intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn thanh toán qua Ví điện tử Shopeepay của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn thanh toán qua Ví điện tử Shopeepay của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" tập trung vào tìm hiểu các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định lựa chọn thanh toán qua ví điện tử ShopeePay của sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM. Đề tài này được chọn do Ví điện tử ShopeePay đang trở thành một trong những phương tiện thanh toán phổ biến ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn thanh toán qua Ví điện tử Shopeepay của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH LỰA CHỌN THANH TOÁN QUA VÍ ĐIỆN TỬ SHOPEEPAY CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dương Hồng Trân, Lê Thị Mộng Nghi, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Bảo Trân, Phùng Thị Huyền Trang Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Ngô Ngọc Nguyên Thảo TÓM TẮT Nghiên cứu này tập trung vào tìm hiểu các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định lựa chọn thanh toán qua ví điện tử ShopeePay của sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP. HCM. Đề tài này được chọn do Ví điện tử ShopeePay đang trở thành một trong những phương tiện thanh toán phổ biến ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, thì việc sử dụng dịch vụ này vẫn còn khá mới mẻ và còn nhiều người chưa biết đến hoặc không sử dụng. Bên cạnh đó, việc đăng ký sử dụng Ví điện tử ShopeePay còn tồn tại nhiều hạn chế và thách thức. Do đó, nghiên cứu này sẽ giúp cho ví điện tử ShopeePay có thể cải thiện chất lượng dịch vụ của mình, đồng thời giúp cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM có thêm thông tin để đưa ra quyết định sử dụng dịch vụ ví điện tử ShopeePay. Từ khóa: Các yếu tố ảnh hưởng, ví điện tử ShopeePay, sinh viên trên địa bàn TP.HCM 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những dịch vụ đang thịnh hành hiện nay là hình thức thanh toán trực tuyến qua công cụ ví điện tử (VĐT) - một khái niệm khá mới nhưng có tốc độ phát triển vượt bậc (Tolety, 2018). Trong tình hình COVID-19 đang làm chậm lại mọi hoạt động của cuộc sống, ở một góc nhìn lạc quan, đây cũng là một “phép thử” để thúc đẩy thương mại điện tử. Theo đó, báo cáo Decision Lab hơn hai phần ba người dùng Việt Nam sử dụng ví điện tử hàng tuần. 35% trong số đó sử dụng ví 3-5 lần trong tuần và 30% sử dụng ví hằng ngày. Bên cạnh đó, 61% người dùng tại Việt Nam sở hữu ít nhất hai ví điện tử và báo cáo WorldPay từ FIS dự đoán, năm 2024, tiền mặt sẽ chiếm dưới 10% thanh toán tại cửa hàng ở Mỹ và 13% thanh toán trên toàn thế giới, trong khi ví điện từ sẽ chiếm 1/3 thanh toán tại các cửa hàng trên toàn cầu. Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu về thương mại điện tử và thanh toán điện tử, nhưng rất ít nghiên cứu các yếu tố nghiên cứu đến ý định lựa chọn đối với hệ thống thanh toán VĐT và các nghiên cứu cũng có những kết quả trái ngược nhau. Bên cạnh đó, các công ty công nghệ kinh doanh VĐT vẫn đang trong quá trình “đốt tiền”, đẩy mạnh khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng. Vậy câu hỏi đặt ra, nếu không có những khuyến mãi này nữa, khách hàng - đặc biệt là ở sinh viên – người ưa thích công nghệ nhưng lại chưa có khả năng chi trả những số tiền lớn - có tiếp tục sử dụng VĐT không? Việc nghiên cứu xem sinh viên nhìn nhận như thế nào về các yếu tố ảnh hưởng này và đâu là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới ý định sử dụng VĐT sẽ rất có ý nghĩa trong bối cảnh tại Việt Nam hiện nay. 131
  2. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Dựa trên nghiên cứu của Ajzen (1988), vào một thời gian nhất định thì ý định hành vi là khả năng chủ quan của con người dự định đạt được. Một người sẽ thể hiện hành vi nếu họ có ý định đó (Latupeirissa, 2020). Theo Tirtiroglu và Elbeck (2008), Ý định sử dụng là sự sẵn lòng của khách hàng để sử dụng sản phẩm nào đó (Bùi Nhất Vương, 2021). Vì vậy, Ý định lựa chọn sử dụng thanh toán qua ví điện tử ShopeePay là sự sẵn lòng của khách hàng để sử dụng sản phẩm là ví điện tử ShopeePay trong qua trình thanh toán trực tuyến của mình. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu nhóm tác giả đã thống kê được 4 nghiên cứu chính có liên quan như sau: (1) “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn Ví điện tử trong mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu trường hợp về công dân Hà Nội” của Huong Le Thi Lan và cộng sự (2020), kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho giá trị R2 là 0,406. Trong đó có 3 biến độc lập được giữ lại bao gồm Nhận thức về tính hữu ích (β = 0.530), Chuẩn chủ quan (β =0.174) và Nhận thức về tính dễ sử dụng (β = 0.100). Cả 3 yếu tố đều có tác động tích cực đến biến phụ thuộc là ý định chọn ví điện tử; (2) “Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOMO khi mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học Công nghiệp TP.HCM” của tác giả Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2021), yếu tố Nhận thức hữu ích có mức ảnh hưởng mạnh nhất (β1= 0,431), Niềm tin (β2= 0,245) và Ảnh hưởng xã hội (β3= 0,206). Kết quả cho biết R2 hiệu chỉnh là 0,556; (3) “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại TP. Cần Thơ: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM” của tác giả Bùi Nhất Vương (2021), hệ số R2 của cả hai yếu tố thái độ sử dụng ví điện tử và ý định sử dụng ví điện tử lần lượt là 0,720 và 0,746 đều lớn hơn 0,67. Do đó, mô hình được giải thích mạnh. Theo nghiên cứu biến Hiệu quả mong đợi (HQKV) và Ảnh hưởng xã hội (AHXH) chỉ tác động gián tiếp đến ý định (YD) sử dụng ví điện tử; Nhận thức uy tín đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử, và Điều kiện thuận lợi chỉ tác động trực tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử. Nếu nghiên cứu này không xét vai trò trung gian của Thái độ đối với sử dụng ví điện tử, thì đã loại bỏ hai biến này ra khỏi mô hình. Như vậy, chính nhờ xem xét tác động gián tiếp đã giải thích rõ ràng và đầy đủ cơ chế tác động của HQKV và AHXH đến YD sử dụng; (4) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab” của tác giả Trần Nhật Tân (2019), kết quả kiểm nghiệm mô hình dựa trên phân tích sự tương quan và hồi quy nhận định có 7 nhân tố, trong đó, Hiệu quả mong đợi (β1 = 0,160), Nỗ lực mong đợi (β2= 0,194), Ảnh hưởng xã hội (β3= 0,345), Điều kiện thuận lợi (β4=0,188), Động lực hưởng thụ (β5=0,197), Giá trị cảm nhận (β6= 0,115, Nhận thức chi phí (β7= 0,142). 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận: Xác định mục tiêu nghiên cứu, đưa ra các yếu tố nghiên cứu sơ bộ, thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn, tham khảo ý kiến của chuyên gia. Khảo sát được thực hiện online với đối tượng là sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp khảo sát: Tiếp tục thực hiện nghiên cứu định lượng bằng bảng câu hỏi đã được lập và hiệu chỉnh ở bước 1 và tiến hành khảo sát định lượng, tiến hành chọn mẫu. Phương pháp phân tích: thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát. Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các dữ liệu phân tích và đề xuất giải pháp. 132
  3. 3.2. Mô hình nghiên cứu Nhóm nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn thanh toán qua ví điện tử ShopeePay của sinh viên các Trường Đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh gồm 5 yếu tố: Nhận thức dễ sử dụng, Sự hữu ích, Cảm nhận niểm tin, Ảnh hưởng xã hội, Giá trị giá cả. Nhóm nghiên cứu thông qua kết quả khảo sát các sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh và sinh viên các Trường Đại học khác trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, qua kết quả khảo sát nhóm thu thập được 140 phiếu đủ điều kiện tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài và được đưa vào bài nghiên cứu. Qua đó, nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình đề xuất về mối quan hệ giữa các yếu tố với ý định lựa chọn thanh toán ví điện tử ShopeePay của sinh viên các Trường Đại học trên địa bàn TP. HCM như sau: Nhận thức dễ sử dụng Sự hữu ích Cảm nhận niềm tin Ý định lựa chọn thanh toán qua ví điện tử Ảnh hưởng xã hội ShopeePay của sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP. HCM Giá trị giá cả Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau khi phân tích mối tương quan và sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội để xác định mức ý nghĩa và mối tương quan tuyến tính của các biến trong mô hình. Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng như sau: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + ε Biến phụ thuộc: Y (Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn thanh toán qua ví điện tử ShopeePay của sinh viên các Trường Đại học trên địa bàn TP. HCM. β0: Hằng số hồi quy. β1, β2, β3, β4, β5: Các hệ số hồi quy của tổng thể. 133
  4. Các biến độc lập: X1: Nhận thức dễ sử dụng; X2: Sự hữu ích; X3: Cảm nhận niềm tin; X4: Ảnh hưởng xã hội; X5: Giá trị giá cả; ε: Sai số ngẫu nhiên. Để kiểm định mô hình nghiên cứu, bước đầu tiên là tiến hành phân tích mô tả, bước tiếp theo là kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại một số biến không đạt yêu cầu. Kiểm định độ giá trị thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau đó, sẽ tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính để xác định mức ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn thanh toán qua ví điện tử ShopeePay của sinh viên các Trường Đại học trên địa bàn TP. HCM. Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Thang đo Số biến Cronbach’s Hệ số tương quan biến tổng quan sát Alpha bé nhất Nhận thức dễ sử dụng 6 0,945 0,806 Sự hữu ích 5 0,930 0,766 Cảm nhận niềm tin 5 0,944 0,796 Ảnh hưởng xã hội 5 0,887 0,652 Giá trị giá cả 3 0,840 0,657 Ý định lựa chọn thanh toán qua ví điện tử 3 0,905 0,800 ShopeePay của sinh viên các Trường Đại học trên địa bàn TP. HCM Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu tổng hợp phân tích Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA. Dùng dữ liệu đã phân tích tiếp tục đưa vào phân tích tương quan và kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội, phân tích hồi quy. Phương trình hồi quy có hệ số đã chuẩn đã chuẩn hóa có dạng như sau: Y = 0.000 + 0.647*HI + 0.251*XH + ε 134
  5. Coefficientsa Unstandardized Standardized Collinearity Coefficients Coefficients Statistics Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF 1 (Constant) ,025 ,208 ,121 ,904 HI ,724 ,069 ,647 10,549 ,000 ,614 1,630 XH ,248 ,061 ,251 4,095 ,000 ,614 1,630 Kết quả hồi quy cho thấy 2 nhân tố có tác động dương ảnh hưởng đến ý định lựa chọn thanh toán qua ví điện tử ShopeePay của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM. Điều này chứng tỏ mô hình lý thuyết đề ra là phù hợp với thực tế hiện nay cũng như các giả thuyết trong mô hình lý thuyết đều được chấp nhận. Để xác định tầm quan trọng các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn thanh toán qua ví điện tử ShopeePay của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM, chúng ta căn cứ vào thứ tự mức độ của từng nhân tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy đã chuẩn hoá. Yếu tố nào có giá trị tuyệt đối càng lớn thì ảnh hưởng đến ý định lựa chọn thanh toán qua ví điện tử ShopeePay của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM càng nhiều. Do đó, trong mô hình này chúng ta thấy ý định lựa chọn thanh toán qua ví điện tử ShopeePay của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM bị ảnh hưởng nhiều nhất từ 2 yếu tố quan trọng là Sự hữu ích liên quan đến ví điện tử ShopeePay (β = 0.647), biến quan trọng thứ 2 là Xã hội (β = 0.251). 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Các nghiên cứu đã cho thấy rằng sử dụng ví điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Đầu tiên, ví điện tử giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi thực hiện các giao dịch, giảm rủi ro mất mát tiền mặt, tránh được tình trạng ăn cắp thông tin thẻ và dễ dàng quản lí chi tiêu. Ngoài ra, sử dụng ví điện tử cũng giúp hạn chế sự lây lan của các loại vi khuẩn và virus trên tiền mặt. Không những thế mà người dùng còn có thể được khuyến mãi cũng như sự thuận tiện trong việc mua hàng online, thanh toán hóa đơn. Vì vậy để nâng cao các dịch vụ trong ShopeePay thì nhóm chúng tôi có đưa ra một số kiến nghị như sau: Công ty cần phải luôn ưu tiên phát triển công nghệ bảo mật thông tin tốt nhất, tránh sự gian lận hiệu quả. Thực hiện các chính sách bảo mật thông tin người dùng: cam kết bảo mật thông tin của người dùng, cam kết đảm bảo hệ thống có tính bảo mật cao. Chương trình hỗ trợ khách hàng: Luôn có nhân viên chăm sóc khách hàng hỗ trợ bất cứ khi nào khách hàng có thắc mắc cách thức kích hoạt, các dịch vụ khi trả tiền qua ví điện tử ShopeePay, nhân viên chăm sóc khách hàng phải đủ số lượng hiện nay là 5 người có thể tăng lên 10 người, những nhân viên phải được đào tạo bài bản dịch vụ khách hàng, nắm vững các chính sách, cách thức thanh toán. Truyền thông mạng xã hội: Đối với truyền thông mạn xã hội bộ phận Marketing cần tạo ra các “video story” dạng thông điệp mang tính kể chuyện dễ lan truyền chẳng hạn như “xài ví tiết kiệm” “ chi tiêu 135
  6. cực rẻ với ví điện tử ShopeePay” bằng hình thức truyền thông đa kênh trên các mạng xã hội, Facebook, Tiktok, Instagram,…kết hợp sức mạnh của những người có khả năng dẫn dắt cộng đồng trên mạng. Trong thông điệp truyền thông phải luôn giữ được tính tiết kiệm, hiệu quả khi sử dụng ví điện tử ShopeePay để giúp người dùng khắc ghi vào tâm trí, với màu cam luôn là đặc trưng. Bên cạnh đó có thể thực hiện Quảng cáo ví điện tử ShopeePay ngoài trời, Quảng cáo trên báo điện tử, Quảng cáo trên các sản phẩm âm nhạc…để được biết đến nhiều hơn. Ưu đãi cho người dùng như: Chương trình giảm giá (Discounts), Chương trình thiếu mua hàng (Vouchers), Chương trình tích điểm thưởng, Với những kiến nghị trên, sự phát triển của việc sử dụng ví điện tử sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dân và hỗ trợ cho sự phát triển của kinh tế đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Sơn. (2021). Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Công nghiệp TP. HCM. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 50. 2. Lê Thị Lan Hương. (2020). Factors Influencing the Intention to choose E-Wallet in Shopping Online: Case Study of Ha Noi Citizens. 3. Trần Nhật Tân. (2022). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab. Luận văn Thạc Sĩ Kinh Tế. Đại học Kinh tế TP. HCM. 4. Bùi Nhất Vương. (2021). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại TP. Cần Thơ. Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM. 136
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2