intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ khủng hoảng qua mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” tại trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ khủng hoảng qua mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” tại trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh" t làm rõ vai trò của mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” đến việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, bài viết giới thiệu mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” và đưa ra những giải pháp thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng tại Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng trên cả nước ứng dụng hoặc tiếp tục đưa ra những mô hình mới trong thời kỳ biến động hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ khủng hoảng qua mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” tại trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

  1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG QUA MÔ HÌNH “TẬP THỂ SINH VIÊN TIÊN TIẾN” TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thanh Xuân* 1 Tóm tắt: Chất lượng đào tạo luôn là vấn đề quan tâm của nhà giáo dục, nhà tuyển dụng và người học. Để nâng cao chất lượng đào tạo, các cơ sở giáo dục đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” được xem là “đặc sản” của Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH). Mô hình này được xây dựng dựa trên 03 tiêu chuẩn: học tập, rèn luyện và kỹ năng với 12 tiêu chí. Trong thời kỳ khủng hoảng bởi dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, việc thực hiện tiêu chí có sự biến động, đòi hỏi phải thay đổi để phù hợp. Bài viết làm rõ vai trò của mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” đến việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, bài viết giới thiệu mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” và đưa ra những giải pháp thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng tại Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng trên cả nước ứng dụng hoặc tiếp tục đưa ra những mô hình mới trong thời kỳ biến động hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo; đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có đầy đủ năng lực chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng và phẩm chất nhân cách đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Từ khóa: Tập thể sinh viên tiên tiến, chất lượng đào tạo. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, thuật ngữ “chất lượng” đang được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và hoạt động của con người. Mặc dù có rất nhiều quan niệm về chất lượng ở các cấp độ khác nhau như: chất lượng là sự hoàn hảo, chất lượng là mức tốt, sự xuất sắc; chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật; chất lượng là phạm trù triết học chỉ cái bản chất của sự vật, mà nhờ đó có thể phân biệt được sự vật này với sự vật khác (Phương, 2013). Có thể nhận thấy rằng khái niệm “chất lượng” là một khái niệm chưa xác định và phụ thuộc vào ngữ cảnh. Nó có một phổ nghĩa từ  “chuẩn mực” đến “xuất sắc”. Cả hai nghĩa này đều được hiểu và thể hiện qua cách hoạt động của từng cá nhân, tổ chức. Trong lĩnh vực giáo dục, thuật ngữ “chất lượng” thường được sử dụng khi xem xét, đánh giá hoặc so sánh kết quả với mục tiêu đã xác định. Theo cách hiểu thông thường, chất lượng đào tạo là mức độ kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và tự chịu trách Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *
  2. Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT 789 nhiệm mà người học đạt được sau khi kết thúc một cấp học, bậc học nào đó so với các chuẩn đã được đề ra trong mục tiêu đào tạo. Ở đây, chuẩn cũng chỉ là những quy định có tính giai đoạn, trong những điều kiện nhất định nào đó, nó sẽ phải thay đổi khi có yêu cầu phải nâng cao chất lượng hoặc khi các điều kiện để thực hiện giáo dục được nâng cấp hơn. Chất lượng đào tạo có thể hiểu là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành, nghề cụ thể (Đức, 2010). Từ những phân tích ở trên, ta có thể khái quát rằng: Chất lượng đào tạo của chương trình đào tạo đại học, cao đẳng là mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với chương trình đào tạo của nhà trường và được thể hiện ở năng lực chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng và phẩm chất nhân cách của người được đào tạo. Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, năm 2014 Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh thiết lập mô hình “Lớp học tiên tiến” bao gồm các tiêu chí được xây dựng hoàn thiện và chuẩn hóa. Theo đó, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh là đơn vị tiên phong trong cả nước triển khai mô hình này với mong muốn xây dựng mỗi tập thể lớp là một gia đình gắn kết, chủ động, tích cực trong học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động phong trào, hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Từ năm học 2019 – 2020 để phù hợp với tính chất đào tạo tín chỉ, sinh viên linh hoạt trong quá trình đăng ký môn học nên mô hình này được đổi tên thành “Tập thể sinh viên tiên tiến”. Đồng thời, nội dung các tiêu chí cũng được cập nhật để phù hợp với thực tế, đặc biệt là phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Bởi lẽ, việc xây dựng mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” hướng đến việc đào tạo một sinh viên toàn cầu trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, trong thời kỳ biến động và khủng hoảng như hiện nay bởi dịch bệnh Covid-19 thì việc triển khai và thực hiện các tiêu chí của mô hình đang gặp khó khăn. Từ đó, đòi hỏi phải thay đổi hình thức thực hiện tiêu chí để phù hợp với tình hình thực tế. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ khủng hoảng qua mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” tại Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh” là hết sức cần thiết. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ khủng hoảng với mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” của Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Trong lĩnh vực giáo dục, việc nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu. Mọi vật luôn luôn vận động, luôn thay đổi vì thế chất lượng đào tạo cũng đặt ra yêu cầu cần phải được nâng cao. Việc nâng cao chất lượng đào tạo được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong và ngoài nhà trường. Có thể điểm qua một số mặt cần phải được cải tiến để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo như: chương trình đào
  3. 790 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP tạo, nghiên cứu khoa học, công tác sinh viên, tạo môi trường học tập suốt đời cho người học,… Trong thời kỳ khủng hoảng bởi dịch bệnh Covid-19 như hiện nay đã tác động rất nhiều đến mọi hoạt động, trong đó có giáo dục. Đứng trước tình hình như thế, giáo dục không thể trì hoãn mà phải tiếp tục đi lên, vượt qua những thách thức. Chất lượng đào tạo cũng không thể vì thế mà thấp hơn so với giai đoạn bình thường, ngược lại đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao, biến những thách thức thành cơ hội. Chính vì thế, dịch bệnh Covid-19 đã đòi hỏi những cơ sở giáo dục phải đưa ra mô hình, giải pháp để áp dụng vào tình hình khó khăn hiện nay. Mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” là một trong những giải pháp thiết thực và phù hợp với tình hình hiện nay. Việc triển khai thực hiện mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” trong thời kỳ khủng hoảng tại Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã tác động rất lớn đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” giúp sinh viên không ngừng nâng cao kiến thức, rèn luyện và phát triển kỹ năng. Mặt khác, việc thực hiện mô hình còn giúp cho hoạt động của nhà trường đảm bảo được triển khai, không ách tắc và kích thích sự hứng thú tham gia của sinh viên trong giai đoạn thực hiện công tác phòng, chống dịch. Ngoài ra, việc thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí của mô hình sẽ giúp sinh viên lan tỏa sự chia sẻ cùng với cộng đồng qua các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện - điều rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, với mô hình này sự kết nối giữa sinh viên và nhà trường không chỉ được diễn ra qua các lớp học trực tuyến mà còn được thể hiện qua nhiều phương tiện với nhiều hình thức đa dạng. Việc thực hiện mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” trong thời kỳ khủng hoảng đã thúc đẩy tinh thần học tập, rèn luyện và bồi dưỡng kỹ năng của sinh viên nói riêng, chất lượng đào tạo của Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh nói chung ngày càng được nâng cao. 2.2. Mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” của Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Hiện tại, hệ thống tiêu chí “Tập thể sinh viên tiên tiến” được cập nhật, thay đổi theo hằng năm nhằm hướng đến gia tăng chất lượng với 03 tiêu chuẩn, 12 tiêu chí được khái quát qua bảng sau (hệ thống tiêu chí của năm học 2020 – 2021): Bảng 2.2.1: Hệ thống tiêu chí mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” của Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Tiêu chuẩn Tiêu chí Nội dung Điểm 1.1 ≥ 40% SV đạt điểm trung bình năm học từ 2.5 trở lên 15 ≥ 70% SV tham gia tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên đề; hoặc ≥ 20% SV tham gia cuộc 1.2 10 thi học thuật; hoặc có sinh viên nghiên cứu khoa học các cấp. 1. Học tập ≥ 3 SV đạt “Sinh viên 5 tốt” từ cấp Trường và ≥ 60% SV trong lớp đăng ký tham gia phong 1.3 5 trào “Sinh viên 5 tốt” 1.4 Không có SV vi phạm quy chế thi. 5
  4. Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT 791 2.1 ≥ 70% SV có kết quả đánh giá rèn luyện từ tốt trở lên. 12 2.2 ≥ 70% SV tham gia tổ chức một hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. 10 2.3 100% SV chấp hành quy định Nhà trường (đeo bảng tên, không xả rác, không hút thuốc …) 6 2. Rèn luyện ≥ 3 SV tham gia hiến máu nhân đạo; hoặc ≥ 50% SV lớp tham gia ba ngày tình nguyện 2.4 6 trong năm học. Tổ chức hoặc có tham gia một phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao do các cấp 2.5 6 tổ chức 3.1 ≥ 70% SV tham gia một buổi hội thảo hoặc tập huấn kỹ năng các cấp tổ chức. 10 3.2 ≥ 70% SV tham gia tổ chức hai buổi sinh hoạt kỹ năng ngoại khóa. 10 3. Kỹ năng Có SV tham gia cuộc thi hoặc chương trình, hoạt động liên quan đến khởi nghiệp do các 3.3 5 cấp tổ chức. Thứ nhất, tiêu chuẩn Học tập bao gồm 04 tiêu chí. Đầu tiên, có từ 40% sinh viên đạt điểm trung bình năm học từ 2.5 trở lên. Điều này, đồng nghĩa với việc tập thể sinh viên muốn đạt được danh hiệu “Tập thể sinh viên tiến tiến” thì phải có từ 40% sinh viên có kết quả học tập đạt từ loại Khá trở lên1. Tiếp theo, tập thể sinh viên phải có từ 70% sinh viên tham gia tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên đề; hoặc có từ 20% sinh viên tham gia cuộc thi học thuật; hoặc có sinh viên nghiên cứu khoa học các cấp. Với những thông số của tiêu chí này sẽ khuyến khích tinh thần nghiên cứu, trao đổi học thuật trong sinh viên. Việc tham gia sinh hoạt chuyên đề, các cuộc thi học thuật hoặc nghiên cứu khoa học sẽ giúp sinh viên hệ thống kiến thức, tìm tòi những kiến thức mới, từ đó giúp sinh viên phát triển chuyên môn của mình. Phong trào “Sinh viên 5 tốt” là một trong những hoạt động của Hội Sinh viên Việt Nam. Việc tham gia phong trào này nhằm mục đích xây dựng môi trường, động lực cho sinh viên rèn luyện, phấn đấu toàn diện trên các mặt: đạo đức, học tập, thể lực, tình nguyện, hội nhập; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng. Chính vì thế, trong tiêu chuẩn học tập yêu cầu tập thể sinh viên phải có từ 3 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” từ cấp Trường trở lên và phải có từ 60% sinh viên trong lớp đăng ký tham gia phong trào “Sinh viên 5 tốt”. Ngoài ra, một tiêu chí không thể thiếu trong tiêu chuẩn này là tuyệt đối không có sinh viên vi phạm quy chế thi. Thứ hai, tiêu chuẩn Rèn luyện bao gồm 05 tiêu chí. Trước hết, để đạt được tiêu chuẩn này, tập thể sinh viên phải có từ 70% sinh viên có kết quả đánh giá rèn luyện từ tốt trở lên. Kết quả đánh giá rèn luyện được dựa trên kết quả đánh giá về ý thức tham gia học tập; chấp hành các nội quy, quy chế, quy định trong Nhà trường; ý thức tham gia các hoạt động chính trị xã hội, văn hoá văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; đánh giá về trách nhiệm công dân và quan hệ cộng đồng; ý thức 1 Thang điểm được quy đổi tại Điều 10 Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học.
  5. 792 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP và kết quả khi tham gia công tác cán bộ lớp, Đảng, Đoàn, Hội sinh viên và các tổ chức hợp pháp khác trong Nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của sinh viên. Bên cạnh việc hoàn thiện phẩm chất, đạo đức của bản thân thì đòi hỏi sinh viên có những hoạt động, việc làm mang tính cộng đồng. Vì vậy, ở tiêu chuẩn này yêu cầu có từ 70% sinh viên tham gia hoặc tổ chức một hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Việc tham gia hoặc tổ chức các hoạt động thiện nguyện một mặt giúp đỡ người khác và tạo ra những ảnh hưởng tích cực tới đời sống của những người kém may mắn, mặt khác sẽ giúp sinh viên hình thành nhân cách, biết chia sẻ với những người xung quanh. Và một yếu tố rất quan trọng đối với người dân Việt Nam nói chung, sinh viên nói riêng là tinh thần “thượng tôn pháp luật”, vì vậy để đạt được tiêu chuẩn này thì 100% sinh viên phải chấp hành quy định Nhà trường (đeo bảng tên, không xả rác, không hút thuốc,...). Một trong những tiêu chí thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc mà sinh viên cần có chính là hiến máu nhân đạo, là hoạt động cứu người. Tuy nhiên, việc hiến máu nhân đạo không phải ai cũng đủ điều kiện để tham gia và vấn đề này còn liên quan đến sức khỏe của sinh viên trước và sau khi hiến máu. Chính vì vậy để hoàn thiện tiêu chí này, tập thể sinh viên chỉ cần có từ 03 sinh viên trở lên tham gia hiến máu nhân đạo hoặc có từ 50% sinh viên lớp tham gia ba ngày tình nguyện trong năm học. Bên cạnh việc tham gia các hoạt động thiện nguyện, hiến máu nhân đạo, để phát triển năng khiếu văn hóa văn nghệ, thể chất của sinh viên thì trong tiêu chuẩn rèn luyện đòi hỏi tập thể sinh viên phải tổ chức hoặc có tham gia một phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao do các cấp tổ chức. Thông thường, sinh viên thường tham gia các phong trào do cấp Khoa/Viện hoặc Trường tổ chức. Cuối cùng, tiêu chuẩn Kỹ năng bao gồm 03 tiêu chí. Với mục tiêu cung cấp cho sinh viên những kỹ năng để sinh viên bồi dưỡng thêm kiến thức và thích ứng với công việc sau này nên cả 03 tiêu chí đều xoay quanh những kỹ năng cần thiết. Trước hết, tập thể sinh viên phải có từ 70% sinh viên trở lên tham gia một buổi hội thảo hoặc tập huấn kỹ năng các cấp tổ chức. Với lợi thế là môi trường năng động, sáng tạo, các Khoa/Viện luôn mời các diễn giả uy tín trong và ngoài nước chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp nên việc sinh viên tham gia các buổi hội thảo hoặc kỹ năng sẽ giúp sinh viên học hỏi được kinh nghiệm từ những chuyên gia – người đi trước. Tiếp theo, tập thể sinh viên phải có từ 70% sinh viên trở lên tham gia tổ chức hai buổi sinh hoạt kỹ năng ngoại khóa. Có thể thấy, hiện nay tiêu chí tuyển dụng của nhiều cơ quan, doanh nghiệp chính là yếu tố năng động, nhạy bén trong công việc. Việc sinh viên tham gia các buổi sinh hoạt kỹ năng ngoại khóa sẽ giúp sinh viên giải tỏa căng thẳng, áp lực học tập, làm quen với những người xung quanh thông qua các hoạt động, tăng khả năng sáng tạo cho sinh viên và đặc biệt là dễ hòa nhập, thích nghi với cuộc sống. Đây chính là yếu tố hết sức quan trọng giúp sinh viên tự tin hơn sau khi tốt nghiệp
  6. Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT 793 và đặc biệt là thích ứng nhanh với môi trường doanh nghiệp. Cuối cùng là tiêu chí có sinh viên tham gia cuộc thi hoặc chương trình, hoạt động liên quan đến khởi nghiệp do các cấp tổ chức. Tiêu chí này nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học, giúp sinh viên thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực. Hình thức đăng ký tham gia thực hiện mô hình cũng rất linh động, phù hợp với tình hình thực tế lớp học của sinh viên. Mỗi lớp cần đạt tiêu chuẩn về số lượng theo tỷ lệ: (1) Đối với lớp từ 45 sinh viên trở lên: Tối thiểu 70% sinh viên trong lớp tự nguyện đăng ký tham gia. (2) Đối với lớp dưới 45 sinh viên: Tối thiểu 80% sinh viên trong lớp tự nguyện đăng ký tham gia. Có thể thấy mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” là mô hình bao quát tất cả các hoạt động của người học, đảm bảo giúp cho người học phát triển khả năng của bản thân. Với hệ thống tiêu chí, hằng năm các cấp quản lý trong Nhà trường luôn tạo ra nhiều hoạt động để sinh viên tham gia góp phần đẩy mạnh hoạt động phong trào trong Nhà trường. Ngoài ra, tập thể sinh viên luôn tích cực tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các chương trình, từ đó giúp sinh viên có môi trường để giao lưu, rèn luyện. Để giúp tập thể sinh viên thực hiện tốt tất cả các tiêu chí đạt được danh hiệu, Khoa/Viện quản lý sinh viên sẽ phân công cán bộ phụ trách và định hướng sinh viên thực hiện các tiêu chí. Bên cạnh đó, để đôn đốc và theo dõi tình hình thực hiện của tập thể sinh viên, Trường thường xuyên tổ chức các cuộc họp nhằm giúp tập thể tháo gỡ những vướng mắc hướng đến việc hoàn thiện. Để chứng minh tập thể sinh viên có thực hiện và hoàn thành tiêu chí thì hình ảnh minh chứng là yếu tố cốt lõi. Mỗi tiêu chí sẽ tương ứng với một điểm số nhất định và chỉ công nhận kết quả “Đạt” đối với các tập thể có tổng điểm từ 80 trở lên. Sau 06 năm triển khai thực hiện, mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Các tập thể đạt thành tích mô hình này đều có kết quả học tập cao, hoạt động phong trào của tập thể luôn sôi nổi và đa dạng. Với 12 tiêu chí thuộc 3 tiêu chuẩn sẽ giúp người học có đầy đủ năng lực chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng và phẩm chất nhân cách đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. 2.3. Giải pháp thực hiện mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” trong thời kỳ khủng hoảng tại Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Có thể thấy, các tiêu chí đều xoay quanh các hoạt động học tập, rèn luyện, ngoại khóa diễn ra hằng ngày trong và ngoài nhà trường. Và rất nhiều tiêu chí phải được thực hiện bằng những hoạt động, chương trình thực tế. Tuy nhiên với sự biến động của dịch bệnh Covid-19 tất yếu sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức và tham gia các hoạt động. Đứng trước những thách thức đó, việc thực hiện tiêu chí của “Tập thể sinh viên tiên tiến” vẫn
  7. 794 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP được diễn ra trên sự thay đổi để thích nghi đó là “chuyển đổi số”. Những tiêu chí không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, việc tổ chức trực tiếp hay trực tuyến vẫn không thay đổi bản chất thì bài viết không đề cập đến. Bài nghiên cứu chỉ phân tích và đưa ra giải pháp đối với những tiêu chí bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19, cụ thể như sau: Đối với tiêu chuẩn Học tập: Tổ chức trực tuyến các cuộc thi học thuật với nhiều hình thức khác nhau. Việc tổ chức trực tuyến các cuộc thi đã có nhiều ưu điểm so với việc tổ chức trực tiếp. Thứ nhất, việc tổ chức trực tuyến với khoảng thời gian dao động giúp sinh viên chủ động sắp xếp thời gian tham gia. Đây chính là điểm mạnh so với việc tổ chức trực tiếp. Việc tổ chức các cuộc thi trực tiếp tại trường thường diễn ra trong một thời gian nhất định. Mặt khác, lịch tổ chức các cuộc thi trực tiếp thường trùng với lịch học của sinh viên nên nhiều sinh viên không tham gia được. Thứ hai, hình thức tổ chức trực tuyến mới mẻ, phương tiện tổ chức đa dạng nên thu hút sự quan tâm rất lớn của sinh viên. Thứ ba, trong thời gian khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19 hạn chế việc ra ngoài nên đây cũng là cách để sinh viên tận dụng thời gian của mình. Đối với tiêu chuẩn Rèn luyện: Với tiêu chí từ 70% sinh viên trở lên tham gia tổ chức một hoạt động tình nguyện vì cộng đồng đòi hỏi phải có những giải pháp thực hiện. Trong điều kiện được tổ chức các hoạt động thực tế thì tập thể sinh viên thông thường sẽ tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng tại các trung tâm bảo trợ hoặc các địa phương đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 thì phương thức tổ chức này là hoàn toàn không khả thi. Để đáp ứng được tiêu chí này, tập thể sinh viên triển khai tình nguyện dưới hình thức quyên góp và chuyển quà đến các cơ sở, vùng khó khăn qua các tổ chức xã hội thay vì đến trực tiếp. Ngoài ra, hiện nay nhiều sinh viên còn tham gia các đội hình phòng chống dịch trên địa bàn thành phố và tại các tỉnh nơi sinh viên cư trú. Đây là hành động rất ý nghĩa, đầy tính nhân văn, đồng thời giúp sinh viên hiểu rõ hơn cuộc sống của những người đang gặp khó khăn. Đối với tiêu chí sinh viên tham gia hiến máu nhân đạo, trong khi thành phố hoặc các địa phương đang trong tình trạng ngân hàng máu thiếu hụt do bệnh nhân ngày càng tăng, đứng trước tình hình đó nhiều sinh viên đã xung phong hiến máu tại các cơ sở đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Riêng với tiêu chí tổ chức hoặc có tham gia một phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao do các cấp tổ chức hiện được các Khoa/Viện triển khai dưới hình thức quay clip bài hát yêu thích hoặc chạy thể dục hằng ngày dựa trên các mục tiêu đề ra của ban tổ chức. Với hình thức tổ chức đa dạng đã thu hút nhiều sinh viên tham gia. Việc tổ chức những hoạt động như thế này vừa giúp sinh viên thể hiện bản thân, được ca hát đúng với sở thích của mình, được thể dục để rèn luyện sức khỏe chống lại dịch bệnh. Đặc biệt, việc triển khai hình thức này cũng giúp nhiều sinh viên trước đây không dám thể hiện bản thân trước đám đông nay có cơ hội thể hiện tài năng, năng khiếu của mình.
  8. Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT 795 Đối với tiêu chuẩn Kỹ năng: Với tiêu chí 70% sinh viên tham gia một buổi hội thảo hoặc tập huấn kỹ năng các cấp tổ chức. Hội thảo, tập huấn là những hoạt động thường tập trung đông người nhưng trong tình hình dịch bệnh thì điều này không thể thực hiện được. Để khắc phục, nhiều Khoa/Viện triển khai các chương trình hội thảo, tập huấn kỹ năng trực tuyến với nhiều thời gian khác nhau và sinh viên có thể ghi lại để dễ dàng theo dõi, tham gia nếu trùng lịch học chính khóa. Đối với tiêu chí có từ 70% sinh viên tham gia tổ chức hai buổi sinh hoạt kỹ năng ngoại khóa được tập thể sinh viên triển khai bằng hình thức sinh hoạt trên các hệ thống trực tuyến như sinh hoạt lớp, cùng chia sẻ kỹ năng rèn luyện sức khỏe mỗi ngày hay các biện pháp chống dịch an toàn. Qua đây có thể thấy, những tác động của đại dịch cũng đang được xem là một cơ hội để đổi mới trong tình hình mới. Với những giải pháp triển khai và thực hiện mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” của Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã biến thách thức thành cơ hội giúp sinh viên cảm nhận được lợi ích của việc tham gia mô hình trong tình hình khủng hoảng hiện nay. Đồng thời, những giải pháp này còn thúc đẩy tinh thần hoạt động của tập thể sinh viên ngày càng được nâng lên, hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. 3. KẾT LUẬN Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả làm rõ vai trò của mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, giới thiệu các tiêu chuẩn và tiêu chí thuộc mô hình này của Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, bài viết còn đề cập đến những giải pháp để thực hiện các tiêu chí trong tình hình đầy biến động và khủng hoảng như hiện nay. Những giải pháp thực hiện tiêu chí không những giúp tập thể sinh viên đạt được danh hiệu “Tập thể sinh viên tiên tiến” mà còn tạo điều kiện cho hoạt động của tập thể sinh viên nói riêng, hoạt động phong trào của nhà trường nói chung được khoác lên diện mạo mới với chiều hướng tích cực. Mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” là mô hình bao quát các hoạt động liên quan đến sinh viên, tạo động lực cho sinh viên cố gắng trong học tập và rèn luyện. Việc thực hiện và đạt được danh hiệu “Tập thể sinh viên tiên tiến” một lần nữa khẳng định sinh viên có năng lực chuyên môn nghề nghiệp, có kỹ năng xử lý vấn đề và có phẩm chất nhân cách tốt đáp ứng những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, một lần nữa khẳng định rằng việc thực hiện mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ khủng hoảng.
  9. 796 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/3/2021 ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học. 2 Đỗ Thị Thanh Phương (2013), Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị, Hà Nội. 3 Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ 21, NXB Giáo dục Việt Nam. 4 Trần Kiểm (2009), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2