intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển các dịch vụ thanh toán lớp phủ kỹ thuật số (digital overlay payment) tại một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phát triển các dịch vụ thanh toán lớp phủ kỹ thuật số (digital overlay payment) tại một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" phân tích kinh nghiệm của các nền kinh tế như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc gần đây đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế số nhờ ứng dụng dịch vụ lớp phủ số. Các dịch vụ này cho phép người dùng kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ và thanh toán thuận tiện theo thời gian thực, tối đa hóa sự tiện lợi trên thiết bị di động thông qua mã QR, ví điện tử. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển các dịch vụ thanh toán lớp phủ kỹ thuật số (digital overlay payment) tại một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

  1. PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ THANH TOÁN LỚP PHỦ KỸ THUẬT SỐ (DIGITAL OVERLAY PAYMENT) TẠI MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM PGS.TS. Đặng Ngọc Đức1, TS. Vũ Hùng Phương2 Abstract: Many countries focus on promoting digital overlay payment services by developing modern technology platforms that effectively meet users’ needs. Key features of a digital overlay payment ecosystem include real-time payments, flexibility and innovation, value-added services, secure and efficient transactions, collaboration among stakeholders, and trends and predictions. The payment ecosystem is designed to enable secure, efficient, and seamless transactions between customers, businesses, and financial institutions. Digital overlay payment services provide value-added services that add value to standard payments and enable faster and more convenient customer transactions. This article analyzes the experiences of economies like India, China, and Korea, which have recently seen strong growth in the digital economy with the application of digital overlay services. These services allow users to connect with service providers and pay conveniently in real time, maximizing convenience on mobile devices via QR codes, e-wallets, and more. As a result, Vietnam needs to focus on building a digital banking ecosystem that focuses on developing digital overlay payment technology. This should be based on a model selected from the experiences of the countries studied. Từ khóa: Lớp phủ kỹ thuật số, hệ sinh thái thanh toán số, ngân hàng thương mại, Việt Nam. Keywords: Digital overlay payment, digital payment ecosystem, commercial bank, Vietnam. 1. MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập và phát triển công nghệ số nhanh chóng trên thế giới, Việt Nam xác định quá trình chuyển đổi số với 3 trụ cột gồm: Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số. Để xây dựng hướng tới nền kinh tế số và với vai trò mạch máu của nền kinh tế, thì chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cần đi đầu, theo đó, kích thích chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác. Cơ sở pháp lý về phát triển ngân hàng số được đánh dấu bởi Luật Giao dịch điện tử do Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng do Chính phủ ban hành ngày 08/3/2007. Tuy nhiên, tiến trình phát triển ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại (NHTM) thực sự được ghi nhận rõ nét từ năm 2016 khi hệ thống đứng trước những cơ hội và thách thức đến từ CMCN 4.0, đặc biệt được đẩy mạnh kể từ sau đại dịch COVID-19. Các NHTM xác định chuyển đổi số là trung tâm chiến lược kinh doanh, đầu tư cho công nghệ, thay đổi mô hình tổ chức phục vụ phát triển ngân hàng số và hợp tác với Fintech là yếu tố sống còn. Luật Giao dịch điện tử do Quốc hội ban hành năm 2023 tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển thanh toán ngân hàng điện tử tại Việt Nam như việc xác nhận rõ về loại hình chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử; hoặc việc chữ ký số có thể được xác định là chữ ký điện tử sẽ giúp các bên tham gia giao dịch điện tử có thể sử dụng chữ ký số để thực hiện giao dịch điện tử mà không cần phải sử dụng các hình thức chữ ký điện tử khác giúp mở ra cơ hội để khách hàng không bị các giới hạn về khoảng cách địa lý cản trở giao dịch, đồng thời giảm thiểu thời gian và 1 Đại học Đại Nam, dangngocduc2017@gmail.com. 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, phuongvh@neu.edu.vn.
  2. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 971 thủ tục thanh toán. Việc sửa quy định về các hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch điện tử, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong thanh toán ngân hàng điện tử (một trong số các vấn đề cần đặc biệt chú trọng nằm đảm bảo tính an toàn, bảo mật của hệ thống thanh toán). Những bổ sung theo Luật Giao dịch điện tử là nền tảng quan trọng để các tổ chức tín dụng và các công ty công nghệ đẩy mạnh các dịch vụ số tới khách hàng (QH, 2023) Ngân hàng số không chỉ là việc “số hóa” các sản phẩm và dịch vụ truyền thống để mang lại một sự tiện dụng cao hơn cho người dùng mà là sản phẩm của quá trình chuyển đổi số hoàn toàn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của công nghệ, giúp ngân hàng cung cấp tiện ích số cho người dùng, có khả năng tự động hóa các quy trình nội bộ, hỗ trợ ra quyết định và sáng tạo ra những sản phẩm mới với sự cá biệt hóa ngày càng cao. Những ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực Ngân hàng số tại Việt Nam như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với nền tảng VCB-Digibank, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) với nền tảng VietinBank iPay, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) với nền tảng MBBank, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với nền tảng ACB Mobile, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) với nền tảng NCB iziMobile … với các nỗ lực đẩy mạnh công nghệ, phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới, tăng cường marketing, truyền thông. Có thể nhận thấy, hệ thống thanh toán điện tử đang được triển khai theo nỗ lực của từng ngân hàng riêng lẻ mà chưa kết nối thống nhất thành hệ sinh thái thanh toán quốc gia. Việc áp dụng thanh toán số mạng phủ (Digital Overlay Payments - DOP) đã được nhiều nước nghiên cứu và áp dụng cho mục tiêu xây dựng hệ sinh thái số quốc gia nhờ nhiều tính năng vượt trội của hình thức này, phát triển rất mạnh tại Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thuỵ Sỹ… Để xây dựng một hệ sinh thái công nghệ tài chính lành mạnh, bền vững, bảo mật và hiệu quả thì cần sự hợp nhất sức mạnh của tất cả các bên: khách hàng, doanh nghiệp bán hàng, ngân hàng và cơ quan quản lý, cơ quan công nghệ (Lee, I. and Shin, YJ., 2018). Nhằm nâng cao tiện ích cho khách hàng, việc áp dụng dịch vụ số mạng phủ trong các dịch vụ thanh toán có ý nghĩa thiết thực, và được đánh giá là cơ hội lớn khi Việt Nam hiện là quốc gia có tiềm năng công nghệ thông tin và phát triển công nghệ số rất nhanh tại Đông Nam Á và tiếp tục tăng trưởng mạnh các chỉ số về công nghệ trong những năm tiếp theo. Việc áp dụng trên một số dịch vụ tại một số ngân hàng đơn lẻ là bước đầu. Việt Nam cần phát triển hệ thống một cách đồng bộ trên phạm vi quốc gia và liên kết quốc tế. Việc học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia thành công trên thế giới nhằm rút ra các bài học khi triển khai vào Việt Nam là rất cần thiết và có tính thực tế. 2. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN LỚP PHỦ KỸ THUẬT SỐ (DIGITAL OVERLAY PAYMENT - DOP) Dịch vụ thanh toán lớp phủ kỹ thuật số là loại dịch vụ điện tử cho phép người dùng có thể tích hợp vào ứng dụng hoặc trang web của mình thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến mà không yêu cầu người dùng phải chuyển đến một trang web hoặc ứng dụng bên ngoài. Một số ứng dụng mạng phủ đã được triển khai như thanh toán qua ví điện tử (PayPal, Apple Pay và Google Pay…); thanh toán bằng thẻ tín dụng (tích hợp các hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tiếp vào trang web mua/bán hàng); cổng thanh toán (tích hợp cổng thanh toán lớp phủ để quản lý quá trình thanh toán và xử lý giao dịch trực tiếp trên trang web mua/bán
  3. 972 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM hàng). Cá nhân hoặc doanh nghiệp chỉ cần chọn dịch vụ thanh toán lớp phủ phù hợp và cung cấp thông tin về bản thân hoặc doanh nghiệp, đồng thời liên kết tài khoản thanh toán để nhận tiền từ giao dịch của người dùng. Dịch vụ thanh toán mạng phủ được dùng trong rất nhiều tiện ích như: ví điện tử (Mobile wallets); dịch vụ thanh toán ngang hàng (Peer-to-peer (P2P) payment services), cho phép người dùng gửi và nhận tiền từ bạn bè và thành viên gia đình trong thời gian thực; dịch vụ mua ngay trả sau (BNPL - Buy now, pay later services); dịch vụ yêu cầu thanh toán (RTP - Request to payservices), cho phép các doanh nghiệp yêu cầu thanh toán trực tiếp từ khách hàng; dịch vụ giá trị gia tăng (Value-added services), áp dụng vào các hoạt động như chương trình khách hàng thân thiết, phiếu giảm giá và chiết khấu. So với các phương thức thanh toán trước đó thông qua ngân hàng số, dịch vụ thanh toán không chạm thì dịch vụ thanh toán mạng phủ có nhiều ưu điểm được nhấn mạnh. Khi dùng các dịch vụ trực tuyến cần kèm theo các nguyên tắc an toàn liên quan đến tính xác thực và bảo mật thông tin, và các dịch vụ thanh toán lớp phủ thường cung cấp cách để xác thực giao dịch và cung cấp lớp bảo mật. Thông thường, dịch vụ này cung cấp cho người dùng như mã JavaScrip hoặc các khoá API (API key) hoặc các thông tin xác thực khác. Các mã khoá này giúp người dùng tích hợp vào ứng dụng hoặc trang web của họ. Sau khi người dùng đã nhúng mã hoặc sử dụng API, cấu hình các tùy chọn thanh toán được hiển thị. Điều này bao gồm xác định loại thanh toán được chấp nhận (ví dụ: thẻ tín dụng, PayPal), phương thức xác thực thẻ, và các thông tin khác liên quan đến quy trình thanh toán. DOP cho phép thanh toán tức thời theo thời gian thực từ bất kỳ tài khoản nào đến bất kỳ tài khoản nào khác với nhiều phương thức: thanh toán giữa các cá nhân - P2P (Peer-to-Peer), giữa cá nhân và người bán - P2PM (Person to person/merchant); giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp hoặc giữa cá nhân và người bán - C2B or P2M (consumer to business or person to merchant), như thanh toán cho một cá nhân kinh doanh hoặc lĩnh vực bán lẻ, hoặc giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng - B2C (business to consumer), như hoàn tiền cho khách hàng, trả lương... Sự phổ biến của DOP sẽ giúp hệ thống thanh toán theo thời gian thực phi biên giới, phục vụ đa dạng mục đích sử dụng khác nhau, gồm mua sắm trực tuyến, thanh toán hóa đơn và chuyển tiền... Các chủ thể tham gia chỉ cần có Internet là có thể thực hiện được các giao dịch thanh toán không hạn chế về không gian và thời gian. Cơ sở vật chất của DOP được ứng dụng trên các thiết bị kết nối Internet như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay và đồng hồ. Các nền kinh tế đẩy mạnh kỹ thuật số như Ấn Độ, Singapore và Malaysia đã triển khai hiệu quả DOP. Tại Anh quốc, Chính phủ đã thành lập Ngân hàng Thanh toán Quốc gia (NPL) để xây dựng và vận hành một hệ thống thanh toán tức thời quốc gia (NHNNVN, 2022). NPL cũng hợp tác với các tổ chức tài chính khác để phát triển các dịch vụ mới dựa trên DOP. Các tổ chức tài chính và công nghệ phát triển các dịch vụ mới dựa trên DOP, ví dụ Mastercard đã phát triển dịch vụ Bill Pay Exchange, cho phép các doanh nghiệp gửi và nhận hóa đơn điện tử. Dịch vụ Bill Pay Exchange trên Mastercard cũng được Hoa Kỳ áp dụng trong hệ thống thanh toán theo thời gian thực từ trung tâm thanh toán bù trừ (The Clearing House). Khái quát mô hình DOP theo sơ đồ dưới đây:
  4. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 973 Sơ đồ 1: Mô hình dịch vụ thanh toán số mạng phủ Trong mô hình trên, Alias Directory có vai trò lưu trữ định danh điện tử cho các tài khoản thanh toán trong một hệ thống thanh toán. Dữ liệu có thể là bất kỳ chuỗi ký tự nào, như tên, số điện thoại, địa chỉ email, hoặc mã QR. Người dùng sẽ sử dụng biệt danh này để thanh toán cho các giao dịch mua sắm liên quan và giúp ẩn thông tin tài chính nhạy cảm bằng các tên gọi khác dễ nhớ hơn. Các NHTM là bộ phận không thể thiếu trong sơ đồ trên để triển khai DOP thông qua chuyển đổi thành tất cả các loại hình thanh toán mới (như thanh toán theo thời gian thực) và các phương thức khởi tạo thanh toán mới (như mã QR) có thể chạy trên cả nền tảng thời gian thực hoặc mạng thẻ truyền thống. Và khách hàng, đối tượng tham gia chính vào sử dụng các dịch vụ mạng phủ, phải sử dụng các thiết bị kết nối Internet khi truy cập hệ thống và xác nhận thanh toán. 3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SỐ MẠNG PHỦ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 3.1. Ấn Độ Ấn Độ là một trong số các quốc gia đi đầu trong ứng dụng dịch vụ số mạng phủ theo thời gian thực. Năm 2016, Ngân hàng trung ương Ấn Độ đã triển khai Giao diện thanh toán hợp nhất UPI (viết tắt của Unified Payments Interface), cho phép người dùng chuyển tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của họ sang tài khoản ngân hàng khác chỉ với số điện thoại hoặc ID. UPI của Ấn Độ chính là mô hình thanh toán Digital Overlay Service phạm vi quốc gia. UPI được xây dựng theo sơ đồ kết nối các thành phần: [Người dùng] -> [Ứng dụng thanh toán] -> [Cổng UPI] -> [Ngân hàng] -> [Cơ sở dữ liệu ngân hàng] Cổng UPI đóng vai trò là một mạng phủ kỹ thuật số. Để tham gia vào quy trình này, người dùng tạo biệt danh cho tài khoản thanh toán của họ thông qua ứng dụng ngân hàng hoặc ứng dụng thanh toán của bên thứ ba. Biệt danh này được gửi đến NPCI để xác minh và sau đó được NPCI thêm biệt danh vào Alias Directory. Người dùng có thể sử dụng biệt danh này để thanh toán cho các giao dịch thương mại hoặc P2P. Sau khi đăng ký thành công, người dùng sử dụng ứng dụng thanh toán được kết nối với UPI để tạo lệnh chuyển tiền cho các hoạt động thanh toán. Lệnh này được gửi đến cổng UPI, nơi xác thực lệnh và gửi đến ngân hàng của người nhận. Ngân hàng của người nhận sau đó thực hiện giao dịch và cập nhật số dư tài khoản của người nhận. UPI là một hệ thống thanh toán miễn phí hoặc chi phí thấp (nếu tính phí), và nhanh chóng trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho người dùng.
  5. 974 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Năm 2021, UPI dẫn đầu hình thức thanh toán trong nước, với giá trị giao dịch 940 tỉ USD, chiếm 31% GDP của Ấn Độ. Khối lượng giao dịch qua UPI tăng lên rất nhanh từ 2,2 tỷ USD vào tháng 12/2020 lên 7,8 tỷ USD vào tháng 12/2022 (RBI, 2023). UPI cũng là hệ thống thanh toán theo thời gian thực phổ biến nhất trên thế giới, với hơn 500 triệu người dùng và hơn 200 ngân hàng tham gia (thời kỳ đầu chỉ kết nối với 30 ngân hàng). Những yếu tố chính khiến UPI trở thành hệ thống thanh toán theo thời gian thực mạnh nhất là do sự vượt trội về sự thuận tiện, sự bao phủ rộng với chi phí thấp. Dịch vụ thanh toán số phát triển rất mạnh đã khiến các ngân hàng Ấn Độ phải thực hiện cắt giảm chi phí khi đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt trong việc giữ khách hàng. Thêm nữa, sự phát triển công nghệ không tiếp xúc, các nỗ lực của Chính phủ trong giảm thiểu chi phí thanh toán số, ví dụ như giảm thuế đối với các giao dịch UPI, cũng góp phần giảm chi phí thanh toán cho toàn hệ thống. Một điểm mạnh cần đề cập nữa là khả năng liên kết thanh toán điện tử tức thời theo khu vực và thế giới. Cụ thể, UPI đã liên kết với hệ thống PayNow của Singapore, và PayNow liên kết với DuitNow của Malaysia và PromptPay của Thái Lan. Indonesia, Malaysia và Thái Lan trong hệ thống thanh toán bằng mã QR giúp thúc đẩy thương mại xuyên biên giới cũng như tăng cường sự hợp tác liên kết giữa các quốc gia. Một số đặc điểm chính cho sự phát triển ấn tượng của UPI có thể khái quát thành 3 trụ cột chính: (i) sự hỗ trợ của Chính phủ Ấn Độ; (ii) sự phát triển của công nghệ; (iii) sự tham gia đồng bộ của các doanh nghiệp. Thứ nhất, từ năm 2014 đến nay, Chính phủ Ấn Độ đã chú trọng triển khai phát triển thanh toán điện tử, bao gồm cả thanh toán số mạng phủ thể hiện qua các chương trình phạm vi quốc gia như: Chương trình Digital India (Ấn Độ Số hóa); Chương trình Pradhan Mantri Jan Dhan Yojana (PMJDY), mở tài khoản ngân hàng cho tất cả người dân Ấn Độ; Chương trình Bharat QR (khởi xướng vào năm 2016 với mục tiêu triển khai rộng rãi mã QR cho các giao dịch thanh toán điện tử). Đồng thời, Chính phủ cũng đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử và ban hành các quy định để thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ thanh toán số mạng phủ. Tạo lập hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (NPCI- National Payments Corporation of India) dưới mô hình của một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI - Reserve Bank of India) và các ngân hàng thương mại hàng đầu của Ấn Độ. NPCI có trách nhiệm phát triển và quản lý các hệ thống thanh toán điện tử ở Ấn Độ, bao gồm Unified Payments Interface (UPI), RuPay, và National Electronic Fund Transfer (NEFT). Sự ra đời của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (NPCI), cho phép các ngân hàng thương mại tại Ấn Độ thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử với nhau nhanh chóng, an toàn và đồng bộ diện rộng. Đồng thời, để xây dựng một hệ thống DOP, Chính phủ Ấn Độ cũng đã đầu tư vào phát triển hạ tầng, như lắp đặt các cảm biến và thiết bị kết nối trên đường phố. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã phát triển các giải pháp thanh toán điện tử mới cho DOP, chẳng hạn như giải pháp thanh toán bằng mã QR, giải pháp thanh toán bằng thẻ không tiếp xúc, và giải pháp thanh toán bằng công nghệ Blockchain. Do đó, với việc triển khai hệ thống thanh toán UPI bằng thiết bị di động cho phép người dùng thanh toán cho nhau bằng số điện thoại hoặc mã QR một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đồng thời, hệ thống thanh toán QR được áp dụng trên phạm vi quốc gia, cho phép người dùng thanh toán bằng quét mã QR tại các cửa hàng, nhà hàng và các địa điểm khác một cách nhanh chóng và tiện lợi. Người dân Ấn Độ đã sử dụng các dịch vụ DOP để thực hiện hơn 10 tỷ giao dịch mỗi năm.
  6. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 975 Chính phủ đã cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính nhằm giúp các doanh nghiệp tài chính và công nghệ phát triển các dịch vụ thanh toán số mạng phủ. Một số chương trình rất thiết thực được triển khai như: chương trình hỗ trợ phát triển thanh toán điện tử (Paid), cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp tài chính và công nghệ để phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử (ví dụ, cung cấp khoản vay ưu đãi trị giá 100 triệu rupee - khoảng trên 1,2 triệu USD, cho một doanh nghiệp công nghệ tài chính để phát triển một ứng dụng thanh toán di động); chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo (FinTech India) nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp tài chính và công nghệ để phát triển các giải pháp thanh toán điện tử mới (ví dụ, cung cấp các khoản hỗ trợ phi tài chính, bao gồm đào tạo và tư vấn trong lĩnh vực này); Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp (Start-up India), ví dụ, có thể tài trợ 10 triệu rupee (khoảng trên 120.000 USD) cho một doanh nghiệp khởi nghiệp để phát triển một giải pháp thanh toán điện tử sử dụng công nghệ blockchain. Các khuyến khích của Chính phủ còn chi tiết đến từng người dùng (Chính phủ Ấn Độ đã ban hành các quy định để thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ thanh toán số mạng phủ một cách an toàn và hiệu quả). Các quy định này bao gồm các quy định về bảo mật thông tin, bảo vệ người tiêu dùng và quản lý rủi ro. Đồng thời, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các doanh nghiệp tài chính và công nghệ trong việc phát triển các dịch vụ thanh toán số mạng phủ, Chính phủ Ấn Độ áp dụng các ưu đãi mới thông qua chính sách về thuế, hỗ trợ tài chính và đào tạo. Thứ hai, Chính phủ đã ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển công nghệ, chẳng hạn như Chương trình Khuyến khích Liên kết Sản xuất (PLI), nhằm thu hút đầu tư và sản xuất trong nước các công nghệ mới cho thanh toán số mạng phủ (DOP), đặc biệt là công nghệ đi kèm các thiết bị điện tử như công nghệ di động, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thanh toán số mạng phủ tại Ấn Độ (Bảng 1). Tổng vốn đầu tư vào ngành điện tử của Ấn Độ đã tăng từ 10 tỷ USD vào năm 2017 lên 70 tỷ USD vào năm 2023. Tổng sản lượng điện tử của Ấn Độ đã tăng từ 100 tỷ USD vào năm 2017 lên 300 tỷ USD vào năm 2023. Ấn Độ hiện là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai trên thế giới, với thị phần khoảng 17%. Đây chính là nền tảng cơ sở vật chất rất mạnh của Ấn Độ khi triển khai thanh toán số mạng phủ. Thứ ba, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp cũng góp phần rất lớn vào sự phát triển của DOP. Các doanh nghiệp Ấn Độ đã phát triển rất nhiều ứng dụng và dịch vụ mới cho DOP. Cụ thể như, ứng dụng thanh toán vé xe buýt và tàu điện ngầm (khoảng 5 triệu người dùng mỗi tháng bằng các ứng dụng), ứng dụng thanh toán phí đậu xe, ứng dụng thanh toán phí sử dụng cầu đường, ứng dụng cảnh báo tai nạn, ứng dụng giám sát an ninh, ứng dụng quản lý năng lượng… 3.2 Trung Quốc Trung Quốc là quốc gia có hệ thống thanh toán số mạng phủ phát triển nhất thế giới. Hệ thống thanh toán di động WeChat Pay và Alipay của Trung Quốc đã xử lý hơn 17 nghìn tỷ USD giao dịch trong năm 2022, chiếm hơn 50% tổng giá trị giao dịch thanh toán điện tử của Trung Quốc. Trung Quốc cũng thiết lập hệ thống thanh toán mạng phủ phạm vi quốc gia là China Unified Payment Interface (CUPI). CUPI được phát triển bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và được triển khai từ năm 2020. Cấu trúc của CUPI gồm hai hệ thống chính: (i), Cơ sở hạ tầng thanh toán thống nhất, cấu thành bởi hệ thống thanh toán điện tử của các ngân hàng thương mại Trung Quốc và (ii) Kiến
  7. 976 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM trúc API, cung cấp các giao diện lập trình ứng dụng (API) cho các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp để tích hợp với hệ thống thanh toán thống nhất. Cách vận hành của CUPI cũng giống như UPI của Ấn Độ. Các tổ chức tài chính hoặc doanh nghiệp tích hợp với CUPI thông qua API, khi người dùng mở tài khoản thanh toán và sử dụng các dịch vụ thanh toán của NHTM, và toàn bộ được kết nối và thanh toán thông qua CUPI. Ngoài CUPI, Trung Quốc còn có một số hệ thống Digital Overlay Payments khác như China UnionPay QuickPass, hệ thống thanh toán không tiếp xúc được phát triển bởi China UnionPay; Alipay, ví điện tử được phát triển bởi Alibaba Group; WeChat Pay, ví điện tử được phát triển bởi Tencent; PinDuoDuo. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, CUPI đã xử lý hơn 100 tỷ giao dịch trị giá hơn 100 nghìn tỷ nhân dân tệ trong ba quý năm 2023. CUPI được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển và trở thành hệ thống thanh toán thống nhất của Trung Quốc trong tương lai. Ngoài ra còn một số nền tảng thương mại điện tử cũng đã sử dụng công nghệ Digital Overlay Payments, như ứng dụng thanh toán QR code. Chẳng hạn, thanh toán QR code đã được tích hợp với hệ thống thanh toán của sàn thương mại điện tử Trung Quốc khổng lồ như Alibaba Group (Taobao và Tmall) để người dùng có thể thanh toán cho các giao dịch mua sắm trực tuyến; Xiaohongshu, một nền tảng mạng xã hội với khả năng có thể tập hợp nội dung do người dùng khởi tạo (UGC) và thương mại điện tử với hơn 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. PinDuoDuo tích hợp các mạng lưới xã hội vào trong qui trình mua sắm trực tuyến. Thúc đẩy khuynh hướng khuyến khích người dùng chia sẻ sản phẩm trên mạng xã hội như WeChat và QQ, người dùng có thể Thanh toán QR code, thanh toán ví điện tử (tích hợp với các Thanh toán ví điện tử như Alipay và WeChat Pay, thanh toán theo nhóm để người dùng có thể mua hàng với giá rẻ hơn cho các giao dịch mua sắm trực tuyến, và kể cả ngoại tuyến khi dùng ví. Các nền tảng thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc có khả năng chiếm 80% thị phần thương mại điện tử Trung Quốc như: Alibaba Group (Taobao và Tmall), PinDuoDuo, Xiaohongshu, và JD.com và đây cũng chính là nguồn dữ liệu tiềm năng để phát triển mạnh mẽ DOP. 3.3. Hàn Quốc Hàn Quốc là quốc gia có hệ thống thanh toán số mạng phủ theo thời gian thực phổ biến nhất ở châu Á. Viện Viễn thông và Thanh toán bù trừ Hàn Quốc (the Korea Financial Telecommunica- tions & Clearings Institute - KFTC), được thành lập năm từ năm 1986, vận hành hệ thống thanh toán bán lẻ toàn quốc và có chức năng tổng hợp và kết nối dữ liệu cho các công ty Fintechs và các ngân hàng. Cơ quan này có thể thu thập dữ liệu, bao gồm cả những dữ liệu do khách hàng uỷ quyền qua hệ thống API (Application programming interfaces), cung cấp trực tiếp cho khách hàng và các đối tác trong hệ thống. Các chủ thể tham gia trên nền tảng thanh toán của KFTC phải đảm bảo các tiêu chí về lành mạnh tài chính, khả năng quản lý rủi ro và vận hành. Tính đến tháng 9/2021, hệ thống này đã có 68 công ty Fintech và 8 công ty thẻ tín dụng tham gia vào hệ sinh thái và có 19 chủ thể tham gia trực tiếp hệ thống thanh toán này. Các Fintechs thực hiện quy trình uỷ quyền, xác thực và truy cập thông tin qua các API tập trung của hệ thống nền tảng KFTC (BIS, 2022). Hệ thống DOP của Hàn Quốc được phát triển bởi Cơ quan Giám sát Tài chính Hàn Quốc (Ko- rean Financial Supervisory Service - FSS) và các tổ chức tài chính lớn, do Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) quản lý. Hệ thống DOP của Hàn Quốc được kết nối chặt chẽ với hệ thống thanh toán truyền thống, bao gồm hệ thống ngân hàng và hệ thống thẻ tín dụng. Năm 2022, hệ thống
  8. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 977 ngân hàng mở (Open banking system) đã đạt 5,234 tỷ giao dịch, tăng 33,9% so với năm 2021, giá trị đạt 1,364 tỷ Won, tăng 59,9% so với năm trước (BOK, 2023). Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) đã triển khai hệ thống ID kỹ thuật số quốc gia bằng ảnh từ năm 2015, thành lập kiến trúc API vào năm 2016 nhằm hình thành một hệ thống cung cấp các giao diện lập trình ứng dụng (API) cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp để tích hợp và triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử, hệ thống thanh toán điện tử GIRO với sự tham gia của 18 ngân hàng và 54 Fintech có khả năng ứng dụng Open API. Kiến trúc API của Hàn Quốc được thiết kế thống nhất cho tất cả các tổ chức tài chính, bao gồm ngân hàng, ví điện tử và các doanh nghiệp thanh toán (BOK, 2023). Đặc biệt, API được thiết kế mở, cho phép các tổ chức tài chính và doanh nghiệp có thể tự do phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử của riêng mình. Điều này giúp cho hệ sinh thái thanh toán điện tử của Hàn Quốc trở nên đa dạng và phong phú hơn. Đồng thời công nghệ mã hóa và xác thực hiện đại để bảo vệ thông tin của người dùng một cách tối đa. Theo số liệu công bố của Statista, tổng số giao dịch thanh toán điện tử được thực hiện qua API trong năm 2023 là 1,5 nghìn tỷ giao dịch với tổng giá trị là 100 nghìn tỷ won. Tỷ lệ giao dịch thanh toán điện tử qua API chiếm khoảng 80% tổng số giao dịch thanh toán điện tử ở Hàn Quốc (L. Yoon, 2023) 3.4 Bài học kinh nghiệm về phát triển các dịch vụ thanh toán lớp phủ kỹ thuật số Một yếu tố chính là mức độ phổ cập điện thoại thông minh giúp các quốc gia có hệ thống thanh toán số mạng phủ phát triển rất nhanh như số liệu tại bảng dưới. Bảng 1: Mức độ phổ cập điện thoại thông minh tại một số quốc gia và Việt Nam Tính chất Năm Ấn Độ (*) Trung Quốc Hàn Quốc (*) Việt Nam (**) Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (triệu cái) (%) (triệu cái) (%) (triệu cái) (%) (triệu cái) (%) Mức độ phổ cập 2018 435 triệu 28,1 750 triệu 57,7 50 triệu 97,0 35 triệu 42,1 của điện thoại 2019 530 triệu 33,4 850 triệu 63,0 51 triệu 97,4 40 triệu 46,4 thông minh 2020 630 triệu 40,0 950 triệu 68,3 52 triệu 97,8 45 triệu 50,7 2021 700 triệu 43,9 1,05 tỷ 70,6 52 triệu 98,0 50 triệu 56,0 2022 760 triệu 47,7 1,1 tỷ 72,2 52 triệu 98,0 55 triệu 62,3 Nguồn số liệu: (*), Statista, IDC, và Gartner; (**), Tổng cục Thống kê Việt Nam Ngoài ra, theo số liệu của GSMA Intelligence, Trung Quốc là quốc gia có số lượng người dùng Internet di động nhiều nhất thế giới, năm 2022 với hơn 1,1 tỷ người, tỷ lệ người dùng Internet di động đạt 96,2%. Hàn Quốc có tỷ lệ người dùng Internet di động cao nhất thế giới (Youngwon Nam and Sunwoo T. Lee, 2023), đạt 100%. Việt Nam có tỷ lệ người dùng Internet di động cao nhất Đông Nam Á, đạt 74,1% năm 2022. Điều này cho thấy rằng điện thoại thông minh đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Đồng thời đây cũng là cơ hội rất lớn cho việc phát triển thanh toán hệ thống thanh toán mạng phủ của các ngân hàng của Việt Nam. Việt Nam cũng có những khởi đầu cho việc áp dụng DOP trong thanh toán dù mới chỉ cấp độ ngân hàng mà chưa thành thể thống nhất phạm vi quốc gia. NAPAS Việt Nam là hệ thống cung
  9. 978 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM cấp các giao diện lập trình ứng dụng (API) cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp để tích hợp và triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử kiểu như các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc… nhưng hạn chế về sự thống nhất và tính mở. NAPAS Việt Nam chỉ cung cấp các API cho các ngân hàng và tổ chức thanh toán khác cần phải kết nối với với các ngân hàng thành viên của NAPAS để có thể sử dụng các API của NAPAS. Trong khi, các quốc gia nghiên cứu ở trên đều phát triển giao diện API thống nhất cho tất cả các tổ chức tài chính, bao gồm ngân hàng, ví điện tử và các doanh nghiệp thanh toán. Đặc biệt, API của Hàn Quốc được thiết kế mở, cho phép các tổ chức tài chính và doanh nghiệp có thể tự do phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử của riêng mình mà không cần phải được NAPAS phê duyệt mới có thể sử dụng các API như tại Việt Nam. 4. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN SỐ TẠI VIỆT NAM Việt Nam hiện được đánh giá có nhiều tiềm năng cho phát triển thanh toán điện tử. Những năm gần đây, Internet và điện thoại thông minh đã trở nên phổ biến tại Việt Nam, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các phương thức thanh toán điện tử. Các công nghệ thanh toán điện tử như thanh toán qua thẻ, thanh toán qua ví điện tử, thanh toán qua QR code... ngày càng được phổ biến và tiện lợi hơn, giúp người tiêu dùng dễ dàng thanh toán các giao dịch mua sắm, dịch vụ. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sự tiện lợi và an toàn khi thanh toán, do đó, họ có xu hướng sử dụng các phương thức thanh toán điện tử thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam năm 2020 đạt 10,5% nhưng đã tăng lên 15,5% năm 2021 và năm 2023 dự tính là 25,0% (gấp hơn 2 lần so với năm 2020) và dự đoán chỉ tiêu này tiếp tục tăng mạnh (năm 2024 khoảng 30,0% và năm 2025 là 35,0%). Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2030 tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt 70%. Với mục tiêu đặt ra như vậy, các cơ quan, tổ chức và người dân rất cần phối hợp thực hiện. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các chính sách, quy định khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt. Các tổ chức quản lý thị trường khác cần tăng cường chức năng giám sát hoạt động nằm hướng dẫn, phát hiện vướng mắc và điều chỉnh kịp thời. Các ngân hàng thương mại cần đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán điện tử. Các doanh nghiệp cần tích cực áp dụng thanh toán điện tử trong hoạt động kinh doanh của mình. Về thiết bị thanh toán, các số liệu thống kê cho thấy sự phát triển nhanh của thanh toán số tại các Ngân hàng Việt Nam trong 10 năm qua. Tổng giá trị giao dịch thanh toán điện tử qua các ngân hàng Việt Nam năm 2022 đạt 11.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2021. Tổng giá trị thanh toán điện tử được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm dự kiến khoảng 15,7% vào năm 2025. Tỷ trọng thanh toán điện tử trên tổng số tại các ngân hàng Việt Nam năm 2022 đạt 40%, tăng 5% so với năm 2021. Số lượng thẻ ATM phát hành tại các ngân hàng Việt Nam năm 2022 đạt 100 triệu thẻ, tăng 10% so với năm 2021. Số lượng ví điện tử được sử dụng tại Việt Nam năm 2022 đạt 80 triệu ví, tăng 20% so với năm 2021. Tính đến quý I/2023, toàn hệ thống có 21.347 cây ATM, với 247.420.121 món và đạt giá trị giao dịch 746.434 tỷ đồng; có 430.625 thiết bị POS/EFTPOS/EDC, thanh toán 173.370.603 và đạt giá trị giao dịch 294.556 tỷ đồng (Biểu 1), (NHNN, 2023).
  10. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 979 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Biểu: Giao dịch của ATM, POS/EFTPOS/EDC theo quý năm 2022-2023 Phân khúc thanh toán số của Việt Nam có thể chia thành 2 phân mảng chính: điểm bán hàng (Thẻ thanh toán, ví số, tiền mặt), bán hàng online (thẻ thanh toán, ví số) và ngành công nghiệp đối với người dùng cuối (bán lẻ, giải trí, chăm sóc sức khoản và bệnh viện). Khoảng 30% người trưởng thành sử dụng dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số (PwC, 2021) kể từ năm 2020. Về giá trị giao dịch thanh toán số tại Việt Nam, các số liệu cho thấy sự gia tăng nhanh chóng trong cả giai đoạn từ 2017 đến nay (chỉ ngoại trừ năm 2020 so với năm 2019). Cụ thể, năm 2017, giá trị giao dịch thanh toán số tại Việt Nam đạt 6,775 triệu USD, đã tăng lên gần 2 lần năm 2021 với 12,922 triệu USD; tăng lên so với 9,985 triệu USD của năm 2020. Năm 2022 ghi nhận sự gia tăng ấn tượng so với năm 2021, đạt 15,491 triệu USD. Theo dự báo của Statista, năm 2025 con số này sẽ đạt khoảng 22,056 triệu USD (Statista, 2023). Về kênh thanh toán, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến tháng 12 năm 2022, đã có 82 ngân hàng thương mại triển khai ngân hàng số. Trong đó, có 51 ngân hàng triển khai ngân hàng số trên nền tảng di động, 31 ngân hàng triển khai ngân hàng số trên nền tảng web và 10 ngân hàng triển khai ngân hàng số trên cả hai nền tảng di động và web. Bên cạnh đó, tồn tại một số ngân hàng vẫn chưa thể triển khai được ngân hàng số trong hệ thống của mình do các hạn chế về nguồn lực tài chính, nhân lực, công nghệ, gặp khó khăn trong việc kết nối với các hệ thống nội bộ và triển khai các sản phẩm mới qua ngân hàng. Các số liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố về thanh toán qua Internet và Mobile tăng lên rất nhanh trong ba năm gần đây (NHNNVN, 2023). Năm 2020, với 2 quý đầu năm, số lượng thanh toán qua internet và mobile lần lượt là 628.176 và 56.233 món, tương ứng với giá trị giao dịch là 109.878 và 1.186.988 tỷ đồng. Sang năm 2021, tổng số món và giá trị giao dịch qua Internet là 707.434.138 món; giá trị 29.470.717,8 tỷ đồng và mobile banking là 2.082.343.556 món và 23.649.108,7 tỷ đồng. Năm 2022, tổng số món và giá trị giao dịch qua Internet là 1.404.446.496 món; giá trị 55.256.032.44 tỷ đồng và mobile banking là 4.983.378.955 món và 48.879.214.78 tỷ đồng, gần như gấp đôi so với năm 2021. Quý I/2023, tổng số món và giá trị giao dịch qua Internet là 458.193.431 món; giá trị 13.390.761 tỷ đồng và Mobile Banking là 1.586.882.376 món và 12.282.451 tỷ đồng, con số gần tương đương với quý IV/2022. Đến quý III/2023, số lượng và giá trị giao dịch qua Internet là 554.919.382 món, đạt 14.935.153 tỷ đồng và qua Mobile Banking lần lượt đạt 2.047.712.955 món và 13.724.851 tỷ đồng, tăng mạnh về số lượng so với cùng kỳ năm 2022.
  11. 980 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Bảng 2: Khái quát đặc điểm triển khai DOP tại một số ngân hàng tại Việt Nam Người dùng tạo Thời Liên kết và tiện ích Ngân hàng biệt danh/Tổng gian tạo người dùng VPBank 20% 5 phút VPBank Pay: áp dụng hệ thống thanh toán hiện đại với máy POS và cổng thanh toán trực tuyến Ecompay; trong năm 2021, nền tảng Ngân hàng số VPBank NEO đã kết nối đa dạng các ví điện tử (Momo, Shopee Pay, ZaloPay, SmartPay…); kết nối với mạng lưới QRCode rộng khắp, gồm 50.000 điểm thanh toán Smartpay, 40.000 điểm thanh toán VNPay và thanh toán VietQR tới các tài khoản nằm trong mạng lưới liên kết cùng Napas. ACB 10% 10 phút ACB Pay Code được xây dựng trên nền tảng công nghệ Alias Directory của NAPAS, tạo mã định danh cho tài khoản ngân hàng trên ứng dụng ngân hàng di động ACB One; TPBank 5% 15 phút TPBank PayCode, được xây dựng trên nền tảng công nghệ Alias Directory của NAPAS; TPBank PayCode đã liên kết với các ví điện tử Momo, ZaloPay, ViettelPay, AirPay, ShopeePay, TikiPay… và thanh toán thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, FPT Shop, Thế Giới Di Động… NCB 4% 20 phút NCB PayCode với nền tảng công nghệ Alias Directory của NAPAS; Các ví điện tử được liên kết gồm MOMO, ZaloPay, ViettelPay, AirPay, ShopeePay, TikiPay… và thanh toán điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, FPT Shop… Sacombank 3% 25 phút Sacombank PayCode, dựa trên nền tảng công nghệ Alias Directory của NAPAS và kết nối với các ví điện tử và thanh toán điện tử như các ngân hàng NCB, TPBank. Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng Có thể thấy bức tranh thanh toán số của hệ thống ngân hàng hiện khá tích cực theo hướng mở rộng quy mô và phạm vi áp dụng. Tuy nhiên, việc đảm bảo về chất lượng tiện ích, tính bảo mật và sự đồng bộ, thống nhất, kết nối các bên liên quan trong chuỗi thanh toán… còn cần xem xét kỹ hơn, hướng đến một hệ sinh thái thanh toán số hiện đại và bền vững hơn. 5. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ THANH TOÁN LỚP PHỦ KỸ THUẬT SỐ ĐỐI VỚI VIỆT NAM Qua khái quát trên, để phát triển DOP, Việt Nam cần hoàn thiện nhiều yếu tố như hệ thống cơ sở vật chất, nhân lực, phát triển các doanh nghiệp Fintech… Một số hàm ý chính sách cần nghiên cứu sâu hơn để đưa vào thực tế tại Việt Nam như sau: - Tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ Cần ban hành các chính sách khuyến khích người dùng thanh toán số có liên quan đến giảm chi phí giao dịch và chi phí tiếp cận dịch vụ số. Một số quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc còn hỗ trợ các các mức phí nhất định cho người dùng. Tăng cường các hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ theo các chương trình, dự án liên kết với các quốc gia có hệ thống DOP phát triển như Hàn Quốc, Ấn Độ. Tăng cường các hiệp định kinh tế kỹ thuật số nhằm thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương ngoài lãnh thổ trong các lĩnh vực mới như: bảo vệ dữ liệu cá nhân, thanh toán trực tuyến và bảo mật mã nguồn, khám phá các cơ hội xuyên biên giới tiềm năng trong đổi mới và hợp tác xây dựng các quy tắc đa phương trong thương mại điện tử. - Xây dựng hệ thống kết nối đồng bộ vào hệ thống DOP quốc gia của các công ty công nghệ tài chính (Fintech). Sự tăng lên nhanh chóng về số lượng các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam là dấu hiệu tích cực cho thấy sức hút lớn từ ngành này. Trước năm 2015, Việt Nam có dưới 40 công ty Fintech khởi nghiệp, tăng lên 139 công ty vào năm 2019 và 141 công ty vào năm 2020
  12. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 981 (Statista, 2020). Tính đến tháng 9 năm 2022, Việt Nam có trên 260 công ty Fintech hoạt động (Statista, 2023). Trong đó, có 81 công ty hoạt động trong mảng dịch vụ thanh toán (chiếm 31,1% tổng số lượng công ty Fintech tại Việt Nam), 42 công ty (chiếm 16%) hoạt động trong mảng cho vay ngang hàng (P2P Lending); 31 công ty (chiếm 11,9%). Các công ty Fintech Việt Nam hoạt động tập trung theo 5 phân mảng chính: thanh toán số, cho vay, WealthTech, InsurTech, Block- chain/Crypto (tiền điện tử), (Nextrans, 2022). Để bao trùm toàn diện hệ sinh thái số, việc thúc đẩy hợp tác giữa ngân hàng và công ty Fintech, với đa dạng mô hình và phương thức, sẽ giúp tăng hiệu quả và tiện ích cho các dịch vụ cốt lõi (thanh toán, tín dụng, nhận tiền gửi). Đáng chú ý phải hướng đến việc xây dựng một hệ thống đồng bộ, kết nối dịch vụ số của các công ty Fintech hợp nhất vào hệ thống DOP quốc gia. - Xây dựng Alias Directory của DOP mang phạm vi quốc gia. Hiện nay, chỉ một số ít ngân hàng và tổ chức thanh toán đã triển khai Alias Directory riêng trong hệ thống của mình. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã triển khai Alias Directory mang tên “VPBank Pay”. VPBank Pay cho phép người dùng tạo biệt danh cho tài khoản thanh toán của họ bằng cách sử dụng tên, số điện thoại, hoặc mã QR. Tương tự như vậy, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng có các nền tảng riêng. Để xây dựng Alias Directory thì mỗi người dùng phải trở thành một công dân số với định danh riêng và tận dụng kho dữ liệu này trong việc cấp biệt danh cho người dùng, tổ chức, ngân hàng… tham gia thanh toán. Bên cạnh đó, phát triển hệ thống công nghệ kết hợp với các doanh nghiệp kỹ thuật số và phần mềm hàng đầu quốc gia như FPT nhằm xây dựng một hệ thống tích hợp thống nhất toàn quốc gia. Liên kết với các ví điện tử lớn và các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho người dùng cần được tăng cường mạnh hơn và nhấn mạnh vai trò của NAPAS trong thống nhất và kết nối các hệ thống thanh toán của các ngân hàng và tổ chức thanh toán trong nước cũng như thúc đẩy thanh toán điện tử tại Việt Nam. Việc cân nhắc phương án sử dụng Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) thành một dạng Network trong hệ thống DOP tại Việt Nam. NAPAS có thể đóng vai trò là một trung tâm kết nối các ngân hàng và tổ chức thanh toán phạm vi quốc gia, giúp giao dịch DOP trở nên thuận lợi và nhanh chóng và an toàn hơn. Tuy nhiên, việc xây dựng và vận hành một hệ thống DOP thống nhất trên toàn quốc sẽ đòi hỏi chi phí đầu tư và vận hành lớn. Vấn đề tài chính có thể nghiên cứu mô hình xây dựng UPI của Ấn Độ với sự tham gia của các ngân hàng đứng đầu hệ thống, ngân hàng quốc gia, thậm chí kết hợp cùng với các công ty công nghệ mạnh của Việt Nam. Đồng thời, để hệ thống DOP thống nhất hoạt động hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa NAPAS và các ngân hàng và tổ chức thanh toán. Thực hiện tiến trình điện tử hoá đồng Việt Nam. Từ kinh nghiệm năm 2021 của Trung Quốc trong “thúc đẩy một cách bền vững” đồng nhân dân tệ điện tử (e-CNY) để thay thế tiền giấy và tiền xu. Ban đầu, việc sử dụng đồng nhân dân tệ điện tử được giới hạn phạm vi sử dụng tại các thành phố lớn của Trung Quốc và các địa điểm tổ chức Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 (thời gian thử nghiệm), sau đó triển khai chính thức (mở rộng có trật tự sau khi thử nghiệm thành công). Việt Nam cần hướng tới việc nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển tiền tệ điện tử vào lưu thông. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi sử dụng các dịch vụ ngân hàng số.
  13. 982 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Như vậy, để xây dựng hệ sinh thái thanh toán số quốc gia, trong đó có DOP tại Việt Nam là một lộ trình cần tính toán đến rất nhiều yếu tố như: hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ, tổ chức hệ thống, bảo đảm quyền lợi khách hàng (tính bảo mật, hoặc tăng cường tiện ích…) nhằm đạt được hiệu quả và tính bền vững. REFERENCES 1. ACI, W. (2023). What Are Digital Payment Overlay Services? Industry Guide, https://www.aciworld- wide.com/. 2. BIS. (2022). API standards for data-sharing. CGIDE – API standards for data-sharing – October 2022, website: https://www.bis.org/publ/othp56.pdf: Consultative Group on Innovationand the Digital Economy, Bank for International Settlements. 3. BOK. (2023, 04). Payment and Settlement Systems Report 2022. Annual Report on the Payment and Settlement Systems, pp. 23, 37. 4. (2023). Hướng đến mục tiêu 50% các nghiệp vụ ngân hàng có thể thực hiện hoàn toàn trên môi trường số. https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?leftWidth=20%25&s howFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV569620&rightWidth=0%. 5. HyperLead. ( 2023). Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2022. Ho Chi Minh: HyperLead, https:// hyperlead.vn/blog/news/bao-cao-thi-truong-fintech-viet-nam-2022/. 6. L. Yoon. ( 2023). Payment gateway transactions daily value South Korea 2019-2022. https://www. statista.com/. 7. Lee, I. and Shin, YJ. ( 2018). Fintech: Ecosystem, business models, investment decisions, and chal- lenges. . BUSHOR, 1424, Available online at www.sciencedirect.com. 8. Nextrans. (2022). Vietnam Startup Industry Report 2022. https://www.nextrans.vn/resources. 9. NHNN. (2023). Giao dịch qua ATM,POS/EFTPOS/EDC. Cổng thông tin điện tử, https://www.sbv.gov.vn/. 10. NHNNVN. (2022). Nâng cấp cơ sở hạ tầng thanh toán trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Ha Noi: https:// www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?leftWidth=20%25&showFoo ter=false&showHeader=false&dDocName=SBV492208&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_ afrLoop=37654390441102466#%40%3F_afrLoop%3D37654390441102466%26centerWidth%. 11. NHNNVN. (2023). Giao dịch thanh toán nội địa qua Internet và Mobile Banking. Cổng thông tin NHNN, https://www.sbv.gov.vn/. 12. PwC. (2021). Payments 2025 & beyond: Evolution to Revolution. https://www.pwc.com/vn/en/ publications/2021/211025-pwc-vietnam-payments-2025-en.pdf. 13. QH. (2023). Luật số: 20/2023/QH15, Luật Giao dịch điện tử. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ(www. chinhphu.vn). 14. RBI. (2023). Sổ tay thống kê về kinh tế Ấn Độ. Mumbai: https://rbi.org.in/Scripts/PublicationsView. aspx?id=21868. 15. Statista. (2020). Fintech in Vietnam. Statista, https://iris.marketing/uploads/study_id88832_fintech- in-vietnam-Iris%20media%20buying%20services.pdf. 16. Statista. (2023). Fintech in Vietnam. New York: Statista, https://www.statista.com/study/88832/fin- tech-in-vietnam/. 17. Youngwon Nam and Sunwoo T. Lee. (2023). Behind the growth of FinTech in South Korea: Digital divide in the use of digital financial services. Telematics and Informatics, Volume 81, June 2023.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2