intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng mô hình nghiên cứu sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xây dựng mô hình nghiên cứu sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam" đưa ra mô hình nghiên cứu bao gồm 6 nhân tố có thể tác động đến việc đạt được mức độ phù hợp của HTTTKT trong doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm: Sự tinh vi về công nghệ thông tin; Hiểu biết của nhà quản trị; Cam kết của nhà quản trị; Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài; Sự tham gia của chuyên gia nội bộ; Quy mô của doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng mô hình nghiên cứu sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SỰ PHÙ HỢP CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM RESEARCH MODEL DESIGN: ALIGNMENT OF ACCOUNTING INFORMATION SYSTEMS IN SMALL AND MEDIUM ENTERPRISE IN VIETNAM ThS.NCS. Nguyễn Thu Hiền1, PGS.TS. Đinh Thế Hùng2 1 Trường Đại học Hùng Vương, 2Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) đã được khẳng định là có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Qua việc tổng quan nghiên cứu, tác giả định hướng xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu bao gồm 6 nhân tố có thể tác động đến việc đạt được mức độ phù hợp của HTTTKT trong doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm: Sự tinh vi về công nghệ thông tin; Hiểu biết của nhà quản trị; Cam kết của nhà quản trị; Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài; Sự tham gia của chuyên gia nội bộ; Quy mô của doanh nghiệp. Nghiên cứu trong tương lai sẽ xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố với sự phù hợp của HTTTKT trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Từ khóa: Hệ thống thông tin kế toán, Sự phù hợp của Hệ thống thông tin kế toán, Hiệu quả hoạt động, Doanh nghiệp nhỏ và vừa. ABSTRACT The alignment of the Accounting Information System (AIS) has been confirmed to have a positive influence on the performance of the enterprise. The results provide a research model that includes 6 factors that are determined to have certain impacts on achieving the alignment level of AIS in small and medium-sized enterprises: IT sophistication; Owner/manager knowledge; Owner/manager commitment; External expertise; Internal experrtise; Firm size. Future reseach studies in Vietnam can be conducted by examining the relationship between these factors and the AIS alignment of small and medium-sized enterprises. Keywords: Accounting Information System (AIS), Alignment of the Accounting Information System, The performance of the enterprise, Small and medium-sized enterprises. 1. Giới thiệu Hệ thống thông tin kế toán được coi là một bộ phận của hệ thống thông tin (HTTT) trong doanh nghiệp (DN) (Bagranoff và cộng sự, 2010). HTTTKT chính là các hoạt động được thiết kế để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng bên trong và bên ngoài DN, phục vụ việc ra quyết định từ đó để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động cho DN. Để thực hiện được chức năng đó, HTTTKT cần có khả năng xử lý thông tin phù hợp với nhu cầu 31
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thông tin của đơn vị. Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sự phù hợp của HTTTKT đạt được càng cao thì càng có nhiều tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của DN đó (Ismail và King, 2005; Burdiato, 2014; Nabizadeh, 2014). Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu tiến hành nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT đặc biệt trong bối cảnh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Các kết quả nghiên cứu cũng chưa thống nhất và hệ thống được các nhân tố tác động đến sự phù hợp của HTTTKT như thế nào – điều này rất có ý nghĩa khi các DN muốn cải thiện mức độ phù hợp cần đạt được của HTTTKT. Vì vậy nội dung của bài báo này sẽ tổng quan các nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT trước đây và từ đó định hướng xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong các DNNVV, điều này sẽ là cơ sở để nghiên cứu kỹ hơn tác động của các nhân tố đến sự phù hợp của HTTTKT cụ thể như thế nào? 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Sự phù hợp của hệ thống thông tin Nếu tiếp cận HTTTKT như một bộ phận của HTTT thì cần quan tâm đến cả HTTT đầu vào, hệ thống cơ sở dữ liệu, quá trình xử lý thông tin và HTTT đầu ra mà nó cung cấp. Theo lý thuyết xử lý thông tin của Galbraith (1973) cho rằng năng lực xử lý thông tin của một tổ chức phải phù hợp với yêu cầu thông tin của nó nếu muốn năng lực xử lý thông tin có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của DN. Như vậy bất cứ một tổ chức nào cũng đều có thể vận dụng để thiết kế, đánh giá HTTT của mình thông qua việc xem xét đến tính phù hợp của 2 yếu tố là nhu cầu xử lý thông tin và năng lực xử lý thông tin của hệ thống đó. Mối quan hệ này được Tushman và Nadler (1978) nghiên cứu và thể hiện theo bảng dưới đây: Bảng 1: Mối quan hệ giữa nhu cầu và năng lực xử lý thông tin (Tushman và Nadler, 1978) Trong mô hình này, Tushman và Nadler (1978) đã chỉ ra nếu tổ chức có HTTT ở trường hợp A và D thì HTTT đó đạt được sự phù hợp. Ở điểm A: tổ chức có nhu cầu thông tin rất lớn nhưng cũng có HTTT có khả năng xử lý thông tin tốt, đáp ứng được những yêu cầu phức tạp của người sử dụng thông tin. Ở điểm D: là các tổ chức có HTTT có năng lực xử lý thấp nhưng nhu cầu về thông tin cũng ở mức thấp. Do đó, mặc dù HTTT có khả năng xử lý thông tin còn hạn chế nhưng không có nghĩa là HTTT đó không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng và không có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Còn trường hợp B và trường hợp C là các tổ chức chưa có sự phù hợp trong HTTT. Tại điểm B: các tổ chức có nhu cầu thông tin lớn nhưng khả năng xử lý của HTTT lại không đáp ứng hết được. Tại điểm C: là tổ chức có nhu cầu thông tin ở mức đơn giản, nhưng lại đầu tư một HTTT có khả năng xử lý các thông tin từ đơn giản đến phức tạp – điều này là sự lãng phí nguồn lực của tổ chức. Điều này cũng được thể hiện trong các kết quả nghiên cứu trước đây của Chan và cộng sự (1997); Bolon (1998); Hussin, King và Cragg (2002); Cragg, King và Hussin (2002) khi tiến hành đo lường sự phù hợp giữa chiến lược kinh doanh, chiến lược công nghệ thông tin (CNTT) và xác định mối quan 32
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hệ giữa sự phù hợp này với hiệu quả hoạt động của tổ chức. Áp dụng lý thuyết này trong việc tổ chức HTTTKT thì có thể thấy HTTTKT đạt hiệu quả chỉ khi đạt được sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin của HTTTKT và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của HTTTKT ở mức cao hơn. 2.2. Về sự phù hợp của HTTTKT Công trình nghiên cứu của Ismail và King (2005) có thể nói là sự nỗ lực đầu tiên nghiên cứu hai vấn đề HTTTKT và CNTT tác động đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Căn cứ trên lý thuyết nền tảng là lý thuyết xử lý thông tin của Galbraith (1973), nghiên cứu này khám phá sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin kế toán và khả năng xử lý của HTTTKT tại các DNNVV ở Malaysia với số lượng nhân viên ít hơn 250 người và kiểm tra tác động của sự phù hợp này đối với sự thành công của HTTTKT và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN. Nghiên cứu trước tiên đã thực hiện đo lường và xác định mức độ phù hợp của HTTTKT trong các DNNVV. Kế thừa bộ công cụ đo lường của Chenhall và Morris (1986) để soạn thảo bộ câu hỏi thực hiện khảo sát. Một cuộc khảo sát được thực hiện để thu thập dữ liệu từ 310 DN về 19 đặc điểm thông tin kế toán. Dựa trên 19 đặc điểm thông tin, việc đo đạc sự phù hợp trong HTTTKT đã được khám phá trực quan và sử dụng hai phương pháp đo phân tích là phương pháp kiểm duyệt và phương pháp kết hợp. Yêu cầu của HTTTKT Sự phù hợp Hiệu quả hoạt của HTTTKT động Khả năng của HTTTKT Hình 1: Mô hình nghiên cứu sự phù hợp của HTTTKT và hiệu quả hoạt động (Ismail, 2005) Kết quả cho thấy rằng một tỷ lệ đáng kể các DNNVV ở Malaysia đã đạt được sự phù hợp cao trong HTTTKT. Nhóm các DNNVV có mức độ phù hợp cao hơn đã được tìm thấy là đạt được sự thành công của HTTTKT cao hơn và hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn nhóm DNNVV có mức độ phù hợp thấp hơn. Nghiên cứu này đã làm sâu sắc thêm sự hiểu biết về sự phù hợp trong HTTTKT và cung cấp những kiến thức hữu ích cho các nhà quản lý của các DNNVV trong việc lập kế hoạch thực hiện HTTTKT của họ. Quan trọng hơn, nó mở ra các khả năng để nghiên cứu thêm về sự phù hợp của HTTTKT tại các doanh nghiệp không chỉ ở Malaysia mà trên toàn cầu. Với những kết quả rất có ý nghĩa về mặt khoa học cũng như với hoạt động thực tiễn của các tổ chức, Ismail và King (2007) tiếp tục đi sâu nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp này trong 214 DNNVV ở Malaysia để đưa ra những khuyến nghị cho các DN muốn thực hiện một HTTTKT có sự phù hợp ở mức cao. Vấn đề nghiên cứu đã được kiểm tra với 6 nhân tố được xác định là có thể có ảnh hưởng đến HTTTKT là: Sự tinh vi về CNTT; Hiểu biết của nhà quản trị; Cam kết của nhà quản trị; Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài; Sự tham gia của chuyên gia nội bộ; Quy mô DN. 33
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Sự tinh vi của CNTT Hiểu biết của nhà quản trị Cam kết của nhà quản trị Sự phù hợp của HTTTKT Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài Sự tham gia của chuyên gia bên trong Quy mô doanh nghiệp Hình 2: Mô hình nghiên cứu sự phù hợp của HTTTKT (Ismail, 2007) Kết quả kiểm định các giả thuyết đã đưa ra các kết luận về các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong các mẫu nghiên cứu bao gồm 4 yếu tố: Sự tinh vi về CNTT; Hiểu biết kế toán (kiến thức) của chủ sở hữu/nhà quản lý; Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài (tư vấn từ các cơ quan chính phủ và công ty dịch vụ kế toán); Sự tham gia của chuyên gia nội bộ (cán bộ CNTT nội bộ của DN). Kết quả kiểm định các giả thuyết cũng đưa ra kết luận là không có nhiều bằng chứng cho thấy có sự ảnh hưởng từ yếu tố “Cam kết của chủ sở hữu/nhà quản lý” đến sự phù hợp của HTTTKT. Yếu tố “Quy mô DN” được đo bằng số lượng nhân viên cũng dường như có mối quan hệ không tích cực với sự phù hợp của HTTTKT. Nghiên cứu này đã đóng góp rất nhiều cho vấn đề tăng sự hiểu biết về sự phù hợp giữa yêu cầu và năng lực xử lý thông tin của HTTTKT trong các DNNVV và có ý nghĩa thực tiễn với các DN muốn xây dựng được một HTTTKT hiệu quả. Kế thừa kết quả nghiên cứu của Ismail (2005, 2007), nghiên cứu của Budiarto và Setyo (2014) cũng thực hiện điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp trong HTTTKT và tác động của nó đến hiệu quả hoạt động; đồng thời cũng làm phát triển thêm vấn đề nghiên cứu khi xem xét hiệu quả hoạt động ở cả khía cạnh tài chính và phi tài chính. Các yếu tố được đề cập tới đó là: Sự tinh vi của HTTTKT, Cam kết của chủ sở hữu và Chuyên gia CNTT bên ngoài – 3 trong 6 nhân tố trong mô hình nghiên cứu của Ismail (2007). Điểm mới của nghiên cứu của Budiarto và Setyo (2014) là khi xem xét đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV, nghiên cứu xem xét đến các chỉ tiêu phi tài chính, cụ thể bao gồm: Tỷ lệ sản phẩm lỗi, Cải tiến sản phẩm chất lượng, Số lần trả lại sản phẩm và Tỷ lệ hao hụt phế liệu. Sự tinh vi của HTTTKT Cam kết của nhà Hiệu quả hoạt động Sự phù hợp của quản trị phi tài chính HTTTKT Chuyên gia CNTT bên ngoài Hình 3: Mô hình nghiên cứu sự phù hợp của HTTTKT (Budiarto và Setyo, 2014) 34
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu tại các DNNVV ở Yogyakarta. Sau khi phân tích dữ liệu, kết quả cho thấy rằng các nhân tố Sự tinh vi của HTTTKT, Cam kết của chủ sở hữu và Chuyên gia bên ngoài có ảnh hưởng tích cực đến sự phù hợp của HTTTKT. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hussin và cộng sự (2002), Ismail (2007), tuy nhiên có một phần lại khác biệt với kết quả nghiên cứu của Ismail (2007) ở kết quả kiểm định mối quan hệ giữa yếu tố “Cam kết của chủ sở hữu” ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong DNNVV. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cung cấp các bằng chứng khẳng định sự phù hợp trong HTTTKT có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động phi tài chính của các DNNVV – kết quả này đã bổ khuyết cho một số nghiên cứu trước đây khi mới chỉ xem xét hiệu quả hoạt động tài chính của tổ chức, đồng thời khẳng định sự cần thiết của việc các tổ chức nên đạt được sự phù hợp của HTTTKT, vì nó sẽ thúc đẩy hiệu quả hoạt động của DN dù là ở khía cạnh tài chính hay phi tài chính. Nghiên cứu của Nabizadeh và Omrani (2014) tiến hành nghiên cứu với 87 DN thuộc Hiệp hội các DN công nghiệp vệ sinh, chất tẩy rửa và mỹ phẩm Iran. Nabizadeh tiến hành kiểm định 4 giả thuyết dựa trên mô hình với 4 biến phụ thuộc là: Kiến thức của chủ sở hữu/nhà quản lý; Sự tham gia của các đơn vị tư vấn bên ngoài; Sự tham gia của các chuyên gia tư vấn nội bộ và Quy mô DN và 1 biến độc lập là Sự phù hợp của HTTTKT Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài Sự tham gia của Sự phù hợp của chuyên gia nội bộ HTTTKT Quy mô doanh nghiệp Kiến thức của CSH/nhà quản lý Hình 4: Mô hình nghiên cứu sự phù hợp của HTTTKT (Nabizadeh và Omrani, 2014) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rẳng sự phù hợp của HTTTKT có liên quan trực tiếp từ các yếu tố: Kiến thức của chủ sở hữu/ nhà quản lý về chuyên môn kế toán và CNTT; Sự tham gia của các chuyên gia nội bộ; Sự tham gia từ các tổ chức tư vấn bên ngoài kế toán, tuyển dụng nhân sự HTTT và Quy mô DN. Bên cạnh đó không có bằng chứng nào cho thấy các DN trong nghiên cứu này được hưởng lợi ích từ sự tư vấn của các cơ quan chính phủ - điều này có thể là do thiếu vắng các cơ quan tư vấn phù hợp của chính phủ. Kết quả này là khá tương đồng với kết luận của Budiarto và Setyo (2014) mặc dù có sự khác nhau về phạm vi địa lý của đối tượng được chọn mẫu và thực hiện khảo sát. Tuy nhiên, đối tượng được khảo sát của nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở 1 ngành công nghiệp là ngành công nghiệp sản xuất các chất tẩy rửa, vệ sinh và mỹ phẩm ở Iran mà chưa tiến hành thực hiện cho các DN công nghiệp trong các lĩnh vực khác. Đối với các nghiên cứu trong nước gần đây cũng đã có các nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này. Nghiên cứu của tác giả Quyên. N.T.T (2015) đã áp dụng mô hình nghiên cứu của Ismail và King (2005) trong nghiên cứu tại các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh để xem liệu kết quả có phù hợp với kết quả nghiên cứu đã được tiến hành tại Malaysia hay không. Nghiên cứu thực hiện trên 116 DN để có dữ liệu phân tích. Kết quả là HTTTKT tại một số DN trên địa bàn TP. Hồ Chí 35
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Minh đạt được sự phù hợp và quan trọng hơn là sự phù hợp này có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ismail và King (2005) tại Malaysia. Nghiên cứu của tác giả Ba. T.T (2017) một nghiên cứu cũng vận dụng mô hình nghiên cứu của bởi Ismail và King (2005) vào bối cảnh của các DN tại Việt Nam cụ thể là tại các DN ở khu vực phía Nam nhằm xác định mức độ tác động và ảnh hưởng của hai nhân tố là nhu cầu thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin đến sự phù hợp của HTTTKT. Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành tại 398 DN ở khu vực phía Nam bao gồm cả DNNVV và DN lớn. Dữ liệu thu thập sau đó được đưa vào phần mềm SPSS và AMOS để phân tích. Dựa vào kết quả phân tích, tác giả đã đưa ra kết luận về hai nhân tố là nhu cầu thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin có đóng góp và tác động tích cực trong việc tổ chức đạt được sự phù hợp của HTTTKT. Kết quả phân tích tiếp theo khẳng định về sự phù hợp trong HTTTKT có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra kết luận rằng nhóm DN lớn có mức độ phù hợp trong HTTTKT cao hơn so với nhóm DN nhỏ; điều này cũng tạo ra hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn cho nhóm DN lớn. 2.3. Khoảng trống nghiên cứu Như vậy các nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT đều đưa ra nhận định về tác động tích cực của sự phù hợp trong HTTTKT đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Các DNNVV thường chịu áp lực lớn hơn so với các DN lớn để đưa ra các quyết định chính xác về các điều kiện cạnh tranh trong môi trường kinh doanh của họ và bất kỳ sự thay đổi nào trong các quy định của chính phủ, luật thuế, lãi suất,… đều có xu hướng tác động đến các DNNVV nhiều hơn so với các DN lớn. Do đó, các nghiên cứu về HTTTKT, về sự phù hợp của HTTTKT nếu được thực hiện trên đối tượng nghiên cứu là các DNNVV thì kết quả của nó sẽ có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên hiện tại chủ đề nghiên cứu này vẫn tồn tại một số khoảng trống cần nghiên cứu, phát triển. (1) Các nghiên cứu trên thế giới Ismail và King (2007); Budiarto và cộng sự (2014); Nazbizadeh (2014)… khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT đã đưa ra những kết luận tương đồng với nhau ở một số nhân tố. Tuy nhiên, các tác giả cũng có những kết luận trái ngược nhau về một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT. (2) Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm duyệt để kiểm định các giả thuyết về tác động của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đến sự phù hợp của HTTTKT, do đó các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập (là các nhân tố) với biến phụ thuộc (sự phù hợp của HTTTKT) một cách riêng biệt, mà chưa xác định được trọng số hoặc tính ưu việt của một yếu tố so với các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT như thế nào. (3) Budiarto và cộng sự (2014) cũng đã khẳng định tác động tích cực từ sự phù hợp của HTTTKT trong các DNNVV đến hiệu quả hoạt động DN, đồng thời nhóm tác giả đã đưa ra kết luận các nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT trong các DNNVV đặc biệt ở các nước đang phát triển vẫn là một chủ đề rất có ý nghĩa và cần được nghiên cứu trong tương lai. Việt Nam cũng là một nước đang phát triển, với số lượng các DNNVV chiếm tỷ lệ đến hơn 90% tổng số các DN trong nước, do đó các nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT sẽ làm tăng sự hiểu biết của các DNNVV về thông tin kế toán và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong tổ chức. Vì thế việc xây dựng mô hình nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT tại các DNNVV tại Việt Nam sẽ cung cấp thêm hiểu biết cho các nhà quản trị DNNVV trong quá trình hoàn thiện HTTTKT. Đồng thời hệ thống hóa được các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phù hợp của HTTTKT trong DNNVV. 36
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 3. Định hướng xây dựng mô hình nghiên cứu về Sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán tại Việt Nam Khái niệm về sự phù hợp trong HTTTKT được hình thành trên nền tảng lý thuyết xử lý thông tin của Galbraith (1973) được xuất phát từ việc nghiên cứu vấn đề về sự không chắc chắn của môi trường hoạt động, sự không chắc chắn này có thể được hiểu là sự khác biệt giữa lượng thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ và lượng thông tin mà tổ chức đó đã sở hữu. Các DN ngày nay đang phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng và sự biến động liên tục về môi trường kinh doanh của họ, điển hình chính là các DNNVV. Các DNNVV thường chịu áp lực lớn hơn so với các DN lớn để đưa ra các quyết định chính xác về các điều kiện cạnh tranh trong môi trường kinh doanh của họ và bất kỳ sự thay đổi nào trong các quy định của chính phủ, luật thuế, lãi suất,… đều có xu hướng tác động đến các DNNVV nhiều hơn so với các DN lớn. Trong khi đó, các DNNVV thường lại bị hạn chế về nguồn lực bao gồm cả tài chính và con người (Ismail và King, 2005). Vì thế, mô hình nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT dựa trên lý thuyết của Galbraith (1973) khi tiến hành cho các DNNVV tại Việt Nam sẽ đảm bảo về tính khoa học cũng như có ý nghĩa thực tiễn. Nghiên cứu của Ismail và King (2007) là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về sự phù hợp của HTTTKT và đã được rất nhiều các nghiên cứu sau này vận dụng, kế thừa để nghiên cứu các vấn đề xoay quanh sự phù hợp của HTTTKT. Mô hình nghiên cứu được Ismail tiến hành trên mẫu nghiên cứu là các DNNVV tại Malaysia – là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Các nghiên cứu sau này vận dung mô hình nghiên cứu của ông cũng được tiến hành ở các nước đang phát triển như Iran, Nigeria,… (Burdiato, 2014; Nabizadeh và Omrani, 2014;…). Bởi nền kinh tế của các nước đang phát triển cũng là bối cảnh có sự không chắc chắn về môi trường – một trong những điều kiện để vận dụng lý thuyết xử lý thông tin của Galbraith. Với bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như thực trạng môi trường hoạt động của các DNNVV hiện nay kết hợp với quá trình tổng quan nghiên cứu, tác giả sẽ vận dụng mô hình nghiên cứu của Ismail và King (2007) để nghiên cứu với nhóm các DNNVV tại Việt Nam. Các biến trong mô hình được đo lường như sau: * Biến phụ thuộc: Sự phù hợp của HTTTKT Sự phù hợp của HTTTKT được tính bằng sự tương tác giữa hai phép đo, trong trường hợp này nhu cầu thông tin đối với HTTTKT và năng lực đáp ứng nhu cầu của HTTTKT. Trước tiên cần đo lường 2 yếu tố nhu cầu thông tin đối với HTTTKT và năng lực đáp ứng nhu cầu của HTTTKT. Kế thừa bộ công cụ đo lường được phát triển đầu tiên bởi Chenhall và Morris (1986) và đã được nhiều nhà nghiên cứu kế thừa (Abernethy và Guthrie, 1994; Gul và Chia, 1994; Chong và Chong, 1997). Mặc dù ban đầu được thiết kế để áp dụng cho các DN lớn nhưng đã được Gul (1991); Ismail và King (2005, 2007) phát triển và áp dụng trong các DNNVV. Các biến quan sát để đo lường yếu tố nhu cầu thông tin đối với HTTTKT và năng lực đáp ứng nhu cầu của HTTTKT được thiết kế dựa trên 19 đặc điểm thông tin kế toán, sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Thang đo các biến quan sát của Nhu cầu thông tin đối với HTTTKT được lựa chọn từ 1 đến 5 điểm với ý nghĩa “1 = Rất không quan trọng” đến “5 = Rất quan trọng”. Thang đo các biến quan sát của Năng lực đáp ứng nhu cầu thông tin của HTTTKT được lựa chọn từ 1 đến 5 điểm với ý nghĩa “1 = Hoàn thoàn không có khả năng đáp ứng” đến “5 = Hoàn toàn có khả năng đáp ứng”. Các biến quan sát của 2 yếu tố trên được mã hóa cụ thể dưới Bảng 2 và 3 sau: 37
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 2: Bảng mã hóa Các tiêu chí đo lường Nhu cầu thông tin đối với HTTTKT STT Biến quan sát Các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai Nhu cầu thông tin liên quan đến các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai liên quan 1 đến xu hướng kinh doanh, doanh số, lợi nhuận, dự toán chi phí, dự toán dòng tiền của DN … Các thông tin phi kinh tế 2 Nhu cầu thông tin liên quan đến sở thích của khách hàng, thái độ của nhân viên, thái độ của cơ quan chính phủ, thái độ của người tiêu dùng, sự cạnh tranh, … Các thông tin phi tài chính (liên quan đến sản xuất) 3 Nhu cầu thông tin liên quan đến tình hình sản xuất như tỷ lệ đầu ra, tỷ lệ phế liệu, hiệu suất máy, sự vắng mặt của nhân viên, … Các thông tin phi tài chính (liên quan đến thị trường) 4 Nhu cầu thông tin liên quan đến thị trường như quy mô thị trường, tỷ lệ tăng trưởng thị phần … Các thông tin bên ngoài DN 5 Nhu cầu thông tin liên quan đến các yếu tố mở rộng bên ngoài DN như điều kiện kinh tế, tốc độ tăng dân số, sự thay đổi công nghệ.. Báo cáo bộ phận 6 Nhu cầu thông tin trong các báo cáo về tình hình hoạt động các bộ phận chức năng trong DN như tiếp thị và sản xuất, bán hàng, chi phí, trung tâm lợi nhuận. Báo cáo tổng hợp từ các bộ phận 7 Nhu cầu thông tin về hiệu quả hoạt động của các bộ phận trên các báo cáo tổng hợp của bộ phận như lợi nhuận, chi phí, doanh thu. Báo cáo theo thời gian 8 Nhu cầu thông tin liên quan đến sự ảnh hưởng của các sự kiện trên các khoảng thời gian cụ thể như báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm, xu hướng, … Báo cáo tổng hợp của DN 9 Nhu cầu thông tin liên quan đến hiệu quả của các hoạt động của cả DN như lợi nhuận, chi phí, doanh thu của cả DN. Báo cáo đột xuất 10 Nhu cầu thông tin liên quan đến các báo cáo có thông tin cần xử lý và cung cấp thông tin ngay tức thời, không có sự trì hoãn hay chậm trễ. Tần suất báo cáo 11 Nhu cầu về báo cáo được cung cấp thường xuyên một cách có hệ thống, có lịch trình như báo cáo hàng ngày, hàng tuần, … Tốc độ báo cáo 12 Nhu cầu thông tin báo cáo là cần đáp ứng ngay, kịp thời khi được yêu cầu. 38
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 STT Biến quan sát Ảnh hưởng của các sự kiện đến các bộ phận chức năng Nhu cầu thông tin về các thông tin đã được xử lý để cho thấy ảnh hưởng của các sự 13 kiện đến các bộ phận khác nhau, ví dụ như bộ phận marketing hoặc bộ phận sản xuất với những hoạt động và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận. Các mô hình ra quyết định Nhu cầu thông tin ở các định dạng phù hợp để cung cấp vào các mô hình quyết định 14 như phân tích dòng tiền chiết khấu, phân tích gia tăng hoặc cận biên, phân tích hàng tồn kho, phân tích chính sách tín dụng … Phân tích các khả năng xảy ra 15 Nhu cầu thông tin ở các biểu mẫu cho phép doanh nghiệp thực hiện phân tích các khả năng xảy ra Tương tác trong các bộ phận 16 Nhu cầu thông tin về tác động mà một quyết định đưa ra sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định của các cá nhân khác trong những trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể. Mục tiêu chính xác 17 Nhu cầu thông tin về mục tiêu chính xác tương ứng cho các hoạt động của tất cả các bộ phận trong DN. Hiệu quả của tổ chức 18 Nhu cầu thông tin liên quan đến những tác động của các quyết định của tổ chức đến hiệu quả hoạt động tổng thể của DN. Xử lý thông tin tự động 19 Nhu cầu thông tin được xử lý tự động, tức là được cập nhật tự động vào HTTT khi phát sinh và được cung cấp tự động ngay sau khi hoàn thành quá trình xử lý. Bảng 3: Bảng mã hóa Các tiêu chí đo lường Khả năng xử lý thông tin của HTTTKT STT Biến quan sát Các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai 1 Khả năng đáp ứng thông tin liên quan đến các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai liên quan đến xu hướng kinh doanh, doanh số, lợi nhuận, dự toán chi phí, dự toán dòng tiền của DN… Các thông tin phi kinh tế 2 Khả năng đáp ứng thông tin liên quan đến sở thích của khách hàng, thái độ của nhân viên, thái độ của cơ quan chính phủ, thái độ của người tiêu dùng, sự cạnh tranh, … Các thông tin phi tài chính (liên quan đến sản xuất) 3 Khả năng đáp ứng thông tin liên quan đến tình hình sản xuất như tỷ lệ đầu ra, tỷ lệ phế liệu, hiệu suất máy, sự vắng mặt của nhân viên, … Các thông tin phi tài chính (liên quan đến thị trường) 4 Khả năng đáp ứng thông tin liên quan đến thị trường như quy mô thị trường, tỷ lệ tăng trưởng thị phần … 39
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 STT Biến quan sát Các thông tin bên ngoài DN 5 Khả năng đáp ứng thông tin liên quan đến các yếu tố mở rộng bên ngoài DN như điều kiện kinh tế, tốc độ tăng dân số, sự thay đổi công nghệ… Báo cáo bộ phận 6 Khả năng đáp ứng thông tin trong các báo cáo về tình hình hoạt động các bộ phận chức năng trong DN như tiếp thị và sản xuất, bán hàng, chi phí, trung tâm lợi nhuận Báo cáo tổng hợp từ các bộ phận 7 Khả năng đáp ứng thông tin về hiệu quả hoạt động của các bộ phận trên các báo cáo tổng hợp của bộ phận như lợi nhuận, chi phí, doanh thu Báo cáo theo thời gian 8 Khả năng đáp ứng thông tin liên quan đến sự ảnh hưởng của các sự kiện trên các khoảng thời gian cụ thể: báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm, xu hướng, … Báo cáo tổng hợp của DN 9 Khả năng đáp ứng thông tin liên quan đến hiệu quả của các hoạt động của cả DN như lợi nhuận, chi phí, doanh thu của cả DN. Báo cáo đột xuất 10 Khả năng đáp ứng thông tin liên quan đến các báo cáo có thông tin cần xử lý và cung cấp thông tin ngay tức thời, không có sự trì hoãn hay chậm trễ Tần suất báo cáo 11 Khả năng đáp ứng về nhu cầu báo cáo được cung cấp thường xuyên một cách có hệ thống, có lịch trình như báo cáo hàng ngày, hàng tuần,.. Tốc độ báo cáo 12 Khả năng đáp ứng thông tin báo cáo là cần đáp ứng ngay, kịp thời khi được yêu cầu. Ảnh hưởng của các sự kiện đến các bộ phận chức năng Khả năng đáp ứng thông tin về các thông tin đã được xử lý để cho thấy ảnh hưởng của 13 các sự kiện đến các bộ phận khác nhau, ví dụ như bộ phận marketing hoặc bộ phận sản xuất với những hoạt động và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận. Các mô hình ra quyết định Khả năng đáp ứng thông tin ở các định dạng phù hợp để cung cấp vào các mô hình 14 quyết định như phân tích dòng tiền chiết khấu, phân tích gia tăng hoặc cận biên, phân tích hàng tồn kho, phân tích chính sách tín dụng, … Phân tích các khả năng xảy ra 15 Khả năng đáp ứng thông tin ở các biểu mẫu cho phép DN thực hiện phân tích các khả năng xảy ra Tương tác trong các bộ phận Khả năng đáp ứng thông tin về tác động mà một quyết định đưa ra sẽ ảnh hưởng như 16 thế nào đến các quyết định của các cá nhân khác trong những trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể. 40
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 STT Biến quan sát Mục tiêu chính xác 17 Khả năng đáp ứng thông tin về mục tiêu chính xác tương ứng cho các hoạt động của tất cả các bộ phận trong DN. Hiệu quả của tổ chức 18 Khả năng đáp ứng thông tin liên quan đến những tác động của các quyết định của tổ chức đến hiệu quả hoạt động tổng thể của DN. Xử lý thông tin tự động 19 Khả năng đáp ứng thông tin được xử lý tự động, tức là được cập nhật tự động vào HTTT khi phát sinh và được cung cấp tự động ngay sau khi hoàn thành quá trình xử lý. • Biến độc lập - Sự tinh vi của CNTT Raymond và Paré (1992) đã phát triển giải pháp đo lường toàn diện nhất về sự tinh vi của CNTT trong các DNNVV bao gồm: sự tinh vi về công nghệ, về thông tin, về chức năng và về quản trị. Tuy nhiên, sự tinh vi về chức năng và quản trị được coi là có ít liên quan hơn vì hầu hết các DNNVV không có chức năng CNTT riêng biệt và do đó thiếu lập kế hoạch và kiểm soát thông tin (Thong, 1999; Hussin và cộng sự, 2002; Ismail và King, 2007). Thang đo và biến quan sát của nhân tố Sự tinh vi về CNTT được kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Ismail và King (2007). Các biến được đo lường thông qua việc sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Thang đo các biến quan sát được lựa chọn từ 1 đến 5 điểm với ý nghĩa “1 = Rất không đồng ý” đến “5 = Rất đồng ý”. Bảng 4: Bảng mã hóa các thông tin đo lường Sự tinh vi về công nghê STT Biến quan sát Hệ thống hỗ trợ văn phòng 1 Hệ thống các ứng dụng CNTT hỗ trợ các công việc xử lý văn bản, đồ họa, trình chiếu Hệ thống hỗ trợ quyết định 2 Hệ thống các ứng dụng CNTT như bảng tính Hệ thống cơ sở dữ liệu 3 Hệ thống các ứng dụng hỗ trợ về nhân sự và các hệ thống phi kế toán khác Các ứng dụng kế toán 4 Hệ thống các ứng dụng hỗ trợ công việc kế toán như bảng lương, hạch toán và sổ sách kế toán, lập hóa đơn, ... Các ứng dụng quản lý sản xuất 5 Hệ thống các ứng dụng hỗ trợ công việc liên quan đến sản xuất như quản lý hàng tồn kho, lập kế hoạch sản xuất và kiểm soát Các ứng dụng thiết kế 6 Các ứng dụng phục vụ cho việc tạo, thiết kế và thao tác các bản vẽ công nghiệp 41
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 STT Biến quan sát Công nghệ tự động hóa 7 Các ứng dụng công nghệ hỗ trợ việc tự động hóa sản xuất bằng cách sử dụng máy tính để vận hành các công cụ máy móc được điều khiển bằng số Mạng nội bộ 8 Ứng dụng công nghệ để kết nối các máy tính trong một tổ chức chẳng hạn như e-mail nội bộ, ứng dụng và chia sẻ dữ liệu Mạng xã hội 9 Hệ thống kết nối các máy tính ở vị trí địa lý khác nhau như Internet, trao đổi cơ sở dữ liệu điện tử,... Bảng 5: Bảng mã hóa các thông tin đo lường Sự tinh vi về thông tin STT Biến quan sát STT Biến quan sát 1 Sổ kế toán tổng hợp 10 Kế toán chi phí 2 Các khoản phải thu 11 Kế toán tài chính 3 Các khoản phải trả 12 Phân tích tài chính 4 Thanh toán 13 Lập ngân sách 5 Nhập đơn hàng, lập ngân sách 14 Quản lý dự án 6 Mua hàng 15 Phương sai sản xuất 7 Hàng tồn kho 16 Chênh lệch ngân sách 8 Lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất 17 Mô hình hóa 9 Bảng lương 18 Quản lý nhân sự * Sự am hiểu của chủ sở hữu/người quản lý Sự am hiểu của chủ sở hữu/người quản lý về CNTT và kế toán được đo lường bằng cách sử dụng một danh sách bảy ứng dụng thường được sử dụng tại các DNNVV, sử dụng thang đo Likert 5 điểm, trong đó “1 = Hoàn toàn không có sự am hiểu” và “5 = Có sự am hiểu sâu rộng” (Ismail và King, 2007; Tamoradi, 2014). Bảng 6: Bảng mã hóa các thông tin đo lường Sự am hiểu của Chủ sở hữu/Nhà quản lý TT Biến quan sát TT Biến quan sát 1 Kỹ thuật kế toán tài chính 6 Hệ thống cơ sở dữ liệu 2 Kỹ thuật kế toán quản trị 7 Ứng dụng phần mềm kế toán 3 Kỹ thuật kế toán Thuế 8 Ứng dụng quản lý sản xuất 4 Xử lý văn bản 9 Mạng LAN 5 Xử lý dữ liệu trên bảng tính 10 Mạng Internet * Cam kết của chủ sở hữu/ người quản lý Cam kết của chủ sở hữu/người quản lý được đo lường dựa trên mức độ tham gia vào các dự 42
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 án CNTT của chủ sở hữu/người quản lý (Hussin và cộng sự, 2002). Sử dụng thang đo Likert 5 điểm với mức ý nghĩa “1 = Hoàn toàn không tham gia” và “5 = mức độ tham gia cao” với các biến quan sát kế thừa từ nghiên cứu trước đây (Ismail và King, 2007; Tamoradi, 2014; Alnajjar, 2017). Bảng 7: Bảng mã hóa các thông tin đo lường Cam kết của Chủ sở hữu/Nhà quản lý STT Biến quan sát 1 Định nghĩa nhu cầu thông tin 2 Lựa chọn phần cứng và phần mềm 3 Triển khai thực hiện hệ thống 4 Bảo trì hệ thống và giải quyết vấn đề 5 Lập kế hoạch triển khai CNTT trong tương lai * Chuyên gia bên ngoài và chuyên gia nội bộ Các chuyên gia tư vấn bên ngoài và đội ngũ chuyên gia nội bộ của DN có thể giúp cho chủ sở hữu/nhà quản lý hiểu biết hơn về tầm quan trọng của HTTTKT cũng như khả năng của CNTT để lựa chọn việc thiết kế, áp dụng trong tổ chức. Ismail và King (2007) điều tra sự tìm kiếm hoặc sử dụng các chuyên gia về 2 lĩnh vực trên. Sử dụng thang đo Likert 5 điểm với mức ý nghĩa “1 = Hoàn toàn không tham gia” và “5 = mức độ tham gia cao” với các biến quan sát kế thừa từ nghiên cứu trước đây. Bảng 8: Bảng mã hóa các thông tin đo lường nhân tố Chuyên gia bên ngoài STT Biến quan sát 1 Chuyên gia tư vấn 2 Công ty dịch vụ/cung cấp dịch vụ 3 Cơ quan chính phủ 4 Công ty dịch vụ kế toán Bảng 9: Bảng mã hóa các thông tin đo lường nhân tố Chuyên gia nội bộ STT Biến quan sát 1 Tuyển dụng đội ngũ chuyên viên kế toán toàn thời gian 2 Tuyển dụng đội ngũ chuyên viên HTTT toàn thời gian * Quy mô doanh nghiệp Các dự án tin học hóa cũng ít có khả năng thành công ở các DN có quy mô nhỏ khi so sánh với các DN có quy mô lớn do hạn chế về nguồn lực và hạn chế về cấu trúc hệ thống thông tin (Thong, 2001). Có nhiều tiêu chí để phân loại quy mô của DN (doanh thu, số lượng lao động, vốn...) tuy nhiên trong nghiên cứu này lựa chọn tiêu chí về số lượng lao động để phân loại và xác định quy mô DN. Như vậy, với toàn bộ quá trình nghiên cứu, tổng quan tài liệu, tác giả đưa ra định hướng nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT tại Việt Nam với mô hình nghiên cứu dưới đây: 43
  14. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Sự tinh vi của CNTT Chuyên gia bên ngoài Sự am hiểu của CSH/ Sự phù hợp Chuyên gia nội bộ người quản lý của HTTTKT Cam kết của Quy mô doanh nghiệp CSH/người quản lý Hình 5: Mô hình nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT tại Việt Nam Budiarto và cộng sự (2014) cũng đã khẳng định tác động tích cực từ sự phù hợp của HTTTKT trong các DNNVV đến hiệu quả hoạt động DN, đồng thời nhóm tác giả đã đưa ra kết luận các nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT trong các DNNVV đặc biệt ở các nước đang phát triển vẫn là một chủ đề rất có ý nghĩa và cần được nghiên cứu trong tương lai. Việt Nam cũng là một nước đang phát triển, với số lượng các DNNVV chiếm tỷ lệ đến hơn 90% tổng số các DN trong nước, do đó các nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT sẽ làm tăng sự hiểu biết của các DNNVV về thông tin kế toán và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong tổ chức; từ đó sẽ giúp cho các DNNVV sẽ thiết kế được một HTTTKT hiệu quả, thúc đẩy cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN ngày càng phát triển 4. Kết luận Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu và rộng với kinh tế thế giới như hiện nay, sự phù hợp của HTTTKT là một vấn đề được nhiều DN quan tâm để nâng cao khả năng đạt mục tiêu của các DN. Các nghiên cứu trên thế giới trong thời gian gần đây khá quan tâm đến sự phù hợp của HTTTKT. Kết quả nghiên cứu tìm thấy đã chứng minh rằng các nhà nghiên cứu không chỉ chú trọng đến HTTTKT mà ngày càng có nhiều các nghiên cứu hướng đến việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT tại DNNVV Việt Nam. Bài viết này đã tổng quan lại tài liệu và xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT với sự kế thừa mô hình nghiên cứu của Ismail và King (2007). Mô hình này được đánh giá là phù hợp với bối cảnh của các DNNVV tại Việt Nam và sẽ được triển khai thu thập dữ liệu nghiên cứu để phân tích kết quả nghiên cứu ở những nghiên cứu tiếp theo. 44
  15. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ba, T. T. (2017). Sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Phân tích đa nhóm với mô hình SEM. Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 4(33), 64 - 73. [2] Bagranoff,N.A., Simkin,M.G., & Norman,C.S. (2010). Core Concept Accounting Information Systems: George Hoffman. [3] Bolon,D.S. (1998). Information processing theory: Implications for health care organisations. International Journal of Technology Management, 15(3-5), 211-221. [4] Budiarto, & Setyo,. (2014). Accounting Information System (AIS) Alignment And Non- Financial Performance In Small Firms. International Journal of Computer Networks (IJCN), 6(2), 15-25. [5] Chan,Y.E., Huff,S.L., Barclay,D.W., & Copeland,D.G. (1997). Business strategic orientation, information systems strategic orientation, and strategic alignment. Information Systems Research, 8(2), 125-150. [6] Chenhall,R.H., & Morris,D. (1986). The impact of structure, environment, and interdependence on the perceived usefulness of management accounting systems. Accounting Review, 16-35. [7] Cragg,P., King,M., & Hussin,H. (2002). IT alignment and firm performance in small manufacturing firms. The Journal of Strategic Information Systems, 11(2), 109-132. [8] Galbraith. (1973). Designing complex Organizations: Addison Wesley Publishing Company. [9] Gul,F.A., & Chia,Y.M. (1994). The effects of management accounting systems, perceived environmental uncertainty and decentralization on managerial performance: a test of three- way interaction. Accounting, organizations and society, 19(4-5), 413-426. [10] Hussin,H., King,M., & Cragg,P. (2002). IT alignment in small firms. European Journal of Information Systems, 11(2), 108-127. doi: 10.1057/palgrave.ejis.3000422 [11] Ismail,N.A., & King,M. (2005). Firm performance and AIS alignment in Malaysian SMEs. International Journal of Accounting Information Systems, 6, 241-259. [12] Ismail,N.A., & King,M. (2007). Factors influencing the alignment of accounting information systems in small and medium sized Malaysian manufacturing firms Journal of Information Systems and Small Business, 1(2), 1-20. [13] Nabizadeh,S.M., & Omrani,S.A. (2014). Effective Factors on Accounting Information System Alignment; a Step towards Organizational Performance Improvement. International Journal of Scientific and Research Publications, 4(9), 287-290. [14] Quyên.N.T.T (2015). Đo lường mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [15] Tushman,M. L., & Nadler,D.A. (1978). Information processing as an integrating concept in organizational design. Academy of management review, 3(3), 613-624. 45
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2