intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học của sinh viên chuyên ngành Kế toán công

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học của sinh viên chuyên ngành Kế toán công" đưa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định chọn học ngành kế toán, cụ thể là chuyên ngành kế toán công. Mô hình nghiên cứu là tiền đề cho kết quả khảo sát thực nghiệm được thực hiện trong các nghiên cứu tiếp theo của tác giả, nhằm đưa ra được các hàm ý, khuyến nghị giúp nhà quản lý trường đại học nhận thấy vai trò của từng yếu tố tác động để có được các quyết định quản lý hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học của sinh viên chuyên ngành Kế toán công

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN HỌC CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN CÔNG RESEARCH MODEL ON FACTORS AFFECTING THE DECISION TO CHOOSE PUBLIC ACCOUNTING MAJORS OF STUDENTS TS. Nguyễn Thị Nhinh Trường Đại học Thương Mại Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Hiện nay, ngành kế toán đang là một trong những ngành đào tạo hàng đầu thu hút sinh viên theo học bởi một số ưu điểm như: cơ hội phát triển sự nghiệp, nhu cầu tuyển dụng cao, thu nhập cao ngay sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng, việc lựa chọn ngành học của sinh viên chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Trên cơ sở xây dựng tổng quan từ các tài liệu nghiên cứu tiền nhiệm, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định chọn học ngành kế toán, cụ thể là chuyên ngành kế toán công. Mô hình nghiên cứu là tiền đề cho kết quả khảo sát thực nghiệm được thực hiện trong các nghiên cứu tiếp theo của tác giả, nhằm đưa ra được các hàm ý, khuyến nghị giúp nhà quản lý trường đại học nhận thấy vai trò của từng yếu tố tác động để có được các quyết định quản lý hiệu quả. Từ khóa: Kế toán, Kế toán công, Kinh tế và quản trị kinh doanh ABSTRACT Currently, accounting is one of the leading industries attracting students to study because of a number of advantages such as career development opportunities, high recruitment demand, high income right after graduation. However, previous studies have shown that a student's choice of major is influenced by different factors. Accordingly, the authors build a research model of factors affecting the decision to study accounting on the basis of a literature review. The research model is the premise for the experimental survey results to be carried out in the author's subsequent studies, in order to provide implications and recommendations to help university administrators realize the role of each influencing factors for effective management decisions. Keywords: Accounting, Public Accounting, Economics and Business Administration 1. Giới thiệu Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh, sinh viên như do gia đình định hướng, theo số đông bạn bè hay do cảm thấy bản thân cảm thấy có yếu tố phù hợp với ngành nghề đó. Việc định hướng ngành nghề cho học sinh, sinh viên có ý nghĩa quan trọng, nếu ko tốt sẽ gây lãng phí thời gian và tiền bạc không nhỏ cho gia đình và xã hội, đồng thời gây ảnh hưởng không tốt đến bản thân sinh viên. Đến thời điểm hiện nay, đã có nhiều trường đại học khối Kinh tế có đào tạo ngành kế toán với các chuyên ngành khác nhau như: kế toán doanh nghiệp, kế toán công, kiểm toán… Trong đó, kế toán công là một chuyên ngành mới, chưa có nhiều trường đại học khối Kinh tế đào tạo chuyên ngành này. Chính vì vậy, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học chuyên 866
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ngành kế toán công của sinh viên còn hạn chế. Nhóm tác giả nhận thấy rằng, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành nghề kế toán công là vấn đề cần thiết đối với sinh viên, học sinh cũng như các trường Đại học hiện nay. 2. Cơ sở lý thuyết Quá trình ra quyết định chọn học chuyên ngành của sinh viên xuất phát từ nhận thức nhu cầu khi họ ý thức được cần chọn một ngành nghề phù hợp với bản thân, nguyện vọng, cũng như nhu cầu xã hội. Khi nhận thức được tầm quan trọng của việc chọn nghề trong tương lai, sinh viên có xu hướng tiếp cận đến các thông tin liên quan đến ngành nghề từ nhà trường, lời khuyên của người thân hay từ thông tin đại chúng. Họ đưa ra những đánh giá lựa chọn và quyết định chọn ngành nghề phù hợp. Chính vì vậy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề theo học của sinh viên hiện nay. Chaudihuri (2006) cũng đã đưa ra mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng bị ảnh hưởng với đặc tính cá nhân, đặc tính môi trường, di truyền và phản ứng từ người dùng chính là sinh viên quyết định lựa chọn. Nghiên cứu theo đó cho thấy nhận thức của người dùng là sự phức hợp của 3 thành phần khác nhau của bộ não vừa mang tính bản năng, vừa mang tính tình cảm và vừa mang tính lý trí. Cosser & Toit (2002) nghiên cứu về mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề cũng cho thấy sự nhận thức của sinh viên lựa chọn ngành học với danh tiếng của trường, các tiện ích có được, học phí hợp lý, có mối quan hệ với người thân quen hay khả năng học bổng có được từ chương trình học. Các nghiên cứu đều cho thấy sinh viên đều có sự đánh giá và lựa chọn trên nhiều khía cạnh khác nhau. Bên cạnh đó, việc lựa chọn chuyên ngành kế toán nói riêng cũng như chuyên ngành kế toán công nói riêng cũng đã được nghiên cứu từ nhiều tác giả. Tsega và các cộng sự (2015) chỉ ra các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài, cùng với nhận thức về kế toán và các yếu tố xã hội đều có ảnh hưởng đến vệc chọn học chuyên ngành kế toán của sinh viên. Nghiên cứu của Rababah (2016) đưa ra các nhân tố cụ thể về danh tiếng trường đai học, sở thích cá nhân, triển vọng nghề nghiệp, các thành viên trong gia đình, phương tiện truyền thông đều là các nhân tố ảnh hưởng đến sinh viên kế toán khi học chọn học chuyên ngành này. Mặc dù, yếu tố về danh tiếng trường đại học hoặc cao đẳng không có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của sinh viên trong nghiên cứu. Nhưng mô hình nghiên cứu của Rababah đã đưa ra thử nghiệm về sự ảnh hưởng của một biến mới – danh tiếng trường đại học hoặc cao đẳng. Cùng đồng nhất với các yếu tố trên của Rababah (2016) là nghiên cứu của Lê Thị Thanh (2013), nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm nhân tố ảnh hưởng lớn nhất là xã hội và thấp nhất là con người. Nguyễn Thị Bích Vân và các cộng sự (2017) đo lường bởi các nhân tố cá nhân, nghề nghiệp, trường đại học, gia đình và xã hội ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành kế toán của sinh viên để thấy sự tác động lớn nhất từ nghiên cứu là yếu tố gia đình và người thân. Các mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu tiền nhiệm trước đó là cơ sở để tác giả đưa ra các giải thuyết và mô hình nghiên cứu phục vụ cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công của sinh viên hiện nay. 3. Tổng quan nghiên cứu Trên cơ sở tổng thuật tài liệu từ các nghiên cứu tiền nhiệm, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học của sinh viên chuyên ngành kế toán đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Thu nhập và triển vọng việc làm Nghiên cứu của Tapos Kumar (2017) về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn 867
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chuyên ngành kế toán của sinh viên tại bốn trường đại học ở Bangladeshi. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra hai yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất, đó là yếu tố về thu nhập và cơ hội việc làm. Nghiên cứu này phát hiện rằng sinh viên sẽ không lựa chọn chuyên ngành kế toán nếu ít triển vọng về việc làm sau này hay là thu nhập không cao. Yếu tố tài chính và thị trường việc làm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn chuyên ngành kế toán của sinh viên Iran. Theo nghiên cứu của Paolillo và cộng sự (2013) sinh viên ở Iran nhận thấy rằng các yếu tố về tài chính và thị trường việc làm quan trọng đối với họ, vì thế, họ lựa chọn theo học chuyên ngành kế toán. Nghiên cứu của Tsega và công sự (2015) được thực hiện trên việc thu thập dữ liệu từ 197 trường đại học Bahir Dar của sinh viên chính quy kinh doanh và kinh tế. Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên, đó là các yếu tố nội tại, các yếu tố bên ngoài, nhận thức về nghề kế toán và các yếu tố xã hội khác. Kết quả của nghiên cứu đưa ra các yếu tố bên ngoài cũng có tác động tích cực đến việc chọn ngành kế toán của sinh viên như cơ hội về việc làm, trách nhiệm hay là kinh nghiệm. Theo nghiên cứu của Kathleen A. Simons & cộng sự (2003), cơ hội nghề nghiệp như việc làm sẵn có, điều kiện thị trường việc làm, cơ hội việc làm hạn chế, nguồn cung việc làm dồi dào, khả năng có việc làm, tiếp xúc rộng rãi với doanh nghiệp, yếu tố nội tại, sự hài lòng trong công việc, cơ hội tự kinh doanh, tính linh hoạt của lựa chọn nghề nghiệp và cho phép hành nghề tư nhân. Yếu tố thu nhập cũng được nghiên cứu đề cập như thu nhập trong tương lai, thu nhập dài hạn, thu nhập ban đầu, thu nhập cao. Thu nhập thường được xếp hạng là yếu tố quan trọng đầu tiên hoặc thứ hai. Bởi yếu tố này không chỉ chi phối quyết định lựa chọn chuyên ngành học ở thời điểm ban đầu mà ý thức được sự cần thiết của thu nhập trong tương lai. Theo nghiên cứu của Alanezi và các cộng sự (2016), có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành kế toán của sinh viên trong hai năm giáo dục đại học. Nghiên cứu này xem xét các biến số như cơ hội nghề nghiệp, gia đình và bạn bè, tiềm năng thu nhập... Kết quả của nghiên cứu cho thấy yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định chọn chuyên ngành kế toán của sinh viên là cơ hội nghề nghiệp, uy tín của nghề. Nghiên cứu của Haslinah Muhamad và cộng sự (2016) chỉ ra, yếu tố bên ngoài như mức lương có ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành kế toán của sinh viên. Một người được phỏng vấn cho rằng mức lương là một trong những yếu tố quyết định cần thiết khi lựa chọn. Một người khác khi phỏng vấn cho biết điều kiện tài chính của gia đình không đủ mạnh nên mức lương là một trong những yếu tố quan trọng khi cô ấy đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Các mối quan hệ Các nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ quen biết có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn chuyên ngành kế toán của sinh viên (Cosser & Toit (2002), Sharifah và Tinggi, 2012, Odia và Ogiedu, 2013). Nghiên cứu của Sharifah và Tinggi (2012), Tsega và các cộng sự (2015) chỉ ra nhân tố gia đình có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên, trong khi đó Pak Auyeung và John Sands (2010) thể hiện trong nghiên cứu khi quyết định lựa chọn chuyên ngành học kế toán của mỗi sinh viên là do sự tác động lớn đến từ cha mẹ, bạn bè và giáo viên. Sự lựa chọn xuất phát từ sự coi trọng các ý kiến từ các nhóm tham khảo của sinh viên, từ sự tư vấn của gia đình, bạn bè, thầy cô và từ tất cả các mối quan hệ khác. 868
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Thời gian đào tạo của chuyên ngành Nghiên cứu của Abbas Heiat và các cộng sự (2007) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành học của sinh viên. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng yêu cầu học 5 năm của chương trình giảng dạy kế toán không ảnh hưởng đến quyết định của họ. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là hầu hết những người trả lời khảo sát đều là sinh viên chuyên ngành kinh doanh và mẫu khảo sát có sự phân bổ không đồng đều. Bên cạnh các yếu tố khác được đưa ra trong nghiên cứu của mình, Tapos Kumar (2017) phát hiện rằng số năm giáo dục chính thức không ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên đối với chuyên ngành kế toán. Phát hiện của nghiên cứu trùng khớp với nghiên cứu trước đó của Abbas Heiat và các cộng sự (2007). Nghiên cứu của Gabriel và các cộng sự (2012) tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành kế toán của sinh viên. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra số năm học không có ảnh hưởng đến sự lựa chọn học kế toán của sinh viên. Sinh viên cho rằng thời gian đi học không ảnh hưởng quan trọng đến việc chọn kế toán làm chuyên ngành chính của họ. Nghiên cứu của Arabella Quezada và cộng sự (2013) chỉ ra rằng, chương trình giảng dạy kéo dài 5 năm sẽ có ảnh hưởng tích cực đến 45% sinh viên và 55% sinh viên không ảnh hưởng theo cách này hay cách khác. Theo nghiên cứu này, chương trình học 5 năm sẽ không tạo ra sự khác biệt nào trong việc lựa chọn chuyên ngành kế toán của họ. Nhận thức về nghề nghiệp Kết quả nghiên cứu của Abbas Heiat và các cộng sự (2007) chỉ ra cả nam và nữ đều có lựa chọn giống nhau đối với sự tôn trọng cao đối với nghề nghiệp, khả năng tương tác với mọi người, sự hiểu biết về các nghề nghiệp khác nhau và sự đòi hỏi về trí thức của nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cả hai nhóm đều có ý kiến trung lập về việc coi kế toán công là một nghề thú vị. Nghiên cứu của Ali Uyar và cộng sự (2011) chỉ ra ba yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn ngành kế toán là quan tâm đến kế toán, nhận thức cơ hội việc làm, sự phù hợp với khả năng. Kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng, nhận thức của sinh viên về nghề nghiệp sau này có thể ảnh hưởng tới việc lựa chọn của họ. Nếu sinh viên quan tâm đến lĩnh vực kế toán thì khả năng tiếp thu tốt và thành công sẽ cao, sinh viên có động lực tìm tòi và theo đuổi chuyên ngành này. Yếu tố về khả năng phù hợp cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới thành công của sinh viên. Nghiên cứu của Jason Porter & Darryl Woolley (2014) về sự lựa chọn chuyên ngành kế toán của sinh viên chủ yếu dựa trên hai lý thuyết về mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi. Nghiên cứu phát hiện ra rằng thái độ với kế toán ảnh hưởng đến lựa chọn chuyên ngành kế toán. Một sinh viên có thể nghĩ rằng việc có một công việc thú vị và mang lại cảm giác hoàn thành tốt công việc là rất quan trọng, nhưng tin rằng chuyên ngành kế toán không chắc sẽ đáp ứng được những mong muốn đó. Bản thân Các nghiên cứu của J.O Odian & K.O Ogiedu (2013), Tsega Mengiste Dibabe và cộng sự (2014), Azni Suhaily Binti Samuri và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Bích Vân, Nguyễn Thị Thu Vân, Lưu Chí Danh (2017) đều đồng ý cho rằng yếu tố cá nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc lựa chọn chuyên ngành kế toán của các sinh viên, trong đó như sở thích cá nhân, tính cách, triển vọng việc làm, danh tiếng của trường đại học và phương tiện truyền thông có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định lựa của sinh viên. Yếu tố về năng khiếu và niêm yêu thích thực sự đối với môn học 869
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn (Paolillo và các cộng sự, 2013). Đánh giá về yếu tố cá nhân, theo Viện Kế toán Malaysia (MIA), với nghiên cứu của Putra Malaysia của Haslinah Muhamad và cộng sự (2016) chỉ ra rằng chuyên ngành kế toán đòi hỏi người học cần tập trung, thận trọng và tỉ mỉ trong từng bước. Bởi vậy, sinh viên muốn theo học và gắn bó lâu dài với chuyên ngành kế toán cần xuất phát từ sở thích cá nhân và thực sự quan tâm đến nó. Xã hội luôn không ngừng phát triển và thay đổi nên sinh viên cần tạo cho bản thân những cơ hội việc làm trong tương lai, tạo động lực phát triển năng chuyên môn, kỹ năng, thái độ trong học tập và công việc. Đặc điểm trường đại học Việc lựa chọn ngành kế toán xuất phát từ những thông tin về chất lượng đào tạo, môi trường học tập của trường đại học nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Vân, Nguyễn Thị Thu Vân, Lưu Chí Danh (2017) cho thấy rằng đặc điểm của trường đại học như hoạt động đào tạo ngành kế toán, hoạt động truyền thông, quảng bá trường đại học có tác động rất lớn đến quyết định chọn ngành kế toán của sinh viên. Abbas Heiat và các cộng sự (2007) phát hiện ra yếu tố như khả năng tuyển dụng, mức lương khởi điểm và khả năng tương tác với mọi người có ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên và mức độ dễ kiếm được bằng cấp. Nghiên cứu của Rababah (2016) đã đưa ra thử nghiệm một biến mới – danh tiếng trường đại học hoặc cao đẳng và đã xác định mối quan hệ giữa các biến danh tiếng của trường đại học, sở thích cá nhân,... với sự lựa chọn của sinh viên. Xã hội Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Vân và các cộng sự (2017), một nhân tố cần quan tâm đó chính là xã hội đánh giá thông qua nhu cầu nhân lực và yêu cầu chuyên môn. Sau khi Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, lao động kế toán được luân chuyển trong khu vực tạo nhiều cơ hội việc làm cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động trong và ngoài nước. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức với kế toán Việt Nam vì có nhiều kế toán chất lượng cao từ nước khác chuyển đến. Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề kế toán của sinh viên Đại học Duy Tân (2018) đã đưa ra 6 nhân tố: Tự tin năng lực, tố chất, cơ hội nghề nghiệp, sự áp đặt, văn hóa, xung đột dự kiến. Trong 6 nhân tố được nêu ra, nhân tố văn hóa có ảnh hưởng nhiều nhất. Nghiên cứu chỉ ra “Văn hóa là, việc là yếu tố quyết định đến sự làm việc tích cực và lâu dài, do đó để xây dựng một nền “văn hóa” làm việc đẹp thì bản thân mỗi sinh viên ngành kế toán phải tự mình xây dựng các mối quan hệ dựa trên sự hòa đồng thân thiện, giúp đỡ mọi người xung quanh, làm việc có tâm hơn.” Phương tiện truyền thông cũng là một yếu tố giúp sinh viên đưa ra sự lựa chọn chuyên ngành học (Macionis (2000); Pearson & Dellmann (1997)). Nghiên cứu của Linda (2006) trùng với các nghiên cứu trước đã chỉ ra cách mà phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành kế toán của sinh viên, đó là: truyền hình, quảng cáo Internet,... Đặc điểm ngành nghề Ngành kế toán qua các nghiên cứu được khẳng định là ngành có tính khả dụng cao, sự ổn định trong công việc, có cơ hội thăng tiến, năng động, có tính sáng tạo và có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn ngành kế toán của sinh viên. Đây là một trong những thông tin đáng để chú ý, tạo niềm tin lớn đối với những sinh viên khi chọn ngành kế toán (Strasser, Ozgur và Schroeder, 2002, Wally–Dima, 2013, Abbas Heiat và cộng sự, 2013; Kathleen A.Simons và cộng sự , 2003; Nguyễn 870
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Thị Bích Vân và cộng sự, 2017). Nghiên cứu của J.O Odian & K.O Ogiedu (2013) về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành kế toán của sinh viên chỉ ra các yếu tố liên quan đến công việc như sự tiếp xúc rộng rãi của kế toán với doanh nghiệp, kỳ vọng về mức lương cao, ổn định và uy tín nghề nghiệp có ảnh hưởng tới sự lựa chọn của sinh viên, thể hiện ở các tiêu chí như lương, thưởng đi cùng với yêu cầu của công việc kế toán. Tính mới của chuyên ngành Nhận định về tính mới của chuyên ngành được đưa ra từ nghiên cứu của Paolillo và cộng sự (2013), Nguyễn Thị Bích Vân và các cộng sự (2017). Đồng nhất với việc khi thực hiện phỏng vấn chuyên sâu nhóm sinh viên từ mẫu nghiên cứu, ý kiến cho rằng họ chú ý tới chuyên ngành kế toán công là do tính mới, tỷ lệ sinh viên lựa chọn chưa nhiều nên khả năng cạnh tranh và đáp ứng công việc đặc thù sẽ dễ hơn cho sinh viên. Chuyên ngành kế toán công khi lựa chọn cũng tạo sự hứng thú cho sinh viên và họ cũng có thể linh hoạt chủ động thích ứng được cả ở đơn vị công và đơn vị ngoài khu vực công Trên cơ sở tổng thuật tài liệu nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán của sinh viên gồm: Thu nhập và triển vọng việc làm; các mối quan hệ của sinh viên; thời gian đào tạo của chuyên ngành; nhận thức về nghề nghiệp; bản thân; đặc điểm trường đại học; xã hội và đặc điểm ngành nghề, tính mới của chuyên ngành. 4. Mô hình nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học của sinh viên chuyên ngành kế toán đã được đưa ra trên cơ sở tổng quan nghiên cứu. Tuy nhiên, theo tác giả, các yếu tố “thu thập và triển vọng” là sự đo lường về cơ hội việc làm, tài chính, và nguồn cung lao động đối với ngành nghề nên có sự trùng lắp với các thang đo yếu tố “đặc điểm ngành nghề”. Đồng thời, yếu tố “thời gian đào tạo” có liên quan tới sự ảnh hưởng của số năm đào tạo chuyên ngành lựa chọn nên có thể trùng với biến “đặc điểm ngành nghề”. Do đó, có thể gộp 2 yếu tố trên thành yếu tố chung là “đặc điểm ngành nghề”. Bên cạnh đó, yếu tố “nhận thức nghề nghiệp” với các biến khảo sát đo lường là sự phù hợp với khả năng, yêu cầu đáp ứng công việc có sự trùng lắp với yếu tố “bản thân” nên có thể gộp chung thành biến “bản thân”. Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất như sau: Bản thân Các mối quan hệ Quyết định chọn học Đặc điểm ngành nghề chuyên ngành kế Đặc điểm trường đại học toán công Xã hội Tính mới của chuyên ngành Hình 1. Mô hình nghiên cứu Nguồn: Tác giả tổng hợp, đề xuất 5. Kết luận Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở đồng thuận với các yếu tố của các nghiên cứu trước. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra các quan điểm để xác định các yếu tố xây dựng cho mô hình dự kiến. Mặt khác, chuyên ngành kế toán công hiện nay chưa có nhiều trường đại học khối kinh tế 871
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đào tạo, chính vì vậy, cần thiết phải có được các chính sách từ các nhà quản lý các trường đại học đào tạo chuyên ngành này cũng như các trường đại học khối kinh tế nhằm có thể đưa ra được các giải pháp trong truyền thông, tuyển sinh, trong đào tạo, xây dựng thương hiệu, đội ngũ cán bộ giảng viên giảng dạy chuyên ngành cũng như chương trình giảng dạy phù hợp. Do đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định chọn học chuyên ngành kế toán công để nhà quản lý thấy được vai trò của từng yếu tố, và kết quả nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo sẽ là cơ sở để tư vấn cho các nhà quản lý trường đai học ra quyết định phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự, (2017), Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn học ngành kế toán ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát triển. [2] Lê Thị Thanh Kiều, (2015), Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành quản trị kinh doanh của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. [3] Lê Thị Thanh, (2013), Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên hệ Cao đẳng trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội. [4] Huỳnh Ngọc Anh Thạch, (2009), Luận văn Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành, trường đại học của học sinh PTTH vùng ĐBSCL. [5] Philip Kotler, (2001), Dirección de marketing , Pearson Education. [6] Abbas Heiat and Doug Brown, (2007), An Empirical Analysis Of Underlying Factors Affecting The Choice Of Accounting Major , Journal of College Teaching & Learning. [7] Abedalqader Rababah, (2016), Factors Influencing the Students’ Choice of Accounting as a Major: The Case of X University in United Arab Emirates, International Business Research [8] Azni Suhaily Binti SAMSURI et al, (2016), Perception of Undergraduate Accounting Students towards Professional Accounting Career, International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences. [9] Charles A. Malgwi et al, (2010), Influences on Students’ Choice of College Major, Journal of Education for Business. [10] Charles W. Lamb et al, (2000), Consumer Behavior, NTC Business Books. [11] J.O Odian and K.O Ogiedu, (2013), Factors Affecting the Study of Accounting in Nigerian Universities, Journal of Educational and Social Research. [12] Linda A, (2006), How to Choose a College Major. [13] Macionis John J, (2000), Society: The Basic, Prentice Hall. [14] Kathleen A.Simons et al, (2003), Factors Influencing Choice Of Accounting As A Major, Proceedings of the 2003 Academy . [15] Pak Auyeung and John Sands, (2010), Factors influencing accounting students’ career choice: a cross-cultural validation study, Accounting Education. [16] Paolillo and Estes, (1982), An empirical analysis of career choice factors among accountants, attorneys, engineers, and physicians, The Accounting Review. [17] Pearson and Dellmann, (1997), Parental Influence on a Student’s Selection of a College Major, College Student Journal. [18] Sandy Strasser et al, (2002), How Students Choose a College Major: An Analysis of 872
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Criteria & Choice Using the Analytical Hierarchy Process, Mid – American Journal of Business. [19] Sharifah Sabrina Syed Ali and Michael Tinggi, (2013), Factors Influencing the Students’ Choice of Accounting as a Major, The IUP Journal of Accounting Research & Audit Practices. [20] Tapos Kumar, (2017), Factors that Influence Bangladeshi Student’s Decisions to Major Accounting at the Entrance of University, Review of Integrative Business and Economics Research. [21] Tsega Mengiste Dibabe et al, (2015), Factors that Affect Students’ Career Choice in Accounting: A Case of Bahir Dar University Students , Research Journal of Finance and Accounting. [22] Wally Dima, (2013), Factors influencing student’s choice of accounting as a major: The case of Botswana accounting students, Asian Journal of Empirical Research. 873
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2