intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển thanh toán điện tử trong nền kinh tế số ở Việt Nam và đặt ra yêu cầu nguồn nhân lực kế toán – kiểm toán

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phát triển thanh toán điện tử trong nền kinh tế số ở Việt Nam và đặt ra yêu cầu nguồn nhân lực kế toán – kiểm toán" tập trung phân tích làm rõ tính cấp bách về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực kế toán – kiểm toán cũng phải chuyển động nhanh theo kịp xu hướng công nghệ số, thanh toán điện tử; quá trình hoàn thiện trường pháp lý về thanh toán điện tử và căn cứ cho hoạt động kế toán – kiểm toán trong lĩnh vực này; phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thanh toán điện tử dựa trên công nghệ ngân hàng số trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam; đưa ra kết luận và khuyến nghị các giải pháp có liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển thanh toán điện tử trong nền kinh tế số ở Việt Nam và đặt ra yêu cầu nguồn nhân lực kế toán – kiểm toán

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 PHÁT TRIỂN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM VÀ ĐẶT RA YÊU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN DEVELOPMENT OF ELECTRONIC PAYMENTS THE DIGITAL ECONOMY IN VIETNAM AND MAKING REQUIREMENTS FOR ACCOUNTANT - AUDIT HUMAN RESOURCES PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ số của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung đang đặt ra yêu cầu cấp bách trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, trong đó có yêu cầu cấp thiết về đào tạo nguồn nhân lực kế toán – kiểm toán. Bài viết tập trung phân tích làm rõ tính cấp bách về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực kế toán – kiểm toán cũng phải chuyển động nhanh theo kịp xu hướng công nghệ số, thanh toán điện tử; quá trình hoàn thiện trường pháp lý về thanh toán điển tử và căn cứ cho hoạt động kế toán – kiểm toán trong lĩnh vực này; phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thanh toán điện tử dựa trên công nghệ ngân hàng số trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nạm; đưa ra kết luận và khuyến nghị các giải pháp có liên quan. Từ khóa: thanh toán điện tử, nguồn nhân lực, kế toán – kiểm toán, kinh tế số ABSTRACT Developing electronic payment services on the basis of digital technology of the banking system in particular and the Vietnamese economy in general is posing urgent requirements in the current trend of deep international integration. There is an urgent requirement for accounting and auditing human resource training. The article focuses on analyzing and clarifying the urgency of the quantity and quality of accounting and auditing human resources, which must also move quickly to keep up with the trend of digital technology and electronic payment; the process of completing the legal field on electronic payment and the basis for accounting - auditing activities in this field; analyze and evaluate the current situation of developing electronic payments based on digital banking technology in Vietnam; draw conclusions and recommend relevant solutions. Keywords: electronic payment, human resources, accounting – auditing, digital economy 1. Giới thiệu nghiên cứu Đại dịch Covid 19 diễn ra trên thế giới và Việt Nam từ đầu tháng 2 năm 2020 đến nay kéo dài đã gần 2 năm. Dịch bệnh đó gây ra nhiều khó khăn cho kinh tế toàn cầu cũng như trong nước, tuy nhiên là cơ hội cho phát triển thanh toán điện tử và thương mại điện tử dựa trên nền tảng công nghệ số. Cụ thể là trong gần 2 năm qua, các Ngân hàng thương mại (NHTM) đẩy mạnh cạnh tranh thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các giao dịch ngân hàng điển tử. Theo đó, các dịch vụ 1004
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ số tại Việt Nam không ngừng tăng đột biến trong điều kiện phát triển nền kinh tế theo xu hướng hội nhập. Diễn biến đó đặt ra yêu cầu mới về đào tạo nguồn nhân lực kế toán – kiểm toán cho hệ thống tài chính – ngân hàng nói riêng và nguồn nhân lực hiểu rõ về thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ số, môi trường pháp lý của lĩnh vực này đang được thực thi trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Bài viết tập trung làm rõ những nội dung này. 2. Phương pháp nghiên cứu: Bài viết nghiên cứu về thực tiễn phát triển thanh toán điện tử dựa trên công nghệ số gắn với yêu cầu nhân lực kế toán-kiểm toán ở phạm vi khái quát chung của toàn bộ nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong khuôn khổ giới hạn của một tham luận hội thảo khoa học do trường Đại học KTQD phối hợp cùng các bên có liên quan tổ chức; giới hạn về số từ của một bàu viết theo quy định của Ban tổ chức hội thảo nên tác giả không có điều kiện sử dụng phương pháp định lượng xây dựng giả thiết nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu, xây dựng hàm và các biến, xác định mức độ tác động của các nhân tố, không xây dựng cơ sở lý thuyết. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống, sử dụng tư liệu, số liệu thứ cấp của NHNN, Hiệp hội Ngân hàng, nhiều NHTM, Napas, tiến hành phân tích, luận giải, đánh giá, làm rõ chủ đề nghiên cứu, đưa ra khuyến nghị. 3. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu: Thanh toán điện tử hay thanh toán trực tuyến là một mô hình giao dịch không sử dụng tiền mặt đã phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây. Nói một cách dễ hiểu, thanh toán điện tử là việc giao dịch trên môi trường internet, thông qua đó người sử dụng có thể thực hiện các hoạt động thanh toán, chuyển, nạp hay rút tiền,… trên các thiết bị di động, như: điện thoại thông minh, Ipad, Laptop, PC, ATM, POS hay các thiết bị di động khác mà không cần phải đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Thông thường, thanh toán điện tử được thực hiện qua các cổng thanh toán trực tuyến, giữ vai trò trung gian thực hiện các giao dịch lưu chuyển tiền tệ trực tuyến, có sự liên kết với các NHTM hoặc các tài khoản ngân hàng trực tuyến của người dùng. Trong xu thế phát triển mạnh của công nghệ thông tin hiện nay, các NHTM đang phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ số. Kinh tế số là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt, các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế, như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng,...mà công nghệ số được áp dụng. Từ đầu những thập niên 90 đến nay, công nghệ số đã liên tục phát triển, phản ánh tính chất cách mạng to lớn của các công nghệ mới và sự ứng dụng của chúng đối với các tập đoàn, công ty, người tiêu dùng cũng như chính phủ các quốc gia. Sự phát triển của công nghệ thông tin và hạ tầng kỹ thuật, công nghệ là nhân tố chính - cụ thể là mạng Internet và sự lan tỏa của các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số đến khắp nơi trên thế giới - đã thúc đẩy sự thay đổi nhanh chóng tại nhiều lĩnh vực. Công nghệ số có thể được gắn với sự ứng dụng ngày càng tăng các công nghệ mới như robot tự động, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud computing), phân tích dữ liệu lớn (Big data analytic) và công nghệ in 3D. Ngân hàng là lĩnh vực ứng dụng mạnh mẽ nhất, nhanh nhất và rộng rãi nhất công nghệ số trong các hoạt động của mình, 1005
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đặc biệt là thanh toán điện tử. Lĩnh vực ngân hàng, tài chính là một trong các lĩnh vực chịu nhiều cơ hội mới cũng như rủi ro tiềm ẩn của xu hướng phát triển công ngệ số. Tốc độ phát triển của thị trường cũng như các công nghệ mới đặt ra thách thức lớn đối với Chính phủ nói chung và Ngân hàng Trung ương, tại Việt Nam đó là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói riêng về yêu cầu hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng chính sách và định hướng thị trường ngân hàng, tài chính nhằm mục tiêu tận dụng, khai thác triệt để được các cơ hội, đồng thời phòng ngừa, khắc phục được những rủi ro, nguy cơ tiềm tàng. Đào tạo nhân lực kế toán – kiểm toán cần được hiểu rõ về quá trình hoàn thiện môi trường pháp lý, quá trình áp dụng và các nghiệp vụ thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng số được sử dụng tại các doanh nghiệp, dịch vụ công và cá nhân. 4. Nội dung nghiên cứu 4.1. Một số quan điểm Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ số là yêu cầu tất yếu khách quan trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tình hình đó đòi hỏi tính cấp bách về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực kế toán – kiểm toán cũng phải chuyển động nhanh theo kịp xu hướng công nghệ số, thanh toán điện tử. Tính tất yếu khách quan và yêu cầu cấp bách này được xác định trên 5 yếu tố khác nhau sau đây: i) Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng với cộng đồng kinh tế quốc tế và khu vực, nên cũng phải hội nhập về thanh toán kỹ thuật số, thanh toán điện tử, đảm bảo các yêu cầu tất yếu khách quan về thanh toán nhanh, chính xác, an toàn của các doanh nghiệp FDI, người nước ngoài đến Việt Nam ngắn hạn, thăm quan, du lịch, hội thảo, khảo sát; cũng như những người nước ngoài sinh sống và kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, công dân Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước cũng phải sử dụng các hình thức thanh toán kỹ thuật số, thanh toán điện tử theo xu thế chung của thời đại. Quy mô và doanh số giao dịch thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh và ngày càng đa dạng, đòi hỏi số lượng đội ngũ kễ toán – kiểm toán ngày càng tăng lệ, năng suất lao động và khối lượng công việc của một kế toán viên, kiểm toán viên tăng lên, chất lượng kế toán – kiểm toán tăng lên, sử dụng công nghệ số thường xuyên hơn với mức độ phức tạp hơn. ii) Khách du lich quốc tế và người nước ngoài đến Việt Nam ngày càng đông, nhất là những người đến làm việc và đem theo cả gia đình đến cứ trú ngắn hạn, trung hạn, thậm chí là lâu dài. Họ sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại theo thông lệ quốc tế, yêu cầu được minh bạch về thuế, nên hệ thống thanh toán của của Việt Nam cũng phải chuyển đông hết sức nhanh chóng; đội ngũ kế toán -kiểm toán của Việt Nam cũng phải chuyển động theo, kể cả chuyên môn, sử dụng công nghệ thông tin, quy định về kế toán và kiểm toán quốc tế và kể cả ngoại ngữ, lề lối làm việc. iii) Trong cuộc cách mạng công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, mọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp phải nắm bắt xu hướng này, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian trong các giao dịch thanh toán, chuyển tiền. Hầu hết người dân có tài khoản tại NHTM và làm quen với thanh toán điện tử của NHTM, cũng như sử dụng các ví điện tử khác. Quan hệ thanh toán giữa DN và tổ chức với nhân viên, khách hàng cá nhân, người dân cũng chủ yếu dựa trên công nghệ số, thanh toán điện tử. Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán đòi hỏi chất lượng cao hơn và thời gian ngắn hơn, dựa trên chứng từ điện tử, hóa đơn điện tử, chữ ký điện tử. Đặc biệt là các yêu cầu về quyết toán thuế thu nhập cá nhân, minh bạch hoạt động từ thiện và an sinh xã hội cũng tăng lên 1006
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nhanh chóng. Bên cạnh đó các báo cáo tài chính của DN đã được kiểm toán dựa trên công nghệ số cũng đòi hỏi ngày càng nhiều, phục vụ tham gia đấu thầu các dự án, các hợp đồng trong nước và quốc tế. iv) Cải cách hành chính, minh bạch thông tin, chống tham nhũng, chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại và nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, các yêu cầu về phòng chống rửa tiền và minh bạch thu nhập cá nhân chịu thuế…đòi hỏi ngày càng cao, quy mô ngày càng lớn, phạm vi ngày càng rộng và chất lượng và độ tin cậy kế toán – kiểm toán ngày càng cao. Nên đây là cơ hội cũng như thách thức cho phát triển nhân lực kế toán – kiểm toán Việt Nam, cần phải có giải pháp tối ưu thực hiện mục tiêu đó. v) Phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, phát triển nền kinh tế số, phát triển thương mại điện tử, dịch vụ thuế điện tử và hải quan điện tử, giao dịch kho bạc điện tử và dịch vụ công điện tử; yêu cầu tiết kiệm nhân lực trong quản lý tài chính của cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện, các tổ chức và các doanh nghiệp, tất yếu phải gắn liền với phát triển công nghệ ngân hàng số, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Tình hình đó tạo ra môi trường cạnh tranh mới cho hoạt động kế toán và kiểm toán công, kiểm toán quốc tế, kiểm toán tư nhân hay kiểm toán độc lập, môi trường phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán trong nền kinh tế số và thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ số. vi) Kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam có những diễn biến bất thường, trên phạm vi rộng, đặc biệt là đại dịch covid 19 hiện nay, Việt Nam đang trải qua làn sóng dịch thứ 4. Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền các cấp và ngân sách các cấp ở các nước cũng như ở Việt Nam đưa ra các gói cứu trợ tài chính, các chính sách tài chính -tiền tệ bất thường, phi truyền thống, có tính chất đặc thù và chưa có tiền tệ. Doanh nghiệp cũng phát sinh các khoản chi phí bất thường cho 3 tại chỗ, cho hoạt động Logistics gia tăng chóng mặt, cho các hoạt động y tế, môi trường và an sinh xã hội, từ thiện. Hầu hết các các giao dịch đó được thực hiện qua thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghê số. Tình hình đó đòi hỏi quản lý tài chính công, tài chính doanh nghiệp, tài chính tổ chức phi chính phủ và tổ chức xã hội, chứng từ điện tử các quy định liên quan đến giao dịch điện tử, số lượng và chất lượng kế toán – kiểm toán nâng lên. Cũng theo đó, các nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ kiểm toán cũng phải lĩnh hoạt, thay đổi để thích ứng với tình hình. 4.2. Môi trường pháp lý về thanh toán điển tử và căn cứ cho hoạt động kế toán – kiểm toán trong lĩnh vực này Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp lý cho hoạt động nói trên. Ngày 29/12/2006, khi thị trường thẻ mới phát triển tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ can hành văn bản pháp lý đầu tiên đề cập tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Quyết định số 291/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, tập trung triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc thúc đẩy phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng. VNBA (2021) Đến năm 2012, khi mạng Internet bắt đầu phát triển mạnh, số lượng người sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị di động tăng lên, thương mại điện tử bắt đầu được thị trường Việt Nam chấp nhận, Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 101/2012/NĐ-CP, về thanh toán không dùng tiền mặt. Tiếp theo đó, một số nội dung được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 80/2016 và Nghị định 16/2019. Những nội dung tại các văn bản đó đã quy định cụ thể về điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tạo nền tảng pháp lý cơ bản và góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hình thức 1007
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thanh toán số trong nền kinh tế phù hợp với xu thế khu vực và quốc tế của những khoảng thời gian đó. VNBA (2021) Một môi trường pháp lý và biện pháp chỉ đạo quan trọng, cụ thể khác, đó là “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg và chủ trương đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công theo Quyết định số 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là các văn bản được ban hành kịp thời, đồng bộ, sát thực tiễn, góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong xu thế của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. VNBA (2021) Từ cuối năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã cấp giấy phép hoạt động cho các công ty Fintech, góp phần làm phát triển mạnh về cả chất lượng và số lượng đơn vị trung gian thanh toán. Đến hết tháng 8/2021, NHNN Việt Nam đã cấp phép cho trên 40 tổ chức trung gian thanh toán, vận hành các ví điện tử khác nhau, cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử trong nền kinh tế. Các ví điện tử, các tổ chức trung gian thanh toán hợp tác chặt chẽ với các Ngân hàng thương mại (NHTM) đẩy mạnh thu thuế điện tử, thụ tiền các dịch vụ công: điện, nước sạch, viễn thông, bảo hiểm, học phí, viện phí, lệ phí giao thông, cũng như phát triển thương mại điện tử, mua sắm online, chi trả trực tuyến. VNBA (2021) 4.3. Tổng quan phát triển thanh toán điện tử dựa trên công nghệ ngân hàng số Theo số liệu của NHNN, tính đến tháng 8/2020 (đến hết năm 2020 chưa thấy NHNN có báo cáo công bố công khai), tỷ lệ tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế vẫn còn ở mức 11,35%...Đến hết tháng 8/2021 NHNN không có số liệu công bố chính thức, song tỷ lệ đó ước tính còn khoảng dưới 11% nhờ thanh toán điện tử trong điều kiện đại dịch Covid 19. Đây là bước tiến quan trọng so với tỷ lệ 13,8% cách đây 5 năm, đặc biệt là thanh toán điện tử tăng kỷ lục, tuy nhiên vẫn còn cao so với các nước trong khu vực và cao so với xu thế phát triển nền kinh tế số. Sau gần 15 năm, kể từ khi bắt đầu triển khai thực hiện Quyết định số 291/QĐ-TTg, ngày 29/12/2006, đến cuối tháng 8 năm 2021, trong cả nước có 75 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua internet; 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Tính đến cuối tháng 9/2021, số tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân tại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tại Việt Nam đã lên tới hơn 107,4 triệu tài khoản, tăng hơn 3,2 triệu tài khoản so với quý 1 và tăng xấp xỉ 7 triệu tài khoản so với cuối năm 2020. Đây là các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn đang hoạt động của cá nhân mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng, vì vậy không có gì lạ khi con số này cao hơn cả dân số Việt Nam, do có người mở tới 2-3 tài khoản khác nhau tại ngân hàng. Không chỉ tăng về số lượng tài khoản, số tiền gửi thanh toán của người dân vào ngân hàng cũng tăng mạnh, đạt mức hơn 754,7 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2% trong 6 tháng đầu năm 2021 và đã tăng 50% so với đầu năm 2020. Số lượng thẻ ngân hàng cũng tăng mạnh thời gian qua. Tại thời điểm cuối tháng 9/2021, số lượng thẻ nội địa đang lưu hành đạt tới 98 triệu thẻ, tăng 4 triệu thẻ so với đầu năm. Thẻ quốc tế (trong đó đa số là thẻ tín dụng) tăng mạnh, đạt hơn 20 triệu thẻ vào cuối quý 2/2021, tức tăng 3 triệu thẻ so với đầu năm. VNBA (2021) Thực trạng trên cho thấy, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu thanh toán 1008
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 điện tử dựa trên nền tảng công nghệ số của người dân đã tăng cao rõ rệt trong thời gian qua. Trước các đợt giãn cách xã hội kéo dài cũng như khuyến cáo hạn chế tiếp xúc nơi công cộng, người dân đã dần quen với việc mua hàng online, thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ….online thông qua thẻ, ngân hàng số, ví điện tử thay vì dùng tiền mặt như trước đây. 4.4. Một số nhận xét và đánh giá Một là, hành lang pháp lý cho thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, về cơ bản được ban hành đầy đủ, đồng bộ, an toàn và được đông đảo các bên có liên quan chấp nhận, tuân thủ. Tuy nhiên quy định về chữ ký điện tử, hóa đơn điện tử, chứng tử điển tử đến nay chưa được ban hành, chưa được ban hàng đồng bộ, chưa có đầy đủ tính pháp lý, khó khăn cho công tác kế toán kiểm toán, cho người hành nghề, thao tác nghiệp vụ kế toán – kiểm toán. Hai là, việc cấp phép hoạt động cho các ví điện tử, các tổ chức trung gian thanh toán, đặc biệt là giám sát, kiểm tra đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả các hoạt động thanh toán điện tử trong nền kinh tế được triển khai kịp thời. Tuy nhiên cho đến nay hệ thống tài khoản kế toán trong các Ngân hàng Việt Nam, các doanh nghiệp trung gian thanh toán điện tử và ví điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam chưa theo hệ thống tài khoản quốc tế, vẫn theo hệ thống tài khoản Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phải đồng thời làm theo 2 hệ thống tài khoản: hạch toán và báo cáo tài chính theo hệ thống tài khoản của Việt Nam và theo tiêu chuẩn quốc tế. Kèm theo đó kiểm toán cũng phải theo hướng đó, tốn kém thời gian và chi phí. Ba là, sự tăng trưởng tới mức không thể tưởng tượng nổi chỉ trong 4 năm gần đây đã cho thấy người Việt Nam nhanh chóng thích ứng với giao dịch ngân hàng số, thanh toán điện tử, hội nhập với xu thé của thời đại. Ngày càng nhiều người dân Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh và con người cũng nhận thấy những lợi ích, những tiện ích, những trải nghiệm, cùa việc thanh toán điện tử trên các thiết bị di động nhanh chóng, an toàn, chi phí thấp, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, sự chuyển động của các cơ quan quản lý có liên quan: Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và truyền thông, NHNN Việt Nam chưa theo kịp tình hình, chưa ban hàn hay chưa tham mưu trình ban hành quy định về chứng từ điện tử, chữ ký điện tử, kiểm toán trong thời đại công nghệ số, áp dụng hệ thống tải khoản quốc tế. Bốn là, khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng đông, tất nhiên loại trừ khoảng thời gian do ảnh hưởng của Covid-19, hệ thống cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử, môi trường thanh toán kỹ thuật số, hoạt động thanh toán hiện đại của Việt Nam đáp ứng kịp thời nhu cầu của người nước ngoài, hội nhập với khu vực và quốc tế, được người nước ngoài an tâm, chấp nhận. Do đó, khi Covid-19 được hoàn toàn khống chế ở Việt Nam và trên toàn cầu, khách quốc tế trở lại Việt Nam như năm 2019 và cao hơn, thì thị trường thanh toán điện tử của Việt Nam tiếp tục bùng nổ. Bên cạnh đó, các dự án FDI và người nước ngoài đến Việt Nam ngày càng đông. Tuy nhiên, hoạt động của các công ty kiểm toán và dịch vụ có liên quan chưa theo kịp, chưa nâng cao năng lực cạnh tranh trước các đối thủ nước ngoài. Năm là, thực trạng nói trên cũng cho thấy các ví điện tử, các tổ chức trung gian thanh toán của các doanh nghiệp Việt Nam rất nhanh nhậy, nắm bắt xu thế công nghệ, xu thế thị trường, xu thế sử dụng của người dân, tin tưởng vào chỉ đạo của Chính phủ, cạnh tranh, đầu tư, đáp ứng rất nhanh nhu cầu thanh toán điện tử của khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số và hiểu biết, nắm vững nghiệp vụ công nghệ số của cấc công ty kiểm toán, đội ngũ làm công tác kiểm toán của Việt Nam chưa theo kịp, vẫn theo công nghệ và tư duy truyền thống. 1009
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Sáu là, thực trạng đó cũng cho thấy, các NHTM quyết liệt trong đầu tư nguồn lực, đầu tư tài chính, đầu tư công nghệ, hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với các trung gian thanh toán, các tổ chức cung ứng dịch vụ công,…mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế dựa trên phát triển thanh toán điện tử. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán chưa thực sự chuyển động, đổi mới đào tạo cho đội ngũ kế toán, kiểm toán nắm vững quy định pháp lý, nghiệp vụ cơ bản và cốt lõi của thanh toán điện tử dựa trên công nghệ số, hạn chế về trình độ ngoại ngữ và chuyên môn hạch toán theo nguyên tắc quốc tế. Bảy là, các doanh nghiệp, người kinh doanh né tránh thanh toán không dùng tiền mặt để dấu doanh thu, trốn thuế. Bản thân các công ty đầu tư đường cao tốc cũng trì hoãn triển khai thu phí không dừng, không dùng tiền mặt cũng vì dấu doanh thu phí. Một số công ty kiểm toán và tư vấn kế toán của Việt Nam còn giúp doanh nghiệp né thuế, thậm chí trốn thuế. Tình hình đó cũng góp phần hạn chế sự phát triển thanh toán điện tử dựa trên công nghệ số. Tám là, nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ công cũng chậm triển khai thanh toán tiền mặt vì lợi ích cục bộ. Một số cơ quan, tổ chức chưa tiên phong, gương mẫu trong thanh toán không dùng tiền mặt, như thu bảo hiểm và thu phí tại các Trạm đăng kiểm phương tiện xe cơ giới (như đề cập ở trên), bán vé phương tiện giao thông, thu phí dịch vụ hành chính tại các điểm giao dịch một cửa, thu phí đăng ký phương tiện giao thông, mua sắm hành chính tại nhiều cơ quan,…Trong khi đó, hoạt động kiểm toán chưa triển khai đến được lĩnh vực này. 5. Kết luận và khuyến nghị giải pháp Một là, các NHTM Việt Nam, Công ty kiểm toán và tư vấn kế toán Việt Nam, các trường Đại học đào tạo chuyên ngành kế toán kiểm toán cần tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của các NH, công ty kiểm toán, trường đào tạo trong khu vực, các NH và trung gian thanh toán của Trung Quốc, tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, của các ngân hàng là cổ đông chiến lược để đáp ứng ngày càng tốt nhất yêu cầu đảm bảo an toàn trong giao dịch thẻ, thanh toán điện tử của khách hàng, giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng đào tạo kế toán và kiểm toán trong thời đại công nghệ số. Hai là, các NHTM cần tích cực hơn nữa, chủ động làm việc quyết liệt hơn nữa với các trường học, bệnh viện, trạm thu phí giao thông, trạm đăng kiểm xe cơ giới, công ty du lịch, công ty xăng dầu, công ty viễn thông, công ty điện lực, công ty nước sạch, bến xe, siêu thị, truyền hình cáp,… để phát triển màng lưới POS, chấp nhận thanh toán điện tử; nhưng cũng kịp thời phát hiện những hành vi thu phí thanh toán thẻ, cố tình trây ỳ không chịu chấp nhận dịch vụ thanh toán thẻ, thanh toán điện tử.. để thông tin cơ quan quản lý nhà nước có biện pháp xử lý kiên quyết trong không thực hiện chủ trương phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ. Kiểm toán Nhà nước, hay Bộ Tài chính chỉ đạo, quyết định, hay trình cấp có thẩm quyền tiến hành kiểm toán một số Bệnh viện công, trường đại học công, trường đào tạo khác thuộc mô mình hưởng thu ngán sách nhà nước trong tuân thủ báo cáo kế toán, nhất là trong điều kiện nhiều vụ việc trong mua sắm và đấu thầu thiết bị y tế, thuốc, hóa chất y tế, sách và thiết bị dạy học ở nhiều địa phương trong thời gian qua. Đồng thời, mở rộng kiểm toán tại một số lĩnh vực xăng dầu, nước sách. Bộ Công thương thanh tra và kiemrfr tra các doanh nghiệp và hộ kinh doanh về chấp hành các quy định có liên quan trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, chấp hành quy định hạch toán kế toán và thanh toán không dùng tiền mặt các đơn vị trực thuộc Bộ. Ba là, các NHTM cần chủ động cung cấp thông tin cho các công ty kiểm toán, các trường 1010
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đại học đào tạo về kế toán kiểm toán, nắm bắt những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tiện ích mới xuất hiện được sừ dụng trong các NH tại Việt Nam. Song chính các NHTM cần nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ, hạch toán chính xác các khoản nợ xấu, phân loại nơ theo đúng quy đình. Các công ty kiểm toán cần tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ số vào hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của công ty mình; tăng cường đầu tư nguồn lực tài chính, đầu tư cho công tác đào tạo lại nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ số, hoạt động Fintech,…trong lĩnh vực tư vấn, kế toán, kiểm toán; bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực tài chính – ngân hàng, về thanh toán điện tử cho đổi ngũ kiêm toán viên, tư vấn thuế, nắm bắt các quy định pháp lý mới nhất về lĩnh vực này. Các NHTM cần đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến mại, hướng dẫn việc ứng dụng mã QR thanh toán trên các thiết bị di động và phối hợp với các trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo kế toán và kiểm toán có chuyên môn sâu hơn, cập nhật hơn về thanh toán điện tử. Bốn là, về phía các bộ ngành chức năng, như: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Thông tin và truyền thông,… cần rà soát lại và ban hành đủ các quy định đảm bảo tính đồng bộ về chữ ký điện tử, hóa đơn điện tử, giao dịch điện từ, thương mại điện tử, thuế điện tử và hải quan điện tử, giao dịch Kho bạc điện tử, phù hợp với các hoạt động thanh toán thẻ, thanh toán điện tử. Các Bộ chưc năng cần có chính sách bắt buộc chấp nhận thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, chuyển khoản đối với các đơn vị kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở một số lĩnh vực, đặc biệt là lệ phí giao thông đường bộ và đăng kiểm; xăng dầu, học phi, viện phí, cước phí viễn thông, điện lực…Cần có cơ chế ưu đãi như hỗ trợ miễn, giảm, hoàn thuế cho ĐVCNT và chủ thẻ. Bộ Giao thông vận tải cần quyết liệt, rút ngắn thời gian thực hiện dự án thu phí tự động không dừng (ETC) đã được phê duyệt, bên cạnh đó quyết liệt mở rộng thanh toán thẻ qua thu phí đăng kiểm ô tô, phí giao thông đường bộ đối với vé tháng, các loại phí giao thông khác. Năm là, Bộ Tài chính cần tham mưu và trình cấp có thẩm quyền cho triển khai hệ thống tài khoản quốc tế tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần thanh tra một số công ty tư vấn kế toán và kiểm toán về tuân thủ pháp luật, đặc biệt là tư vấn thuế cho các doanh nghiệp. NHNN Việt Nam và các cơ quan chức năng ở Việt Nam cần tham khỏa kinh nghiệm của Trung Quốc trong quản lý QR, xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ và đồng bộ cho hoạt động Fintech tại Việt Nam. NHNN cần thúc đầy sớm ra đời văn bản pháp lý về Mobile Money theo Chỉ đạo của Chính phủ, vì để quá lâu rồi. Sáu là, các Trường Đại học và Học viện có chuyên ngành đào tạo về kế toán và kiểm toán cần thực sự đổi mới đào tạo, gắn đào tạo lý thuyết và thực hành, tăng số giờ thực hành, làm bài tập thực tiến, viết tiểu luận gắn với thực tiến về thanh toán điện tử và kế toán công nghệ số. Cần có các chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu, các chủ đề tiểu luận về kế toán và kiểm toán, về báo cáo kế toán và báo cáo kiểm toán trong các lĩnh vực thanh toán điện tử, hoạt động của các công ty trung gian thanh toán và ví điện tử, công ty chứng khoán và công ty tài chính, thuế điện tử và hải quan điện tử,…Đồng thời, các trường đại học có đào tạo chuyên ngành kế toán – kiểm toán cần chủ động và tăng cường phối hợp với ngành Ngân hàng, các NHTM, đào tạo và năm bắt những nghiệp vụ mới về thanh toán điện tử dựa trên công nghệ ngân hàng số và môi trường pháp lý có liên quan, mời chuyên gia kế toán – kiểm toán và thanh toán điện tử của NHTM về thuyết trình các chuyên đề chuyên sâu cho giảng viên và sinh viên. 1011
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] BIDV (2015-2020): Báo cáo phân tích kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính của Viện Đào tạo và Nghiên cứu của BIDV, hàng tháng, các năm 2015-2020. [2] Napas (2015-2021): Truy cập các thông tin hoạt động thanh toán của các ngân hang thành viên; truy cập tại cổng thông tin điện tử của CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM - NAPAS : www.napas.com.vn, thời gian truy cập từ 1/2/2021 đến 10/3/2021. [3] NHNN VN (2010): “Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam gửi Quốc hội”, tháng 9/2010, bản cứng. [4] NHTM VN (2018-2010): “Báo cáo tài chính hợp nhất của các NHTM hàng quý; Báo cáo tài chính hàng năm; Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2018- 2020; Thông tin về lãi suất, tín dụng, thanh toán”; công bố trên trang web của một sô NHTM Việt Nam các năm 2018-2021, truy cập từ ngày 25/9/2021 đến 29/9/2021, Hà Nội, 2020. [5] SBV (2021): NHNN Việt Nam (2021); truy cập tại www.sbv.gov.vn, các mục có liên quan, truy cập từ 11đến 13/9/2021 [6] VNBA (2021): Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; truy cập tại www.vnba.org.vn, các mục có liên quan, thời gian tuy cập từ 11-13/9/2021 1012
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2