intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng đào tạo khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn Trường Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tập trung vào phân tích quá trình triển khai, thực tiễn đào tạo và kết quả vận dụng các kỹ năng dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng đào tạo khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn Trường Đại học Thủ Dầu Một

  1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Nguyễn Hoàng Huế1 Tóm tắt: Qua gần nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, nhất là 15 năm đào tạo bậc đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã có những bước phát triển mạnh mẽ, khẳng định được thương hiệu của nhà trường trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Trường đã phát triển theo mô hình trường đại học đào tạo đa ngành, đa cấp theo định hướng ứng dụng. Trong đó khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn là một trong những ngành được nhà trường đầu tư phát triển và đã đạt được những kết quả rất quan trọng góp phần cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ quá trình phát triển và hội nhập quốc tế tỉnh Bình Dương và cả nước. Bài viết này tập trung vào phân tích quá trình triển khai, thực tiễn đào tạo và kết quả vận dụng các kỹ năng dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Từ khóa: chất lượng đào tạo, Khoa học Xã hội và Nhân văn, kỹ năng dạy học hiện đại IMPROVING THE QUALITY OF TRAINING IN THE SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES SECTOR OF THU DAU MOT UNIVERSITY Abstract: After nearly half a century of construction and growth, especially 15 years of university training, Thu Dau Mot University has made strong developments, affirming the school's brand in the higher education system of institutions of Vietnam. The school has developed according to the model of a multi-disciplinary, multi-level training university with an application orientation. The Social Sciences and Humanities sector is one of the sectors invested in and developed by the University and has achieved very important results, contributing to providing quality human resources to serve the development and international integration in Binh Duong province and the whole country. This article focuses on analyzing the implementation process, training practices and results of applying modern teaching skills to improve the quality of training in Social Sciences and Humanities at Thu Dau Mot University. Keywords: training quality, Social Sciences and Humanities, modern teaching skills 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, robot, công nghệ nano, công nghệ sinh học,… đòi hỏi các trường đại học phải không ngừng thích ứng và đầu tư nhiều cho công tác giảng dạy liên ngành, nghiên cứu, đổi mới và sáng tạo. Trong xu thế chung, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập trong nhiều năm qua đã góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để tỉnh Bình Dương thu hút hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Trường Đại học Thủ Dầu Một (ĐHTDM) là trường đại học công lập trọng điểm của tỉnh Bình Dương, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và cả nước. Qua quá trình phát triển, Trường ĐHTDM đã đạt được những kết quả khá toàn diện, cả về số lượng và chất lượng đều phát triển khá nhanh và đúng hướng. Nhà trường đã phát triển theo định hướng trường đại học đào tạo đa ngành, đa cấp theo định hướng ứng dụng. Trong đó các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) là một trong những ngành được quan tâm, đầu tư phát triển và đã đạt được những kết quả rất quan trọng góp phần cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế tỉnh Bình Dương và cả nước. 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một (Thu Dau Mot University). Corresponding email: huenh@tdmu.edu.vn 334
  2. Các ngành KHXH&NV của Trường ĐHTDM được đào tạo từ những năm đầu khi trường được cấp phép đào tạo các ngành bậc đại học. Đến nay Trường ĐHTDM đã và đang đào tạo các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn ở nhiều cấp học từ bậc đại học đến thạc sĩ và tiến sĩ. Hàng năm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ quá trình phát triển của tỉnh Bình Dương và cả nước. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nguồn nhân lực khối ngành KHXH&NV đòi hỏi Trường ĐHTDM phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giúp cho người học hình thành năng lực của mình. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện bài viết, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết trên cơ sở thu thập nghiên cứu các tài liệu. Nguồn dữ liệu sử dụng trong bài viết tập trung vào tổng quan nghiên cứu tài liệu trên thế giới và ở Việt Nam, dựa vào việc thu thập, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu thứ cấp, từ các nguồn thông tin trên các tạp chí, báo cáo kết quả các lĩnh vực hoạt động của Trường ĐHTDM, các đơn vị thuộc Trường để phân tích làm rõ vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thu thập dữ liệu: - Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu, bài báo, sách chuyên khảo, báo cáo của các tổ chức uy tín trong và ngoài nước về phương pháp và kỹ thuật dạy học đại học. - Lựa chọn các tài liệu phù hợp dựa trên tiêu chí về độ tin cậy, tính cập nhật và mức độ liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích và tổng hợp: - Sử dụng phương pháp phân tích nội dung để hệ thống hóa và tóm tắt các ý tưởng, kết quả chính từ các nghiên cứu đã thu thập. - Áp dụng phương pháp so sánh để phân tích ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp và kỹ thuật dạy học đang áp dụng trong khối ngành KHXH&NV tại Trường ĐHTDM. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về Trường Đại học Thủ Dầu Một Trường ĐHTDM đã trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, tiền thân là một trường cao đẳng sư phạm (thành lập từ năm 1976) đến năm 2009 được nâng cấp thành Trường ĐHTDM. Trường ĐHTDM là cơ sở giáo dục đại học công lập của tỉnh Bình Dương, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và cả nước. Với nhiều năm phát triển và bề dày kinh nghiệm, đặc biệt qua 15 năm đào tạo bậc đại học và sau đại học, nhà trường thể hiện được năng lực trên tất cả các mặt hoạt động. Với sự nỗ lực, quyết tâm của đội ngũ cán bộ giảng viên, sự nỗ lực học tập của các thế hệ học viên, sinh viên, Trường ĐHTDM đã tiến một bước dài trên con đường xây dựng một môi trường học thuật mở. Đánh giá lại thành tựu phát triển của nhà trường đã đạt được giai đoạn từ năm 2018 - 2023 của Nghị quyết số 05/NQ-HĐTr: Đã có 20 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn MOET (đạt 53% mục tiêu chiến lược). Trong đó 100% số chương trình đào tạo có giáo viên đạt tiêu chuẩn chất lượng; Có 08 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn AUN-QA (đạt 58% mục tiêu chiến lược). Trường ĐHTDM đạt chuẩn kiểm theo tiêu chuẩn MOET chu kỳ 2 (tháng 4/2023). Những kết quả đó, đã khẳng định vị thế và vai trò của nhà trường trong quá trình xây dựng Trường ĐHTDM trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng trong hệ thống các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Hiện nay, Trường Đại học Thủ Dầu Một có 01 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, 11 chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 40 ngành đại học thuộc nhiều lĩnh vực. Trong đó khối ngành KHXH&NV là một trong những ngành được quan tâm phát triển và đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận phục vụ cho sự phát triển của tỉnh Bình Dương và cả nước (Trường Đại học Thủ Dầu Một, 2023). 335
  3. 3.2. Thực tiễn đào tạo khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Trường Đại học Thủ Dầu Một Nghiên cứu các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn là một lĩnh vực rất rộng lớn, bao gồm các môn khoa học nghiên cứu về các phương diện của con người và xã hội. Tổ hợp khoa học xã hội và nhân văn có rất nhiều chuyên ngành khác nhau và trong thời gian qua đã có rất nhiều biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Nhất là theo thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT, quy định các ngành đào tạo giáo dục đại học có nhiều thay đổi về nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi quan niệm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn theo cách hiểu chung nhất, gắn với thực tiễn đào tạo bậc đại học 15 năm qua của Trường ĐHTDM. Theo đó, khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn đang đào tạo tại Trường ĐHTDM gồm một số chuyên ngành tiêu biểu như sau: Bảng 1. Một số chuyên ngành KHXH&NV tiêu biểu tại Trường ĐHTDM STT Chuyên ngành Mã ngành Đào tạo bậc 1 Lịch sử Việt Nam 9229013 Tiến sĩ 2 Lịch sử Việt Nam 8229013 Thạc sĩ 3 Văn học Việt Nam 8220121 Thạc sĩ 4 Công tác xã hội 8760101 Thạc sĩ 5 Công tác xã hội 7760101 Đại học 6 Quốc tế học 7310601 Đại học 7 Quan hệ quốc tế 7310206 Đại học (Nguồn: Trung tâm Tuyển sinh Trường ĐHTDM, 2020, 2024) Ngay từ năm 2009, Trường ĐHTDM đã bắt đầu đào tạo các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đến nay trường đã và đang đào tạo 01 ngành trình độ tiến sĩ (Lịch sử Việt Nam); các ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và đai học như: Lịch sử Việt Nam, Văn học Việt Nam, Công tác xã hội, Luật kinh tế, Luật, Quốc tế học, Quan hệ quốc tế,… Hàng năm cung cấp hơn 1000 người tốt nghiệp với trình độ, năng lực tốt, được người sử dụng lao động đánh giá cao. Trường ĐHTDM đã không ngừng cải tiến các chương trình giáo dục ngành KHXH&NV, đổi mới kỹ năng, phương pháp giảng dạy, đánh giá sinh viên theo mô thức CDIO (Conceive-DesignImplement-Operate) và các yêu cầu của Bộ chuẩn AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assurance). Từ năm 2018, Trường ĐHTDM bắt đầu đào tạo tiến sĩ ngành Lịch sử Việt Nam. Chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Lịch sử Việt Nam Trường ĐHTDM giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao và chuyên sâu về Lịch sử Việt Nam, đồng thời bổ sung một số kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội,… liên quan đến chuyên ngành. Trên cơ sở những kiến thức được trang bị, nghiên cứu sinh đi sâu vào chuyên nghành hẹp, nắm vững các hướng nghiên cứu và các vấn đề khoa học thuộc ngành Lịch sử Việt Nam. Nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của tỉnh Bình Dương và cả nước. Các ngành đào tạo khối ngành khoa học xã hội và nhân văn trình độ thạc sĩ và đại học nhằm giúp người học hình thành năng lực đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện nay, bao gồm: * Về kiến thức: Người học được bổ sung và nâng cao kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên trong các lĩnh vực chủ yếu (chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hóa - xã hội, quản lý, an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế); có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có sức khỏe và ý thức phục vụ cộng đồng; có kiến thức cập nhật và chuyên sâu về chuyên ngành; nắm vững được các phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa học, các phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành, các phương pháp và phương tiện học tập và nghiên cứu hiện đại hỗ trợ cho việc nghiên cứu và học tập để có thể làm việc trong các cơ quan, đơn vị, công ty, tập đoàn trong nước hay nước ngoài,… * Về kỹ năng: Người học sau khi tốt nghiệp có khả năng độc lập nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của ngành học trong bối cảnh thế giới qua các thời kỳ; hiểu biết được cơ hội và thách thức của dân tộc trong sự phát triển chung của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay; có khả năng vận 336
  4. dụng tốt các phương pháp luận cũng như các phương pháp vào công việc thực tiễn của mình. * Về mức tự chủ và trách nhiệm: Hình thành khả năng nghiên cứu độc lập và làm chủ lĩnh vực chuyên ngành, năng lực chuyên môn. Người học thành thạo những kỹ năng chuyên môn/chuyên ngành, kỹ năng giao tiếp (kể cả bằng ngoại ngữ), kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm,… Bên cạnh đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn đã được định hình và có bước phát triển mạnh mẽ. Trường đã tạo ra một sân chơi khoa học và đã có hàng trăm đề tài nghiên cứu của giảng viên và sinh viên được thực hiện. Đặc biệt Trường ĐHTDM đã tiên phong thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về Đông Nam Bộ phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển của tỉnh Bình Dương và cả nước. 3.3. Vận dụng các kỹ năng dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo khối ngành KHXH&NV Trường Đại học Thủ Dầu Một Để nâng cao và phát triển chất lượng đào tạo nói chung và các ngành KHXH&NV nói riêng của Trường Đại học Thủ Dầu Một nói chung, cần tiến hành đồng bộ nhiều nhóm giải pháp khác nhau. Trong đó, việc đổi mới và nâng cao hiệu quả các phương pháp và kỹ năng dạy học là một việc làm rất quan trọng. Bởi lẽ, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay được xem là vấn đề cốt lõi được thể hiện ở quan niệm giáo dục đại học hiện nay lấy sự học làm trung tâm. Theo đó, người giảng viên trong lớp học hiện đại đóng vai trò là người định hướng và hướng dẫn giúp cho người học hình thành kỹ năng tự học, năng lực tư duy để người học chủ động, tích cực và sáng tạo trong quá trình học tập và rèn luyện, từ đó hình thành năng lực cho mình. Bắt đầu từ năm 2015 đến nay, Trường ĐHTDM đã và đang triển khai chương trình tập huấn về kỹ năng giảng dạy (Instruction Skills Workshop - ISW) cho giảng viên khối ngành KHXH&NV nhằm giúp giảng viên cập nhật, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau để nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo. 3.3.1. Khái quát về ISW ISW là một chương trình phát triển đội ngũ giảng viên có nguồn gốc từ Canada. Mục đích của khóa tập huấn là giúp giảng viên khám phá các chiến lược được sử dụng trong ISW để hỗ trợ các giảng viên tại Trường ĐHTDM; Thực hành sử dụng các chiến lược và các công cụ bài giảng cho và nhận nhiều thông tin phản hồi có tính chất xây dựng. ISW là một trong những cơ hội cho giảng viên quan sát những giảng viên khác dạy và những người tham gia rất được khuyến khích để thử nghiệm các chiến lược và các kỹ thuật giảng dạy, bao gồm những gì học được từ những thành viên tham gia chương trình và từng cố vấn viên. Đây là thời gian và là nơi để thử nghiệm và lấy ý kiến phản hồi một cách hiệu quả về các chiến lược được lựa chọn. Phần Phản hồi trong chương trình này có những bài tập được thiết kế để giúp bạn trong quy trình nhận xét. ISW tập trung vào nhiều lý thuyết học tập khác nhau, trong đó có hai mô hình cơ bản là xây dựng bài giảng theo mô hình BOPPPS (Thuyết hành vi) và mô hình CARD (Thuyết kiến tạo). 3.3.2. Xây dựng bài giảng theo mô hình “BOPPPS” và “CARD” * Xây dựng bài giảng “BOPPPS” Bài giảng “BOPPPS” bao gồm 6 yếu tố sau: (1) Dẫn nhập (Bridge-in): Thu hút sự chú ý của sinh viên, phải đảm bảo người học sẵn sàng tham gia vào các hoạt động bằng cách cung cấp một sự kích thích để thu hút sự chú ý của họ. (2) Kết quả học tập (Objective or Outcome): Những phát biểu mô tả những kỹ năng, kiến thức và/hoặc giá trị nào mà người học nên hình thành và minh chứng. (3) Đánh giá trước (Pre-Assessment): Giúp sinh viên hiểu thông tin mới bằng cách liên hệ nó đến điều mà họ đã biết hoặc điều mà họ từng trải nghiệm; Đo lường sự hiểu biết để lựa chọn phương pháp và cấp độ giảng dạy. (4) Sự tham gia (Participation): Trực tiếp: trình bày các thuật ngữ, cho các ví dụ, sử dụng phương tiện truyền thông, minh họa; Được hướng dẫn, cung cấp các hoạt động, mô hình, sử dụng hỏi và đáp, cho thông tin phản hồi. 337
  5. (5) Đánh giá sau (Post Assessment): Kiểm tra hoặc nhận những sản phẩm học tập để xem kết quả học tập đạt được; Được liên kết đến các cấp độ và lĩnh vực của kết quả. (6) Tổng kết (Summary): Giúp tiếp thu kiến thức, kỹ năng và giá trị mới; Liên kết đến cuộc sống, khóa học, chương trình học và/hoặc nghề nghiệp,… * Xây dựng bài giảng “CARD” Bước 1: Context - Hoàn cảnh Tập trung sự chú ý của người học và nêu những mục tiêu của bài học: Gợi ý chủ đề; Nói với người học về những gì cần chuẩn bị; Cung cấp các thông tin quan trọng; Chiếu video, clip,… Bước 2: Activity - Hoạt động Gợi nhớ một phản hồi cá nhân từ người học mà liên hệ đến: - Kinh nghiệm sống của họ; - Những giá trị và cảm xúc của họ; - Những giả định và niềm tin của họ… Bước 3: Reflection - Phản hồi Các hoạt động suy ngẫm: - Hỏi điều gì đã xảy ra? - Hỏi bạn đã nghĩ, cảm nhận hoặc học được gì? - Hỏi những suy nghĩ hoặc cảm nhận mới hay khác nhau nào mà bạn có về chủ đề? Bước 4: Documentation - Tư liệu Cung cấp bằng chứng về suy ngẫm và việc học. Các phương pháp tư liệu: - Một đoạn trích từ tạp chí; - Một đoạn văn hoặc bài luận ngắn; - Một sơ đồ; - Một ghi âm/hình của cuộc thảo luận; - Một câu chuyện cá nhân được viết,… (Andrew Marchand, 2015). 3.3.3. Quá trình triển khai tập huấn và ứng dụng các kỹ năng dạy học hiện đại vào khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn Bắt đầu từ năm 2015, Trường Đại học Thủ Dầu Một cử đoàn giảng viên nguồn gồm 12 giảng viên (trong đó có 5 giảng viên các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn) tham gia các khóa đào tạo tập huấn điều phối viên (Facilitator Development Workshop – FDW) tại Trường Đại học Trà Vinh. Chương trình tập huấn do chuyên gia Andrew Marchand người Canada và các chuyên gia của Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Dạy và Học, Trường Đại học Trà Vinh triển khai. Sau đó cùng với sự hỗ trợ và cộng tác của ông Andrew Marchand, Trường ĐHTDM đã triển khai các khóa tập huấn ISW và FDW trong toàn trường. Giảng viên các ngành KHXH&NV của Trường ĐHTDM đã được tập huấn, nghiên cứu và thực hành các nội dung của khóa tập huấn ISW. Sau đó là các chương trình đào tạo tổ chức thảo luận, thao giảng và vận dụng các kỹ năng giảng dạy mới, nhất là xây dựng các bài giảng theo mô hình “BOPPPS” và “CARD” vào thực tiễn các bài học, giờ học phù hợp. Sau mỗi bài giảng, nội dung giảng dạy theo các kỹ năng mới đều có các hoạt động đánh giá, thảo luận để vận dụng hiệu quả của các kỹ năng giảng dạy mới. Theo báo cáo đánh giá tổng kết hàng năm của chương trình đào tạo các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn Trường ĐHTDM, kết quả ứng dụng các kỹ năng dạy học hiện đại vào thực tiễn dạy và học của các lớp đều cho kết quả rất tích cực. Với việc vận dụng các kỹ năng dạy học mới đã tạo hứng thú cho cả người dạy và người học. Các hoạt động triển khai trong giờ học đều tạo được sự hứng khởi, tích cực, chủ động trong học tập của người học, từ đó họ có ý thức tự học để tích lũy năng lực cho mình. 338
  6. Những kết quả vận dụng các kỹ năng dạy học ISW vào khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng được các chuyên gia kiểm định chất lượng cấp chương trình đào tạo và cấp cơ sở giáo dục đại học đánh giá rất cao. 4. KẾT LUẬN Quá trình hội nhập và phát triển mạnh mẽ hiện nay vừa tạo ra những thời cơ, vừa đặt giáo dục đại học Việt Nam trước những thách thức mới ngày càng mạnh mẽ hơn. Đòi hỏi giáo dục đại học nước ta phải tiên phong trong tư duy và hành động để thích ứng với xu thế này. Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ hiện nay của tỉnh Bình Dương và cả nước, Trường ĐHTDM phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo các ngành KHXH&NV để tăng cường về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo các ngành KHXH&NV là đổi mới và nâng cao các kỹ năng và phương pháp giảng dạy của giảng viên. Khi người giảng viên thực hiện tốt vai trò của mình, các hoạt động dạy học thúc đẩy người học rèn luyện các kỹ năng, nâng cao khả năng học tập suốt đời thì sẽ thúc đẩy chất lượng đào tạo. Trong những năm qua, đội ngũ giảng viên khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn Trường ĐHTDM đã vận dụng các kỹ năng giảng dạy hiện đại theo chương trình tập huấn ISW, nhất là xây dựng bài giảng theo mô hình “BOPPPS” và “CARD” vào thực tiễn dạy học và đã đạt được những kết quả rất tích cực. Trong thời gian tới, với sự đồng lòng, quyết tâm của đội ngũ giảng viên và sinh viên của nhà trường, chắc chắn chất lượng đào tạo khối ngành KHXH&NV Trường ĐHTDM sẽ ngày càng phát triển, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu Trường ĐHTDM, để thực hiện được Sứ mệnh và Tầm nhìn đến năm 2030. TÀI LIỆU THAM KHẢO Andrew Marchand (2015). Tài liệu tập huấn các kỹ năng giảng dạy. Đại học Thủ Dầu Một. Bộ Giáo dục và đào tạo (2022). Thông tư về việc quy định danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học, số 09/2022/TT-BGDĐT, ngày 06/6/2022. Hà Nội. Vũ Xuân Hùng (2016). “Về hệ thống năng lực dạy học của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo tiếp cận năng lực thực hiện”. Tạp chí Khoa học dạy nghề. Số 30, tr.14-19. Thủ tướng Chính phủ (2017). Chỉ thị về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, số 16/CT-TTG, ngày 4/5/2017. Hà Nội. Trường Đại học Thủ Dầu Một (2018). Nghị quyết số 05/NQ-HĐTr ngày 22/06/2018 về chiến lược phát triển Trường Đại học Thủ Dầu Một đến năm 2030. Bình Dương. Trường Đại học Thủ Dầu Một (2018). Kế hoạch chiến lược đảm bảo chất lượng của trường giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2030. Bình Dương. Trường Đại học Thủ Dầu Một (2019). Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát triển chương trình đào tạo khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn định hướng kiểm định AUN-QA”. Bình Dương. Trường Đại học Thủ Dầu Một (2023). Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”. Bình Dương. Trường Đại học Thủ Dầu Một (2023). Báo cáo đánh giá các lĩnh vực hoạt động năm học 2022 - 2023. Bình Dương. Trường Đại học Thủ Dầu Một (2024). Thông báo phương án tuyển sinh năm 2024. Bình Dương. 339
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2