intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán điện tử của khách hàng tại các cửa hàng tiện ích ở tỉnh An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết là ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán điện tử của khách hàng tại các cửa hàng tiện ích ở An Giang. Qua đó, đề xuất một số giải pháp giúp việc thanh toán không dùng tiền mặt tại các cửa hàng tiện ích ở tỉnh An Giang ngày một phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán điện tử của khách hàng tại các cửa hàng tiện ích ở tỉnh An Giang

  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán điện tử của khách hàng tại các cửa hàng tiện ích ở tỉnh An Giang Cao Văn Hơn Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận: 17/01/2023 Ngày nhận bản sửa: 23/02/2023 Ngày duyệt đăng: 21/03/2023 Tóm tắt: Mục tiêu của bài viết là ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán điện tử của khách hàng tại các cửa hàng tiện ích ở An Giang. Thông qua dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 258 khách hàng mua hàng hóa tại các cửa hàng tiện ích trên địa bàn tỉnh An Giang trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2020. Bài viết sử dụng phương pháp hồi quy Probit để ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định thanh toán điện tử của khách hàng. Kết quả cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê cao. Đồng thời, có hai yếu tố có hệ số âm ở mức ý nghĩa 5% là học vấn và tuổi của khách hàng; và ba yếu tố có hệ số dương ở mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% tương ứng là nơi cư trú, thu thập và nghề nghiệp của khách hàng. Trên cơ sở kết quả tìm được, bài viết đề xuất Factors affecting electronic payment decisions of customer at convenience stores in An Giang province Abstract: The purpose of this article is to estimate the factors influencing on electronic payment decisions of customers at AnGiang convenience stores. Through primary data collected from 258 customers buying goods at convenience stores in AnGiang province in the period from June to September 2020. The article uses Probit regression method to Estimating the influence of factors on customers’ e-payment decisions. The results show that the model have high statistically significant. At the same time, there are two factors which having negative coefficients at the 5% significance level include education and customer age; and three factors which having positive coefficients at the 1%, 5%, and 10% significance levels, respectively include client residence, income, and occupation. Based on the findings, the article proposes some solutions to aid in the development of non-cash payments at AnGiang convenience stores. Keywords: Customer, Decision, Electronic payment method, Probit. Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.06.2480 Cao, Van Hon Email: cvhon@agu.edu.vn An Giang University, VNU-HCM © Học viện Ngân hàng Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 13 Số 253- Tháng 6. 2023
  2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán điện tử của khách hàng tại các cửa hàng tiện ích ở tỉnh An Giang một số giải pháp giúp việc thanh toán không dùng tiền mặt tại các cửa hàng tiện ích ở tỉnh An Giang ngày một phát triển. Từ khóa: Khách hàng, Probit, Quyết định, Phương thức thanh toán điện tử 1. Giới thiệu thu thuế của chính phủ. Do đó, thanh toán không dùng tiền mặt cải thiện cán cân tài Cùng với sự phát triển của khoa học công khóa của chính phủ và nhiều nguồn thu hơn nghệ, phương thức thanh toán của người có thể được sử dụng cho chính sách hỗ trợ dân khi mua hàng hóa ngày càng đa dạng. tăng trưởng. Ngoài phương thức thanh toán sử dụng Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan tiền mặt truyền thống còn xuất hiện nhiều (thói quen sử dụng tiền mặt) và chủ quan phương thức thanh toán khác như chuyển (không có đơn vị chấp nhận thanh toán, chi khoản, thanh toán bằng thẻ và thanh toán phí dịch vụ cao, cơ sở hạ tầng không đảm thông qua mã số (QR). Phương thức thanh bảo…), ở Việt Nam nhiều người dân vẫn toán mới này lại xuất hiện một chủ thể thứ chưa mạnh dạn sử dụng loại hình thanh ba ngoài người thanh toán và người chấp toán này. Do đó, nghiên cứu các yếu tố ảnh nhận thanh toán đó là ngân hàng. Trong hưởng đến quyết định thanh toán điện tử trường hợp này ngân hàng đóng vai trò của khách hàng tại các cửa hàng tiện ích ở là người trung gian cung cấp dịch vụ cho tỉnh An Giang được thực hiện nhằm kiểm người thanh toán và người chấp nhận thanh chứng tính thực tiễn và tìm giải pháp để toán. Ngân hàng sẽ thu phí dịch vụ nên giúp việc thanh toán không dùng tiền mặt để hoạt động thanh toán thông qua ngân trong dân ngày một phát triển. hàng các chủ thể có liên quan cần cân nhắc Ngoài phần giới thiệu phần còn lại của bài những lợi ích và chi phí liên quan. báo được tổ chức như sau. Phần 2 trình bày Sự chuyển đổi từ thanh toán bằng tiền mặt cơ sở lý thuyết và xem xét các tài liệu liên sang không sử dụng tiền mặt (thanh toán quan đến sử dụng thanh toán điện tử, trên cơ bằng tiền điện tử) được cho là mang lại sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu vận dụng những lợi ích to lớn (Hasan và cộng sự, cho thực tiễn; Phần 3 trình bày phương pháp 2012; Oyewole và cộng sự, 2013; Zandi và nghiên cứu, bao gồm phương pháp thu thập cộng sự, 2013; Tee và Ong, 2016; Zandi dữ liệu và phương pháp phân tích; Phần 4 và cộng sự, 2016). Cụ thể, thanh toán là kết quả nghiên cứu và thảo luận; Phần 5 bằng tiền điện tử cung cấp ngay lập tức trình bày kết luận và khuyến nghị. cho người tiêu dùng một công cụ thuận lợi cho việc mua hàng hóa và dịch vụ (Zandi 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình đề xuất và cộng sự, 2013). Điều này làm tăng tiêu dùng của người dân, dẫn đến tăng cầu và 2.1. Cơ sở lý thuyết thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngoài ra, thanh toán không dùng tiền mặt còn làm giảm chi Thanh toán điện tử là một hoạt động kinh tế phí liên quan đến các hành động chuyển trong đó hoạt động giao dịch sản phẩm và đổi và cất giữ dẫn đến chi phí hoạt động dịch vụ diễn ra mà không sử dụng tiền mặt thấp hơn. Tương tự, thanh toán không dùng như chuyển khoản và thanh toán bằng séc tiền mặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc (Paul và Friday, 2012). Thanh toán điện 14 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 253- Tháng 6. 2023
  3. CAO VĂN HƠN tử là một phần của hình thức thanh toán 2001). Đây là khoản trống mà các nghiên không dùng tiền mặt cung cấp sự trao đổi cứu trước đây chưa quan tâm, nên bài viết điện tử của các đơn vị tiền tệ khác nhau mà này xem xét yếu tố cầu từ khách hàng đối không cần tiếp xúc vật lý của các bên giao với phương thức thanh toán điện tử là cở sở dịch (Snellman và cộng sự, 2001). Như để thực hiện. vậy, thanh toán điện tử là hình thức thanh Để lựa chọn một phương thức thanh toán toán bằng cách sử dụng thẻ tín dụng, thẻ khi mua hàng hóa tại các cửa hàng tiện ghi nợ, ví di động và chuyển tiền tự động ích, khách hàng cần xem xét đến tính tiện (Oginni và cộng sự, 2013). Ngoài ra, thanh lợi của mỗi phương thức. Trước tiên là toán bằng séc được coi là thanh toán không số tiền giao dịch (sotiengdi) vì yếu tố này dùng tiền mặt (Tee và Ong, 2016) vì thanh liên quan mật thiết với rủi ro cất giữ và toán bằng séc không liên quan đến giao chi phí rút tiền. Nếu số tiền giao dịch lớn dịch tiền mặt thực tế. Tuy nhiên, phương khi thanh toán bằng tiền mặt khách hàng thức thanh toán này không được xem xét phải tốn nhiều chi phí rút tiền và bảo quản. trong nghiên cứu này bởi ít phổ biến trong Trong khi thanh toán điện tử, khách hàng dân. Do đó, trong nghiên cứu này thuật ngữ không những không tốn phí rút tiền mà thanh toán không dùng tiền mặt được sử còn được tích điểm thưởng. Tuy nhiên, chi dụng như thuật ngữ thanh toán điện tử. phí sử dụng tiền mặt tương đối thấp (chi Về mặt lý thuyết, một nền kinh tế phát triển phí rút tiền và chi phí cơ hội của tiền trong ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự tài khoản), cộng với thói quen sử dụng phát triển của thanh toán điện tử vì khi khối tiền mặt nên các giao dịch có giá trị thấp lượng lớn hàng hóa được giao dịch, nhu thường được khách hàng thanh toán bằng cầu về sự tiện ích và an toàn trong thanh tiền mặt. Ngược lại, số tiền giao dịch cao toán là cần thiết. Tuy nhiên, trong cùng khách hàng sẽ lựa chọn thanh toán điện tử điều kiện thì sự tiện ích, an toàn và uy tín bởi được tích điểm thưởng và giảm rủi ro của ngân hàng sẽ giúp người dân an tâm (Hayashii và Klee, 2003). khi thực hiện các giao dịch. Trong đó, sự Nghề nghiệp của khách hàng (nghenghiepi) phát triển khoa học công nghệ, chất lượng cũng là một trong những yếu tố quan trọng dịch vụ sẽ giúp ngân hàng đảm bảo uy tín ảnh hưởng đến việc thanh toán điện tử trong việc cung cấp các tiện ích cho khách (Sahabat và cộng sự, 2017). Đối với những hàng. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật và khách hàng có nghề nghiệp được trả lương công nghệ thanh toán vào hoạt động ngân qua tài khoản như công chức, viên chức, hàng sẽ giúp cho chất lượng giao dịch được công nhân ở các công ty thì dễ chấp nhận cải thiện. Từ đó, khách hàng sẽ giảm được thanh toán điện tử hơn so với khách hàng chi phí, tăng tính tiện lợi và đảm bảo an có thu nhập không qua tài khoản (như nông toàn cao so với sử dụng tiền mặt (Hayashii dân, người mua bán nhỏ…). Khi thu nhập và Klee, 2003). Điều này xuất phát từ nhận được của cơ quan được chuyển trực yếu tố cung đối với việc thanh toán điện tiếp vào tài khoản ngân hàng, khách hàng tử. Tuy nhiên, trong lựa chọn của người thanh toán điện tử sẽ rất thuận lợi bởi khỏi tiêu dùng thì yếu tố cầu mới quan trọng. phải đến ngân hàng hay cây ATM rút tiền. Do đó, những đặc điểm của khách hàng sẽ Ngược lại, khách hàng có thu nhập không là những yếu tố quyết định việc chọn lựa qua chuyển khoản để thanh toán điện tử thì phương thức thanh toán của họ khi mua phải nộp tiền vào tài khoản, điều này gây hàng hóa ở các cửa hàng tiện ích (Stavins, ra bất lợi. Chính vì vậy, việc sử dụng thanh Số 253- Tháng 6. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 15
  4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán điện tử của khách hàng tại các cửa hàng tiện ích ở tỉnh An Giang toán điện tử hay thanh toán bằng tiền mặt nhỏ tuổi bởi độ tuổi càng cao thì họ có thu phụ thuộc vào nghề nghiệp của khách hàng. nhập ổn định và nhu cầu mua sắm, thanh Hay nói cách khác yếu tố ảnh hưởng đến toán trong cuộc sống cao hơn so với người quyết định thanh toán điện tử của khách nhỏ tuổi. Hơn nữa, người lớn tuổi thường hàng phụ thuộc vào phương thức nhận thu sợ rủi ro nên ít giữ tiền mặt nhiều, khi mua nhập của họ (chuyển khoản hay tiền mặt). sắm họ thường sử dụng thanh toán qua Nguồn thu nhập sẽ ảnh hưởng đến phương dịch vụ ngân hàng để đảm bảo an toàn. thức thanh toán của khách hàng tại các cửa Ngoài ra, yếu tố học vấn của khách hàng hàng tiện ích bởi họ được chuyển lương (hocvani) cũng giữ vai trò quan trọng đối đến tài khoản ngân hàng của mình. Do đó, với việc thanh toán điện tử tại các cửa hàng thu nhập của khách hàng (thunhapi) cũng tiện ích. Học vấn cao nên khách hàng có là một yếu tố quan trọng quyết định sử nhiều hiểu biết để vận dụng các phương dụng thanh toán điện tử tại các cửa hàng thức thanh toán có lợi nhất, đặc biệt học tiện ích. Khi thu nhập của khách hàng cao vấn cao giúp khách hàng biết cách sử dụng họ thường cất, trữ tiền vào tài khoản ngân các công nghệ mới trong việc thanh toán hàng để giảm rủi ro và có lợi (lãi suất). (Kalckreuth và cộng sự, 2014; Schuh và Do đó, người có thu nhập cao dễ dàng sử Stavin, 2011; Arango và cộng sự, 2011). dụng việc thanh toán điện tử (Klee, 2006; Tình trạng hôn nhân của khách hàng Bolt và Chakravorti, 2008; Stavins, 2016). (honnhani) cũng rất quan trọng trong việc Ngược lại, người có thu nhập thấp cần chi chọn phương thức thanh toán tại các cửa tiêu các khoản nhỏ, lẻ và có giá trị thấp hàng tiện ích (Sahabat và cộng sự, 2017). nên họ thường cất giữ tiền mặt để tiện giao Khi sống độc thân, khách hàng thường dịch. Ngoài ra, người có thu nhập thấp quan tâm đến mua sắm để trang điểm cho thường không có tài khoản ngân hàng (thẻ cuộc sống. Vì vậy, khách hàng độc thân thanh toán) nên thường dùng tiền mặt vào thường có nhiều giao dịch với các cửa các giao dịch trong đời sống. hàng, đặc biệt là các cửa hàng tiện ích. Do Ngoài ra, các yếu tố về nhân khẩu học cũng đó, khách hàng rất dễ dàng hiểu biết và sử không kém quan trọng trong ảnh hưởng dụng phương thức thanh toán điện tử tại đến lựa chọn phương thức thanh toán của các cửa hàng. Ngược lại, khách hàng bận khách hàng tại các cửa hàng tiện ích. Trong rộn với gia đình thường ít có thời gian chờ đó, giới tính (gioitinhi) là một trong những đợi nên dễ chấp nhận thanh toán bằng tiền yếu tố tiêu biểu bởi nam giới thường ngoại mặt hơn bởi sự nhanh nhạy, tiện lợi và ít giao với xã hội nhiều hơn phụ nữ. Ngoài mất thời gian chờ đợi. ra, nam giới còn muốn thể hiện sự hiểu Một yếu tố khác khá quan trọng đối với biết của mình với các dịch vụ mới nên họ việc thanh toán điện tử của khác hàng là dễ chấp nhận thanh toán điện tử hơn nữ nơi cư trú (noicutrui) của khách hàng. Nếu giới khi mua sắm ở các cửa hàng tiện ích khách hàng sống ở gần các cửa hàng tiện (Bagnall và cộng sự, 2016). Bên cạnh đó, ích hoặc sinh sống ở thành thị, nơi có nhiều ở những độ tuổi (tuoii) khác nhau khách cửa hàng tiện ích, họ sẽ dễ chấp nhận thanh hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ cũng khác toán điện tử khi mua hàng hóa hơn so với nhau (Connolly và Stavins, 2015; Swiecka khách hàng sống ở nông thôn xa các cửa và cộng sự, 2021). Tuy nhiên, người lớn hàng tiện ích. Một mặt, khách hàng sống tuổi thường có xu hướng sử dụng dịch vụ ở thành thị tiếp xúc nhiều với công nghệ ngân hàng nhiều hơn so với những người nên dễ chấp nhận thanh toán điện tử, mặt 16 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 253- Tháng 6. 2023
  5. CAO VĂN HƠN Bảng 1. Đo lường và kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình Kỳ vọng hệ Các nghiên cứu liên Ký hiệu biến Diễn giải tên biến số Beta quan Nghề nghiệp của khách hàng thứ i, nếu khách hàng có nghề nghiệp được trả lương qua tài khoản như công nghenghiepi + Sahabat và cộng sự, chức, viên chức, công nhân ở các công ty thì biến 2017 nghề nghiệp nhận gia trị 1, ngược lại nhận giá trị 0. Klee, 2006; Bolt và Thu nhập của người thứ i, được tính bằng triệu đồng/ thunhapi + Chakravorti, 2008; năm. Stavins, 2016 Số tiền giao dịch của người thứ i khi mua hàng hóa ở Hayashii và Klee, sotiengdi + cửa hàng tiện ích, được tính bằng triệu đồng/lần. 2003 Bagnall và cộng sự, Giới tính của người thứ i, Nếu khách hàng là nam biến 2016 gioitinhi + giới tính nhận giá trị 1, ngược lại nhận giá trị 0. Connolly và Stavins, tuoii Tuổi của người thứ i, được đo lường bằng năm. + 2015; Swiecka và cộng sự, 2021 Kalckreuth và cộng Học vấn của người thứ i, được tính bằng năm học. sự, 2014; Schuh và hocvani Nếu khách hàng học trung cấp, đại học, sau đại học + Stavin, 2011; Arango biến học vấn nhận giá trị 13,14 và 15 tương ứng. và cộng sự, 2011 Nơi cư trú của khách hàng, biến nhận giá trị = 1 nếu Świecka và cộng sự, noicutrui khách hàng ở thành phố Long Xuyên, = 0 khách hàng + 2021 ở nơi khác. Tình trạng hôn nhân của khách hàng, biến nhận giá trị Sahabat và cộng sự, honnhani 1 nếu người thứ i đã lập gia đình, bằng 0 người thứ i - 2017 độc thân. Nguồn: Tác giả tổng hợp khác họ sợ rủi ro khi đem theo tiền đến nơi Trong đó: TTĐT là biến phụ thuộc đo lường đông người nên họ thường phải thanh toán khả năng thanh toán điện tử của khách tiền qua các dịch vụ điện tử. Ngược lại, hàng tại cửa hàng tiện ích trên địa bàn người sống xa các cửa hàng tiện ích hay Long Xuyên, tỉnh An Giang. Biến TTĐT ở nông thôn xa xôi thì ít sử dụng phương nhận giá trị 1 nếu khách hàng có sử dụng thức thanh toán điện tử do thiếu phương phương thức thanh toán bằng điện tử (thanh tiện thực hiện (Świecka và cộng sự, 2021). toán bằng thẻ, chuyển khoản, ví điện tử và mã QR) tại cửa hàng tiện ích, ngược lại, 2.2. Mô hình đề xuất biến nhận giá trị 0. Các biến độc lập bao gồm: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề Trên cơ sở vừa phân tích tác giả đề xuất nghiệp khách hàng, thu nhập khách hàng, mô hình thực nghiệm ước lượng ảnh hưởng số tiền giao dịch, tình trạng hôn nhân của của các yếu tố đến phương thức thanh toán khách hàng được trình bày trong bảng 1. điện tử của khách hàng tại cửa hàng tiện ích ở An Giang như sau: 3. Phương pháp nghiên cứu TTĐTi = β0 + β1sotiengdi + β2 nghenghiepi + β3 thunhapi + β4 gioitinhi + β5 tuoii + β6 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu hocvani + β7 honnhani + β8 noicutrui + εi (1) Bài viết sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập từ Số 253- Tháng 6. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 17
  6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán điện tử của khách hàng tại các cửa hàng tiện ích ở tỉnh An Giang khách hàng có mua hàng hóa tại các cửa trong các phương thức thanh toán điện tử hàng tiện ích trên địa bàn thành phố Long (thanh toán bằng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, Xuyên, tỉnh An Giang. Ở các cửa hàng tiện chuyển khoản SMS, mã QR) tại cửa hàng ích như Bách hóa xanh, Vinmart, Siêu thị tiện lợi nhận giá trị là 1, và ngược lại Yi* Co-op Mart, tác giả chọn ngẫu nhiên khách nhận giá trị là 0. Biến Xi là các biến số có hàng đến mua hàng hóa ở nơi đây để khảo ảnh hưởng đến khả năng thanh toán điện tử sát. Thời gian tác giả thực hiện việc khảo của khách hàng. sát trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2020 với phương pháp hỏi trực tiếp 4. Kết quả nghiên cứu khách hàng thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát 4.1. Thống kê mô tả 300 khách hàng trải đều các cửa hàng ở thành phố Long Xuyên, nhưng do khó khăn Kết quả tính toán từ dữ liệu khảo sát đối trong giao tiếp vì dịch bệnh, một số khách với 258 khách hàng có mua hàng hóa tại hàng trả lời không đầy đủ các câu hỏi, một các cửa hàng tiện ích ở Long Xuyên- An số khách hàng không có thiện chí trả lời Giang cho thấy, có 100 khách hàng thực nên tác giả loại bỏ các quan sát không tốt hiện giao dịch điện tử khi thanh toán (chủ đó. Kết quả số quan sát tốt nhất có thể sử yếu là sử dụng thẻ ghi nợ: ATM), chiếm dụng để phân tích trong bài viết là 258 38,76% tổng số người được quan sát. Tỷ lệ quan sát. Với số lượng 258 quan sát đã đủ này tương đối cao cho thấy việc thanh toán lớn để sử dụng cho việc phân tích các yêu điện tử tại các cửa hàng tiện ích thu hút sự cầu cần thiết. Ngoài ra, các quan sát còn quan tâm của khách hàng. Đặc biệt khách được chọn điều ở các cửa hàng trong thành hàng là những người có nguồn thu nhập phố. Vì vậy, các quan sát được sử dụng để qua tài khoản ngân hàng như công chức, phân tích trong nghiên cứu này là đáng tin viên chức và các nhân viên công ty, xí cậy và mang tính đại diện cao. nghiệp. Trong 258 khách hàng được khảo sát có đến 102 người có thu nhập qua tài 3.2. Phương pháp phân tích khoản ngân hàng. Do đó, tỷ lệ thanh toán điện tử tại các cửa hàng tiện ích ở tỉnh An Bài viết sử dụng phương pháp ước lượng Giang tương đối cao. hồi quy Probit để phân tích. Phương pháp Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy ước lượng hồi quy Probit được sử dụng có đến 116 khách hàng là nam giới (chiếm trong trường hợp biến phụ thuộc là biến 44,96%) và 94 khách hàng sống độc thân giả, dùng để ước lượng xác suất xảy ra của (chiếm 36,43%). Cuộc sống độc thân giúp biến phụ thuộc như là hàm số của biến độc cho khách hàng có nhiều thuận lợi trong việc lập (Gujarati, 2011). ra quyết định, trong đó có quyết định chọn Mô hình Probit có dạng: phương thức thanh toán khi khách hàng mua Yi* = β0 + βjXij + Ui hàng hóa ở các cửa hàng tiện ích. Phương Trong đó: Yi* chưa biết, thường gọi là biến thức thanh toán điện tử còn được biết đến giả, với hai khả năng xảy ra: Yi* = 0 khi Yi* với khách hàng sinh sống ở thành thị bởi < 0 hoặc Yi* = 1 khi Yi* > 0 họ nhanh nhạy tiếp cận với công nghệ mới, Bên cạnh đó, biến Yi* là biến đo lường khả trong khi khách hàng sinh sống ở nông thôn năng thanh toán điện tử của khách hàng với ít biết đến loại hình thanh toán này. Vì vậy, tỷ hai khả năng. Khách hàng có sử dụng một lệ thanh toán điện tử cao trong mẫu khảo sát 18 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 253- Tháng 6. 2023
  7. CAO VĂN HƠN Bảng 2. Đặc điểm của khách hàng Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Tuổi (năm) 28,60 8,31 16 55 Học vấn (Lớp) 12,00 2,07 1 14 Thu nhập (Triệu đồng/tháng) 7,94 4,66 3 30 Tiền thanh toán (Triệu đồng/lần) 1,89 1,10 0,5 4 Nguồn: Số liệu thu thập năm 2020 là một minh chứng cho vấn đề này (92 khách ích nhiều hơn so với khách hàng có nguồn hàng sống tại Long Xuyên, 166 khách hàng thu không qua tài khoản. Kết quả này phù sống ở các phường xa trung tâm). hợp với lý thuyết ban đầu, đúng với thực tế Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, tuổi trung bình và tương đồng với kết quả nghiên cứu của của khách hàng mua hàng hóa tại các cửa Sahabat và cộng sự (2017), bởi khi tiền có hàng tiện ích là 28,6 tuổi và học vấn trung sẵn trong tài khoản sẽ giúp cho khách hàng bình là lớp 12. Đây là độ tuổi tương đối trẻ chi trả bằng điện tử thuận tiện hơn. và có học thức để nắm bắt công nghệ và Điều này cũng có nghĩa là khách hàng có cũng là độ tuổi muốn chứng tỏ bản thân thu nhập cao sẽ dễ thực hiện thanh toán (Carbo Valverde và Lopez Del Paso, 2010) điện tử khi mua hàng hóa ở các cửa hàng nên rất dễ chấp nhận thanh toán điện tử khi tiện ích bởi người có thu nhập cao thường giao dịch. Mặc dù thu nhập không quá cao cất giữ tiền ở tài khoản ngân hàng. Thật (bình quân 7,94 triệu đồng/tháng), nhưng vậy, biến thu nhập bình quân của khách khách hàng vẫn chọn cửa hàng tiện ích hàng (thunhapi) có hệ số dương ở mức ý để mua hàng hóa cho thấy sự tiện lợi của nghĩa 1%, nghĩa là khách hàng có thu nhập loại hình kinh doanh này. Vì vậy, số tiền cao sử dụng thanh toán điện tử nhiều hơn mỗi lần khách hàng mua hàng hóa nơi đây so với khách hàng có thu nhập thấp khi tương đối cao (1,890 triệu đồng/ lần), số mua hàng hóa ở các cửa hàng tiện ích. Kết tiền thấp nhất cho mỗi lần mua trong mẫu quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu khảo sát là 0,5 triệu đồng/lần. của (Stavins, 2016). Mặc dù có tiền sẵn trong tài khoản thì 4.2. Ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố khách hàng sẽ dễ chấp nhận phương thức đến thanh toán điện tử thanh toán điện tử, nhưng sẽ thuận lợi hơn nếu khách hàng ở gần các cửa hàng tiện ích Kết quả cho thấy mô hình có ý nghĩa thống hoặc sinh sống ở thành thị, nơi có nhiều kê cao. Có 5 yếu tố có ý nghĩa thống kê ảnh cửa hàng tiện ích. Kết quả ước lượng cho hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thấy khách hàng sống ở thành thị hoặc sống thanh toán điện tử của khách hàng tại các gần các cửa hàng tiện ích sẽ dễ chấp nhận cửa hàng tiện ích với mức ý nghĩa 1%, 5% thanh toán điện tử khi mua hàng hóa hơn và 10%. Cụ thể, biến nghề nghiệp của khách so với khách hàng sống ở nông thôn hoặc hàng (nghenghiepi) có hệ số dương ở mức xa cửa hàng. Biến nơi cư trú (noicutrui) ý nghĩa 10%, nghĩa là khách hàng có nghề có hệ số dương ở mức ý nghĩa 5%, nghĩa nghiệp mà thu nhập thông qua tài khoản sẽ là khách hàng sống ở thành thị sẽ dễ chấp thanh toán bằng điện tử ở các cửa hàng tiện nhận thanh toán điện tử hơn so với khách Số 253- Tháng 6. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 19
  8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán điện tử của khách hàng tại các cửa hàng tiện ích ở tỉnh An Giang Bảng 3. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán điện tử của khách hàng tại các cửa hàng tiện ích ở An Giang Biến phụ thuộc: TTĐT- Thanh toán điện tử, nhận giá trị = 1 nếu thanh toán điện tử và ngược lại = 0 Biến Diễn giải tên biến Hệ số Beta Giá trị Z Cons Hằng số 1,478** 2,35 nghenghiepi Nghề nghiệp của người thứ i 0,362* 1,79 thunhapi Thu nhập của người thứ i 0,086*** 3,60 Số tiền giao dịch của người thứ i khi mua hàng hóa ở cửa hàng tiện sotiengdi - 0,104 -1,18 ích gioitinhi Giới tính của người thứ i 0,044 0,04 tuoii Tuổi của người thứ i -0,030** -2,46 hocvani Học vấn của người thứ i - 0,001** - 2,51 Nơi cư trú của khách hàng, nếu khách hàng ở thành phố Long Xuyên, noicutrui biến nơi cư trú có giá trị 1 và biến nơi trư trú có giá trị 0 nếu khách 0,413** 2,08 hàng ở nơi khác. honnhani = 1 nếu người thứ i đã lập gia đình, bằng 0 người thứ i độc thân -0,618 -0,57 Tổng số quan sát 258 Pseudo R 2 0,0931 Likelihood ratio -161,12716 Prob>chi2 0,000 Ghi chú: *, **, ***: có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 10%, 5%, 1%. Giá trị Z: Dùng để mô tả ảnh hưởng của các biến độc lập đến đối tượng nghiên cứu. Nguồn: Kết quả ước lượng từ số liệu tự khảo sát năm 2020 hàng ở nông thôn khi mua hàng hóa ở các là càng lớn tuổi khách hàng càng ít sử dụng cửa hàng tiện ích. Nguyên nhân có thể phương thức thanh toán điện tử khi mua khách hàng ở thành thị có nhiều cơ hội tiếp hàng hóa ở các cửa hàng tiện ích. Kết quả xúc với việc thanh toán điện tử nên dễ chấp này tương đồng với kết quả nghiên cứu của nhận phương thức thanh toán này khi mua (Bagnall và cộng sự, 2016). hàng hóa. Trong khi khách hàng ở nông Ngược lại với kỳ vọng ban đầu là khách thôn thường xuyên mua hàng ở các chợ hàng có học vấn cao sẽ dễ chấp nhận thanh truyền thống và ít tiếp xúc với phương thức toán điện từ khi mua hàng hóa ở các cửa thanh toán điện từ. hàng tiện ích so với người có học vấn thấp Người lớn tuổi thường được coi là có nhiều bởi họ dễ dàng hiểu biết quy trình thanh mối quan hệ, hiểu biết và có nhiều nhu cầu toán. Kết quả biến học vấn có hệ số âm giao dịch hơn so với người trẻ tuổi, nhưng cho thấy khách hàng có học vấn cao sẽ ít về mặt công nghệ hay các hình thức mới chấp nhận thanh toán điện tử hơn so với phát triển ít được người lớn tuổi quan tâm. khách hàng có học vấn thấp. Kết quả này Đặc biệt trong việc sử dụng phương thức chứng tỏ rằng việc thanh toán bằng điện tử thanh toán tại các cửa hàng tiện ích, người đã thông dụng và dễ dàng thực hiện, đặc lớn tuổi ít chấp nhận phương thức thanh biệt là ở các cửa hàng tiện ích, nơi dịch vụ toán mới. Điều này được thể hiện ở biến khách hàng được tổ chức tốt và phổ biến. (tuoii) có hệ số âm ở mức nghĩa 1%, nghĩa Kết quả này ngược với kết quả nghiên cứu 20 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 253- Tháng 6. 2023
  9. CAO VĂN HƠN của Stavins (2001) nghiên cứu ở Hoa Kỳ, và du lịch. nhưng phản ánh đúng thực tế ở An Giang Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng bởi nơi đây hệ thống thanh toán điện tử đến sử dụng thanh toán điện tử tại các cửa mới được ứng dụng tại các cửa hàng tiện hàng tiện ích trên địa bàn An Giang cho ích nên những người có học vấn cao lo ngại thấy có năm yếu tố có ý nghĩa thống kê. về rủi ro. Chính vì vậy, khách hàng có học Cụ thể, có 2 yếu tố có hệ số âm có ý nghĩa vấn cao ít chấp nhận thanh toán bằng điện thống kê ở mức 5% là học vấn và tuổi của tử tại các của hàng tiện ích so với khách khách hàng. Ba yếu tố có hệ số có ý nghĩa hàng có học vấn thấp. thống kê ở mức 1%, 5% và 10% tương Các yếu tố như số tiền thanh toán, giới ứng là nơi cư trú, thu nhập và nghề nghiệp tính và tình trạng hôn nhân của khách hàng của khách hàng. Ngược lại, bài viết không không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là số tiền thể kết luận đối với yếu tố tình trạng hôn thanh toán khi mua hàng hóa ở các cửa hàng nhân, giới tính và số tiền mua hàng hóa của tiện ích không ảnh hưởng đến việc thanh khách hàng tại các cửa hàng tiện ích ở tỉnh toán bẳng điện tử hay bằng tiền mặt. Giới An Giang bởi đây là những yếu tố có hệ số tính của khách hàng và tình trạng hôn nhân không có ý nghĩa thống kê. cũng tương tự. Ngày nay, vấn đề giới tính Trên cơ sở kết quả nghiên cứu vừa trình không còn sự khác biệt cả về việc đi chợ bày, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nấu cơm hay việc làm ngoài xã hội. Do đó, như sau: không có kết quả rõ ràng giữa nam và nữ (i) Tăng cường việc chi trả lương hoặc thu trong việc sử dụng phương thức thanh toán nhập qua tài khoản. Có như vậy thì khách điện tử khi mua hàng hóa ở các cửa hàng hàng mới dễ chấp nhận thanh toán điện tử. tiện ích. Một nguyên nhân khác là xã hội Điều này thực hiện với nhiều ưu điểm, thứ ngày càng bình đẳng, nam hay nữ đều có nhất giúp nhà nước dễ quản lý luồng tiền nhu cầu về công việc và các yếu tố xã hội và thu thuế. Thứ hai, đảm bảo an toàn trong khác như nhau nên không có sự khác biệt, thanh toán, hạn chế nạn tiền giả, tiền hư đặc biệt là phương thức thanh toán điện tử. và chi phí kiểm đếm. Ngoài ra, việc thanh Cũng vì cuộc sống bận rộn, mọi người điều toán điện tử để hướng đến xã hội không bình đẳng nên dù sống độc thân hay có gia dùng tiền mặt là chủ trường của nhà nước. đình (vợ, chồng và con cái) thì mỗi người (ii) Việc thanh toán điện tử cần triển khai đều phải lo cho bản thân. Vì vậy, không có đến những vùng xa xôi như ở các huyện hay sự khác nhau giữa người độc thân và người thị trấn để người dân dễ tiếp cận và thực đã lập gia đình trong nhiều trường hợp bao hiện. Có như vậy, việc thanh toán bằng tiền gồm thanh toán điện tử tại các cửa hàng mặt sẽ giảm, giúp cho khách hàng có nhu tiện ích. cầu mà ở xa trung tâm vẫn có thể thực hiện thanh toán điện tử. 5. Kết luận và khuyến nghị (iii) Việc thanh toán điện tử cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích khách hàng Thanh toán điện tử phát triển như vũ bão là tham gia bởi hình thức thanh toán này còn nhờ sự đồng bộ của ngân hàng điện tử, thẻ khá mới so với người dân sinh sống ở nông tín dụng, ví điện tử, khiến giải pháp thanh thôn. Ngoài ra, chế độ tích điểm và khen toán điện tử trở thành giải pháp tối ưu để thưởng cần thực hiện đối với khách hàng người dân thanh toán các dịch vụ thiết yếu thanh toán điện tử nhằm khuyến khích như điện, nước, học phí, viện phí, mua sắm người dân duy trì thực hiện. Đặc biệt, đối Số 253- Tháng 6. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 21
  10. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán điện tử của khách hàng tại các cửa hàng tiện ích ở tỉnh An Giang với khách hàng mua hàng hóa với số tiền dịch vụ thanh toán điện tử mà còn đối với lớn bởi kết quả nghiên cứu cho thấy khách nhiều dịch vụ khác của ngân hàng. hàng có thu nhập cao có xu hướng sử dụng Hạn chế của bài viết là chỉ nghiên cứu các hình thức thanh toán điện tử cao hơn khách cửa hàng tiện ích ở thành phố trong tỉnh hàng có thu nhập thấp. nên chưa thể đại diện cho một tổng thể (iv) Ngoài ra, chính sách phân khúc khách rộng. Do đó, các nghiên cứu sau cần thực hàng cũng cần được các ngân hàng quan hiện với nhiều vùng khác nhau với cả khu tân bởi khách hàng trẻ tuổi có nhu cầu để vực thành thị lớn và nhỏ để mẫu có tính đại khẳng định bản thân nên sử dụng nhiều hơn diện cao hơn. ■ khách hàng lớn tuổi. Điều này không chỉ ở Tài liệu tham khảo Arango, C, Huynh, K, & Sabetti, L. (2011). How Do You Pay (The Role of Incentives at the Point of Sale). Frankfurt: European Central Bank. Bagnall, J, Bounie, D, Huynh, K. P, Kosse, A, Schmidt, T, & Schuh, S. (2016). Consumer cash usage: A cross-country comparison with payment diary survey data. International Journal of Central Banking, 12(4), 1–61. Bolt, W, & Chakravorti, S. (2008). Economics of payment cards: A status report. Economic Perspectives, 32(4). Carbo Valverde, S., & Lopez Del Paso, R. (2010). Does The Development Of Non-Cash Payments Affect Bank Lending?. The Manchester School, 78(5), 412-436. Connolly, S, & Stavins, J. (2015). Payment Instrument Adoption and Use in the United States, 2009-2013, by Consumers’ Demographic Characteristics. Research Data Reports Paper, (15-6). Gujarati, D. N., (2011), Econometrics By Example. Hasan, I, & De RT, Schmiedel H (2012). Retail Payments and Economic Growth, Bank Finland Research, 1–37. Hayashi, F, & Klee, E. (2003). Technology adoption and consumer payments: evidence from survey data. Review of Network Economics, 2(2). Kalckreuth, U, Schmidt, T, Stix, H, (2014). Choosing and using payment instruments: evidence from German microdata. Empirical Economics. Springer 46 (3),1019–1055. Klee, E. (2006). Families’ use of payment instruments during a decade of change in the US payment system. Finance and Economics Discussion Paper, (2006-01). Oginni, O. S, Gambo, E.-M. J, Abba, M, and Onuh, M. E. (2013). Electronic Payment System and Economic Growth: A Review of Transition to Cashless Economy in Nigeria. International Journal of Scientific and Engineering Research, 2(9), 913-918. Oyewole, O. S, Gambo, J, Abba, M, & Onuh, M. E. (2013). Electronic payment system and economic growth: a review of transition to cashless economy in Nigeria. International Journal of Scientific Engineering and Technology, 2(9), 913-918. Paul, A, & Friday, O (2012). Nigeria’s Cashless Economy: The Imperatives, International Journal of Managing Business Studies, 2, 31–36. Sahabat, I, Dartanto, T, Passay, H. A, & Widyawati, D. (2017). Electronics Payment Decisions of the Indonesian Urban Households: A Nested Logit Analysis of the Effects of the Payment Characteristics. International Journal of Economics and Financial Issues, 7(5), 498. Schuh, S, & Stavins, J. (2011). How Consumer Pay: Adoption and Use of Payments. Snellman, J. S, Vesala, J. M, & Humphrey, D. B. (2001). Substitution of noncash payment instruments for cash in Europe. Journal of Financial Services Research, 19(2), 131-145. Stavins, J. (2001). Effect of Consumer CharacteristicsontheUse of Payment Instruments. Stavins, J. (2016). The effect of demographics on payment behavior: panel data with sample selection. Świecka, B, Terefenko, P, & Paprotny, D. (2021). Transaction factors’ influence on the choice of payment by Polish consumers. Journal of Retailing and Consumer Services, 58, 102264. Tee, H. H, & Ong, H. B. (2016). Cashless payment and economic growth. Financial innovation, 2(1), 1-9. Zandi M, Singh V, Irving J (2013) The impact of inequality on economic growth on economic growth, Moody’s anal, pp 1–16. Zandi, M, Koropeckyj, S, Singh, V, & Matsiras, P. (2016). The Impact of Electronic Financial Payments on Economic Growth. SSRN Electronic Journal. 22 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 253- Tháng 6. 2023
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2