AOO) = 16 km2. Đề nghị loài cần được xếp vào thứ hạng Nguy cấp: EN<br />
B2ab(i,ii,iii,v); D1. 8. - Ha Giang prov., Quan Ba distr., Tung Vai comm., Thang vill., N.Q.Hieu<br />
et al. CPC 4962, 4963; Id. Bac Me distr., Phieng Luong comm., Phieng Luong vill., N.Q.Hieu<br />
et al. CPC 7267, 7288.<br />
2. Magnolia hongheensis (Y.M.Shui &<br />
W.H.Chen) V.S.Kumar, Kew Bull. 61:<br />
184. 2006. - Manglietia hongheensis Y. M.<br />
Shui & W. H. Chen, Bull. Bot. Res., Harbin.<br />
23: 129. 2003; Xia Nianhe, Liu Yuhu, Noot.<br />
In C. Y. Wu, P. H. Raven & D. Y. Hong,<br />
FOC. 7: 56. 2008. - Giổi hồng (Hình 2). 1.<br />
China:<br />
Luchun,<br />
Huanglianshan,<br />
Shanduyakou, in sylvis, alt. 1900-2500 m, S.<br />
K. Wu; Y. M. Shui; Y. P. Yang; L. H. Liu; J.<br />
H. He; J. Murata; H. Nagamaxi; T.<br />
Sugawara; X. Cheng; N. Murakami 262;<br />
Oct. 19, 1995 (HT: KUN!). 2. Cây gỗ cao<br />
15 m. Lá mọc vòng, cuống lá dài đến 4 cm,<br />
vết lá kèm có lông. Cuống hoa phủ dày lông<br />
màu nâu đỏ. Cánh bao hoa 9, các cánh gần<br />
bằng nhau; 3 cánh vòng ngoài gần tròn, mặt<br />
ngoài màu xanh vàng, mặt trong màu vàng<br />
kem, khoảng 3,5-4x3-3,5 cm; các cánh vòng<br />
trong hình bầu dục thuôn, màu trắng kem,<br />
khoảng 3-3,5x3 cm; gốc cánh bao hoa có<br />
lông nâu đỏ. Bộ nhị nhiều, nhị dài khoảng<br />
0,7-1,2 cm, nhẵn; chỉ nhị màu đỏ tươi, rộng<br />
Hình 2: Magnolia hongheensis<br />
2.5 mm; bao phấn dài 0,8 cm, mở hướng<br />
trong; trung đới nhô lên tạo đầu ngắn (A. Cành và hoa; B. Cuống lá và vết lá kèm; C. Nhị;<br />
khoảng 1 mm; bộ nhị khi rụng để lại vết sẹo D. Cánh bao hoa; E. Quả - Hình do T.B.Ngân vẽ theo<br />
mẫu CPC 397, 409 và ảnh chụp)<br />
màu đỏ trên đế hoa. Bộ nhụy hình trụ, màu<br />
xanh vàng, khoảng 1,6 x 0,8 cm, phủ lông nâu đỏ. Quả hình elip, 10-11x4,4 cm, nhẵn, có nhiều<br />
nốt nhỏ, phía đầu có mỏ ngắn. Hạt chín từ 2-5 trong 1 lá noãn, áo hạt màu đỏ. (Nhận xét: các<br />
mẫu của Việt Nam có đặc điểm khác mẫu chuẩn là mặt dưới lá màu trắng bạc, cuống hoa, cuống<br />
quả phủ dày lông nâu đỏ). 3. Ra hoa tháng 5, quả chín tháng 10. 4. Gỗ được ưa chuộng để đóng<br />
đồ dùng [7]. 5. Mọc ở rừng thường xanh lá rộng xen kẽ với Alnus nepalensis, Betula alnoides,<br />
244<br />
<br />
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6<br />
<br />
Carpinus pubescens, độ cao 1800 m trên mặt biển. 6. Hà Giang (Vị Xuyên). Trên thế giới còn<br />
gặp ở Trung Quốc. 7. Phạm vi toàn cầu loài chưa được đánh giá (NE) [2]. Quần thể tại Việt<br />
Nam ước tính 250-300 cá thể trưởng thành, được bảo vệ trong khu BTTN Tây Côn Lĩnh, ở<br />
Trung Quốc phát hiện được ít nhất 2 địa điểm, phạm vi nơi cư trú (AOO) < 10 km2. Đề nghị xếp<br />
vào thứ hạng Rất nguy cấp CR B2b(i,ii,iii,v)c(i,ii,iii,iv);C. 8. Ha Giang prov., Vi Xuyen distr.,<br />
Lao Chai mun., Can Sao vill., N.Q.Hieu et al. CPC 385, 386, 397, 408, 409.<br />
3. Magnolia hookeri var. longirostrata D.<br />
X. Li & R. Z. Zhou, Ann. Bot. Fennici<br />
49: 417–421. 2012. - Đa-xia (H’Mông);<br />
Giổi móc (Hình 3). 1. China. Yunnan<br />
province, Malipo county, Mali town,<br />
Maocaoping, Dayanqian, in the corn field<br />
at the mountain foot at alt. 1000–1200 m,<br />
23°03 ́29 ́ ́N, 104°42 ́53 ́ ́E, 18 Sep. 2010<br />
X. M. Hu & Q. W. Zeng 00231 (HT, IT:<br />
IBSC, KUN!). 2. Rất giống Magnolia<br />
hookeri, khác là lá noãn nhỏ hơn, vòi nhụy<br />
nhỏ và dài hơn, cuống hoa nhẵn và dài<br />
hơn, quả và mũi lá noãn dài hơn. Ngoài ra<br />
cành non phủ dày lông màu vàng hoặc nâu<br />
vàng. Phiến lá tới 17-50x5-21 cm. Vết sẹo<br />
lá kèm từ 1/3-1/2 chiều dài cuống lá. Cánh<br />
bao hoa vòng ngoài có thể tới 9-13x3-4.5<br />
cm, các cánh bao hoa đều có màu hồng<br />
trắng. Quả chín tới 20x5 cm, lá noãn có<br />
móc dài, 4-6 noãn trên 1 lá noãn nhưng chỉ<br />
có khoảng 1-4 hạt chín. Áo hạt màu đỏ.<br />
Hạt tròn, hơi dẹt, 7x5 mm. 3. Ra hoa tháng<br />
5-6, quả chín tháng 9-10. 4. Gỗ tốt dùng<br />
Hình 3: Magnolia hookeri var. longirostrata<br />
trong xây dựng. 5. Mọc ở khu vực trước<br />
(A. Cành mang hoa; B. Cuống lá; C. Lá hoa;<br />
đây là rừng lá rộng, độ cao 800-1500 m D. Cánh bao hoa; E. Bộ nhụy bổ dọc; F. Nhị; G. Quả;<br />
[5]. 6. Hà Giang (Quản Bạ, Bắc Mê, Vị H. Hạt – Hình do T. B. Ngân vẽ theo mẫu CPC 421,<br />
Xuyên), còn gặp ở Sơn La, Yên Bái, Hòa<br />
5707 và ảnh chụp)<br />
Bình, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang. Trên thế giới gặp ở Trung Quốc. 7. Phạm vi cấp toàn<br />
cầu loài chưa được đánh giá (NE) [2]. Đây là thứ mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, ít nhất<br />
gặp tại 9 địa điểm, phạm vi nơi cư trú (AOO) = 56 km2, số lượng cá thể bị suy giảm do môi<br />
trường sống bị thu hẹp và khai thác. Đề nghị xếp vào thứ hạng Nguy cấp EN<br />
B2b(i,ii,iii,iv,v)c(i,ii,iii,iv). 8. Ha Giang prov., Quan Ba distr., Tung Vai comm., Thang vill.,<br />
N.Q.Hieu et.al, CPC 4860; Id., Bac Me distr., Phieng Luong comm., Phieng Luong vill.,<br />
N.Q.Hieu et al. CPC 7273, 7278. Id., Vi Xuyen distr., Lao Chai mun., Can Sao vill., N.Q.Hieu<br />
et al. CPC 377.<br />
4. Michelia coriacea H. T. Chang et B. L. Chen, Acta Sci. Nat. Univ. Sunyatsenia 1987(3):<br />
89. 1988; Xie Nianhe, Liu Yuhu, Noot. In C. Y. Wu, P. H. Raven & D. Y. Hong, FOC. 7: 86.<br />
2008. - Magnolia coriacea (Hung T.Chang & B.L.Chen) Figlar, Proc. Int. Symp. Magnoliac. 1:<br />
21. 2000. - Michelia polyneura C.Y.Wu ex Y.W.Law & Y. F. Wu. Acta Bot. Yunnan. 10(3):<br />
340. f. 5 (1-8). 1988. Giổi lá dai, Giổi đá (Hình 4). 1. China: Yunnan: Xichou, K.M. Feng<br />
12030 (HT: KUN). 2. Cây gỗ cao 10-15 m, lá mọc cách, xanh bóng, dai, mép hơi lượn sóng.<br />
245<br />
<br />
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6<br />
<br />
Cánh bao hoa mỏng, trắng, kích thước 3,7 x 1 cm.<br />
Nhị dài, mảnh, bao phấn mở bên. Quả mở dọc<br />
lưng và bụng. Áo hạt màu đỏ tươi, hạt hình bầu<br />
dục. 3. Nụ hoa xuất hiện vào tháng 4, hoa nở<br />
tháng 5-6, quả chín và cho hạt trưởng thành vào<br />
tháng 9-10 trong năm. 4. Gỗ tốt dùng trong xây<br />
dựng và đóng đồ dùng. 5. Mọc rải rác trong rừng<br />
núi đá vôi ít bị tác động hoặc các trảng cây bụi ở<br />
độ cao từ 600-1400 m. 6. Việt Nam gặp ở Hà<br />
Giang (Quản Bạ, Bắc Mê), Tuyên Quang, Cao<br />
Bằng, Sơn La, Quảng Bình (Minh Hóa). Trên<br />
thế giới gặp ở Trung Quốc. 7. Trước đây, loài<br />
được coi là đặc hữu của Trung Quốc có diện tích<br />
nơi cư trú (AOO) = 4.190 km2, số lượng cá thể<br />
trưởng thành 300-500. Ở mức toàn cầu nhóm<br />
chuyên gia của IUCN xếp ở thứ hạng Rất nguy<br />
cấp CR B2ab(i,ii,iii,v) [2]. Những phát hiện mới<br />
ở Việt Nam có thể khẳng định loài phân bố ở<br />
Đông Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam, ít<br />
nhất gặp tại 5 địa điểm, phân cách (Trung Quốc<br />
2 địa điểm Xichou và Malipo, Việt Nam 3 địa<br />
điểm) phạm vi nơi cư trú (AOO) ước tính 16<br />
km2. Hợp lý hơn nên xếp thứ hạng Nguy cấp EN<br />
B2ab(i,ii,iii,iv,v). 8. Ha Giang prov. Quan Ba<br />
distr., Thanh Van comm., Tan vill., N.T.Hiep et<br />
al. NTH 6261; Id., Can Ty comm., Hang Tang<br />
Chong mount, N.T.Hiep et al. NTH 6268, 6270.<br />
5. Woonyoungia septentrionalis (Dandy)<br />
Y.W.Law, Bull. Bot. Res., Harbin 17(4): 355356. 1997. Z.-y. Wu & P. H. Raven (eds.), Xia<br />
Nianhe, Liu Yuhu, Noot. In C. Y. Wu, P. H.<br />
Raven & D. Y. Hong, FOC. 7: 68. 2008. –<br />
Kmeria septentrionalis Dandy, J. Bot. 69(9):<br />
233. 1931. – Magnolia kwangsiensis Figlar &<br />
Nooteboom, Blumea 49(1): 96. 2004. – Miên<br />
mộc (Hình 5). 1. China: Guangxi: Luocheng,<br />
limestone hills, forests, 300-600 m, R.C.Ching<br />
5247 (HT: BM; IT: IBSC, PE, NY). 2. Cây gỗ<br />
có thể cao tới 40 m, đường kính tới 60-80 cm.<br />
Lá mọc cách, xanh bóng, dai. Cuống lá dài gần 4<br />
cm với vết lá kèm dài từ 3/4 đến hết cuống lá,<br />
phiến lá tới 8-22 x 3,5-11 cm. Quả tròn, áo hạt<br />
màu đỏ tươi. 3. Hoa nở tháng 5-6, quả chín<br />
tháng 10-11 trong năm. 4. Gỗ tốt dùng trong xây<br />
dựng hoặc cây được trồng làm cảnh. 5. Mọc<br />
trong rừng núi đá và núi đất ở độ cao 900-1150<br />
m trên mặt biển. 6. Việt Nam gặp ở Lào Cai<br />
(Bắc Hà, Mường Khương), Hà Giang (Quản Bạ,<br />
246<br />
<br />
Hình 4: Michelia coriacea<br />
(A. Cành mang hoa; B. Nhị; C. Cành mang quả<br />
non và búp lá; D. Quả chín; E. Hạt – Hình do<br />
T.B.Ngân vẽ theo mẫu CPC 4625, 6268, CKF<br />
002 và ảnh chụp)<br />
<br />
Hình 5: Woonyoungia septentrionalis<br />
(A. Cành lá; B. Cuống lá; C. Quả chín; D. Hạt –<br />
Hình do T.B.Ngân vẽ theo mẫu CPC 7343, CKF<br />
062 và ảnh chụp)<br />
<br />
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6<br />
<br />
Bắc Mê), Tuyên Quang (Na Hang), Phú Thọ (Tân Sơn) và Hòa Bình (Lạc Sơn). 7. Ở cấp toàn<br />
cầu loài này chưa được đánh giá (NE) [2]. Các thông tin về phân bố đã xác định phạm vi nơi cư<br />
trú (AOO) ước tính 44 km2, tại Việt Nam và Trung Quốc phát hiện ít nhất tại 10 địa điểm. Đề<br />
nghị xếp ở thứ hạng Sẽ nguy cấp VU B2ab(i,ii,iii,iv,v). 8. Ha Giang prov., Quan Ba distr.,<br />
Thanh Van comm., Tan vill., N.Q.Hieu et. al. CKF 018, 050, 053, 055, 062; Id., Bac Me distr.,<br />
Phieng Luong comm., Phieng Luong vill., N. Q. Hieu et al. CPC 7289, 7456.<br />
III. KẾT LUẬN<br />
Năm loài thực vật thuộc họ Ngọc lan - Magnoliaceae lần đầu tiên được công bố: Magnolia<br />
grandis, Magnolia hongheensis, Magnolia hookeri var. longirostrata, Michelia coriacea,<br />
Woonyoungia septentrionalis là những loài mới phát hiện đối với hệ thực vật Việt Nam. Trước<br />
đây các loài này đã được coi là đặc hữu của Trung Quốc. Ba trong năm loài chưa được IUCN<br />
đánh giá thứ hạng bị đe dọa tuyệt chủng (NE). Việc phát hiện thêm nơi phân bố của năm loài<br />
nêu trên đã nâng số loài trong họ Ngọc lan của Việt Nam là 60 loài. Thêm vào đó đã đóng góp<br />
các dẫn liệu quan trọng để đánh giá đánh giá thứ hạng bị đe dọa tuyệt chủng. Trong đó, một loài<br />
loài được xếp ở thứ hạng rất nguy cấp (CR) là: Magnolia hongheensis, ba loài được xếp ở thứ<br />
hạng nguy cấp (EN) là: Magnolia grandis, M. hookeri var. longirostrata, Michelia coriacea,<br />
một loài xếp ở thứ hạng sẽ nguy cấp (VU) là: Woonyoungia septentrionalis.<br />
Lời cảm ơn: Để hoàn thành bài báo này chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới Qũi đối tác các hệ<br />
sinh thái trọng điểm (CEPF), Quĩ cây xanh toàn cầu (Globle Tree Compagn) và Quĩ các loài<br />
thực vật tiêu biểu (Flagship Species Fund-FSF), Vương Quốc Anh đã cung cấp kinh phí thực<br />
hiện nghiên cứu; Chi Cục kiểm lâm các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên<br />
Quang, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Bình, Lâm Đồng; Fauna & Flora International – FFI<br />
(chương trình Việt Nam); chính quyền và người dân địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ để<br />
thực hiện nghiên cứu và có thể thu thập số liệu tại thực địa. Cảm ơn GS. Young-Kang Sima,<br />
Viện Hàn lâm Lâm nghiệp Vân Nam, GS. Wei-Bang Sun, Shui Yu Min, Viện Thực vật Côn Minh,<br />
Trung Quốc đã hợp tác trong việc xác định tên khoa học. Cuối cùng là cảm ơn Bảo Tàng thiên<br />
nhiên Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho lưu giữ các mẫu tiêu bản phục vụ cho nghiên cứu.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Nxb. Nông<br />
nghiệp, Hà Nội, tập 2: 7-16.<br />
2. Cicuzza Daniele, Adrian Newton and Sara Oldfield, 2007. The Red List of<br />
Magnoliaceae. Fauna & Flora International, Cambridge, UK. p. 52.<br />
3. Hu, H. H., W. C. Cheng, 1951. New species of Magnoliaceae of Yunnan, Acta Phytotax.<br />
Sin. 1 (2): 158.<br />
4. IUCN Red list Categories and Criteria, 2011. Version 9.0 (september 2011).<br />
5. Li, D. X. & R. Z. Zhou, 2012. Magnolia hookeri var. longirostrata (Magnoliaceae), a new<br />
taxon from Yunnan. China, Ann. Bot. Fennici. 49: 417–421.<br />
6. Mabberley, D. J., 2000. The Plant Book - A portale dictionary of the vascular plants<br />
(second edition). Cambridge University Press, 858 pp.<br />
7. Shui, Y. M & W. H. Chen, 2003. A new species of Manglietia (Magnoliaceae) from SE<br />
Yunnan in China. Bull. Bot. Res., Harbin. 23(2): 129.<br />
<br />
247<br />
<br />