intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0" nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam trong CMCN 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

  1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Thị Như Ngọc1 ThS. Trần Đình Vân2 Trần Thị Hồng Duyên3 Tóm tắt Với sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0, ngành kế toán, kiểm toán với nhiều lợi thế của khoa học và công nghệ tiên tiến, ứng dụng phương thức kiểm toán hiện đại đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, vào thị trường dịch vụ tài chính, đóng góp tích cực cho tăng trưởng của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, ngành kế toán, kiểm toán cũng gặp không ít thách thức, khó khăn, đặc biệt là những vấn đề cần giải quyết về nguồn nhân lực để đáp ứng những thay đổi và yêu cầu mới trong bối cảnh CMCN 4.0. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam trong CMCN 4.0. Từ khóa: CMCN 4.0; chất lượng nguồn nhân lực; kế toán - kiểm toán; Việt Nam 1. CMCN 4.0 với ngành kế toán, kiểm toán CMCN 4.0 đã tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp có cơ hội tiếp cận với các mô hình hoạt động kiểm toán hiệu quả từ các nước phát triển trên thế giới, các công ty kế toán, kiểm toán có nhiều cơ hội tiếp cận và mở rộng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ kế toán, kiểm toán phù hợp với từng loại đối tượng khách hàng khác nhau. Cùng với đó, CMCN 4.0 với những thành tựu của khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại cho phép thực hiện các phương thức kế toán, kiểm toán trong môi trường tin học hóa, xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn (Big Data) đã giúp cho các hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán được thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả, góp phần giảm chi phí và tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán tại Việt Nam. Thay vì phải thu thập thông tin theo hình thức thủ công như trước đây, các công ty kế toán, kiểm toán hiện nay có thể trích xuất dữ liệu từ kho dữ liệu của ngành, kiểm soát thông tin ra quyết định và tất cả những người có liên quan. Nhờ đó, các hoạt động báo cáo kế toán, kiểm toán thông qua việc tự kiểm soát hoặc các hệ thống tự kiểm được đảm bảo độ tin cậy, và thông tin đưa ra được nhanh chóng. 1 Công ty cổ phần chứng khoán HDB (HDBank), Email: nhungoc090492@gmail.com, Số điện thoại: 0986.621.892 2 Trường Đại học Công đoàn, Email: vantd@dhcd.edu.vn, Số điện thoại: 0978999405 3 Ủy ban Nhân dân thị trấn Thường Tín, Email: hongduyen27422@gmail.com, Số điện thoại: 0339225669 486
  2. Bên cạnh những cơ hội đem lại, ngành kế toán, kiểm toán tại Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 và triển khai dịch vụ mới trong kỷ nguyên số cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức trong phòng ngừa rủi ro an ninh mạng, bảo mật thông tin… Cùng với đó, việc áp dụng phù hợp các hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) và sự có mặt của các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán nước ngoài đã tạo nên sức ép lớn cho các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam. Đứng trước khó khăn đó, nếu không tự hoàn thiện và đầu tư trang thiết bị để thích ứng với những tiến bộ khoa học và công nghệ số, các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ phá sản, giải thể, hoặc thu hẹp quy mô, phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho các trang thiết bị công nghệ lại là vấn đề đáng quan tâm của ngành. Trước những cơ hội và thách thức do cuộc CMCN 4.0 mang lại, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán hiện nay ngày càng cao hơn, đòi hỏi phải phù hợp với bối cảnh mới, nhất là khi Việt Nam áp dụng IAS/IFRS. 2. Thực trạng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 2.1. Cơ hội Đón đầu xu thế cuộc CMCN 4.0, ngành kế toán, kiểm toán đã và đang được chuẩn bị về chiến lược phát triển (trong đó có phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán) tương đối đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, thông lệ, nguyên tắc và IAS/IFRS. Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành Luật Kế toán năm 2015; Luật kiểm toán nhà nước năm 2015 (sửa đổi năm 2019); cùng các Thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 (thay thế Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006), Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014… góp phần nâng cao chất lượng của BCTC, cung cấp các thông tin tin cậy, phục vụ việc ra quyết định kinh tế và thu hẹp khoảng cách giữa chế độ kế toán DN tại Việt Nam với IFRS. Đặc biệt, căn cứ theo Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 tại Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC ngày 16/3/2020 phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam, xây dựng lộ trình IFRS tại Việt Nam trong thời gian tới. Đây là điều kiện tiên quyết, thuận lợi để ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam hoạt động hiệu quả, hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực. Trong bối cảnh CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế, tại Việt Nam, thời gian qua, đào tạo ngành kế toán, kiểm toán đã có lịch sử phát triển hơn 60 năm ở Việt Nam. Một số cơ sở đào tạo có truyền thống đào tạo về kế toán, kiểm toán là Học viện Tài chính (Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội trước đây); Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh 487
  3. tế TP. Hồ Chí Minh… bao gồm các bậc đào tạo từ đại học và sau đại học. Đào tạo hệ trung cấp, cao đẳng về kế toán cũng được thực hiện ở nhiều cơ sở đào tạo trên phạm vi cả nước. Cho đến nay, đã có 223 tổ chức cấp bằng cao đẳng về kế toán, kiểm toán; 126 tổ chức cấp bằng đại học, 18 tổ chức cấp bằng thạc sĩ và 5 tổ chức cấp bằng tiến sỹ về kế toán, kiểm toán. Hàng năm, có từ 50.000 đến 60.000 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học ngành kế toán, kiểm toán ra trường, tham gia vào thị trường lao động trong nước và quốc tế về lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó, số học viên được cấp bằng thạc sỹ chuyên ngành kế toán, kiểm toán cũng đạt khoảng trên 3.000 học viên (Trần Thị Ngọc Thúy, 2022). Bên cạnh đó, đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, thường xuyên cập nhật theo sự thay đổi, phù hợp với IAS/IFRS. Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, đối với thị trường dịch vụ kế toán, tính đến 10/9/2021, có 155 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán (tăng 20% so với thời điểm 31/8/2020) và 400 cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (tăng 12,4% so với thời điểm 31/8/2020). Đối với thị trường dịch vụ kiểm toán, tính đến 30/6/2021, có 208 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán (tăng 7,2% so với thời điểm 31/8/2020 là 194 doanh nghiệp) do một số công ty mới thành lập và 2.311 kiểm toán viên hành nghề (tăng 2,7% so với thời điểm 31/8/2020 là 2.250 kiểm toán viên); Số lượng khách hàng toàn ngành là 61.079, tăng 8,4% so với thời điểm 31/8/2020 là 56.362 khách hàng (HP, 2021). Về nhân lực, số lượng kế toán, kiểm toán viên có chứng chỉ của các hiệp hội quốc tế còn ít (khoảng 5.000 người), chiếm gần 3% tổng số nhân lực kế toán, kiểm toán của 10 quốc gia ASEAN (gần 190.000 người). Tuy nhiên, nguồn nhân lực đội ngũ kế toán, kiểm toán viên hành nghề hiện vẫn thiếu so với nhu cầu, do có khoảng gần 1.500 người có chứng chỉ kiểm toán viên không đăng ký hành nghề kiểm toán (Trần Thị Hồng Vân, 2022). Về cơ bản, các dịch vụ do các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán cung cấp được xã hội thừa nhận. Nhiều doanh nghiệp có dịch vụ tốt, đã tạo lập vị thế trên thị trường, cung cấp dịch vụ đáng tin cậy cho khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay, sức cạnh tranh của đa số các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam còn yếu so với khu vực và thế giới. Ngay cả các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán, tư vấn lớn ở Việt Nam, trình độ chuyên môn và chất lượng dịch vụ cũng chưa theo kịp với các nước phát triển. 2.2. Thách thức So với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, cơ cấu dịch vụ kế toán, kiểm toán của các doanh nghiệp của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng IAS/IFRS trong bối cảnh CMCN 4.0 hiện nay. 488
  4. Thứ nhất, vướng mắc trong áp dụng IAS/IFRS: Trong bối cảnh CMCN 4.0 và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán trong và ngoài nước, thông tin tài chính đòi hỏi được trình bày theo IAS/IFRS. Đặc biệt, với việc tạo ra cấu trúc mới của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, robot thông minh, công nghệ blockchain, điện toán đám mây, kỹ thuật số... cuộc CMCN 4.0 đã tác động nhất định đến chu trình và phương pháp kế toán, kiểm toán tại Việt Nam. Khi các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Hội đồng ổn định tài chính quốc tế và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán đã ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IAS/IFRS trên toàn cầu, thì gần đây, tại Quyết định số 345/QĐ-BTC ngày 16/3/2020 của Bộ Tài chính, lộ trình áp dụng IAS/IFRS tại Việt Nam mới được thông qua. Theo lộ trình áp dụng IAS/IFRS tại Việt Nam, sau năm 2025, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các doanh nghiệp và tình hình thực tế để quy định thời điểm cụ thể bắt buộc áp dụng cho từng đối tượng cụ thể. Thứ hai, thiếu hụt kế toán, kiểm toán viên chất lượng cao: Trên thực tế, công việc của một kế toán, kiểm toán viên tại các doanh nghiệp không đơn thuần là thực hiện các công việc của một người kế toán, kiểm toán mà còn phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về Luật thuế và Luật chuyên ngành khác. Bên cạnh đó, kiến thức và tư duy của kế toán, kiểm toán viên hiện nay chủ yếu mang tính nghiệp vụ và tuân thủ, tính chủ động, sáng tạo và độc lập về chuyên môn của kế toán, kiểm toán viên còn hạn chế; tác phong làm việc và tư duy làm việc còn chưa thực sự chuyên nghiệp. Thứ ba, kỹ năng mềm của kế toán, kiểm toán viên còn yếu: Trong bối cảnh CMCN 4.0 hiện nay, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ quốc tế, khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, lối tư duy phản biện – giải quyết vấn đề ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, kế toán, kiểm toán viên tại Việt Nam hiện nay lại thiếu và yếu kỹ năng mềm (như làm việc theo nhóm, ngoại ngữ, tư duy phản biện, sáng tạo, tuân thủ công nghệ…), tính tuân thủ kỷ luật chưa nghiêm... Trên thực tế, một bộ phận không nhỏ kế toán, kiểm toán viên có tư duy an phận, ít nỗ lực trong phấn đấu về chuyên môn và phát triển sự nghiệp, đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện áp dụng lộ trình IAS/IFRS trong thời gian tới thì phương pháp thực hiện các chuẩn mực kế toán, kiểm toán cũng cần thay đổi theo hướng chuyển từ phương pháp áp dụng quy tắc sang phương pháp áp dụng nguyên tắc. Mặc dù, trong những năm gần đây, năng lực hội nhập của cộng đồng kế toán, kiểm toán viên có cải thiện đáng kể, song nhìn chung còn yếu, chưa sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động và dịch vụ trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu. 489
  5. Thứ tư, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bảo mật còn hạn chế: Tại Việt Nam, công tác kế toán, kiểm toán hiện nay chủ yếu được thực hiện trên hồ sơ, giấy tờ. Song, trong bối cảnh CMCN 4.0 cùng với việc áp dụng IAS/IFRS, thì việc chuyển hóa toàn bộ các dữ liệu, hồ sơ, giấy tờ thành thông tin điện tử lại là khó khăn cho kế toán, kiểm toán viên tại Việt Nam, nhất là những kế toán, kiểm toán viên không am hiểu về công nghệ, sẽ khó khăn trong thực hiện các phần hành công việc. Trên thực tế, công tác đào tạo kế toán, kiểm toán viên hiện nay tại Việt Nam mới chỉ mới dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức nền, chưa chuyên sâu, đa ngành, nhất là đối với những kiến thức mang tính đặc thù công nghệ, bảo mật và trí tuệ nhân tạo... 3. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam trong CMCN 4.0 3.1. Về phía cơ quan quản lý Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, cần tập trung kiện toàn hành lang pháp lý, tiếp, theo Quyết định số 345/QĐ-BTC ngày 16/3/2020 của Bộ Tài chính thành 03 giai đoạn, cụ thể: Giai đoạn chuẩn bị (từ năm 2020 đến hết năm 2021); Giai đoạn áp dụng tự nguyện (từ năm 2022 đến hết năm 2025): Áp dụng ở cấp độ báo cáo tài chính hợp nhất đối với một số doanh nghiệp cụ thể như Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước, Công ty mẹ là công ty niêm yết, Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết; và Công ty mẹ quy mô lớn khác; Giai đoạn bắt buộc áp dụng (từ sau năm 2025): Áp dụng ở cấp độ báo cáo tài chính hợp nhất đối với các doanh nghiệp ở nhóm đối tượng áp dụng tự nguyện như trên; Thứ hai, cần đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin một cách đồng bộ, kịp thời, đáp ứng xu thế phát triển của hệ thống số toàn cầu. Trong đó, chú trọng xây dựng hệ thống an ninh mạng, đảm bảo bảo mật cao thông tin dữ liệu kế toán, kiểm toán; nghiên cứu và vận dụng một cách hiệu quả, phù hợp với bối cảnh nghề kế toán, kiểm toán sử dụng chứng từ điện tử, công nghệ blockchain, điện toán đám mây… Thứ ba, cần có các quy định để hỗ trợ doanh nghiệp trong các chính sách đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán cũng như xây dựng các hướng dẫn về định hướng và khuyến khích chuyển dịch lao động phù hợp khi áp dụng IAS/IFRS tại Việt Nam. 3.2. Về phía các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán Thứ nhất, áp dụng đúng chính sách, chế độ quy định của Nhà nước, đặc biệt là tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về Luật thuế và Luật chuyên ngành khác có liên quan, song, vẫn phải phù hợp với IAS/IFRS. 490
  6. Thứ hai, đầu tư phát triển đội ngũ kế toán, kiểm toán viên lành nghề, am hiểu sâu về chuyên môn và có khả năng hội nhập; Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo phát triển các kỹ năng mềm hiệu quả, hoạt động nhóm tích cực và sử dụng thành thạo công nghệ số theo nhu cầu thị trường…, phù hợp với IAS/IFRS tại Việt Nam trong thời gian tới. 3.3. Về phía các cơ sở đào tạo Thứ nhất, cần xây dựng chương trình đào tạo theo hướng bổ sung kiến thức, bài tập liên quan đến IAS/IFRS; tập trung nhiều vào kỹ thuật nghiệp vụ, ít được cập nhật, chuẩn hóa theo các tài liệu, chuẩn mực kế toán quốc tế; giảm thời lượng học lý thuyết; tăng cường số tín chỉ đào tạo các học phần có tính ứng dụng công nghệ; Thứ hai, cần xây dựng đề án thành lập và phát triển phòng thực hành kế toán, kiểm toán, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thể thực hành thực tế trên chứng từ, tăng cường khả năng thực hiện các công việc của một kế toán, kiểm toán viên. Thứ ba, cần tổ chức các lớp tập huấn để hướng dẫn giảng viên chuyển đổi từ phương pháp giảng dạy kế toán dựa trên quy tắc sang phương pháp giảng dạy kế toán dựa trên nguyên tắc để phù hợp với giảng dạy IAS/IFRS. Thứ tư, cần hỗ trợ giảng viên một cách tối đa trong việc tiếp cận với các nguồn tài liệu cần thiết cho quá trình đào tạo IAS/IFRS; phát triển đào tạo trực tuyến, xây dựng hệ thống học liệu mở, thư viện điện tử… 3.4. Về phía kế toán và kiểm toán viên Thứ nhất, mỗi kế toán, kiểm toán viên cần ý thức được tầm quan trọng của công nghệ để tiết kiệm nguồn lực và gia tăng hiệu quả công việc, phù hợp với IAS/IFRS. Thứ hai, kế toán, kiểm toán viên cần bổ sung các chứng chỉ có liên quan đến IAS/IFRS đạt chuẩn, được công nhận hoạt động ở nhiều nước trên thế giới như: ACCA, CMA, CIA…, nhằm mở rộng tối đa phạm vi hoạt động của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Việt Nam trong bối cảnh 4.0. 4. Kết luận CMCN 4.0 đã và đang đem, lại nhiều lợi ích cũng như đặt ra không ít những thách thức cho Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Đặc biệt, Việt Nam trở thành một quốc gia yếu thế khi xây dựng lộ trình áp dụng IAS/IFRS tương đối muộn so với các quốc gia khác trên thế giới, cùng với những cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường kế toán, kiểm toán hiện nay. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán để phù hợp với nhu cầu thực tế là điều cần thiết và nên làm không chỉ đối với các doanh nghiệp kế toán và kiểm toán, mà còn là cả một hệ thống kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo hiện nay ở Việt Nam. 491
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. HP (2021), Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính 2. Phạm Thị Thu Oanh (2018), Kế toán, kiểm toán Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Tài chính 3. Quyết định số 345/QĐ-BTC ngày 16/3/2020 phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành; 4. Trần Thị Hồng Vân (2022), Hoạt động đào tạo ngành Kế toán - Kiểm toán tại các trường đại học, Tạp chí Công thương 5. Trần Thị Ngọc Thúy (2022), Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Kế toán - Kiểm toán tại Việt Nam, Tạp chí Công Thương 492
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2