intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: Nhân tố góp phần phát triển kinh tế số ở Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: Nhân tố góp phần phát triển kinh tế số ở Việt Nam" đánh giá thực trạng phát triển của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian vừa qua dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã có sự gia tăng về quy mô dịch vụ, cơ sở hạ tầng phục kỹ thuật phục vụ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã được cải thiện, nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đã ra đời trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: Nhân tố góp phần phát triển kinh tế số ở Việt Nam

  1. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT: NHÂN TỐ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM Lê Thị Mai Hương* Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: hươngltm@hcmute.edu.vn TÓM TẮT Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt sẽ góp phần thúc đẩy quá trình triển kinh tế số ở nước ta. Dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành, bài viết đánh giá thực trạng phát triển của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian vừa qua dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã có sự gia tăng về quy mô dịch vụ, cơ sở hạ tầng phục kỹ thuật phục vụ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã được cải thiện, nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đã ra đời trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị góp phần phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Từ khóa: dịch vụ, kinh tế số, thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển 1. Đặt vấn đề Việt Nam đã và đang trong quá trình tham gia hội sâu nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với quá trình đó, Việt Nam cũng đang nỗ lực tiếp cận nền kinh tế số với mục đích đưa nền kinh tế tiếp cận và dần theo kịp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Phát triển kinh tế số đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và coi đây là nhiệm vụ chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Đại hội lần thứ XIII của Đảng “đã đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm khoảng 20% GDP. Do đó, Ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho các đơn vị và doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế số ở nước ta trong giai đoạn tiếp theo”. Trong quá trình phát triển kinh tế số ở Việt Nam thì dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được xem là một trong những nhân tố đóng góp quan trọng bởi đây là dịch vụ thanh toán hiện đại và ứng dụng công nghệ số nên giúp cho dịch vụ thanh toán nhanh chóng và tiện lợi. Riêng đối với nền kinh tế thì dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt góp phần hạn chế khối lượng tiền mặt trong lưu thông, giúp giảm bớt các khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng tiền mặt. Từ đó cho thấy vai trò to lớn của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta. Liệu Việt Nam có đạt được mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt mà đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 đã đặt ra hay không? Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc triển khai thực hiện dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt? Và những giải pháp nào để Việt Nam đạt được mục tiêu về thanh toán không dùng tiền mặt cho giai đoạn trước mắt 2021-2025 để góp phần vào quá trình phát triển kinh tế số? Bài nghiên cứu này sẽ trả lời cho các câu hỏi nêu trên thông qua phân tích những kết quả đạt được của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, phân tích những thuận lợi, khó khăn của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. Một số vấn đề lý luận về phát triển dịch thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển kinh tế số 2.1 Một số khái niệm có liên quan Khái niệm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: Tại khoản 1, điều 4 của nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt nêu “Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng”. Hương, N. T. T. (2021) nêu “Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán thông qua các phương tiện khác không phải tiền mặt, như: tài sản, chứng chỉ có giá trị tương đương… Người tiêu dùng có thể sử dụng các giấy tờ 392
  2. có giá, tài sản hữu hình (không phải vàng, bạc) hoặc sử dụng công cụ để thanh toán, nhưng chủ yếu thông qua các tổ chức tín dụng thay vì người tiêu dùng và người bán trực tiếp trao đổi với nhau”. Khái niệm kinh tế số: Hải, T. H và Hà, Q. T. (2023) “Kinh tế số tiếng Anh là digital economy, là khái niệm xuất hiện sau kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp. Khái niệm này được hiểu đơn giản là một nền kinh tế được vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt đó là các giao dịch điện tử trên internet. Nhưng, dù tiếp cận khái niệm ở góc độ nào, thì về bản chất, kinh tế số có các mô hình và phương thức hoạt động đều được ứng dụng công nghệ số. Còn về mặt phạm vi, kinh tế số được áp dụng phổ cập rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, như: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng…”. Đặc trưng của kinh tế số: Một là, dữ liệu (data) đã trở thành yếu tố sản xuất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hai là, cơ sở hạ tầng số trở thành nền tảng hạ tầng mới. Ba là, kiến thức số trở thành yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực. Khái niệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: Khái niệm phát triển: Theo Giáo trình Triết học Mác - Lê nin - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) nêu “Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn”. Tác giả Hổ, Đ. P (2006) nêu “Phát triển là một quá trình vận động đi lên, phát triển phải là một quá trình lâu dài, luôn thay đổi và xu hướng thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện”. Như vậy có thể hiểu phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của các hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. 2.2 Mối liên hệ giữa phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển kinh tế số tại Việt Nam Tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ “về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021- 2025 đã nêu rõ quan điểm của đề án là phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam cần bám sát chủ trương, định hướng, chính sách của Đảng và Chính phủ về dịch vụ tài chính, ngân hàng, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), phát triển kinh tế số, chuyển đổi số. Do đó, phát triển kinh tế số trong đời sống kinh tế không chỉ là tiếp nối sự phát triển của nhân loại mà còn đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng, trong đó phát triển các dịch vụ số nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. Ngoài ra, theo xu hướng phát triển kinh tế số, hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra tác động kép vừa góp phần phục hồi, tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện”. 3. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong quá trình phát triển kinh tế số ở Việt Nam Sơ lược về sự phát triển của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiện đang là yêu cầu và xu thế phát triển của các quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số của nền kinh tế thế giới. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang ngày càng phát triển ở các quốc gia trên thế giới bởi những lợi ích to lớn mà dịch vụ này đem lại cho nền kinh tế, cụ thể đó là giúp hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế gây nhiều tốn kém. Việt Nam cũng không ngoại lệ, việc phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được xác định là nhu cầu tất yếu trong quá trình phát triển đất nước và được xem là chính thức kể từ khi Chính phủ ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Đây được coi là hành lang pháp lý đầu tiên đề cập tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và nội dung cơ bản đề án này đề cập là nhằm đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển kết cấu hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến sử dụng tiền mặt trong thanh toán, tạo sự chuyển biến làm thay đổi tập quán thanh toán trong xã hội, góp 393
  3. phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã giao cho các Bộ, Ban ngành có liên quan triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm đạt mục tiêu giảm tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam đến năm 2020 đạt mức 10%”. Đến ngày 28/10/2021, Thủ tướng ban hành “Quyết định 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, để phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, một số giải pháp phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại được đưa ra nhằm đạt giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP”. Cụ thể một số mục tiêu về thanh toán không dùng tiền mặt mà Quyết định 1813/QĐ-TTg đã nêu như sau: Bảng 1: Một số chỉ tiêu cụ thể về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đến cuối năm 2025 Chỉ tiêu Mục tiêu đến 2025 Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt Gấp 25 lần GDP Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử Đạt 50% Người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ Từ 80% trở lên chức được phép khác Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân, tăng số lượng điểm Trên 450.000 điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch và thanh toán Đạt 20-25%/năm không dùng tiền mặt Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại điện Đạt 50 -80%/năm thoại di động Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị giao dịch qua kênh điện thoại điện thoại Đạt 80 -100%/năm di động Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị qua kênh internet Đạt 35 -40%/năm Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua Đạt 40% các kênh thanh toán điện tử Nguồn: Quyết định 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 Bên cạnh đó, “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 411/QĐ-TTg, ngày 31/3/2022 đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%; tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%...”. Nhờ đó mà hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt một số kết quả nhất định như sau: Về quy mô dịch vụ: Số liệu công bố năm 2023 của ngân hàng nước Việt Nam cho thấy đến hết tháng 8/2023 tại Việt Nam hiện có: 82 tổ chức tín dụng triển khai thanh toán qua Internet, 52 tổ chức tín dụng triển khai thanh toán qua Mobile và 51 tổ chức trung gian thanh toán có cấp giấy phép hoạt động. Tổng giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 6,85 tỷ giao dịch với tổng giá trị đạt 138,3 triệu tỷ đồng (tăng 348,54% về số lượng và 69,84% về giá trị). Trong đó, giao dịch qua kênh Internet đạt 1,33 tỷ giao dịch với giá trị đạt 36,76 triệu tỷ đồng (tăng 372,91% về số lượng và 110,97% về giá trị. Tổng giá trị giao dịch không dùng tiền mặt qua kênh điện thoại di động đạt 4,76 tỷ giao dịch với giá trị đạt 34,48 triệu tỷ đồng (tăng 598,27% về số lượng và 382,22% về giá trị). Giao dịch qua phương thức QR code đạt 86,50 triệu giao dịch với giá trị đạt 47,26 nghìn tỷ đồng (tăng 871,82% về số lượng và 761,93% về giá trị). Bảng 2: Quy mô dịch vụ thanh toán không toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam tính tới tháng 8/2023 Quy mô dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Số lượng tổ chức triển khai thanh toán qua Internet Tổ chức 82 394
  4. Số lượng tổ chức triển khai thanh toán qua Mobile Tổ chức 52 Số lượng tổ chức tổ chức trung gian thanh toán có giấy Tổ chức 51 phép hoạt động Tổng giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt Triệu tỷ đồng 138,3 Tổng giá trị giao dịch dùng không dùng tiền mặt qua Triệu tỷ đồng 34,48 kênh điện thoại di động Giao dịch qua phương thức QR code Nghìn tỷ đồng 47,26 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong dịch vụ công được chú trọng triển khai và phát triển rộng khắp. Trong đó các dịch vụ thanh toán công không dùng tiền mặt như thanh toán học phí, lệ phí, phí thanh toán xét tuyển tuyển sinh đại học v.v. đã được ngân hàng nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các ngân hàng, các trung gian thanh toán ứng dụng rộng rãi các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân. Tính đến hết năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động dịch vụ công đã đạt hơn 4 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 3,53 nghìn tỷ đồng; Tỷ lệ người dân trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng đạt trên 77,41% và hoạt động mở tài khoản thanh toán trực tuyến được thực hiện rộng rãi từ cuối tháng 3/2021. Về hạ tầng kỹ thuật: Để hỗ trợ cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển thì hạ tầng kỹ thuật ở nước ta đã và đang được chú trọng xây dựng, đầu tư và cải thiện. Cụ thể, Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố số liệu đến hết tháng 8/2023 cho thấy hiện tại ở Việt Nam có 21.337 máy ATM, tăng 9,19% so với cùng kì năm 2022; có 490.096 máy POS, tăng 78,52% so với cùng kì năm 2022. Việc đầu tư, xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện tại, hệ thống vận hành xử lý các nghiệp vụ thanh toán hiện đại, đáng tin cậy nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, tiện tích đã được các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gia thanh toán chú trọng và đầu tư. Bên cạnh đó, các công nghệ hiện đại đã được các tổ chức tín dụng, các tổ chức trung gian thanh toán tại Việt Nam chú trọng ứng dụng như trí tuệ nhân tạo/máy học (AI/ML), phân tích dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing),, tự động hóa quy trình bằng rô-bốt (RPA) nhằm đơn giản và tối ưu hóa các quy định nghiệp vụ thanh toán, từ đó giúp cho khách hàng trải nghiệm các giao dịch thanh toán hiện đại, tin cậy, tiện lợi và hiệu quả. Bảng 3: Quy mô dịch vụ hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ hoạt động không toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam tính tới tháng 8/2023 Quy mô dịch vụ Số lượng So với năm 2022 (%) Số lượng máy ATM 21.337 Tăng 9,19 Số lượng máy POS 490.096 Tăng 78,52 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Để thúc đẩy dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta ngày càng phát triển theo chủ trương và định hướng phát triển nền kinh tế số nói chung của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước cùng với các Bộ, ngành có liên quan đã thực hiện nhiều biện pháp, chính sách xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. “Tính đến nay, ở Việt Nam, có 65 NHTM đã cung ứng dịch vụ Internet Banking, 35 NHTM cung cấp dịch vụ thanh toán Mobile Banking, hơn 60 NHTM cung ứng dịch vụ thẻ. Ngoài ra, còn có rất nhiều tổ chức trung gian thanh toán có thể hỗ trợ cho các khách hàng tham gia thanh toán online, phục vụ thanh toán điện tử. Một số NHTM Việt Nam đã chủ động đầu tư, ứng dụng các giải pháp công nghệ thanh toán mới, hiện đại, như: xác thực vân tay, sinh trắc, sử dụng mã QR code, thanh toán phi trực tiếp… để mang lại tiện lợi và an toàn trong giao dịch thanh toán điện tử” Tuân, N. (2023). Số liệu công bố của ngân hàng thế giới được trình bày ở bảng 4 cũng cho thấy hiện nay số chi nhánh ngân hàng, máy ATM phục vụ cho rút tiền tự động đã phát triển mạnh, số lượng chi nhánh ngân hàng thương mại ở Việt Nam đạt 2,9 chi nhánh/100.000 người lớn, số lượng máy rút tiền ATM ở Việt Nam đạt 26,26 ATM/100000 người lớn, số lượng thẻ ghi nợ đạt 892,1 thẻ/1000 người lớn. Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Singapore, Philippin thì hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta vẫn còn thấp. 395
  5. Bảng 4: Số máy rút tiền ATM và số thẻ ghi nợ năm 2021 của các quốc gia khu vực Đông Nam Á Số lượng chi nhánh ngân Số máy rút tiền tự động Số lượng thẻ ghi Quốc gia hàng thương mại/100.000 nợ/1000 người ATM/ 100.000 người lớn) người lớn) lớn 16,2 - Bruney 73,97 Campuchia 12,4 26,35 135,7 3,1 - Lao 27,39 15,8 645,8 Indonesia 51,66 Malaysia 8,7 55,56 1863,6 5,6 364,8 Myanma 6,86 9,0 736,4 Philipine 27,72 Singapore 7,0 54,01 2942,4 9,7 895,4 Thai Lan 111,82 2,9 892,1 VietNam 26,26 Nguồn: https://data.worldbank.org/indicator/FB.CBK.BRCH.P5?view=chart Hiện nay, ở Việt Nam Chính phủ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phát triển. Thông qua việc sử dụng các công nghệ hiện đại trong thanh toán với nhiều hình thức thanh toán phổ biến, hiện đại trong thời đại công nghệ số như hình thức thanh toán qua các ứng dụng, hình thức thanh toán không tiếp xúc, thanh toán bằng mã QR v.v. Theo số liệu công bố của Worlbank được trình bày ở bảng 5 cho thấy Việt Nam có tỷ lệ thanh toán thông qua sử dụng kỹ thuật số ở lao động 15 tuổi trở lên vào cuối năm 2021 đạt 22,7%, trong đó 40% dân số tính từ 15 tuổi trở lên có thu nhập nghèo nhất có tỷ lệ sử dụng kỹ thuật số đạt tỷ lệ 12,6% và 60% dân số tính từ 15 tuổi trở lên có thu nhập giàu nhất có tỷ lệ sử dụng kỹ thuật số đạt 29%. Trong khi đó, Singapore là quốc gia có tỷ lệ thanh toán thông qua sử dụng kỹ thuật số ở lao động 15 tuổi trở lên đạt mức cao nhất khu vực với tỷ lệ 90,1% và 40% dân số tính từ 15 tuổi trở lên có thu nhập nghèo nhất có tỷ lệ sử dụng kỹ thuật số đạt tỷ lệ 85,9% và 60% dân số tính từ 15 tuổi trở lên có thu nhập giàu nhất có tỷ lệ sử dụng kỹ thuật số đạt 92,9%. Tỷ lệ này là khá cao khi so sánh với Việt Nam và điều này cho thấy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở các quốc gia trong khu vực đang rất phát triển. Chẳng hạn như Maylaysia, là quốc gia đứng vị trí thứ hai trong khu vực khi có tỷ lệ sử dụng thanh toán bằng kỹ thuật số đạt 70,4% và 40% dân số tính từ 15 tuổi trở lên có thu nhập nghèo nhất có tỷ lệ sử dụng kỹ thuật số đạt tỷ lệ 61,4% và 60% dân số tính từ 15 tuổi trở lên có thu nhập giàu nhất có tỷ lệ sử dụng kỹ thuật số đạt 76,4%. Tỷ lệ thanh toán thông qua sử dụng kỹ thuật số của Việt Nam vẫn còn khá thấp và còn có khoảng cách khá xa khi so sánh với các quốc gia phát triển trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan. Bảng 5: Tỷ lệ thanh toán tiền thông qua sử dụng kỹ thuật số ở lao động 15 tuổi trở lên ở các nước Đông Nam Á năm 2021 Trong đó Tỷ lệ thanh toán Quốc gia thông qua sử dụng kỹ 40% dân số có thu nhập 60% dân số có thu nhập thuật số (%) nghèo nhất tính từ 15 tuổi giàu nhất tính từ 15 tuổi trở lên trở lên - - Bruney - Campuchia 15,6 10,8 18,8 5,8 18,3 Lao 13,3 21,5 43,4 Indonesia 34,6 Malaysia 70,4 61,4 76,4 4,7 9,7 Myanma 7,7 10,1 34,9 Philipine 25,1 Singapore 90,1 85,9 92,9 10,8 18,8 Thai Lan 62,3 396
  6. VietNam 22,7 12,6 29,5 Nguồn: G20 Financial Inclusion Indicators https://databank.worldbank.org/reports.aspx?source=g20-basic-set-of-financial-inclusion-indicators Sự thay đổi cơ cấu dịch vụ: Hệ thống ngân hàng đã triển khai nhiều dịch vụ thanh toán hiện đại nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Thông qua việc ứng dụng khoa học công nghệ thông tin và viễn thông hiện đại cho các phương tiện và hoạt động thanh toán mà nhiều dịch vụ thanh toán hiện đại và tiện ích đã ra đời nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng, của doanh nghiệp và của nền kinh tế và điển hình nhất là đẩy mạnh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Theo số liệu công bố của Ngân hàng nhà nước đến hết năm 2022 thì Việt Nam có 11,9 triệu tài khoản được mở bằng phương thức e- KYC, trong đó số lượng tài khoản đang hoạt động đạt 10,8 triệu tài khoản; QR Code là hình thức thanh toán tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2020-2023; thanh toán giao dịch qua kênh số đã được một số ngân hàng triển khai và nhiều dịch vụ số hóa hoàn toàn đã đạt tỷ lệ 100%. Ở Việt Nam hiện có 3 đơn vị được triển khai ứng dụng Mobile Money và đã có 2,835 triệu tài khoản được mở, 71% số tài khoản và hơn 62% điểm giao dịch được mở ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Ngoài các giao dịch dựa trên ví điện tử và điện thoại di động ngày càng tăng trưởng nhanh ở Việt Nam. Đặc biệt, giao dịch thông qua điện thoại di động phát triển mạnh góp phần hỗ trợ phát triển nhanh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ Việt Nam 2023 công bố mới đây cũng chỉ rõ, các startup lĩnh vực Fintech nhận được nhiều vốn đầu tư nhất, với mức tăng ấn tượng 248% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư vào lĩnh vực Fintech vẫn dồi dào, chiếm 39% tổng giá trị đầu tư, năm 2019 đầu tư vào Fintech cho lĩnh vực thanh toán đạt 301 triệu USD thì đến năm 2022 đã tăng lên và đạt 889 triệu USD. Các ứng dụng thanh toán di động như Momo, ZaloPay và ViettelPay đã trở thành những cái tên quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Bảng 6: Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai ở Việt Nam tính đến hết năm 2022 Quy mô dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại Đơn vị tính Số lượng Số lượng tài khoản được mở bằng phương thức e-KYC Triệu tài khoản 11,9 Số lượng tài khoản được mở bằng phương thức e-KYC đang hoạt Triệu tài khoản 10,8 động Số lượng tài khoản được mở bằng ứng dụng Mobile Money Triệu tài khoản 2.835 Vốn đầu tư vào lĩnh vực Fintech Triệu USD 889 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Như vậy, trong thời gian vừa qua dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đã có sự phát triển đáng ghi nhận như đã phân tích nêu trên. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển dịch vụ này ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định, cụ thể: Hiện nay người dân Việt Nam vẫn ưa chuộng hình thức thanh toán bằng tiền mặt vì thói quen tiêu dùng và thanh toán tiền mặt hàng ngày vẫn còn khá phổ biến. Chính thói quen tiêu dùng tiền mặt này tạo tâm lý lo ngại cho người dân khi thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài ra, do tỷ lệ dân số sống ở vùng nông thôn chiếm tỷ lệ cao và trình độ dân trí vẫn còn những hạn chế nhất định nên điều này ảnh hưởng nhiều đến lựa chọn hình thức thanh toán, giao dịch bằng tiền mặt ở người dân. Mặt khác, đối với nhiều người dân có thu thập và chi tiêu thấp nên họ ít có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mà thay bằng các giao dịch tiền mặt hàng ngày là phổ biến. Kết quả khảo sát vào năm 2019 của Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) cho thấy mặc dù dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng chiếm 40% nhưng tỷ lệ người dân chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt chiếm tỷ lệ lên đến 80%, tỷ lệ người dân sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100 nghìn đồng chiếm tới 98% và các giao dịch tại các quầy ATM chủ yếu là giao dịch rút tiền với tỷ lệ 85%. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam ngày càng phát triển và mở rộng do chủ trương, định hướng và chính sách hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển cũng như việc ứng dụng công nghệ hiện đại góp phần hỗ trợ và phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin ở Việt Nam vẫn chưa phát triển, chưa đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho các hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ngày một gia tăng như hiện nay. 397
  7. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác bảo mật thông tin khách hàng, bảo mật dữ liệu và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khách hàng. Điều này tạo nên tâm lý lo ngại cho người dân khi sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Mặc dù cơ sở pháp lý và các quy định cũng như các chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động thanh toán tiền mặt đã được cải tiến nhiều nhưng hiện nay hành lang pháp lý trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa được đầy đủ, chưa đồng bộ và chưa hoàn thiện. 4. Kết luận và đề xuất kiến nghị Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt để góp phần phát triển kinh tế số ở Việt Nam đang là một xu hướng và đòi hỏi tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Với định hướng đúng đắn và sự hỗ trợ phát triển của Chính phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan cũng như sự tham gia nhiệt tình của người dân, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang ngày càng phát triển về quy mô và chất lượng dịch vụ thông qua hoạt động cung ứng ngày càng đa dạng các loại hình dịch vụ hiện đại, tiện tích, an toàn và hiệu quả cho người dân, cho doanh nghiệp và cho nhà nước. Hoạt động này cũng đã và đang đóng góp vào sự thành công của quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển kinh tế số nói chung ở Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn một số hạn số nhất định như đã phân tích ở nội dung trên, nhất là thói quen tiêu dùng và thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn khá lớn trong dân chúng. Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam nhằm đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế số trong thời gian tới như sau: Chính phủ cần nâng cao ý thức thanh toán không dùng tiền mặt và hạn chế sử dụng tiền mặt của người dân thông qua các biện pháp thông tin tuyên truyền đến người dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người dân nhất là người dân ở vùng nông thôn tiếp cận được các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ cần hoàn thiện pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt, quy định cụ thể chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển. Chính phủ chú trọng hoàn thiện và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin thông qua việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ viễn thông và thông tin được đồng bộ, hiện đại để có thể đáp ứng và cung cấp đầy đủ các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển. Để đảm bảo, bảo mật thông tin và an toàn tuyệt đối cho khách hàng cũng như tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, các tổ chức tín dụng và các tổ chức trung gian thanh toán cần chú trọng công tác bảo mật thông tin, bảo mật dữ liệu, đảm bảo an toàn ở mọi khâu, mọi quy trình trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Giáo trình triết học Mác – Lê Nin. Nhà xuất Bản: Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 2. Hưng, T. Q. (2021). Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng ngoại thương Lào. Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 6/2021_(https://tapchitaichinh.vn/phat-trien-dich-vu-ngan-hang-dien-tu-tai-ngan-hang-ngoai-thuong-lao.html) 3. Hổ, Đ. P. (2006). Giáo trình kinh tế phát triển. Nhà xuất bản Thống Kê. 4. Hải, T. H và Hà, Q. T. (2023). Đặc trưng của kinh tế số và một số giải pháp thúc đẩy kinh tế số ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế dự báo, số 11 tháng 4 năm 2023. 5. Hương, N. T. T. (2021). “Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 22, tháng 8/202”. 6. Hương,L.T.M. (2022) “Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: mô hình chuyển đổi số của ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay”. Hội thảo khoa học Kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán tron bối cảnh chuyển đổi số, NXB Tài chính, 2022 7. TTg. (2012). Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt. Hà Nội 8. TTg. (2021). Quyết định 1813/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Hà Nội. 9. Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc Gia (NIC); 2023; Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ Việt Nam 2023_ (https://nic.gov.vn/wp-content/uploads/2023/03/VIE_Vietnam-Innovation-Tech-Investment-Report-2023-1.pdf). 398
  8. 10. Tuân, N. (2023). Thanh toán không dùng tiền mặt đạt 138,3 triệu tỷ đồng. Báo Vietnamnet. Truy cập ngày 9/1/2024_(https://vietnamnet.vn/thanh-toan-khong-dung-tien-mat-dat-138-30-trieu-ty-dong-2200012.html) 11. Tuấn, P. A. (2023). Kết quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt năm 2022 và giải pháp tiếp tục triển khai đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 – 2025. Tạp chí ngân hàng online. Truy cập ngày 8/1/2023_( https://tapchinganhang.gov.vn/ket-qua-hoat-dong-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-nam-2022-va-giai- phap-tiep-tuc-trien-khai-de-an-pha.htm) 399
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2