intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng nguồn nhân lực kế toán đào tạo từ trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để phát triển nguồn nhân lực kế toán đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi các trường đại học đào tạo chuyên ngành kế toán cần phải thay đổi một cách toàn diện chương trình đào tạo, nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm tạo nguồn nhân lực kế toán chất lượng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nội dung bài viết phản ánh đánh giá từ các khách thể liên quan và đề xuất một số giải pháp nâng cao nguồn nhân lực kế toán đào tạo từ Trường Đại học Kinh tế Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng nguồn nhân lực kế toán đào tạo từ trường Đại học Kinh tế Nghệ An

  1. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 199 CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN ĐÀO TẠO TỪ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN ThS. Nguyễn Thị Hoa, ThS. Hà Thị Hồng Nhung(1) TÓM TẮT: Để phát triển nguồn nhân lực kế toán đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi các trường đại học đào tạo chuyên ngành kế toán cần phải thay đổi một cách toàn diện chương trình đào tạo, nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm tạo nguồn nhân lực kế toán chất lượng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nội dung bài viết phản ánh đánh giá từ các khách thể liên quan và đề xuất một số giải pháp nâng cao nguồn nhân lực kế toán đào tạo từ Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Từ khóa: Nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo. ABSTRACT: In order to develop accounting human resources to meet the requirements of the renovation period, it is required that universities specializing in accounting need to comprehensively change their training programs, content and teaching methods. teaching in order to create quality accounting human resources right from the time they were in school. The content of the article reflects the assessment and proposes some solutions to improve the accounting human resources training from Nghe An University of Economics. Keywords: Human Resources, education quality. 1. Giới thiệu Hoạt động nghề nghiệp phụ thuộc vào năng lực và trình độ được đào tạo của mỗi cá nhân, năng lực của mỗi cá nhân được cấu trúc bởi hai thành phần, đó là năng lực cốt lõi và năng lực chung. Phần năng lực cốt lõi là hệ thống kiến thức chuyên môn và 1. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An.
  2. 200 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA kỹ năng nghề nghiệp; phần năng lực chung là những kiến thức, kỹ năng bổ trợ giúp cho kiến thức, kỹ năng chuyên môn được tiến hành có hiệu quả. Trong những năm qua, đi đôi với sự phát triển về quy mô và số lượng đào tạo ở các trường đại học dẫn tới sự tăng trưởng nóng về nguồn nhân lực có trình độ cao. Để kết luận nguồn nhân lực có đáp ứng được yêu cầu của thị trường hay không, cần sự đánh giá từ các khách thể liên quan như sinh viên năm cuối, cựu sinh viên và đơn vị sử dụng lao động, từ đó, cơ sở đào tạo cần có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Theo giáo trình Nguồn nhân lực (Đại học Lao động Xã hội): “Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp về những người thuộc nguồn nhân lực được thể hiện ở các mặt sau đây: sức khỏe của người lao động, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực thực tế về tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, tính năng động xã hội (gồm khả năng sáng tạo, sự linh hoạt, nhanh nhẹn trong công việc,...), phẩm chất đạo đức, tác phong, thái độ đối với công việc, môi trường làm việc, hiệu quả hoạt động lao động của nguồn nhân lực và thu nhập mức sống và mức độ thỏa mãn nhu cầu cá nhân (gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần của người lao động” (Nguyễn Tiệp, 2020). GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phụng cho rằng: “Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn và kỹ năng của người lao động cũng như sức khỏe của họ” (Vũ Thị Ngọc Phụng, 2006). Theo quan điểm này thì chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá thông qua các tiêu chí: trình độ học vấn, chuyên môn và kỹ năng (thuộc trí lực) và sức khỏe (thuộc thể lực). Các tiêu chí này được định lượng hóa bằng các cấp bậc học, các bậc đào tạo chuyên môn và có thể đo lường được tương đối dễ dàng. Còn theo PGS.TS. Mai Quốc Chánh: “Chất lượng nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt: trình độ sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất” (Mai Quốc Chánh, 2000). Như vậy, việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực được tác giả “xem xét trên các mặt” chứ không coi đó là các tiêu chí cần thiết và bắt buộc phải có, do đó, có thể có mặt “được xem xét”, có mặt “chưa được xem xét” và có thể có mặt “không được xem xét” đến. Có thể thấy “chất lượng nguồn nhân lực” là một khái niệm có nội hàm rất rộng, là một trong những yếu tố để đánh giá nguồn nhân lực. Tác giả nhận định rằng: Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực kế toán bao gồm: - Thứ nhất là kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ
  3. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 201 + Kiến thức là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì sự sống. Trình độ văn hóa được cung cấp thông qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy; qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân. + Kỹ năng và năng lực nghiệp vụ thể hiện qua những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu công việc của kế toán. Trình độ chuyên môn là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực kế toán, bởi lẽ trình độ học vấn cao tạo ra những điều kiện và khả năng để tiếp thu, vận dụng một cách nhanh chóng vào thực tiễn công việc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. - Thứ hai là phẩm chất của người lao động: Chất lượng nguồn nhân lực kế toán trong thời kỳ 4.0 còn được thể hiện qua những yếu tố vô hình không thể định lượng được bằng những con số cụ thể như: tính tự tin vào khả năng của bản thân, tính sáng tạo, trách nhiệm đối với công việc, hợp tác tốt với đồng nghiệp, có tính cầu thị/tiếp thu, khả năng thích nghi với những thay đổi, khả năng phản ứng tích cực trước những áp lực. - Thứ ba là kỹ năng mềm: Hiện nay các đơn vị sử dụng lao động đều mong muốn tìm kiếm được những nhân viên mà ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn có những kỹ năng mềm khác hỗ trợ cho công việc. Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức và điều phối nhiệm vụ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản lý và giải quyết xung đột,... mà không phải lúc nào cũng được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn. Những kỹ năng này bổ trợ và làm hoàn thiện hơn năng lực làm việc của người lao động, hiệu quả công việc cao hơn. Kế toán là ngành thực hiện quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức. Kế toán được vận dụng không chỉ trong các doanh nghiệp mà còn trong các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức của Chính phủ và nhiều tổ chức khác. Nhân lực ngành kế toán có thể làm việc ở các vị trí như: chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính, kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, giám đốc tài chính - CFO,... tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cơ quan quản lý tài chính nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, ngân hàng, các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Nguồn nhân lực kế toán trong thời kỳ 4.0 là nguồn nhân lực làm trong ngành kế toán có sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc, được đào tạo, có chuyên môn kỹ thuật cao, có phẩm chất đạo đức tiêu biểu, có khả năng thích ứng nhanh với những thay
  4. 202 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA đổi của công nghệ, biết vận dụng sáng tạo những tri thức, kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả nhất, đáp ứng được các tiêu chí. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Tham khảo các công trình nghiên cứu, báo cáo tổng kết, sách, báo, tạp chí chuyên ngành về các vấn đề liên quan như: nguồn nhân lực, đáp ứng,... từ đó hệ thống và khái quát hóa thành cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp điều tra Phiếu điều tra để khảo sát ý kiến người học về chất lượng chương trình đào tạo (dành cho sinh viên năm cuối trước khi tốt nghiệp), khảo sát thông tin phản hồi của người sử dụng lao động về chất lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp, khảo sát tình hình việc làm và đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (dành cho sinh viên đã tốt nghiệp 6 - 12 tháng) giai đoạn 2020 - 2022. Bảng 1. Cơ cấu mẫu khảo sát điều tra khách thể nghiên cứu Năm học Đối tượng 2019 - 2020 2020 - 2021 2021 - 2022 Sinh viên năm cuối 182 71 47 Sinh viên đã tốt nghiệp 6 - 12 tháng 240 145 106 Đơn vị sử dụng lao động 58 27 25 Bảng 2. Thang điểm Likert theo từng đối tượng khảo sát Mức 1 2 3 4 5 Đối tượng Rất không Không Sinh viên năm cuối Phân vân Đồng ý Rất đồng ý đồng ý đồng ý Đáp ứng Hoàn toàn Đáp ứng Phần lớn Hoàn toàn Sinh viên đã tốt được một không đáp được đáp ứng đáp ứng nghiệp 6 - 12 tháng phần rất ứng được 50% được được nhỏ Đơn vị sử dụng lao Rất không hài Không hài Phân vân Hài lòng Rất hài lòng động lòng lòng
  5. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 203 2.2.3. Phương pháp thống kê toán học Tác giả sử dụng phương pháp này để thống kê mô tả về mặt lượng các hiện tượng của đối tượng nghiên cứu, nhằm đánh giá chất lượng nguồn nhân lực đào tạo từ Trường Đại học Kinh tế Nghệ An thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời kỳ 4.0. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Đánh giá tỷ lệ việc làm sau khi tốt nghiệp Theo khảo sát, tỷ lệ sinh viên ngành kế toán ra trường có việc làm trong vòng 12 tháng của các năm 2019 - 2020, 2020 - 2021, 2021 - 2022 lần lượt là 93,75%, 99,31%, 100%. Trong đó, nhóm tìm được việc làm dưới 6 tháng hoặc trên 6 tháng - 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể ở bảng sau: Bảng 3. Thống kê tỷ lệ sinh viên kế toán tốt nghiệp có việc làm theo thời gian Tỷ lệ sinh viên có việc làm Năm học theo thời gian (%) 2019 - 2020 2020 - 2021 2021 - 2022 Trước tốt nghiệp 2,47 1,80 6,35 Dưới 6 tháng 54,94 52,25 47,62 Trên 6 tháng - 12 tháng 39,51 43,24 46,03 Trên 12 tháng 3,08 2,71 0,00 (Nguồn: Phòng TT-KT&QLCL, ĐHKTNA) Nguyên nhân chủ yếu chưa có việc làm (kể cả đã từng có việc làm và chưa từng có việc làm) chủ yếu là do bản thân chưa có nhu cầu làm việc hoặc theo học sau đại học, không có câu trả lời về các nguyên nhân khác được hỏi như: thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm làm việc, kỹ năng ngoại ngữ chưa đáp ứng của vị trí tuyển dụng. 3.2. Đánh giá mức độ đáp ứng nguồn nhân lực kế toán của sinh viên năm cuối Sinh viên năm cuối cảm nhận về kết quả đạt được từ khóa học về kiến thức, kỹ năng, trình độ, phẩm chất và đánh giá triển vọng nghề nghiệp cũng như mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo được thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
  6. 204 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 4. Thống kê đánh giá từ sinh viên năm cuối giai đoạn 2019 - 2021 Năm 2019 - 2020 Năm 2020 - 2021 Điểm Tỷ lệ % đánh giá Tỷ lệ % đánh giá TB Nội dung tiêu chí Điểm Rất TB Đồng Phân Rất Đồng Phân đồng ý vân đồng ý ý vân ý Khóa học đã cung cấp cho sinh viên những kiến thức 27,47 58,79 10,99 4,09 19,72 67,61 7,04 3,96 cần thiết Khóa học đã giúp sinh viên có được những kỹ 26,37 54,95 15,38 4,03 19,72 67,61 7,04 3,96 năng nghề nghiệp Khóa học đã giúp sinh viên nâng cao kỹ năng tư 30,77 50,55 13,19 4,04 18,31 73,24 4,23 4,01 duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu Khóa học đã giúp sinh viên 29,12 53,30 13,19 4,05 18,31 73,24 4,23 4,01 nâng cao kỹ năng giao tiếp Khóa học đã giúp sinh viên nâng cao kỹ năng 30,22 54,40 10,44 4,08 21,13 67,61 7,04 4,01 làm việc nhóm Khóa học đã giúp sinh viên nâng cao trình độ, khả năng 25,82 50,00 15,38 3,90 25,35 56,34 11,27 3,94 sử dụng ngoại ngữ Khóa học đã giúp sinh viên nâng cao trình độ, 25,35 60,56 7,04 3,97 khả năng sử dụng công nghệ thông tin Khóa học đã giúp sinh viên phát triển phẩm chất người học cần có (đạo 31,87 57,14 7,69 4,16 22,54 64,79 4,23 3,93 đức, nhân cách, lối sống, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, ...) Sinh viên tự tin về triển vọng nghề nghiệp của 21,98 56,04 15,38 3,91 19,72 59,15 14,08 3,86 mình sau khi ra trường Sinh viên hài lòng về chất 30,22 55,49 10,44 4,11 21,13 66,20 5,63 3,96 lượng đào tạo của khóa học (Nguồn: Phòng TT-KT&QLCL, ĐHKTNA)
  7. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 205 Bảng 5. Thống kê đánh giá từ sinh viên năm cuối năm học 2021 - 2022 Tỷ lệ % đánh giá Hoàn Điểm Nội dung tiêu chí Đồng Phân TB toàn ý vân đồng ý Áp dụng các kiến thức cơ bản về kế toán, kiểm toán để lập các báo cáo tài chính kế toán trong doanh nghiệp và 25,53 68,09 2,13 4,11 các tổ chức kinh tế Phân tích được các vấn đề cơ bản trong quản trị tài chính 27,66 63,83 4,26 4,11 doanh nghiệp Vận dụng, phân tích và đánh giá được một số vấn đề chuyên sâu về lĩnh vực kế toán - kiểm toán của các 25,53 65,96 4,26 4,09 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Phân tích, đánh giá được quy trình kế toán của một tổ chức kinh tế; lập và phân tích được báo cáo tài chính; 25,53 65,96 4,26 4,09 phân tích, đánh giá được một số quy trình kiểm toán nội bộ, kiểm toán tài chính Phân tích, tổng hợp và giải quyết một só vấn đề nghiên cứu 25,53 68,09 2,13 4,11 cụ thể trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán và tài chính Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán trong các đơn vị kế toán doanh 27,66 63,83 4,26 4,11 nghiệp, hành chính sự nghiệp Xây dựng chương trình kiểm tra kế toán 27,66 59,57 6,38 4,02 Có khả năng lập luận, tư duy theo hệ thống, giải quyết các vấn đề, khám phá và nghiên cứu kiến thức trong lĩnh 27,66 63,83 4,26 4,11 vực kế toán - kiểm toán Có thể nhận được bối cảnh xã hội, ngoại cảnh và bối cảnh tổ chức để áp dụng vào các hoạt động trong lĩnh 27,66 63,83 4,26 4,11 vực kế toán - kiểm toán Có năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn; bước đầu hình thành năng lực sáng tạo, phát triển trong 25,53 65,96 4,26 4,09 nghề nghiệp Khả năng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu công việc, đạt 25,53 65,96 4,26 4,09 TOEIC 400 trở lên
  8. 206 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Tỷ lệ % đánh giá Hoàn Điểm Nội dung tiêu chí Đồng Phân TB toàn ý vân đồng ý Trình độ tin học văn phòng tương đương B, có thể sử dụng thành thạo Microsoft Office và một số phần mềm 27,66 63,83 4,26 4,11 kế toán; có thể sử dụng thành thạo internet và các thiết bị văn phòng Có khả năng làm việc độc lập; tự học hỏi và tìm tòi, làm việc có kế hoạch và khoa học; có kỹ năng quản lý 25,53 65,96 4,26 4,09 thời gian, phân bổ công việc cá nhân, có khả năng làm việc nhóm Có kỹ năng giao tiếp tốt (kỹ năng thuyết trình và đàm phán trong kinh doanh; kỹ năng giao dịch qua điện thoại, 27,66 63,83 4,26 4,11 email) Có phẩm chất đạo đức cá nhân: tự tin, can đảm, trung 27,66 63,83 4,26 4,11 thành, công nhận thành quả của người khác Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy, tỉ mỉ, nguyên tắc, hành vi chuyên 31,91 59,57 4,26 4,15 nghiệp Có phẩm chất đạo đức xã hội: lòng nhân ái, bao dung, độ lượng; biết trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc; xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, tư cách, tác 31,91 59,57 4,26 4,15 phong đúng đắn của người công dân; có chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, biết phê phán những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức Sinh viên tự tin về triển vọng nghề nghiệp của mình sau 21,28 70,21 4,26 4,04 khi ra trường Sinh viên hài lòng về chất lượng đào tạo của khóa học 29,79 63,83 2,13 4,15 (Nguồn: Phòng TT-KT&QLCL, ĐHKTNA) Qua số liệu cho thấy: Các sinh viên năm cuối khá hài lòng với chương trình đào tạo ngành kế toán, cụ thể là hài lòng về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất và rất triển vọng về nghề kế toán trong tương lai. Điều này thể hiện qua điểm trung bình của các năm khảo sát của các tiêu chí đều đạt ít nhất 3,86/5. Đặc biệt, kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc
  9. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 207 nhóm được đánh giá rất tốt, đây cũng là các điều kiện tất yếu và quan trọng đối với nguồn nhân lực kế toán trong thời kỳ ứng dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt là với khảo sát sinh viên giai đoạn 2021 - 2023 đã chứng minh sinh viên kế toán đào tạo từ Trường Đại học Kinh tế Nghệ An có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động ngành kế toán thông qua tỷ lệ đồng ý cao với nhận định những gì sinh viên có thể làm khi ra trường. Tuy nhiên, nhận định sinh viên hài lòng về chương trình đào tạo ngành kế toán được ghi nhận theo tổng tỷ lệ của mức “rất đồng ý” và “đồng ý”, nhưng nếu xem xét tỷ trọng thì rõ ràng tỷ lệ “rất đồng ý” là ít hơn hẳn so với tỷ lệ “đồng ý”. Điều này có nghĩa là, mặc dù khá hài lòng nhưng sinh viên vẫn mong muốn cải thiện đa số các yếu tố về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, đặc biệt là kỹ năng tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu. 3.3. Đánh giá mức độ đáp ứng nguồn nhân lực kế toán theo đánh giá từ cựu sinh viên Để xem xét mức độ đáp ứng nguồn nhân lực thì cần tham vấn ý kiến của các cựu sinh viên, bởi họ là người trải nghiệm, cảm nhận được môi trường làm việc và có thể đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân về nghề nghiệp kế toán. Sau đây là tổng hợp đánh giá của cựu sinh viên: Bảng 6. Thống kê đánh giá từ cựu sinh viên giai đoạn 2019 - 2022 Năm học 2019 - 2020 Năm học 2020 - 2021 Năm học 2021 - 2022 Tỷ lệ % đánh giá Tỷ lệ % đánh giá Tỷ lệ % đánh giá Nội dung Hoàn Phần Đáp Hoàn Phần Hoàn Phần tiêu chí toàn lớn Điểm toàn lớn Đáp Điểm toàn lớn Đáp Điểm ứng TB ứng TB ứng TB đáp đáp đáp đáp đáp đáp được được được ứng ứng ứng ứng ứng ứng 50% 50% 50% được được được được được được Kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ Kiến thức ngành 53,09 33,95 11,73 4,39 38,74 57,66 3,6 4,35 88,89 9,52 - 4,86 được đào tạo Kiến thức 47,53 40,74 10,49 4,35 38,74 57,66 3,6 4,35 88,89 9,52 - 4,86 xã hội Năng lực ứng dụng kiến thức 48,77 37,65 11,73 4,33 40,54 57,66 1,8 4,39 87,3 9,52 1,59 4,83 chuyên môn
  10. 208 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Năng lực tự học/tự 43,21 44,44 10,49 4,29 43,24 56,76 4,43 87,3 11,11 - 4,84 nghiên cứu Năng lực sử dụng ngoại ngữ 51,23 37,04 9,88 4,38 44,14 55,86 4,44 85,71 12,7 1,59 4,84 trong giao tiếp và công việc Kỹ năng nghề 48,15 40,12 9,88 4,35 42,34 56,76 0,9 4,41 87,3 12,7 - 4,87 nghiệp Kỹ năng 47,53 39,51 11,11 4,33 43,24 55,86 0,9 4,42 87,3 11,11 1,59 4,86 tin học Kỹ năng tư duy, phân 49,38 40,12 8,64 4,37 42,34 56,76 0,9 4,41 90,48 7,94 1,59 4,89 tích, đánh giá Kỹ năng khai thác, phân loại, 49,38 38,89 9,88 4,36 41,44 56,76 1,8 4,40 88,9 9,52 1,59 4,87 xử lý thông tin Phẩm chất cá nhân Tính tự tin vào khả 55,56 33,33 9,88 4,43 36,04 63,96 4,36 87,3 12,7 - 4,87 năng của bản thân Tính sáng 35,19 53,7 9,88 4,23 36,04 63,06 0,9 4,35 88,89 11,11 - 4,89 tạo Trách nhiệm đối 49,38 40,12 9,26 4,38 37,84 62,16 4,38 87,3 12,7 - 4,87 với công việc Hợp tác tốt với đồng 43,21 46,3 9,26 4,31 39,64 60,36 4,40 85,71 14,29 - 4,86 nghiệp
  11. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 209 Có tính cầu 50,00 39,51 9,26 4,38 37,84 62,16 4,38 85,71 14,29 - 4,86 thị/tiếp thu Khả năng thích nghi 43,21 46,91 8,64 4,32 36,94 63,06 4,37 87,3 11,11 1,59 4,86 với những thay đổi Khả năng phản ứng tích cực 49,38 41,36 8,02 4,39 37,84 62,16 4,38 87,3 11,11 1,59 4,86 trước những áp lực Kỹ năng mềm và các năng lực khác Kỹ năng 51,23 36,42 11,11 4,38 32,43 67,57 4,32 85,71 12,7 1,59 4,84 giao tiếp Kỹ năng 33,33 51,23 14,2 4,17 34,23 65,77 4,34 84,13 12,7 3,17 4,81 thuyết trình Kỹ năng lập kế 51,23 37,65 9,88 4,39 34,23 65,77 4,34 87,3 9,52 3,17 4,84 hoạch Kỹ năng tổ chức và 41,36 46,91 10,49 4,28 33,33 66,67 4,33 87,3 11,11 1,59 4,86 điều phối nhiệm vụ Kỹ năng làm việc 56,17 34,57 8,02 4,46 32,43 66,67 0,9 4,32 84,13 14,29 1,59 4,83 nhóm Kỹ năng làm việc 45,68 43,83 9,26 4,34 32,43 67,57 4,32 87,3 12,7 - 4,87 độc lập Kỹ năng quản lý 53,7 37,04 8,02 4,43 33,33 66,67 4,33 85,71 14,29 - 4,86 thời gian Kỹ năng quản lý và 50,62 40,12 8,02 4,40 33,33 66,67 4,33 87,3 12,7 - 4,87 giải quyết xung đột (Nguồn: Phòng TT-KT&QLCL, ĐHKTNA)
  12. 210 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Qua số liệu cho thấy, cựu sinh viên đồng ý với quan điểm: Sau khi tốt nghiệp, những kiến thức, kỹ năng, năng lực nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và kỹ năng mềm được đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đáp ứng được công việc hiện tại. Điều này thể hiện qua điểm trung bình của các năm khảo sát của các tiêu chí đều đạt ít nhất 4,17/5,0. Và nhìn chung, với sự nỗ lực của nhà trường, khoa, cán bộ, giảng viên đã dần nâng cao mức độ đáp ứng của yêu cầu công việc của sinh viên khi ra trường, đặc biệt là đáp ứng về kiến thức, về kỹ năng tư duy, phân tích đánh giá. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tỷ lệ sinh viên ra trường đáp ứng được một phần rất nhỏ hoặc chỉ đáp ứng được 50%. Tỷ lệ này phản ánh kỹ năng thuyết trình chưa tốt, chưa có kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng phân loại - xử lý thông tin còn yếu và một số kỹ năng khác cần cải thiện như khả năng thích nghi với những thay đổi, khả năng phản ứng tích cực trước những áp lực, năng lực ngoại ngữ. Tất cả những yếu tố này đều liên quan đến công việc kế toán trong thời kỳ ứng dụng bùng nổ về công nghệ thông tin. Xã hội ngày càng phát triển, hiện đại và xu hướng công việc cũng thay đổi nhanh chóng, do đó cần có những biện pháp để cải thiện những yếu tố này để sinh viên ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng và làm tốt công việc. 3.4. Đánh giá mức độ đáp ứng nguồn nhân lực kế toán theo đánh giá từ đơn vị sử dụng lao động Đối tượng đánh giá mức độ đáp ứng nguồn nhân lực kế toán chính xác nhất chính là đơn vị sử dụng lao động. Trong nghiên cứu này, đối tượng đánh giá là doanh nghiệp chủ yếu ở Nghệ An và là công ty trách nhiệm hữu hạn, ngoài ra cũng có doanh nghiệp - cơ quan nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài ở Nghệ An và các địa phương khác. Cũng với công việc kế toán và những yếu tố phản ánh mức độ đáp ứng nguồn nhân lực kế toán thì đơn vị sử dụng lao động có thể có những đánh giá tương tự hoặc khác với cựu sinh viên. Dưới đây là tổng hợp đánh giá từ đơn vị sử dụng lao động: Bảng 7. Thống kê đánh giá từ đơn vị sử dụng lao động năm 2019 - 2022 Năm 2019 - 2020 Năm 2020 - 2021 Năm 2021 - 2022 Điểm Tỷ lệ % đánh giá Tỷ lệ % đánh giá Tỷ lệ % đánh giá Nội dung TB Điểm Điểm tiêu chí Rất Hài Phân Rất Hài Phân Rất Hài Phân TB TB hài hài hài lòng vân lòng vân lòng vân lòng lòng lòng Kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ Kiến thức ngành 34,48 65,52 - 4,34 29,63 70,3 - 4,3 8,00 92,00 - 4,08 được đào tạo
  13. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 211 Năm 2019 - 2020 Năm 2020 - 2021 Năm 2021 - 2022 Điểm Tỷ lệ % đánh giá Tỷ lệ % đánh giá Tỷ lệ % đánh giá Nội dung TB Điểm Điểm tiêu chí Rất Hài Phân Rất Hài Phân Rất Hài Phân TB TB hài hài hài lòng vân lòng vân lòng vân lòng lòng lòng Kiến thức 25,86 74,14 - 4,26 25,93 74,07 - 4,26 20,00 80,00 - 4,20 xã hội Năng lực ứng dụng kiến thức 22,41 77,59 - 4,22 25,93 74,07 - 4,26 36,00 64,00 - 4,36 chuyên môn Năng lực tự học/tự 15,52 84,48 - 4,16 22,22 77,78 - 4,22 36,00 60,00 4,00 4,32 nghiên cứu Năng lực sử dụng ngoại ngữ 20,69 75,86 3,45 4,17 33,33 62,96 3,7 4,3 36,00 60,00 4,00 4,32 trong giao tiếp và công việc Kỹ năng nghề 24,14 75,86 - 4,24 33,33 66,67 - 4,33 32,00 68,00 - 4,32 nghiệp Kỹ năng 27,59 70,69 1,72 4,26 44,44 51,85 3,7 4,41 52,00 48,00 - 4,52 tin học Kỹ năng tư duy, phân 25,86 72,41 1,72 4,24 48,15 51,85 - 4,48 60,00 40,00 - 4,60 tích, đánh giá Kỹ năng khai thác, phân loại, 27,59 68,97 3,45 4,24 44,44 55,56 - 4,44 56,00 44,00 - 4,56 xử lý thông tin Phẩm chất cá nhân Tính tự tin vào khả 41,38 58,62 - 4,41 33,33 66,67 - 4,33 20,00 68,00 12,00 4,08 năng của bản thân
  14. 212 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Tính sáng 29,31 67,24 3,45 4,26 33,33 66,67 - 4,33 20,00 64,00 16,00 4,04 tạo Trách nhiệm đối 29,31 70,69 - 4,29 33,33 66,67 - 4,33 36,00 60,00 4,00 4,32 với công việc Hợp tác tốt với đồng 25,86 72,41 1,72 4,24 48,15 51,85 - 4,48 48,00 48,00 4,00 4,44 nghiệp Có tính cầu 39,66 58,62 1,72 4,38 48,15 51,85 - 4,48 48,00 52,00 - 4,48 thị/tiếp thu Khả năng thích nghi 31,03 67,24 1,72 4,29 59,26 10,74 - 4,59 52,00 44,00 4,00 4,48 với những thay đổi Khả năng phản ứng tích cực 29,31 68,97 1,72 4,28 55,56 44,44 - 4,56 28,00 72,00 - 4,28 trước những áp lực Kỹ năng mềm và các năng lực khác Kỹ năng 36,21 63,79 - 4,36 29,63 70,37 - 4,3 16,00 84,00 - 4,16 giao tiếp Kỹ năng 29,31 68,97 1,72 4,28 29,63 70,37 - 4,3 20,00 76,00 4,00 4,16 thuyết trình Kỹ năng lập kế 27,59 70,69 1,72 4,26 25,93 74,07 - 4,26 40,00 56,00 4,00 4,36 hoạch Kỹ năng tổ chức và 32,76 64,52 1,72 4,31 33,33 62,96 - 4,3 48,00 44,00 8,00 4,40 điều phối nhiệm vụ Kỹ năng làm việc 32,76 67,24 - 4,33 48,15 48,15 - 4,44 44,00 48,00 8,00 4,36 nhóm Kỹ năng làm việc 27,59 72,41 - 4,28 48,15 51,85 - 4,48 32,00 60,00 8,00 4,24 độc lập
  15. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 213 Kỹ năng quản lý 31,03 68,97 - 4,31 40,74 59,26 - 4,41 32,00 56,00 12,00 4,20 thời gian Kỹ năng quản lý và 22,41 77,59 - 4,22 40,74 59,26 - 4,41 36,00 60,00 4,00 4,32 giải quyết xung đột (Nguồn: Phòng TT-KT&QLCL, ĐHKTNA) Bảng 8. Thống kê đánh giá chung và kiến nghị của đơn vị sử dụng lao động Năm học Nội dung 2019 - 2020 2020 - 2021 2021 - 2022 Đánh giá chung về chất lượng sinh viên tốt nghiệp Phải được đào tạo lại hoặc đào tạo ít - - 20% nhất 6 tháng Cơ bản đáp ứng yêu cầu của công 6,90% 7,41% 60% việc nhưng phải đào tạo thêm Đáp ứng yêu cầu công việc, có thể 93,1% 92,59% 20% sử dụng ngay Ý kiến về bổ trợ kiến thức kỹ năng cho sinh viên trước khi ra trường Kỹ năng mềm 22,41% 22,22% - Năng lực ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được ý chính trong các văn bản tài liệu về Kỹ năng ngoại ngữ 46,55% 33,33% lĩnh vực kế toán, có thể giao tiếp cơ bản Kỹ năng CNTT 18,97% 22,22% - Kỹ năng dẫn dắt, phản biện và truyền đạt vấn đề trong lĩnh vực tài chính kế toán Kỹ năng nghiệp vụ 8,62% 22,22% - Kết hợp năng lực làm việc độc lập và Kiến thức chuyên theo nhóm 1,72% - Thể hiện năng lực tự định hướng, hướng môn dẫn các nhiệm vụ chuyên môn - Kỹ năng thực hành nghề nghiệp kế toán Kỹ năng khác 1,72% thành thạo (Nguồn: Phòng TT-KT&QLCL, ĐHKTNA)
  16. 214 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Số liệu trên cho thấy rằng, năm 2019 - 2020 và 2020 - 2021, đơn vị sử dụng lao động đánh giá rất hài lòng với sinh viên ngành kế toán, thể hiện qua tỷ lệ “đáp ứng được yêu cầu công việc, có thể sử dụng ngay” khoảng 93%. Tuy nhiên sang đến 2021 - 2022, tỷ lệ này chỉ còn 20%, cho thấy rằng mức độ đáp ứng công việc đã có sự giảm sút lớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, trong đó có một nguyên nhân rất quan trọng đó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tuy tỷ lệ về “rất không hài lòng” và “không hài lòng” theo khảo sát bằng 0%, nhưng tỷ lệ “hài lòng” lại lớn hơn hẳn so với tỷ lệ “rất hài lòng”. Điều này có nghĩa là, mặc dù sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu cầu của đơn vị sử dụng, nhưng tiềm năng phát triển của các sinh viên là không lớn. Vẫn còn một số yếu tố các đơn vị phân vân trong quá trình đánh giá như kỹ năng tổ chức và điều phối nhiệm vụ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng quản lý thời gian, tính tự tin vào khả năng của bản thân. Và trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển, mỗi đơn vị đều đòi hỏi người lao động bắt kịp nhịp ứng dụng thì mức độ hài lòng sẽ có thể giảm hơn nữa hoặc chuyển từ “rất hài lòng” xuống thành “hài lòng”. Đơn vị sử dụng lao động nhận định, sinh viên kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng nghiệp vụ chưa thật tốt và cần hướng cải thiện. 3.5. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán đào tạo từ Trường Đại học Kinh tế Nghệ An 3.5.1. Nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ Để nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ thì cần nâng cao kiến thức ngành được đào tạo; kiến thức xã hội; năng lực ứng dụng kiến thức chuyên môn; năng lực tự học, tự nghiên cứu; năng lực sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc; kỹ năng nghề nghiệp; kỹ năng tin học; kỹ năng tư duy, phân tích, đánh giá; kỹ năng khai thác, phân loại, xử lý thông tin. Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển, nhà trường cần chủ động rà soát thường xuyên chương trình đào tạo đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Trong thực tế, khoảng cách giữa việc học và thực hành luôn tồn tại, cần thiết kế chương trình đào tạo linh động hơn, cập nhật kiến thức hơn, hướng tới phát triển các kỹ năng, phát triển tư duy hệ thống và liên ngành phù hợp với ứng dụng công nghệ thông tin. Chuyển các môn thực hành lên các học kỳ đầu và cho sinh viên học song song lý thuyết và thực hành. Việc này giúp sinh viên tiếp cận với các công cụ, thiết bị chuyên ngành từ những học kỳ đầu để tạo đam mê, nâng cao định hướng nghề nghiệp. Xây dựng chương trình đánh giá sau đào tạo: Chương trình này nhằm mục đích đánh giá chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo, người lao động sau khi được đào tạo đã tích lũy thêm được những kiến thức, kỹ năng gì, có thích nghi và đảm bảo được yêu cầu công việc của doanh nghiệp hay không. Tăng cường hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp thông qua giờ thực hành sát với thực tế doanh nghiệp. Trường và khoa nên có các chương trình cử giảng viên đi
  17. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 215 thực tế tại các doanh nghiệp để có các bài giảng và tình huống sát thực tế. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phối hợp đào tạo, truyền đạt những kinh nghiệm cho nguồn nhân lực. Tổ chức các cuộc thi chuyên ngành nhằm thu hút sự tham gia của sinh viên năm thứ hai, năm thứ ba và năm thứ tư. Đây cũng là hoạt động giúp sinh viên tìm thấy được động lực học tập và đam mê với chuyên ngành mà các bạn đã chọn. Sinh viên được cải thiện tay nghề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua các buổi tập huấn, chạy thử mô hình tại các phòng thực hành. 3.5.2. Nâng cao phẩm chất cá nhân Để nâng cao phẩm chất cá nhân, cần tập trung tăng cường tính tự tin vào khả năng của bản thân; tính sáng tạo; trách nhiệm đối với công việc; hợp tác tốt với đồng nghiệp; tính cầu thị/tiếp thu; khả năng thích nghi với những thay đổi; khả năng phản ứng tích cực trước những áp lực. Đổi mới hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực. Điều này tạo động lực, kích thích sinh viên tích cực vươn lên trong học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, nhân cách. Thông qua hoạt động đánh giá giúp giảng viên và cá nhân sinh viên quan tâm nhiều hơn đến việc sinh viên “làm được gì?”, “vận dụng được gì?” từ những điều đã học trong thực tiễn học tập, lao động nghề nghiệp và cuộc sống, từ đó có kế hoạch tự hoàn thiện bản thân. Sinh viên cần tập trung cho việc tự học, học theo nhóm hoặc tham gia câu lạc bộ, đội nhóm để rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Bên cạnh đó, sinh viên cần chủ động tìm hiểu về công nghệ thông tin, trau dồi kỹ năng ngoại ngữ để có thể tiếp cận được nhiều nguồn tài liệu tham khảo cũng như tiếp cận và hòa nhập với nhịp phát triển của xã hội. Việc sinh viên giỏi công nghệ, thành thạo ngoại ngữ sẽ đưa đến nhiều cơ hội trong công việc, tích lũy và thăng tiến. 3.5.3. Nâng cao kỹ năng mềm và các năng lực khác Phát triển kỹ năng mềm và các năng lực khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức và điều phối nhiệm vụ; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng làm việc độc lập; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng quản lý và giải quyết xung đột. Nhà trường cần tổ chức giảng dạy những học phần về kỹ năng cho sinh viên. Ngoài ra, tổ chức dạy học tích hợp phát triển kỹ năng, trong mỗi giờ lên lớp bất kỳ một học phần nào, giảng viên đều phải quan tâm rèn luyện cho sinh viên hệ thống các kỹ năng cần thiết, tạo môi trường, tăng cường rèn luyện cho sinh viên. Môi trường học tập được thiết kế theo hướng tăng cường hoạt động, giúp sinh viên có cơ hội được thực hành các kỹ năng. Ngay từ khâu thiết kế bài giảng, giảng viên đã phải thể hiện tường minh từng nội dung hoạt động, từng kỹ năng được rèn luyện, tập luyện trong các giờ học sẽ tiến hành. Việc thiết kế bài giảng có tích hợp kỹ năng cho sinh viên là cơ sở để giảng viên tổ chức bài học thành công, hiệu quả, giúp
  18. 216 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA giảng viên biến những mục tiêu về phát triển kỹ năng cho sinh viên thành hành động thực tiễn ở sinh viên. Kỹ năng không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ mật thiết với kỹ năng chuyên môn. Dạy học theo hướng tích hợp phát triển nhằm tận dụng kép thời gian và nguồn lực trong các môn học. Mặt khác, tích hợp giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên ngành sâu hơn. Tổ chức chức hội thảo chuyên đề: chia sẻ về kỹ năng cần thiết hỗ trợ việc học tập như định hướng nghề, kế hoạch thay đổi bản thân, kỹ năng viết báo cáo, viết CV ứng tuyển, phỏng vấn xin việc... Điều tất yếu trong cuộc sống và công việc là kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng mềm. Do đó, đối với sinh viên, để có thêm được nhiều kỹ năng thì cách tốt nhất là trải nghiệm ở các công việc làm thêm ngoài giờ. Khi được tiếp xúc sớm với môi trường công việc thì sinh viên sẽ tạo ra được phản xạ, ứng xử tốt với mọi tình huống và thích nghi được với mọi sự thay đổi. 4. Kết luận Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đào tạo từ các trường đại học nói chung và Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là tất yếu khách quan trong xu thế phát triển và hội nhập. Để làm được điều này đòi hỏi phải đồng bộ các giải pháp đến tất cả các khách thể liên quan như nhà trường, giảng viên, sinh viên và cả đơn vị sử dụng lao động. Sự kết hợp này tạo thành thể thống nhất các khâu thì hiệu quả làm việc của sinh viên sẽ được cải thiện rất tốt khi sinh viên ra trường và bản thân các doanh nghiệp cũng không tốn công sức và chi phí đào tạo nhân lực. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Ngọc Anh (2019), “Tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đến lĩnh vực kế toán”, Tạp chí Tài chính, kỳ 2, tháng 9/2019. 2. Mai Quốc Chánh (2000), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 3. Hà Thị Ngọc Hà (2016), Kế toán Việt Nam trong điều kiện hội nhập TPP và AEC, Kỷ yếu hội thảo quốc gia - Đại học Kinh tế quốc dân. 4. Trần Thị Hằng (2018), “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” - Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 46/2018. 5. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 6. Phạm Thị Quyên (2020), “Giải pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học”, Tạp chí khoa học Đại học Tân Trào, số 15 - tháng 3/2020. 7. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình Nguồn nhân lực, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2