intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới" tập trung vào việc lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vào chương trình học, đổi mới phương pháp giảng dạy và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị để góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ GẮN VỚI BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI Trương Thị Điệp Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng Tác giả liên hệ: Trương Thị Điệp, email: mstruong68@gmail.com Tóm tắt: Thời gian qua, các trung tâm chính trị, hệ thống các trường chính trị và khoa giáo dục chính trị của các trường đại học đã thể hiện vị trí, vai trò quan trọng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục chính trị cho sinh viên, cán bộ, đảng viên vẫn còn thiếu sức hút, hiệu quả chưa cao; việc lồng ghép các nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chưa được quan tâm đúng mức. Trên cơ sở thực trạng đó, bài viết gợi ý định hướng nội dung và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị đối với nhóm đối tượng này. Về định hướng, bài viết đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục bản lĩnh chính trị, giáo dục lòng trung thành với mục đích, lý tưởng của Đảng cho học viên. Về hệ thống giải pháp, bài viết tập trung vào việc lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vào chương trình học, đổi mới phương pháp giảng dạy và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị để góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Từ khóa: giáo dục chính trị; bảo vệ; nền tảng tư tưởng. 1. HỆ THỐNG KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ, TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN, CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN 1.1. Hệ thống khoa giáo dục chính trị, các trường chính trị, trung tâm chính trị có vai trò quan trọng trong giáo dục chính trị, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Giáo dục chính trị là một mặt quan trọng của công tác tư tưởng và luôn được quan tâm đặc biệt trong xây dựng Đảng. Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị đã xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tăng 13
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới là: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nhằm nâng cao sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch…” (Bộ Chính trị, 2018). Như vậy, thế hệ trẻ, cán bộ, đảng viên, đặc biệt là sinh viên các trường đại học là đối tượng rất được quan tâm trong công tác giáo dục chính trị. Chăm lo tốt công tác này một mặt sẽ góp phần đẩy lùi được tình trạng thế hệ trẻ phai nhạt lý tưởng, thoái hoá, biến chất; mặt khác sẽ tạo được lực lượng nòng cốt, đủ mạnh, đủ nhạy bén, đủ nhiệt tình trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Để làm được điều đó, vai trò của khoa giáo dục chính trị, các trường chính trị; trung tâm chính trị trong công tác giáo dục chính trị là vô cùng quan trọng. Thời gian qua, khoa giáo dục chính trị các trường đại học; các trường chính trị tỉnh, thành phố; trung tâm chính trị quận, huyện trên phạm vi cả nước đã có những đóng góp to lớn trong việc trang bị kiến thức lý luận chính trị để hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho sinh viên, cán bộ, đảng viên góp phần xây dựng nguồn nhân lực có trình độ, có lý tưởng. 1.2. Hạn chế trong công tác giáo dục chính trị Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cần thẳng thắn nhìn nhận rằng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn thiếu sức thu hút, hiệu quả chưa cao. Việc định hướng lồng ghép các nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch vào nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng và bài giảng chưa được quan tâm đúng mức. Công tác tuyên truyền; lan toả những giá trị, những thành tựu đạt được của Đảng, Nhà nước và của địa phương chưa đạt được hiệu ứng như mong muốn. Tình trạng “… suy thoái về tư tưởng chính trị, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang mang, dao động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021) vẫn còn là vấn nạn, nguy cơ trong suốt tiến trình xây dựng và phát triển của Đảng. Điều này đặt ra nhiệm vụ nặng nề và đòi hỏi khoa giáo dục chính trị; các trường chính trị; trung tâm chính trị cùng các cơ quan làm 14
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” công tác tuyên giáo, các cấp uỷ đảng, chính quyền… phải xác định nội dung cơ bản trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng và phù hợp tình hình mới. 2. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN, CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG TÌNH HÌNH MỚI 2.1. Giáo dục lòng trung thành với mục đích, lý tưởng của Đảng Giáo dục sinh viên, cán bộ, đảng viên trung thành với mục đích, lý tưởng của Đảng là nội dung quan trọng trong giáo dục lý tưởng cách mạng. Khi người học thấm nhuần, hiểu rõ về lý tưởng cách mạng mới xây dựng lập trường chính trị vững vàng, hăng say cống hiến, góp phần xây dựng quê hương, đất nước trở thành nguồn nhân lực vừa có chuyên môn, nghiệp vụ vừa có lý tưởng cách mạng. Lý tưởng đó chính là lý tưởng cộng sản, là mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cần phải giáo dục sinh viên, cán bộ, đảng viên hiểu đúng, hiểu sâu sắc, biến nhận thức trở thành hành động thực tế. Để họ nhận thức rằng trung thành với lý tưởng cộng sản phải được biểu hiện cụ thể bằng việc trung thành với chủ trương, đường lối của Đảng, trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Sinh viên, cán bộ, đảng viên yêu nước, trung thành là phải có tinh thần, trách nhiệm đưa chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước vào thực tế. Đó chính là trung thành bằng hành động thiết thực. 2.2. Giáo dục tư tưởng phụng sự đất nước, phục vụ Nhân dân Một trong những điểm nổi bật, đáng chú ý trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng liên quan đến nội dung của công tác tư tưởng là nhấn mạnh đến “xây dựng niềm tin của Nhân dân và tạo sự đồng thuận xã hội”. Bám sát nhiệm vụ này, công tác giáo dục tư tưởng cho sinh viên tại các trường đại học cần chú ý giáo dục việc xây dựng hình mẫu người thanh niên hết lòng phụng sự quê hương, đất nước; giáo dục cán bộ, đảng viên tinh thần vì Nhân dân phục vụ. Nếu làm tốt nhiệm vụ này sẽ góp phần củng cố niềm tin của người dân vào Đảng và Nhà nước, tạo khối đồng thuận cao trong xã hội. Bên cạnh đó, đối với đối tượng là cán bộ, đảng viên cần phải giáo dục người cán bộ, đảng viên ghi nhớ mình là công bộc của Nhân dân, được Nhân dân trao 15
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG quyền để phục vụ như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cán bộ Đảng, cán bộ chính quyền không phải làm quan cách mạng, ăn trên ngồi trốc. Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đày tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính” (Hồ, 2011c). Về vấn đề này, giảng viên giảng dạy lý luận chính trị cần lồng ghép vào nội dung bài giảng những bài học đắt giá về những trường hợp sách nhiễu, lộng quyền, vi phạm dân chủ… một mặt nhằm cảnh tỉnh, răn đe đội ngũ cán bộ, đảng viên ở địa phương, một mặt góp phần nâng cao tinh thần phục vụ Nhân dân và ý thức giữ gìn chuẩn mực của người cán bộ, đảng viên để góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân. Phải làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức rõ họ chính là chiếc cầu nối giữa Đảng với Nhân dân. Để chiếc cầu nối này càng vững chắc, cán bộ, đảng viên trước hết phải giữ mối liên hệ mật thiết với Nhân dân, không quan liêu, xa rời quần chúng, nhất là quần chúng nhân dân nơi cư trú. Phải thật sự gần gũi, gắn bó với Nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của Nhân dân để kịp thời giải quyết hay phản ánh lại cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để giải quyết. Có như vậy mới nhận được tin yêu của dân và biến Nhân dân trở thành “hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai của cán bộ” (Hồ, 2011b), của Đảng và lôi kéo Nhân dân tạo nên thành trì vững chắc cho công cuộc bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, không còn khoảng trống cho các thế lực thù địch, phản động chống phá. 2.3. Giáo dục bản lĩnh chính trị Trong công tác giáo dục tư tưởng cần phải chú trọng đến việc giáo dục bản lĩnh chính trị. Phải quán triệt tinh thần của người cách mạng chân chính là đấu tranh đến cùng đối với lệch lạc, sai trái. Không được “Nghe những lời bình luận không đúng, cũng làm thinh, không biện bác. Thậm chí nghe những lời phản cách mạng cũng không báo cáo cho cấp trên biết. Ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ” (Hồ, 2011a). Nhất là trong lĩnh vực tư tưởng, cần giáo dục cán bộ, đảng viên ở các địa phương, đặc biệt là những người trẻ để xốc lại tinh thần đấu tranh cách mạng, biến mỗi sinh viên, cán bộ, đảng viên đều là chiến sĩ hoạt động tích cực trên mặt trận tư tưởng. Để làm được điều này, cần định hướng họ nhận diện được luận điệu xuyên tạc, phản động, tin xấu, tin độc; xây dựng tư duy nhạy bén, vun bồi bản lĩnh chính trị có dũng khí đấu tranh với cái sai, bảo vệ cái đúng; có tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch. 16
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Và để đấu tranh đạt kết quả cần nắm vững quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn hiện nay. Trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị tại các trường chính trị cần bám sát những nội dung trong Nghị quyết số 35- NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” để quán triệt cho học viên. Phải làm cho đội ngũ này nhận thức được rằng, cán bộ, đảng viên, nhất là những người trẻ cần phải có tinh thần trách nhiệm trong chia sẻ nỗi lo của Đảng, làm tròn trách nhiệm với địa phương, đất nước với Nhân dân. Việc gì ích nước, lợi dân thì ra sức làm, việc gì gây nguy hại cho Đảng, đe doạ đến chế độ xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của Nhân dân thì tuyệt đối tránh. 2.4. Giáo dục tinh thần tự phê bình và phê bình; tinh thần “tự soi”, “tự sửa” Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc, là quy luật phát triển của Đảng, là vũ khí sắc bén để xây dựng, phát triển đảng. Thế nên, việc giáo dục tư tưởng chính trị cần phải quan tâm đặc biệt đến nội dung này. Với tinh thần trách nhiệm cao đối với Đảng, với sự nghiệp phát triển địa phương, đất nước và với cộng sự, cán bộ, đảng viên trẻ phải mạnh dạn thực hiện phê bình và tự phê bình, chân thành giúp đỡ đồng chí, đủ dũng cảm sửa chữa khuyết điểm, rèn luyện tác phong. Như vậy, bản thân mỗi cán bộ, đảng viên cần tự kiểm, tự soi bản thân mình để chủ động tìm ra và sửa chữa những khuyết điểm của mình. Tự phê bình phải đi vào thực chất chứ không làm chiếu lệ, hình thức. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc rằng, phê bình đồng chí mình trong cơ quan, đơn vị không chỉ là thực hiện nghĩa vụ của người đảng viên, mà còn là trách nhiệm với bản thân, với người khác và tổ chức. Tuy nhiên, việc phê bình phải trên nguyên tắc trung thực, thẳn thắn, khách quan và với tinh thần giúp đỡ nhau sửa chữa khuyết điểm, sai lầm để tiến bộ. Bên cạnh đó, riêng đối với đối tượng là sinh viên cần giáo dục tinh thần dám đối diện, chấp nhận những lời phê bình với tinh thần cầu tiến, sẵn sàng sửa đổi. Cần dũng cảm trong phê bình và càng cần dũng cảm trong tiếp nhận sự phê bình. Có như vậy thì công tác tự phê bình và phê bình mới đi vào thực chất và có chất lượng. 17
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN, CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN 3.1. Tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị Trước hết, việc đổi mới, nâng cao chất giáo dục chính trị, tư tưởng cho các đối tượng này cần bám sát nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; chủ động lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; cập nhật, bổ sung những vấn đề mới, các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước; các thông tin về công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng… ở địa phương vào bài giảng. Và cần hiểu rằng, bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng không đơn thuần là đấu tranh, phản bác luận điệu sai trái, thù địch mà còn lan toả những giá trị, những thành tựu đạt được của Đảng, Nhà nước, của địa phương. Thứ hai cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, giáo dục chính trị, tư tưởng. Phương pháp giảng dạy của giảng viên có vai trò ảnh hưởng rất to lớn đến chất lượng đào tạo. Vì phương pháp giảng dạy giúp quá trình truyền tải tri thức đến người học hiệu quả nhất, trong đó phong cách giảng dạy chính là nguồn truyền cảm hứng giúp người học hứng thú hơn. Nhìn chung, đa phần sinh viên, cán bộ, đảng viên không hứng thú với chương trình, nội dung giáo dục lý luận chính trị. Chính vì vậy họ không tự học thêm, đọc thêm, nghiên cứu thêm, từ đó, nắm kiến thức không đầy đủ, sâu sắc. Chính vì vậy, các khoa giáo dục chính trị, các trường chính trị tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị quận, huyện cần tiếp tục nghiên cứu, đúc kết để có phương pháp giảng dạy phù hợp để bồi dưỡng, khơi dậy, phát huy tinh thần tự học tập của người học. Bản thân người học cần tận dụng thời gian để tự học, tự tích lũy kiến thức. Nhất là trong tình hình hiện nay, nếu không tự học tập, liên tục bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực thì rất khó thích ứng với những biến đổi của xã hội, khó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Về phía giảng viên cần sáng tạo áp dụng phương pháp thuyết trình truyền thống sang hướng tích cực để giảm độc thoại, thụ động, một chiều, tăng sự tương tác, đối thoại giữa giảng viên với người học và giữa người học với nhau. Giảng viên chuyển từ vai trò truyền thụ tri thức sang tổ chức, kiến thiết, định hướng để học viên tiếp nhận kiến thức một cách tích cực. 18
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” 3.2. Đa dạng hoá hình thức giáo dục lý luận chính trị Ngoài việc triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giới thiệu tác phẩm lý luận có giá trị cao về mặt lý luận và thực tiễn; phát động phong trào đọc, nghiên cứu, học tập sách lý luận chính trị trong giảng viên, sinh viên các trường đại học, học viên các trường chính trị, trung tâm chính trị theo tinh thần Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 16/4/2020 của Ban Bí thư về “đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành và nghiên cứu, học tập sách lý luận, chính trị”. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, những nội dung liên quan đến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng… Công tác tuyên truyền, cổ động tại các trường, các trung tâm thuộc hệ thống giáo dục lý luận chính trị cần chú trọng đến nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. 3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giáo dục lý luận chính trị Đẩy mạnh việc kiện toàn, xây dựng đội ngũ giảng viên giáo dục lý luận chính trị đáp ứng chuẩn, có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới. Chú trọng nâng cao trình độ lý luận chính trị, kỹ năng giảng dạy, khả năng nắm bắt tình hình thực tế… cho đội ngũ giảng viên. Tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên giáo dục lý luận chính trị được tham dự các hội nghị thông tin thời sự, triển khai, quán triệt, sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Trung ương, địa phương và các hội thảo để phục vụ công tác giảng dạy. Ưu tiên, tạo điều kiện để giảng viên được tham gia cuộc họp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, các đoàn công tác cấp cơ sở để nâng cao thực tiễn công tác; góp phần tìm hiểu, kiểm nghiệm lý luận trong thực tiễn; từ thực tiễn bổ sung cứ liệu, điển hình tiên tiến trong thực hiện các quan điểm, luận điểm, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng. Chú trọng xây dựng hình ảnh người giảng viên gương mẫu, chuẩn mực. Mỗi giảng viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn hình ảnh, chuẩn mực của người giảng viên giảng dạy lý luận, chính trị. Để giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên, cán bộ, đảng viên, các thầy, cô phải là tấm gương sáng về tinh thần 19
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG xông pha, cống hiến; lập trường chính trị, đạo đức cách mạng; gìn giữ mối liên hệ mật thiết với Nhân dân… để học viên soi vào và tự sửa mình. Vậy nên, ngoài việc giữ gìn chuẩn mực trong khuôn viên cơ quan công tác, cần giữ gìn hình ảnh, cẩn trọng trong phát ngôn, hành động trong cơ quan và trong các mối quan hệ ngoài xã hội. 4. KẾT LUẬN Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo tinh thần Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, cần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của các trường đại học, các trường chính trị và trung tâm chính trị quận, huyện. Việc quán triệt, định hướng các nội dung, thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ giúp hệ thống các trường hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp to lớn vào đào tạo, huấn luyện đội ngũ nguồn nhân lực, cán bộ, đảng viên trung thành, có bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu, thấm nhuần đạo đức cách mạng và có trách nhiệm cao trong công việc. Đây là đội ngũ tích cực trong xây dựng, phát triển địa phương, đất nước; tiền phong trên mặt trận bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Bí thư Trung ương Đảng. (2020). Chỉ thị về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành và nghiên cứu, học tập sách lý luận, chính trị (No. 44-CT/TW). [2]. Bộ Chính trị. (2018). Nghị quyết “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” (No. 35- NQ/TW). [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (Vol. 2). Chính trị quốc gia Sự thật. [4]. Hồ, C. M. (2011a). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 5). Chính trị quốc gia. [5]. Hồ, C. M. (2011b). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 6). Chính trị quốc gia. [6]. Hồ, C. M. (2011c). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 8). Chính trị quốc gia. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2