intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng đào tạo ngành Nhà hàng khách sạn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại các trường cao đẳng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nhằm nhận diện những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và nhân lực ngành NH - KS ở nước ta hiện nay; Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo ngành NH - KS tại các trường cao đẳng ở nước ta hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành NH - KS tại các trường cao đẳng ở nước ta hiện nay đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng đào tạo ngành Nhà hàng khách sạn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại các trường cao đẳng

  1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Nguyễn Tấn Danh* TÓM TẮT: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, nó diễn biến rất nhanh, tác động sâu sắc đối với hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngành Nhà hàng - Khách sạn (NH - KS) ở nước ta cũng nằm trong vòng xoáy tác động của cuộc cách mạng này. Đây là một trong những thách thức không nhỏ đối với công tác đào tạo ngành NH - KS hiện nay ở nước ta nói chung và tại các trường cao đẳng nói riêng. Bài viết nhằm nhận diện những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và nhân lực ngành NH - KS ở nước ta hiện nay; Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo ngành NH - KS tại các trường cao đẳng ở nước ta hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành NH - KS tại các trường cao đẳng ở nước ta hiện nay đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Nhà hàng – Khách sạn, trường cao đẳng. 1. Đặt vấn đề Thế giới đã và đang chứng kiến sự phát triển ứng dụng nhanh chóng của các công nghệ hiện đại từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó việc hình thành các nhà máy thông minh, nhà máy số, đều được quản lý, quản trị thông qua hệ thống thực - ảo, dựa trên nền tảng của các công nghệ số ứng dụng của internet vạn vật. Trong bối cảnh đó, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mỗi quốc gia có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế; đồng thời cũng gặp không ít thách thức, khó khăn, nhất là thách thức về chất lượng nguồn nhân lực theo xu hướng đòi hỏi ngày càng cao. Chúng ta phải chấp nhận “luật chơi” chung khi tham gia quá trình hội nhập. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh NH - KS là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là kỹ năng của người lao động để thích ứng với nhu cầu mới của thị trường lao động thời cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả. Do đó, việc đào tạo nhân lực chuyên ngành NH - KS đáp ứng yêu * Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại 434
  2. cầu thị trường lao động trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 không thể dùng mãi “bài cũ” mà cần đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng hội nhập. Đây là vấn đề cần phải được quan tâm của mỗi cơ sở đào tạo, trong đó có các trường cao đẳng ở nước ta hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Tổng quan cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Trong những năm gần đây, cụm từ “cách mạng công nghiệp lần thứ 4” hay “cách mạng công nghiệp 4.0” là những khái niệm xuất hiện dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thực ra cụm từ Cách mạng 4.0 xuất phát từ khái niệm “Industries 4.0” trong một báo cáo của Chính phủ Đức năm 2013. “Industries 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. Nhưng hiểu về cuộc CMCN 4.0 thì hiện vẫn chưa có khái niệm rõ ràng. Về cơ bản, cuộc CMCN 4.0 sẽ dựa trên ba lĩnh vực chính: (1) Kỹ thuật số: bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối internet (IoT - Internet of things), trí tuệ nhân tạo (AI - Artifical Intelligence); (2) Công nghệ sinh học: ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu; (3) Lĩnh vực vật lý: robot thế hệ mới, in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới, công nghệ nano. Nhìn một cách tổng quát, cuộc CMCN 4.0 sẽ làm tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân toàn cầu mà đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất chính là người tiêu dùng. Công nghệ đã tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới làm tăng hiệu quả và niềm vui cuộc sống của mỗi cá nhân. Gọi taxi, đặt vé máy bay, đặt mua hàng hóa, thanh toán hóa đơn, nghe nhạc, xem phim, chơi game, chữa bệnh, du lịch,… đều có thể thực hiện từ xa. Thế nhưng mặt trái của cuộc CMCN 4.0 là có thể mang lại sự bất bình đẳng, đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. Ngành nghề ít chịu tác động nằm trong nhóm những việc đòi hỏi yếu tố con người, khả năng sáng tạo cao và năng lực thích nghi nhạy bén. Lao động lĩnh vực dịch vụ nói chung và lao động ngành NH - KS nói riêng thuộc nhóm ngành nghề này. Tuy nhiên, trên nhiều diễn đàn gần đây, cuộc CMCN 4.0 được bàn luận rất nhiều bao gồm cả những suy tư lo lắng về mất việc làm, về sự tụt hậu của kỹ năng 435
  3. lao động và đặt ra nhiều câu hỏi cho giáo dục và đào tạo nghề nghiệp. Trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 sẽ mang tới nhiều cơ hội phát triển và hội nhập cho công tác đào tạo chuyên ngành NH - KS tại các cơ sở đào tạo, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với công tác đào tạo ngành này tại các trường cao đẳng hiện nay. 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh kết hợp phân tích đánh giá dựa trên nguồn số liệu thứ cấp thu thập được từ Tổng cục Du lịch Việt Nam; Tổng cục Thống kê Việt Nam; Viện nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; sách, báo, tạp chí chuyên ngành liên quan,… 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến nhân lực ngành Nhà hàng – Khách sạn Cuộc CMCN 4.0 sẽ là một bước ngoặt lớn, con người được giải phóng khỏi lao động chân tay, giữ vai trò quản lý và sáng tạo trong quá trình phát triển. Không chỉ thay đổi các ngành công nghiệp, ngành NH - KS cũng được thay đổi hoàn toàn với những sản phẩm và công nghệ hiện đại sau cuộc cách mạng. Theo nhận định của các chuyên gia thì cuộc CMCN 4.0 có một số tác động đến các doanh nghiệp NH - KS như sau: - Công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ được sử dụng trong việc mở khóa phòng, công nghệ bức xạ sẽ giúp khách hàng tự điều chỉnh nhiệt độ phòng theo nhiệt độ cơ thể, máy tính bảng sẽ được sử dụng để yêu cầu dịch vụ nhận trả phòng, dịch vụ hành lý, dịch vụ dọn phòng,…; - Công nghệ sinh học và vật lý hiện đại sẽ giúp cho các NH - KS tiếp cận với các nguồn năng lượng mới, vật liệu mới, các hệ thống thông minh cho phép tiết kiệm điện, nước và các chi phí khác; - Tác động đến hệ thống quản lý NH - KS, dữ liệu, báo cáo, cách phân phối thông tin sẽ thông qua các công cụ trực tuyến và số hóa. - Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo kết hợp với các ứng dụng trên internet có thể cho phép một người máy trả lời các câu hỏi của khách hàng hiệu quả hơn là chờ nhân viên tìm kiếm và trả lời; giảm bớt phụ thuộc vào các kênh bán hàng truyền thống,… Ở thời điểm hiện tại, phần lớn các NH - KS ở Việt Nam có quy mô nhỏ, sử dụng nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ, tiềm lực tài chính hạn hẹp nên rất khó thay 436
  4. đổi trong tương lai gần vì chi phí đầu tư cho hệ thống máy móc hiện đại và robot rất lớn. Sự chuyển động của cuộc CMCN 4.0 sẽ bắt đầu từ những NH - KS cao cấp với quy mô lớn. Những thay đổi, ứng dụng đầu tiên sẽ liên quan hệ thống quản trị, tự động hóa quy trình phục vụ khách, robot hỗ trợ thông tin khách hàng. Cuộc CMCN 4.0 đã có những tác động mạnh mẽ đến tổng thể ngành kinh doanh NH - KS và chắc chắn rằng cũng tác động không nhỏ đến nhân lực trong lĩnh vực này. Ảnh hưởng rõ ràng nhất chính là thay đổi cơ cấu lao động tại các NH - KS. Nếu như hiện nay, nguồn lực chính yếu tạo nên bộ máy vận hành tại các doanh nghiệp NH - KS là con người thì cách mạng 4.0 sẽ mở ra một tương lai mới. Các nhà quản lý NH - KS được tiếp xúc, sử dụng những thiết bị hiện đại để phục vụ khách hàng. Không cần phải có số lượng lớn nhân viên ở các bộ phận, lực lượng lao động này sẽ được giải phóng và thay vào đó là những nhân viên robot, các thiết bị cảm ứng hỗ trợ. Không chỉ vậy, các nhà quản lý này có thể được tiếp xúc với nguồn dữ liệu lớn, phân tích được nhu cầu tương lai của khách hàng để có chiến lược phù hợp. Công tác quản lý NH - KS trở nên dễ dàng hơn khi tất cả các thiết bị, chức năng của NH - KS được kết nối với nhau và kết nối với thiết bị của nhà quản lý từ mở cửa, đóng cửa, hệ thống điện,… Trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống cũng bắt đầu áp dụng mô hình phục vụ ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh. Ví dụ như quán cà phê Javi Coffee Green House ở quận Thủ Đức đã sử dụng robot thông minh làm nhân viên phục vụ khách. Mỗi khi có khách gọi món, robot lại chạy vào quầy để nhân viên đặt thức uống lên khay và đi ra từng bàn để phục vụ khách. Hay quán Cơm tấm Cali trên đường phố đi bộ Nguyễn Huệ ở Tp. Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng robot để phục vụ khách hàng. Ðối với người lao động, cuộc CMCN 4.0 thật sự mang đến những rủi ro phải dè chừng, bởi khi công nghệ tự động hóa được áp dụng, một số công việc phục vụ trong các NH - KS được thay thế bởi robot và máy móc hiện đại, cơ hội việc làm sẽ ít đi, tiêu chuẩn đánh giá năng lực khi tham gia vào lĩnh vực này cũng thay đổi. Tuy nhiên, do ngành NH - KS có những đặc điểm, đặc thù riêng nên sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng đòi hỏi phải có tính sáng tạo và kỹ năng giao tiếp, cũng như cần có sự hiếu khách, cẩn thận, tỷ mĩ, ân cần chăm sóc, khéo léo, tinh tế của người lao động làm việc trực tiếp. Do vậy, dù có hiện đại đến đâu thì máy móc và robot cũng không thể thay thế hoàn toàn được con người. Để vận hành, điều khiển những máy móc hiện đại và robot này đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Hơn nữa, khi xảy ra sự cố hay hỏng hóc, sẽ cần rất nhiều thời gian cũng như kỹ sư giỏi để khắc phục. Như vậy, trước xu hướng tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với lĩnh vực NH - KS nói chung và nhân lực trong lĩnh vực này nói riêng, có thể thấy rằng cuộc CMCN 4.0 đã đặt ra những yêu cầu mới về kiến thức, kỹ năng và tâm thế của 437
  5. người lao động trong lĩnh vực NH - KS. Những kiến thức và kỹ năng có thể chia thành 3 nhóm: - Các kiến thức và kỹ năng liên quan đến nhận thức, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kỹ năng thích nghi, kỹ năng sáng tạo. - Các kỹ năng về ngôn ngữ, kỹ năng số, kỹ năng kết nối. - Các kỹ năng về xã hội như giao tiếp, ứng xử, tạo lập quan hệ, làm việc theo nhóm. Việc áp dụng tổng hòa những kiến thức, kỹ năng và tâm thế để đổi mới sáng tạo quan trọng hơn nhiều so với những kiến thức, kỹ năng chuyên biệt trước đây. Do đó, công tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực NH - KS tại các trường cao đẳng cần phải có định hướng rõ ràng và cụ thể nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra. 2.2.2. Thực trạng công tác đào tạo nhân lực ngành Nhà hàng – Khách sạn tại các trường cao đẳng ở nước ta hiện nay Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hiện nay cả nước có 43 trường cao đẳng chuyên đào tạo chuyên ngành NH - KS. Hệ thống các trường cao đẳng đào tạo về NH - KS đã được hình thành, phát triển, phân bố khá đều khắp các vùng du lịch trên cả nước. Mỗi năm, toàn ngành cần thêm 40.000 lao động, nhưng lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ có hơn 12% có trình độ cao đẳng trở lên. Số lượng các trường cao đẳng về NH - KS tăng lên nhanh chóng đã góp phần đáp ứng yêu cầu của xã hội trong việc phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Song, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực cho ngành du lịch Việt Nam trong đó có lĩnh vực NH - KS vẫn luôn là đề tài “nóng” bởi sản phẩm “đầu ra” chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Nguyên nhân làm cho sản phẩm “đầu ra” của các trường cao đẳng không đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động là: a) Chương trình đào tạo chưa phù hợp với thực tiễn Việc xây dựng chương trình đào tạo chủ yếu mang tính kế thừa, kế thừa từ chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kế thừa từ những trường đã đào tạo trước đó cách đây khoảng hơn 20 năm. Đội ngũ xây dựng chương trình của một số trường không có trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành, không mời doanh nghiệp tham vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo. Do đó, dẫn đến tình trạng chương trình đào tạo không phù hợp với thực tiễn và thời kỳ hội nhập. Chương trình đào tạo của các trường chủ yếu là lý thuyết, thiếu hẳn khâu thực hành ngoài thị trường. Sinh viên không 438
  6. có nhiều cơ hội để cọ xát và trực tiếp thực hiện các công đoạn chuyên môn đặc thù của công việc một cách chuyên nghiệp. Điều đó dẫn đến nguồn nhân lực tốt nghiệp ra trường không thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Công tác phát triển chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo chưa được chú trọng đúng mức, chưa có nhiều trường đầu tư vào công việc này. Chương trình đào tạo thường có nhiều môn học giống nhau, không có đặc thù riêng của từng trường. Có trường tổ chức dạy những môn mà nhà trường có giảng viên chứ không dạy những môn mà xã hội và người học cần. Chính bản thân người học chuyên ngành NH - KS cũng khẳng định điều đó, vì hơn 60% người tham gia khảo sát của JobStreet.com cho biết, kiến thức học ở trường chưa đủ đáp ứng yêu cầu thực tế công việc. Hình 1. Ý kiến của người học về kiến thức được học ở trường (Nguồn: www.Jobstreet.com) b) Thiếu đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, đúng chuyên ngành và năng lực tiếng Anh Việc đào tạo nhân lực NH - KS đã hơn 20 năm nay nhưng phần lớn giảng viên là người được đào tạo từ các ngành khác (chủ yếu là ngành Quản trị kinh doanh). Do đó, việc giảng dạy chủ yếu dựa vào vốn kiến thức tự học, tổng hợp từ nhiều nguồn, từ kinh nghiệm bản thân chứ không có trải nghiệm. Theo khảo sát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại báo cáo “Phân tích nhu cầu nguồn nhân lực và đào tạo của ngành du lịch Việt Nam”năm 2016 thì số lượng giảng viên cơ hữu trong các trường đại học, cao đẳng công lập là 1.460 người và hơn 600 giảng viên cộng tác. Xét về trình độ của giảng viên thì có 9% tốt nghiệp từ các trường nghề; 60,1% tốt nghiệp đại học và 38,5% đang học sau đại học. Khoảng 1/3 giảng viên có thể giảng dạy bằng tiếng Anh. Qua đây, có thể nhận thấy các cơ sở đào tạo đang thiếu hụt đội ngũ giảng viên và trình độ tiếng Anh của giảng viên không đáp ứng yêu cầu giảng dạy. 439
  7. Bên cạnh đó, rất nhiều giảng viên còn cứng nhắc và thiếu linh động trong phương pháp dạy học, cụ thể là chỉ dừng lại ở việc “hướng dẫn sinh viên thực hành nghiệp vụ một cách máy móc”, chưa quan tâm đến việc “định hướng cho sinh viên phương pháp học thực hành có hiệu quả”, từ đó không kích thích tính sáng tạo cho người học, hay nói cách khác người học luôn ở trạng thái “thầy đặt đâu, trò ngồi đấy”. Chính phương pháp dạy học như thế dẫn đến hệ quả là người học trở nên nhàm chán trong học tập, khi tiếp xúc với công việc thực tế lại bị bế tắc trong xử lý tình huống, giải quyết vấn đề. c) Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo không đáp ứng yêu cầu Hiện nay, thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo ở các cơ sở đào tạo còn nhiều hạn chế, yếu kém, đầu tư trang thiết bị chưa đồng bộ. Nhiều trường chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo trong khu vực và thế giới, gây ra nhiều bất cập, ảnh hưởng tới quá trình hội nhập. Đã qua rồi thời kỳ thầy và trò phải học “chay” bằng trí tưởng tượng và viên phấn. Sự trợ giúp của thiết bị kỹ thuật hiện đại, sự cộng hưởng của không gian có tổ chức và cảnh quan môi trường sẽ hình thành ở người được đào tạo một kỹ năng sống, những đặc tính nhân cách cùng những kỹ năng nghề nghiệp khác. Các trường xây dựng các công trình (như giảng đường, phòng thực hành nghiệp vụ, thư viện, phòng hội thảo, …) theo kiểu “đẽo chân cho vừa giày” vừa gây lãng phí vừa không mang lại hiệu quả như mong muốn. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo phải hướng đến không gian đa chức năng, linh hoạt trong trường học và đảm bảo tính liên thông, liên kết và hữu dụng của từng công trình. d) Hệ thống giáo trình phục vụ đào tạo còn thiếu Hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy là một trong những thành tố có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành du lịch nói chung, nhân lực NH - KS nói riêng. Giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo ngành này đang thiếu cả lượng và chất. Đa số các giáo trình được biên soạn rất lâu, nội dung không được cập nhật, thiếu tính thực tiễn. Hệ thống giáo trình chủ yếu được biên soạn theo hướng hàn lâm, không có sự tham gia của những chuyên gia làm công tác quản lý tại doanh nghiệp. So sánh với số lượng giáo trình khối ngành kinh tế thì giáo trình ngành NH - KS thiếu trầm trọng, đặc biệt là các giáo trình về nghiệp vụ. 2.2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành NH - KS đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại các trường cao đẳng hiện nay a) Đối với nhân lực ngành NH - KS Để có thể đương đầu với thách thức khi nước ta thực sự bước vào cuộc cách 440
  8. mạng công nghiệp này, người lao động trong lĩnh vực NH - KS phải chuẩn bị cho mình tri thức về khoa học công nghệ và trình độ ngoại ngữ tốt, kỹ năng mềm thành thạo và kinh nghiệm làm việc thực tế để mở ra cánh cửa bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Thứ nhất, khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn. Trung tâm của cuộc CMCN 4.0 là công nghệ thông tin và internet kết nối vạn vật, không chỉ giúp con người giao tiếp với con người, mà còn là con người giao tiếp với máy, con người giao tiếp với đồ vật và đồ vật giao tiếp với nhau. Do đó, các quốc gia muốn tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp này đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng vào thực tiễn sản xuất để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra. Vì thế, ngay từ bây giờ, người lao động phải chủ động tích lũy tri thức về công nghệ thông tin, chủ động cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới vào cuộc sống thì chúng ta mới có cơ hội cạnh tranh việc làm, mở ra cánh cửa để bước vào sân chơi toàn cầu hóa. Thứ hai, nâng cao khả năng ngoại ngữ để mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Trau dồi ngoại ngữ là yêu cầu mang tính cần thiết. Khả năng sử dụng ngoại ngữ sẽ tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận với các tin tức, sách báo, tài liệu nước ngoài, giao tiếp được với bạn bè quốc tế nhằm giao lưu, học hỏi văn hóa của các miền đất trên thế giới và tiếp thu tri thức nhân loại. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng học ngoại ngữ không đơn thuần chỉ là biết từ vựng và hiệu quả, nghĩa là người học ngoại ngữ đồng thời phải học hỏi văn hóa nước khác để có cách diễn đạt phù hợp. Việc học ngoại ngữ cũng cần gắn với mục đích đúng đắn nhất định, đó là phục vụ học tập, làm việc, giao tiếp và giải trí lành mạnh. Thứ ba, trau dồi các kỹ năng mềm thành thạo để hòa nhập với môi trường làm việc. Kỹ năng mềm bao gồm: giao tiếp, làm việc nhóm, chọn partner, kỹ năng trình bày (thể hiện và vận dụng trí tuệ, công nghệ, bản lĩnh), quản lý thời gian,… Đặc biệt, là kỹ năng quản lý thời gian để giúp người lao động không sa đà vào mạng xã hội, giải trí mà làm việc thiếu hiệu quả, giảm năng suất. Trong quá trình học tập bạn cần khai thác và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của mình. Hãy tham gia các chương trình ngoại khóa sôi nổi, các câu lạc bộ, các lớp học,... là nơi người học có thể rèn luyện kỹ năng mềm. Thứ tư, tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế đáp ứng yêu cầu công việc. 441
  9. Doanh nghiệp thường yêu cầu tuyển dụng ứng viên có kinh nghiệm, chính vì vậy, nhiều người lao động mới tốt nghiệp thường không đáp ứng được. Trái lại, nhiều lao động mới ra trường nhưng đã có bản lý lịch đẹp với kinh nghiệm khá “dày”, họ nhanh chóng thích nghi với môi trường doanh nghiệp khi còn học ở các cơ sở đào tạo. Theo đó, các kỳ thực tập thực tế ở các cơ sở đào tạo là một lợi thế rất lớn giúp người lao động vượt qua các kỳ tuyển dụng gắt gao cũng như không bị ngỡ ngàng khi bắt tay vào việc. Bởi kỳ thực tập là thời điểm tốt nhất để người học có thể học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình quan tâm. Về cơ bản, quá trình thực tập cũng gần giống như quá trình đào tạo cho một nhân viên mới trong công ty. Ngoài ra, nếu muốn có thêm kinh nghiệm làm việc ngay trong khóa học, một công việc làm thêm phù hợp với ngành học hoặc sở thích sẽ giúp người học học hỏi nhiều điều bởi trong quá trình làm việc không tránh được những “va chạm”, người học sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để xử lý những tình huống đó. Hình 2. Đánh giá về các kỹ năng chủ chốt trong khối cơ sở lưu trú (Xếp hạng: 1= không quan trọng, 2= tương đối quan trọng, 3= quan trọng; 4 = rất quan trọng) (Nguồn: Tóm tắt phân tích nhu cầu nguồn nhân lực và đào tạo của ngành du lịch Việt Nam) b) Đối với các trường cao đẳng đào tạo ngành NH - KS Thứ nhất, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn và hội nhập. Đặc biệt là khối kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo rất quan trọng vì cung cấp kiến thức chuyên môn liên quan đến việc sinh viên khi tốt nghiệp ra 442
  10. trường ứng dụng vào giải quyết công việc thực tế, đáp ứng được yêu cầu của nhà sử dụng lao động. Kiến thức chuyên ngành phải được cập nhật thường xuyên và phù hợp với thực tế hiện nay vì một số kiến thức mà sinh viên được học trong nhà trường còn lạc hậu so với những yêu cầu chuyên môn của thực tế, do vậy sinh viên còn bỡ ngỡ với công việc,… Ngoài ra, các trường nên mời nhà sử dụng lao động tham gia vào việc xây dựng chương trình đào tạo, đặc biệt là xây dựng khối kiến thức chuyên ngành. Các trường có thể mời các chuyên gia, các nhà quản lý của doanh nghiệp tham gia và cho ý kiến đánh giá việc xây dựng chương trình đào tạo. Vì để sinh viên tốt nghiệp ra trường đáp ứng được yêu cầu của họ thì phải biết các tiêu chuẩn, các đòi hỏi về năng lực của người lao động đối với yêu cầu của công việc bằng cách đưa vào chương trình các môn học bám sát với thực tế công việc hiện tại. Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên theo chuẩn khu vực và quốc tế, đặc biệt là kỹ năng thực hành và trình độ tiếng Anh. Hiện nay, phương pháp dạy học tích hợp được coi là phương pháp dạy học hiệu quả để hình thành và phát triển năng lực người học. Trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất, hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất. Người dạy phải phân tích được các nhiệm vụ học tập của học sinh trong một bài học gắn với thực tiễn, áp dụng và lý luận được phương pháp dạy học gì, cần luyện tập kỹ năng gì để hình thành năng lực hoặc nhóm năng lực nào, nhằm thiết kế dạy học phù hợp. Ngoài ra, để hội nhập quốc tế và khu vực trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi các cơ sở đào tạo tích cực nâng chuẩn trình độ tiếng Anh của đội ngũ giảng viên. Từng cán bộ giảng dạy phải nhận thức được vai trò quan trọng của tiếng Anh, bản thân mỗi giảng viên phải tự nâng cao trình độ tiếng Anh trước hết là khả năng giao tiếp và sau đó là có thể giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh. Nhằm chuẩn hóa năng lực tiếng Anh của đội ngũ giảng dạy, cần có chiến lược dài hơi, giải pháp tổng thể và mở rộng các chương trình liên kết đào tạo với các trường nước ngoài, trong đó có trao đổi giảng viên. Các cơ sở đào tạo tổ chức cho đội ngũ giảng viên đi tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh tại các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học, giáo dục ngoài nước. Thứ ba, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị thiết bị đào tạo phải phù hợp với tiêu chuẩn đào tạo nghề NH - KS nhằm giúp sinh viên học được cách làm và rèn luyện để làm được việc trong các môi trường chuyên nghiệp, phù hợp thực tiễn. Các cơ sở đào tạo phải mang môi trường làm việc của doanh nghiệp thông qua 443
  11. hệ thống cơ sở vật chất được mô phỏng theo các nhà hàng, khách sạn quốc tế đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ máy móc hiện đại để giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc, thực hành và làm quen dần với môi trường làm việc tại các nhà hàng, khách sạn sau khi ra trường. Thứ tư, chú trọng biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo. Các cơ sở đào tạo phải xác định rõ giáo trình, tài liệu dạy học là công cụ, phương tiện, nguyên liệu của quá trình dạy học, thể hiện chất lượng, uy tín của cơ sở đào tạo cũng như cá nhân người giảng viên. Công tác này cần được quan tâm đầu tư thỏa đáng, giảng viên phải là người tâm huyết với việc biên soạn, sưu tầm giáo trình, tài liệu dạy học. Từng cán bộ giảng viên cần không ngừng học tập nâng cao trình độ, kỹ năng biên soạn, thu thập, tích lũy thông tin, tài liệu, nâng cao chất lượng biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học. Khai thác kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học sử dụng cho biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học. Thường xuyên rà soát để cập nhật, điều chỉnh những giáo trình đã lạc hậu. Cần huy động đội ngũ giảng viên là các chuyên gia quản lý được mời từ doanh nghiệp tham gia viết giáo trình để giáo trình đảm bảo tính thực tiễn, tính cập nhật. Thứ năm, thực hiện tốt việc hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Có một nghịch lý đang tồn tại giữa đào tạo và nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp đó là: sinh viên ra trường không tìm được việc làm trong khi đó các doanh nghiệp lại không tuyển được lao động sau đào tạo đáp ứng nhu cầu. Nguyên nhân là việc đào tạo trong nhà trường vẫn chưa “gần” với nhu cầu xã hội, sinh viên ra trường thiếu nhiều kỹ năng mềm, nhiều kiến thức thực tế công việc,... Để giải quyết bài toán nan giải này, việc phối hợp chặt chẽ giữa các trường cao đẳng với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo là điều kiện bắt buộc để nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. c) Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và NH - KS Thứ nhất, cần thống nhất nhận thức về quan điểm, nội hàm, tiêu chí xác định, đánh giá về nguồn nhân lực chất lượng cao và thống nhất các tiêu chí, tiêu chuẩn trong tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ hai, rà soát năng lực đào tạo, sắp xếp mạng lưới các cơ sở đào tạo chuyên ngành NH - KS ở các cấp độ đào tạo từ đào tạo nghiệp vụ đến đào tạo quản lý, kinh doanh và quy hoạch du lịch hợp lý, đảm bảo đào tạo đủ cơ cấu ngành nghề, chuyên môn, trình độ. Thứ ba, cần thống nhất một Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề về các nghề du lịch để các trường làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo cũng như đánh giá năng lực người học. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực nghề du lịch, nước ta đang có tới 3 bộ 444
  12. tiêu chuẩn nghề du lịch cùng tồn tại là: Bộ tiêu chuẩn do Bộ VHTT&DL ban hành với 8 nghề; bộ tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) do dự án Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ thực hiện với 10 nghề; bộ tiêu chuẩn nghề tham khảo của ASEAN với 6 nghề. Việc tồn tại cùng lúc 3 bộ chuẩn nghề du lịch cũng có nghĩa là nước ta vẫn chưa xây dựng được bộ chuẩn chung nhất. Điều này khiến cho các cơ sở đào tạo về du lịch gặp nhiều lúng túng trong quá trình giảng dạy, thiết kế chương trình học tạo được sự tương đồng hay thiết kế thời lượng học phù hợp. 3. Kết luận Để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành NH - KS cần có cái nhìn toàn diện, đồng bộ tại các trường cao đẳng hiện nay. Trong đó các yếu tố cần được chú trọng là nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên đặc biệt là kỹ năng thực hành nghề và trình độ tiếng Anh; xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn và hội nhập; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu đào tạo và chú trọng biên soạn hệ thống giáo trình đầy đủ về số lượng với kiến thức được cập nhật mới; hợp tác với doanh nghiệp NH - KS trong đào tạo để rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế công việc. Thực hiện tốt các giải pháp này thì công tác đào tạo nhân lực ngành NH - KS tại các trường cao đẳng có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội và hội nhập trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch. Tóm tắt chính Phân tích nhu cầu nhân lực và đào tạo của ngành Du lịch Việt Nam. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Báo Người đồng hành. (2013). Các khách sạn Việt Nam ứng dụng công nghệ, ngày 23/08/2013.Nguồn:http://ndh.vn/cac-khach-san-viet-nam-ung-dung-cong-nghe 3414578p99c121.news 4. Dương Thanh Tùng. (2018). Phát sốt với “cô gái robot” phục vụ tại nhà hàng, quán cà phê, Báo Người đưa tin ngày 19/01/2018. Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/tphcm-phat-sot- co-gai-robot-phuc-vu-tai-nha-hang-quan-ca-phe-a356099.html 5. Hoàng Văn Thái, Nguyễn Hải Yến. (2014).Đổi mới công tác đào tạo trong Du lịch, Tạp chí Du lịch số tháng 5-2014, tr. 63. 6. Klaus Schwab. (2016).The Fourth Industrial Revolution, World Economic Forum. 7. People 1st. (2006). Skills needs assessment, People 1st. 8. Labour Market Review. (2003). Hospotality training fourdation – HTF. 9. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp.HCM. (2017). Dự báo nhu cầu nhân lực các ngành trọng điểm giai đoạn 2017 - 2020 đến 2025. 445
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0