intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng đào tạo về ngành kế toán ở các trường đại học hiện nay

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết "Nâng cao chất lượng đào tạo về ngành kế toán ở các trường đại học hiện nay", tác giả đề cập đến việc nâng cao chất lượng đào tạo về ngành kế toán ở các trường đại học hiện nay. Để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng đào tạo về ngành kế toán ở các trường đại học hiện nay

  1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VỀ NGÀNH KẾ TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY ThS. Dương Thị Nhung1 ThS. Trương Thị Thắm Tóm tắt Với sự phát triển mạnh mẽ về thành tựu khoa học kỹ thuật và sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng nhiều, dẫn đến nhu cầu về ngành kế toán càng gia tăng. Xuất phát từ nhu cầu gia tăng về ngành kế toán thì ngành kế toán cần phải cần phải đổi mới về chất lượng nguồn nhân lực kế toán, để đổi mới được chất lượng nguồn nhân lực kế toán, chúng ta phải đổi mới chất lượng đào tạo ngành kế toán, có như vậy thì mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Trong bài viết này đề cập đến việc nâng cao chất lượng đào tạo về ngành kế toán ở các trường đại học hiện nay. Để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Đào tạo, kế toán, nguồn nhân lực. 1. Đặt vấn đề Với sự phát triển của khoa học, giúp những người làm nghề kế toán có cơ hội tiếp cận nhiều kiến thức mới, một cách dễ dàng. Tại Việt Nam, nghề kế toán đang ở thời kỳ phát triển, nhưng tình trạng sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp hoặc làm trái nghề do chất lượng kế toán chưa chuẩn bị đủ các kỹ năng cần thiết, các cơ sở đào tạo ngành kế toán chưa chú trọng đến chất lượng đào tạo, thể hiện ở chất lượng sản phẩm đào tạo còn thấp, nhiều sinh viên không tiếp cận ngay được công việc được giao. Điều đó chứng tỏ chất lượng đào tạo kế toán chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp vẫn đang tìm kiếm nguồn nhân lực kế toán có trình độ cao. Đứng trước những vấn đề đã nêu, việc đào tạo ngành kế toán cần phải thay đổi như thế nào? Thêm vào đó, các chương trình đào tạo kế toán hiện nay chắc chắn cũng phải thay đổi như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của xã hội? Chính vì vậy, cần phải tìm hướng đi thích hợp, đồng thời đưa ra giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng đào tạo. 2. Những cơ hội về ngành kế toán hiện nay Khi bước vào nền kinh tế hội nhập hội nhập thì đòi hỏi nền kinh tế đó có sức cạnh tranh cao và tạo sự hấp dẫn đầu tư từ bên ngoài. Việc Việt Nam gia nhập khối kinh tế mở ra nhiều cơ hội đối với nhiều ngành nghề và đặc biệt là ngành nghề kế toán. Từ đó tạo 1 Khoa Kế toán – Trường Đại học Lao động Xã hội (CS2), Email: nhungdt@ldxh.edu.vn, Số điện thoại: 0919204654 519
  2. nhiều điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam được sang làm việc tại các nước khác trong khu vực và học hỏi kinh nghiệm từ các nước có ngành nghề kế toán phát triển. Đồng thời còn thu hút nhiều nước tham gia hoạt động trong ngành kế toán ở Việt Nam. Đây là cơ hội để nghề nghiệp được mở rộng, cụ thể như sau: Thứ nhất: Cơ hội với những nguồn lực kế toán có chất lượng cao Khoa học phát triển điều đó dẫn đến việc con người cũng phát triển theo để phù hợp với sự phát triển của khoa học. Vậy con người cần phải nâng cao trình độ của minh nói chung và trình độ chuyên môn nghề kế toán nói riêng để phát triển phù hợp với sự phát triển của khoa học. Khi chuyên môn nghiệp vụ kế toán phát triển thì nguồn nhân lực kế toán cũng được nâng cao để phù hợp với sự phát triển của khoa học. Vì vậy nguồn nhân lực kế toán luôn phải ý thức để thay đổi, đó là khả năng công nghệ và khả năng đưa ra các phương án nhận định.Với sự phát triển của công nghệ nó cũng giúp cho công việc của kế toán có sự thay thế máy móc nhưng chỉ đối với những công việc dễ được tự động hóa và thay thế bằng phần mềm như: nhập bút toán, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính cuối năm… Các Doanh nghiệp sẽ giảm được nhiều nhân sự làm công việc kế toán đơn giản. Khi một công việc kế toán đơn giản đều được xử lý bằng công nghệ thì kế toán chuyên môn cao, có kiến thức, có khả năng xử lý công nghệ cao và đạo đức nghề nghiệp là yếu tố cần thiết. Do vậy, đây là cơ hội để ngành kế toán có được nguồn nhân lực đạt trình độ chuyên môn cao và có chứng chỉ nghề nghiệp như: ACCA, CPA, CPA…. Khi có trình độ chuyên môn cao bên cạnh có chứng chỉ nghề thì sẽ giúp cho kế toán mở rộng phạm vi hoạt động và nâng cao tính cạnh tranh của mình không chỉ ở trong nước mà cả các nước ngoài. Thứ hai: Cơ hội đối với nghề dịch vụ kế toán Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hòa nhập với kinh tế thế giới. Do đó, kế toán Việt Nam đang sửa đổi để phù hợp với chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS). Đây sẽ là cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kế toán, tạo cơ hội lớn cho thị trường kế toán phát triển. Chúng ta thấy kế toán không chỉ là là công cụ quản lý, là việc ghi chép, xử lý thông tin mà đã phát triển thành một loại hình dịch vụ. Theo tổng cục Thống kê (2018) số lượng doanh nghiệp lớn chiếm tỷ lệ khoảng 2%. Số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoản 98%. Với tỷ trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ cao trong tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh trên cả nước. Điều đó, dẫn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán tăng cao. Khi nghề dịch vụ kế toán phát triển thì đòi hỏi những người làm trong công ty dịch vụ kế toán phải là những người được đào tạo chuyên môn trong thời gian dài với chương trình đào tạo tốt để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Các doanh có thể thuê kế toán để tiết kiệm chi phí nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động kế toán của minh. 520
  3. Như vậy việc gia nhập khối kinh tế mở ra nhiều cơ hội cho ngành kế toán. Đây là cơ hội để Việt Nam nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình, nâng cao tính linh hoạt, khả năng thích ứng với môi trường làm việc nhiều văn hóa. 3. Thực trạng đào tạo kế toán hiện nay Kế toán là một nghề tồn tại cùng với sự tồn tại của nền kinh tế. Do đó, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành kế toán ngày càng cao. Vì thế, nghề kế toán có nhiều cơ hội việc làm, mặt khác là nghề có thu nhập ổn định hơn so với một số nghề nghiệp khác trong xã hội. Cho đến nay, có khoảng hơn 100 trường cấp bằng đại học, hơn 200 trường cấp bằng cao đẳng, khoảng 20 trường cấp bằng thạc sỹ và 5 trường cấp bằng tiến sỹ, có khoảng 60.000 sinh viên tốt nghiệp hàng năm. Như vậy việc gia tăng về số lượng đào tạo cũng như hệ đào tạo, nguồn nhân lực kế toán hiện tại đã đáp ứng được những nhu cầu về số lượng lao động kế toán trên thị trường. Nhưng về chất lượng đào tạo thì hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Hiện nay nguồn nhân lực kế toán tham gia vào thì trường lao động nhiều nhưng trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng công nghệ, kỹ năng ngoại ngữ …chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nhiều sinh viên khi đi làm chưa làm được việc ngay mà doanh nghiệp còn phải đào tạo lại vì sinh viên được đào tạo nhiều về lý thuyết nhưng phần thực hành còn nhiều hạn chế như: Nhưng chính luật thuế và các luật chuyên ngành khác liên quan đến công tác kế toán, thì những sinh viên mới ra trường lại nắm chưa thật chắc nhiễu điều này và đặc biệt là chưa có kinh nghiệm để xử lý sao cho có lợi nhất cho phía doanh nghiệp. Trong khi đó mọi doanh nghiệp đều muốn khai thác tối đa nguồn nhân lực mà mang lại hiệu quả cho công việc nhưng lại muốn bỏ ra chi phí ít nhất. Như vậy doanh nghiệp muốn có nguồn nhân lực tốt thì phải mất công đào tạo lại, tốn chi phí cho doanh nghiệp. Nhiều khi vừa đào tạo xong sinh viên vào làm một thời gian xin nghỉ, dẫn đến mất thời gian, chi phí của doanh nghiệp. 4. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành kế toán Xuất phát từ những cơ hội ngành kế toán và thực trạng đào tạo ngành kế toán hiện nay. Các trường Đại học cần phải thay đổi toàn diện trong phương pháp giảng dạy, đào tạo nghiệp vụ kế toán cho phù hợp với nhu cầu của xã hội. Thứ nhất, chúng ta phải xác định được mục tiêu đào tào Việc xác định mục tiêu đào tạo cần dựa vào tiêu chuẩn cần có của nguồn nhân lực chất lượng cao để người lao động không chỉ có năng lực làm việc tại Việt Nam mà còn có năng lực làm việc tại các nước trong khu vực. 521
  4. Thứ hai, về cần thay đổi chương trình đào tạo Chương trình đào tạo cần phải đổi mới thì chất lượng nguồn nhân lực kế toán mới được nâng cao. Vậy chương trình đạo tạo phải đổi mới như thế nào? Chúng ta phải đổi mới về nội dung đào tạo, nội dung đào tạo phải chuyên sâu vào chuyên môn của từng ngành để cho người học dễ tiếp cận lý thuyết và ứng dụng lý thuyết một cách dễ dàng vào công việc chuyên môn của minh một cách thành thạo. Đổi mới nội dung đào tạo phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế đề cho sinh viên có thể tự tin tham gia vào thị trường lao động thế giới. Bên cạnh đó chúng ta phải học tập, tiếp thu nhưng chương trình đào tạo tiên tiến của các trường đại học trên thế giới và loại bỏ những chương trình đào tạo chưa phù hợp có như vậy sinh viên mới tự tin hòa nhập với môi trường quốc tế. Thứ ba, về đổi mới phương pháp đào tạo Đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo phải bắt đầu từ việc đáp ứng nhu cầu công việc kế toán thực tế của các doanh nghiệp: Trong thực tế, sinh viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo về kế toán rất ít sinh viên có thể bắt tay ngay vào công việc kế toán. Đa số các doanh nghiệp phải bỏ thời gian cho công tác đào tạo lại. Điều này do cách thức giảng dạy ở các trường quá chuyên tâm vào lý thuyết sách vở quá chú tâm với hệ thống tài khoản và chế độ kế toán mà lại xem nhẹ những kiến thức, kỹ năng của kế toán viên mà các doanh nghiệp thực sự cần thiết. Đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo kế toán để phù hợp với thành tựu công nghệ. Người làm kế toán mà sử dụng tốt công nghệ là một lợi thế để đáp ứng yêu cầu công việc của nghề này trong thời đại công nghệ số. Hiện nay đa số các doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm kế toán. Việc sử dụng phần mềm kế toán đã đơn giản hóa rất nhiều công việc kế toán: Chỉ cần cập nhật các chứng từ hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào phần mềm là kế toán ra các báo cáo cơ bản theo yêu cầu. Tuy nhiên việc đạo tạo hiện này vẫn còn quá tập trung nhiều vào phương pháp kế toán như: phương pháp chứng từ, phương pháp tính giá … chưa chú trọng đưa đào tạo các ứng dụng công nghệ vào học mà chỉ dừng lại ở việc đào tạo tin học văn phòng, Excel. Dẫn đến sinh viên ra trường vẫn không đáp ứng yêu cầu công việc vì đào tạo theo phương pháp kế toán đến nay không còn phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ, những công việc đó sẽ được phần mềm xử lý kế toán không cần bận tâm vào việc đó mà kế toán phải biết tổng hợp, phân tích mà sinh viên hiện nay không đáp ứng được điều đó. Như vậy chúng ta cần phải đổi mới phương pháp đào tạo bằng cách vừa trang bị kiến thức kế toán vừa phải đưa công nghệ vào giảng dạy như: xây dựng số liệu mô phỏng có đầy đủ chứng từ, hóa đơn sát với mô hình thực tế để cho sinh viên thực hành trên phần mềm làm như vậy sẽ giúp sinh viên rèn luyện đưa kiến thức học tập vào thực tế có như vậy mới đáp ứng nhu cầu thực tế. 522
  5. Đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo nghiệp vụ kế toán xuất phát từ yêu cầu thị trường đào tạo nghề nghiệp. Sau một thời gian tương đối dài, đào tạo kế toán dễ dàng thu hút được một lượng lớn các học viên, không chỉ các trường khối kinh tế mà đa số các trường kỹ thuật cũng tham gia đào tạo kế toán. Điều này cho thấy việc cung cấp nhân sự ngành kế toán rất lớn, song thực tế trình độ nhân sự ngành này lại chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, đặc biệt là các vị trí kế toán trưởng và giám đốc tài chính của các Công ty, tập đoàn lớn vẫn rất khó khăn do thiếu nguồn nhân lực trình độ cao. Trong quá trình cạnh tranh khốc liệt này có thể khẳng định việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo kế toán là yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của ngành kế toán. 5. Kết luận Việc tạo ra nguồn nhân lực kế toán cao trong giai đoạn hiện nay thì đòi hỏi các trường đào tạo kế toán cần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, để làm được điều này ngoài sự nổ lực của từng trường đại học cần phải có sự hợp lực giữa các trường, giữa trường với các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo, về kế toán, cũng như với các tổ chức và hiệp hội nghề nghiệp trong việc thiết lập chuẩn đầu ra thích hợp, đổi mới nội dung chương trình giảng dạy theo hướng quốc tế và phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ cao. Và chỉ khi nào chúng ta có một chiến lược đào tạo kế toán, một cách thích ứng với yêu cầu hội nhập thì với nỗ lực từ nhiều phía chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua thử thách để tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS., TS. Võ Văn Nhị (2011). Một số ý kiến về vấn đề đào tạo kế toán, kiểm toán bậc đại học đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, 2. Oanh, L.T (2019). Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến nghề kế toán viên”, https://tapchitaichinh.vn/ke-toan-kiem-toan/cach-mang-cong-nghiep-40-va- nhung-tac-dong-den-nghe-ke-toan-vien-305965.html 3. Trang, N.T.T (2020). Cách mạng công nghiệp 4.0 và những yêu cầu trong phát triển ngành Kiểm toán, từ https://tapchitaichinh.vn/ke-toan-kiem-toan/cach-mang-cong- nghiep-40-va-nhung-yeu-cau-trong-phat-trien-nganh-kiem-toan-318227.html 523
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2