intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan và mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của ủy ban kiểm soát đến chất lượng báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết "Tổng quan và mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của ủy ban kiểm soát đến chất lượng báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết" là thực hiện tổng quan nghiên cứu, đề xuất các giả thuyết khoa học và xây dựng mô hình nghiên cứu về các đặc điểm của Ủy ban kiểm soát có ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo thường niên, gồm báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan khác, dựa trên lý thuyết đại diện (Agency theory) và lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan và mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của ủy ban kiểm soát đến chất lượng báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TỔNG QUAN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ỦY BAN KIỂM SOÁT ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT LITERATURE REVIEW AND RESEARCH MODEL ON ON THE IMPACT OF AUDIT COMMITTEE ON THE ANNUAL REPORT QUALITY TS. Hà Hồng Hạnh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Ủy ban kiểm soát là một yếu tố thuộc môi trường kiểm soát, đóng vai trò giám sát hiệu quả đối với hoạt động một doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp (2020) yêu cầu các công ty cổ phần phải thành lập Ủy ban kiểm soát trực thuộc Hội đồng quản trị để giám sát tính trung thực của báo cáo tài chính và các công bố chính thức liên quan đến kết quả tài chính. Mục tiêu của bài viết là thực hiện tổng quan nghiên cứu, đề xuất các giả thuyết khoa học và xây dựng mô hình nghiên cứu về các đặc điểm của Ủy ban kiểm soát có ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo thường niên, gồm báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan khác, dựa trên lý thuyết đại diện (Agency theory) và lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory). Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy, các đặc điểm của Ủy ban kiểm soát như tính độc lập, sự tham gia của thành viên nữ, chuyên môn về kế toán và tài chính, quy mô, tần suất các cuộc họp có ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo thường niên. Việc tổng hợp, phân tích tổng quan nghiên cứu, thiết lập các giả thuyết khoa học và xây dựng mô hình nghiên cứu trong bài viết này sẽ là cơ sở vững chắc tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo để cung cấp bằng chứng về ảnh hưởng của các đặc điểm của ủy ban kiểm soát đến chất lượng báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: đặc điểm ủy ban kiểm soát, chất lượng báo cáo thường niên, doanh nghiệp niêm yết ABSTRACT Audit committee is a sub-component of control environment, which is considered as the foundation for all other components of internal control. In Vietnam, the Company Act (2020) requires joint stock companies, especially listed companies, to establish audit committee under the Board of Directors to monitor and oversight the integrity of financial statements and other annual reports. The aims of the study is to develop a literature review on the impact of audit committee’s characteristics on annual report quality basing on Agency theory and Stakeholder theory. Prior research in literature review reveals that some typical characteristics of audit committee such as independence, audit committee gender diversity, financial expertise, size of the audit committee, frequency of audit committee meeting have an effect on annual report quality. The process of literature review development and scientific hypothesis establishment create a fundamental background for future empirical studies. The result of research illustrates evidences of the impact of audit committee on the annual report quality. Key words: audit committee’s characteristics, annual report quality, listed companies 1457
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu Khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ COSO (2013) khẳng định môi trường kiểm soát là yếu tố nền tảng chi phối các yếu tố khác như đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và bao trùm mục tiêu hoạt động, báo cáo, tuân thủ của tổ chức. Khái niệm về môi trường kiểm soát trong kiểm soát nội bộ được COSO (2013) mô tả bao gồm môi trường không gian và điều kiện vật chất xung quanh tổ chức, chịu sự ảnh hưởng từ tư tưởng của Hội đồng quản trị, nhà quản lý và ảnh hưởng đến nhận thức của mọi cá nhân trong tổ chức. Theo quan điểm tập trung vào môi trường kiểm soát, rất nhiều nghiên cứu chỉ ra ủy ban kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ cũng như giám sát tính minh bạch trong khai báo của nhà quản lý (Kao and Chen, 2019; Bilal, Chen and Komal, 2017). Những nghiên cứu trước đây, đặc biệt là nghiên cứu tại các nước đang phát triển, đã đưa ra minh chứng cho thấy ủy ban kiểm soát trong một tổ chức có tác động tới hoạt động bền vững, quản trị lợi nhuận, giá trị doanh nghiệp v.v.. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có lợi ích công chúng như công ty cổ phần, công ty niêm yết thì mối quan tâm lớn của các bên liên quan tập trung vào chất lượng của báo cáo thường niên do thông tin bất cân xứng giữa việc công bố thông tin của doanh nghiệp và các bên có liên quan (Li et al., 2012; Akhtaruddin and Haron, 2010). Đối với các nước đang phát triển, nơi thị trường chứng khoán thiếu nguồn thông tin minh bạch thì việc duy trì tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ là một trong những vấn đề cấp bách. Trong bối cảnh đó, hoạt động và chức năng của ủy ban kiểm soát là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự tin cậy của báo cáo và giảm thiểu các chi phí đại diện (Karamanou and Vafeas, 2005). Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp (2020) cũng yêu cầu các công ty cổ phần, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết, phải thành lập ủy ban kiểm soát trực thuộc Hội đồng quản trị để giám sát tính trung thực của báo cáo tài chính và các công bố chính thức liên quan đến kết quả tài chính. Đối với thực tiễn hoạt động tại một quốc gia đang phát triển và đang trong quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng như Việt Nam thì việc duy trì thông tin minh bạch là một trong những yêu cầu cấp thiết để thu hút vốn đầu tư, duy trì thị trường vốn và kiểm soát sự ổn định của hoạt động doanh nghiệp. Giải thưởng cho Báo cáo thường niên của doanh nghiệp niêm yết (the Annual Vietnam Listed Company Awards - VLCA) do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Báo Đầu tư chứng khoán và Công ty Dragon Capital là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy chất lượng của việc công bố thông tin, quản trị hiệu quả và phát triển bền vững. Như vậy, việc nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng tới chất lượng của việc công bố báo cáo thường niên là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng liên quan. Nhận thấy tính cấp thiết trong nghiên cứu lý thuyết và thực trạng hoạt động tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng tổng quan về các đặc điểm của ủy ban kiểm soát ảnh hưởng tới chất lượng báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nội dung của bài viết được kết cấu như sau: Phần 1, giới thiệu về nội dung nghiên cứu; Phần 2: Tổng quan nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu; Phần 3: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu dự kiến; Phần 4: Kết luận. 2. Tổng quan nghiên cứu và giả thuyết khoa học 2.1. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của ủy ban kiểm soát đến chất lượng báo cáo thường niên Chất lượng của báo cáo thường niên chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau. 1458
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Tổng quan các nghiên cứu về nội dung này khẳng định sự tồn tại và hoạt động của ủy ban kiểm soát là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo thường niên (Peasnell và cộng sự, 2005; Li và cộng sự, 2012; Madi và cộng sự, 2014). Các nghiên cứu đều đồng thuận rằng với vai trò giám sát hoạt động của nhà quản lý, bảo vệ tính độc lập của hoạt động kiểm toán và thiết lập các quy chế kiểm soát đối với các quy trình báo cáo, ủy ban kiểm toán sẽ nâng cao chất lượng của báo cáo thường niên. Pincus và cộng sự (1989), Bradbury (1990), Beasley và Salterio (2001), Bédard và cộng sự (2008) khẳng định ủy ban kiểm soát củng cố chất lượng và độ tin cậy của các thông tin tài chính và phi tài chính. Nghiên cứu của Klein (2002), Bédard và cộng sự (2008) kết luận rằng doanh nghiệp có ủy ban kiểm soát độc lập sẽ ít có dấu hiệu của quản trị lợi nhuận. Nghiên cứu của Abbott và Parker (2000), Beasly và cộng sự (2000) khẳng định sự có mặt của các thành viên độc lập trong ủy ban kiểm soát sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu khả năng phát sinh gian lận trên báo cáo tài chính. Việc tăng cường chất lượng của báo cáo tài chính sẽ giúp cho một doanh nghiệp giảm thiểu các vấn đề liên quan đến thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và người phát hành thông tin, đặc biệt là các doanh nghiệp có lợi ích công chúng hoặc các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhiều nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy một doanh nghiệp có phần lớn các thành viên độc lập trong ủy ban kiểm soát sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu trong lần đầu phát hành (Venkataraman và cộng sự, 2008; Kao và Chen, 2019). Ngược lại doanh nghiệp có ủy ban kiểm soát mới thành lập không có ảnh hưởng gì đến giá trị cổ phiếu trong lần đầu phát hành (Ettredge và cộng sự, 2018). Mâu thuẫn xung quanh vấn đề đại diện (Agency problems) đặt ra nhu cầu cần có ủy ban kiểm soát để tăng cường hiệu quả và hiệu năng hoạt động một doanh nghiệp. Theo quan điểm lý thuyết dựa trên nguồn lực (Resource – based view), Filatotchev và Bishop (2002), Bédard và cộng sự (2008), Ủy ban kiểm soát được xem như một nguồn lực nội tại của doanh nghiệp giúp giảm thiểu các mâu thuẫn đại diện giữa chủ sở hữu và nhà quản lý. 22. Tổng quan nghiên cứu và giả thuyết khoa học về ảnh hưởng của các đặc điểm ủy ban kiểm soát đến chất lượng báo cáo thường niên Theo COSO (2013) Ủy ban kiểm soát với chức năng giám sát hoạt động của ban quản trị, duy trì và hỗ trợ hoạt động của kiểm toán độc lập, và áp đặt một cơ chế kiểm soát nội bộ bao gồm quy trình báo cáo, là một thành phần quan trọng thuộc môi trường kiểm soát. Tổng quan nghiên cứu cũng đưa ra rất nhiều các đặc tính cơ bản của ủy ban kiểm soát như tính độc lập (independence), sự tham gia của thành viên nữ trong ủy ban kiểm soát (audit committee femail gender diversity), chuyên môn của ủy ban kiểm soát (audit committee financial expertise), quy mô ủy ban kiểm soát (size of audit committee) và tần suất các cuộc họp của ủy ban kiểm soát (audit committee meeting frequency)(Karamanou và Vafeas, 2005; Li và cộng sự, 2012; Madi và cộng sự, 2014; Din và cộng sự, 2021). 2.2.1. Tính độc lập của ủy ban kiểm soát Thuyết đại diện đã đưa ra khái niệm thông tin bất cân xứng (asymmetric information) để mô tả hiện tượng mà chủ sở hữu và người quản lý có cách tiếp cận thông tin khác nhau. Do đó sự tồn tại và duy trì hoạt động kiểm toán bao gồm kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ và ủy ban kiểm soát sẽ là công cụ giám sát hiệu quả làm giảm ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng. Để thực hiện 1459
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 được chức năng giám sát, bất cứ loại hình giám sát nào, giám sát thường xuyên như ủy ban kiểm soát trong nội bộ đơn vị hay giám sát chuyên biệt như kiểm toán độc lập, cũng cần bảo đảm tính độc lập với khách thể kiểm toán. Đặc biệt đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, tính độc lập của ủy ban kiểm soát sẽ làm gia tăng tính minh bạch của thông tin và củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào các báo cáo (Holland, 2003; Li và cộng sự, 2012; Adegboye và cộng sự, 2020). Các nghiên cứu lý thuyết cũng như các quy định hay chuẩn mực kiểm toán tại các quốc gia đều khẳng định tính độc lập là nền tảng của hoạt động giám sát. Cụ thể, tính độc lập được thể hiện qua độc lập về mặt lợi ích kinh tế, các mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ cá nhân và vị trí công việc. Mặc dù luật định đã có những yêu cầu chi tiết về tính độc lập của các loại hình kiểm toán nhưng đối với ủy ban kiểm soát những quy định này còn chưa rõ ràng. Theo Luật doanh nghiệp của Anh (2010), tất cả các thành viên của ủy ban kiểm soát bắt buộc phải là các giám đốc độc lập và không tham gia điều hành hoạt động của công ty. Ngoài ra thành viên của ủy ban kiểm soát phải được sự phê duyệt trong cuộc họp hội đồng cổ đông. Theo Courtenay (2006), Patelli and Prencipe (2007), Akhtaruddin and Haron (2010), Li et al (2012), Madi et al (2014), Al-Maskati and Hamdan (2017), tính độc lập của ủy ban kiểm soát ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo thường niên. Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau: H1: Tính độc lập của ủy ban kiểm soát có ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng báo cáo thường niên 2.2.2. Sự tham gia của thành viên nữ trong ủy ban kiểm soát Mặc dù các nghiên cứu trong tổng quan lý thuyết đưa ra những kết quả khác nhau nhưng Homeroy (2018) và Aldamen và cộng sự (2018) đều khẳng định giới tính của các thành viên ủy ban kiểm soát có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ủy ban kiểm soát. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng nữ giới với nguyên tắc làm việc thận trọng, kỹ càng, luôn thể hiện trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt đối với một số quốc gia đang phát triển thì các giám đốc nữ trong ủy ban kiểm soát có khả năng thích ứng với công việc nhanh hơn, cũng như luôn tuân thủ gần như tuyệt đối các nguyên tắc về đạo đức khi thực hiện vai trò giám sát (Din và cộng sự, 2020). Ngoài ra nữ giới cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các thành viên, tạo ra sự đồng thuận trong quá trình ra quyết định (Bedard và Grendon, 2010). Một số các nghiên cứu của Madi et al (2014), Al-Maskati and Hamdan (2017) cũng chỉ ra rằng các giám đốc nữ có cách tiếp cận khác đối với hoạt động kiểm soát và thông thường sẽ phản ứng tức thời ngay khi phát hiện ra gian lận. Chính vì vậy kết luận tỷ lệ nữ giới là thành viên của ủy ban kiểm soát có ảnh hưởng đến chất lượng của các báo cáo thường niên là có căn cứ. H2: Sự tham gia của thành viên nữ trong ban kiểm soát ủy ban kiểm soát có ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng báo cáo thường niên 2.2.3. Chuyên môn về kế toán và tài chính của ủy ban kiểm soát Yêu cầu về trình độ chuyên môn của thành viên ủy ban kiểm soát không được quy định rõ ràng trong luật định. Tuy nhiên để thiết lập kiểm soát nội bộ và cụ thể là giám sát đối với hoạt động báo cáo, bao gồm báo cáo của hội đồng quản trị, báo cáo của ban giám đốc về tình hình tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính …, thì ủy ban kiểm soát cần có những thành viên là chuyên gia hoặc có kiến thức chuyên sâu về tài chính. Nghiên cứu của Mangena và Pike (2005), Bédard và Gendron (2010), Velte (2018) đều cho thấy thành viên có kiến thức chuyên 1460
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 sâu về kế toán và tài chính sẽ giúp cho ủy ban kiểm soát và các giám đốc điều hành hiểu rõ hơn về bản chất của các báo cáo và đóng vai trò cầu nối giữa ban quản trị và hoạt động kiểm toán độc lập. Kết quả nghiên cứu của Li và cộng sự (2012) khẳng định chuyên môn của ủy ban kiểm soát chắc chắn có ảnh hưởng tới chất lượng của báo cáo thường niên. Đặc biệt đối với các công ty niêm yết thì thông tin trên báo cáo tài chính là mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối tượng. Vai trò giám sát quá trình lập báo cáo đòi hỏi chuyên môn cao trong lĩnh vực kế toán tài chính của các thành viên ban kiểm soát. H3: Chuyên môn về kế toán và tài chính của ủy ban kiểm soát có ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng báo cáo thường niên 2.2.4. Quy mô của ủy ban kiểm soát Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của quy mô ủy ban kiểm soát đến chất lượng báo cáo thường niên phản ánh nhiều kết quả khác biệt. Một số nghiên cứu tiếp cận theo học thuyết nguồn lực độc lập (resource dependency theory) lập luận rằng nếu quy mô càng lớn thì vai trò và tầm ảnh hưởng của ủy ban kiểm soát sẽ càng lớn. Cũng theo quan điểm trên, các nhà nghiên cứu cho rằng việc thiết lập một ủy ban kiểm soát có quy mô lớn và nhiều thành viên với nhiều kiến thức chuyên môn khác nhau sẽ giúp cho việc giám sát trở nên hiệu quả (Bedard và Grendon, 2010; Pearsons, 2009; Li và cộng sự, 2012; Madi và cộng sự, 2014). Tuy nhiên một số các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng cơ cấu của ủy ban kiểm soát càng lớn sẽ dẫn đến cấu trúc hoạt động cồng kềnh và gây lãng phí về nguồn lực (Karamanou và Vafeas, 2005). Thêm vào đó, quy mô lớn sẽ làm giảm tính linh hoạt của ủy ban kiểm soát (Afza và Nazir, 2014). Để tổng hợp lại các kết quả nghiên cứu về đặc tính này của ủy ban kiểm soát đối với chất lượng báo cáo thường niên, Allergrini và Greco (2011) khẳng định việc thiết lập ủy ban kiểm soát cần dựa trên nguyên tắc: không quá lớn để duy trì ủy ban hoạt động hiệu quả, nhưng cũng cần đảm bảo một cách hợp lý số lượng thành viên đảm nhiệm các vai trò khác nhau trong hoạt động giám sát. Như vậy tổng quan nghiên cứu cho thấy quy mô của ủy ban kiểm soát có ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo thường niên thông qua quá trình thực hiện hoạt động giám sát. H4: Quy mô của ủy ban kiểm soát có ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng báo cáo thường niên 2.2.5. Tần suất các cuộc họp của ủy ban kiểm soát Một số các nghiên cứu đã đưa ra kết quả rằng số buổi họp của ủy ban kiểm soát là yếu tố quan trọng để duy trì tính hiệu quả của hoạt động giám sát (Karamanous và Vafeas, 2005). Greco (2011) đưa ra lập luận rằng tần suất họp thường xuyên của ủy ban kiểm soát giúp các thành viên cập nhật, đánh giá và nêu ý kiến kịp thời về việc áp dụng các nguyên tắc kế toán, xử lý các tình huống và đưa ra các điều chỉnh phù hợp. Đặc biệt đối với các công ty có quy mô lớn; số lượng các giao dịch phát sinh nhiều, có tính chất và nội dung phức tạp; hoạt động thường ngày tồn tại nhiều rủi ro về gian lận và sai phạm; thì việc duy trì thảo luận giữa các thành viên trong ủy ban kiểm soát là đặc biệt cần thiết. Nghiên cứu thực nghiệm của Allergrini và Greco (2011) và Li và cộng sự (2012) đã kết luận: tần suất họp của ủy ban kiểm soát cần duy trì ít nhất là bốn cuộc họp trong một năm để duy trì tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến sự minh bạch trong quá trình lập báo cáo. 1461
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 H5: Tần suất các cuộc họp của ủy ban kiểm soát có ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng báo cáo thường niên 3. Đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến Tính độc lập + Sự tham gia của thành viên nữ + Chất lượng báo cáo Đặc điểm ủy ban thường niên kiểm soát + Chuyên môn về kế toán và tài chính + Tần suất các + cuộc họp Quy mô Agency Theory Stakeholder Theory 4. Kết luận Bài viết tập trung thực hiện tổng quan nghiên cứu, đề xuất các giả thuyết khoa học và xây dựng mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của uỷ ban kiểm soát đến chất lượng báo cáo thường niên của các công ty niêm yết. Mặc dù chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về mặt lý luận, nhưng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết khoa học được rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu và các lý thuyết nền tảng đã giải thích và đưa ra lập luận chắc chắn ảnh hưởng của ủy ban kiểm soát đến chất lượng báo cáo thường niên. Mô hình nghiên cứu sẽ tiếp tục được sử dụng và kiểm chứng trong các nghiên cứu trong tương lai. Cụ thể các nghiên cứu tiếp theo cũng sẽ được thực hiện đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mục tiêu đo lường và xác định mức độ ảnh hưởng của ủy ban kiểm soát đến chất lượng báo cáo thường niên. Định hướng nghiên cứu trong tương lai cũng tập trung đưa ra các khuyến nghị về các yếu tố thuộc đặc điểm ủy ban kiểm soát của các công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam như tính độc lập, sự tham gia của thành viên nữ, chuyên môn về kế toán và tài chính, quy mô, tần suất các cuộc họp nhằm nâng cao chất lượng báo cáo thường niên. 1462
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Adegboye, A., Ojeka, S., Alabi, O., Alo, U. and Aina, A. (2019). Audit committee characteristics and sustainability performance in Nigerian listed banks. Busuness: Theory and Practice, Vol 2(2), 469-476. [2] Aifuwa, H. and Embele, K. (2019). Board characteristics and financial reporting quality. Journal of International Financial Management and Accounting, Vol 5, 30-49 [3] Akhtaruddin, M. and Haron, H. (2010). Board ownership, audit committees’ effectiveness and corporate voluntary disclosures. Asian Review of Accounting, Vol 18(3), 245-259 [4] Afza, T. and Nazair, M. (2014). Audit quality and firm value: A case of Pakistan. Research Journal of Applied Science, Engineering and Technology, 7(9), 1803-1810. [5] Allegrini, M. and Greco, G. (2011). Corporate boards, audit committees and voluntary disclosure: evidence from Italian listed companies. Journal of Management and Governance, 15(3), 1-30 [6] Aldamen, H., Hollindale, J. and Ziegelmayer, J. (2018). Female audit committee members and their influence on audit fees. Accounting and Finance, 58(1), 57-89 [7] Almaskati, M. M. and Hamdan, A. M. M. (2017). Corporate governance and voluntary disclosure: evidence from Bahrain. International Journal Economics and Accounting, 8(1), 1-26 [8] Beasly, S. and Salterio, E. (2001). The relationship between board characteristic and voluntary improvements in audit committee composition and experience. Contemporary Accounting Review, Vol 18, 539 -570 [9] Bedard, J. and Gendron, Y. (2010). Strengthening the financial reporting system: Can audit committes deliver? International Journal of Auditing, 14(2) 174-210. [10] Bilal, S. and Komal, B. (2017). Audit committee financial expertise and earnings quality: A meta – analysis. Journal of Business Research, Vol 84, 253 – 270 [11] Courteney, S. and Cheng, E. (2006). Board composition, regulatory regime and voluntary disclosure. The International Journal of Accounting, 37(2), 247 - 265 [12] COSO (2013), Internal Control – Integrated Framework, New York. [13] Din, U. N., Cheng, X., Ahmad, B., Sheikh, F. M., Adedigba, G. O., Zhao, Y. and Nazneen, S. (2021). Gender diversify in the audit committee and the efficiency of internal control and financial reporting quality. Economics Research, 34(1), 1170-1189 [14] Green, C. P. and Homroy, S. (2018) Female directors, board committees and firm performance. European Economic Review, 102, 19-38. [15] Holland, J. (2003). Intellectual capital and the capital market - organisation and competence. Accounting, Auditing and Accountability Journal, 16(1), 39-48 [16] Ibrahim, E. and Al harasees, M. (2019). Gender attributes of audit committee members and the quality of financial reports. International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences. 9(3), 24-37 [17] Kao, L. and Chen, A. (2019). How a pre – IPO audit committee improves IPO pricing efficiency in an economy with litte value uncertainty and information asymmetry. Journal of Banking and Finance, Elsvier, Vol 110(C) [18] Karamanou, I. and Vafeas, N. (2005). The association between corporate boards, audit committees and management earnings forecasts: An empirical analysis. Journal of Accounting Research, 43(3), 453-486 1463
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [19] Li, J., Mangena, M. and Pike, R. (2012). The effect of audit committee characteristics on intellectual capital disclosure. The Bristish Accounting Review, 44(2), 98-110 [20] Madi, K.H., Ishak, Z. and Manaf, A. A. N. (2014). The impact of audit committee characteristics on corporate voluntary disclosure. International Conference on Accounting Studies, ICAS 2014, 19-19 [21] Mangena, M. and Pike, R. (2005). The effect of audit committee shareholding, financial expertise and size on interim financial disclosure. Accounting and Business Research, 35(4), 327-349 [22] Nguyen, V. T., Le, T. H. and Pham, T. L. (2020). Impact of the board characteristic on earnings management of listed companies on Vietnam Stock Exchange. Journal of Finance, Vol 1 [23] Patelli, L. and Prencipe, A. (2007). The relationship between voluntary disclosure and independent directors in the presence of a dominant shareholder. European Accounting Review, 16(1), 5 -33 [24] Pathan, S. and Faff, R. (2013). Does board structure in banks really affect their performance? Journal of Banking and Finance, 37, 1573-1589 [25] Pearsons, O. S. (2009). Audit committee characteristics and earlier voluntary ethics disclosure among fraud and no – fraud firms. International Journal of Disclosure and Governance, 6(4), 284-297 [26] Quốc hội (2020), Luật Doanh nghiệp, Luật số 59/2020/QH14 [27] UK Code. (2010). UK corporate governance code. London: FRC. June [28] Velte, P. (2018). Is audit committee expertise connected with increased readability of integrated reports: Evidence from EU companies. Problems and Perspectives in Management, 16(2) 1464
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2