intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp" được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp với mẫu khảo sát là nhân viên làm ở phòng kế toán thuộc các tổ chức khác nhau, đã tốt nghiệp ĐH chuyên ngành kế toán của các Trường ĐH khối kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2020. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN VÀO CÔNG VIỆC THỰC TẾ CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN SAU TỐT NGHIỆP FACTORS AFFECTING THE LEVEL OF SPECIALIST KNOWLEDGE MANIPULATION INTO FUTURE WORK OF ACCOUNTING STUDENTS AFTER GRADUATION ThS. Nguyễn Quỳnh Trang, CN. Nguyễn Phương Thảo Trường Đại học Thương mại Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp với mẫu khảo sát là nhân viên làm ở phòng kế toán thuộc các tổ chức khác nhau, đã tốt nghiệp ĐH chuyên ngành kế toán của các Trường ĐH khối kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2020. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra một số khuyến nghị đối với các Trường ĐH, các cơ sở đào tạo kế toán trong việc cải thiện môi trường đào tạo, đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp, đảm bảo nguồn nhân lực kế toán của Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh cũng như nắm bắt cơ hội việc làm trong bối cảnh nền kinh tế mở. Từ khóa: vận dụng kiến thức chuyên môn, cử nhân kế toán ABSTRACT The study was carried out to determine the factors affecting the level of specialist knowledge manipulation into future work of accounting students after graduation with a survey sample of employees working in accounting departments of different organizations, who graduated from accounting speciality in economic Universities in Hanoi during the period from 2018 to 2020. From the research results, we have come up with several recommendations for universities and accounting training institutions in improving the training environment, renovating curricula and teaching methods in order to improve the quality of training in the direction of career application, ensuring that Vietnam's accounting human resources are qualified to compete as well as seize job opportunities in the context of an open economy. Keywords: specialist knowledge manipulation, accounting students after graduation 1. Đặt vấn đề Kế toán là một nghề cơ bản trong các tổ chức kinh tế và các cơ quan hành chính sự nghiệp. Với mức lương ổn định và hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp, ngành kế toán luôn được đông đảo người học lựa chọn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng cùng với những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), cơ hội việc làm cho cử nhân kế toán rộng mở hơn nhưng áp lực cạnh tranh nghề nghiệp cũng không hề nhỏ trong khi trình độ chuyên 843
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 môn và kỹ năng làm việc của các bạn trẻ chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia. Theo thông tin từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổng cục Thống kê (2020), nguồn nhân lực kế toán Việt Nam đang “thừa số lượng nhưng thiếu chất lượng”. Tuy nguồn cung dồi dào nhưng hơn 80% sinh viên mới tốt nghiệp chưa tiếp cận ngay được với công việc của một nhân viên kế toán thực sự và cần được đào tạo lại do thiếu và yếu cả về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Trong những năm gần đây, công tác đào tạo chuyên ngành kế toán ở nhiều nước đã được đổi mới nhằm đáp ứng những yêu cầu của tình hình thế giới. Tại Việt Nam, cả nước có khoảng hơn 500 trường ĐH, bao gồm 2 ĐH Quốc gia, các khoa, trường thành viên trực thuộc ĐH Quốc gia, các ĐH vùng, học viện và các trường cao đẳng. Trong số đó, có tới 200 cơ sở giáo dục có đào tạo chuyên ngành kế toán với đầy đủ các hệ và cấp bậc đào tạo, từ trung cấp, cao đẳng, liên thông đại học, đại học chính quy, cao học và đào tạo tiến sĩ với đủ các hình thức đào tạo: chính quy, tại chức, đào tạo từ xa... Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở đào tạo mới chỉ dừng lại ở việc đào tạo chuyên sâu về nội dung lý thuyết các chuẩn mực, các nguyên tắc cơ bản về kế toán, chưa có nhiều chương trình về thực hành cũng như chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với các DN và các công ty kiểm toán. Do đó, sinh viên ngành kế toán khi mới tốt nghiệp gặp không ít khó khăn để thích ứng với môi trường làm việc thực tế. Chúng tôi hy vọng, kết quả nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp” sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ sở đào tạo kế toán trong quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp kế toán theo hướng đáp ứng những yêu cầu của bối cảnh mới. 2. Tổng quan nghiên cứu và các giả thuyết Kiến thức chuyên môn (kiến thức chuyên ngành) là lĩnh vực kiến thức riêng của một ngành bất kỳ. Mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tiễn được đo lường bằng khả năng chủ thể phát hiện được vấn đề, vận dụng được các kiến thức liên quan hoặc tìm tòi, khám phá các kiến thức nhằm thực hiện giải quyết các vấn đề trong công việc thực tế đạt hiệu quả. Theo M. David Merrill (2007), khả năng người học vận dụng được kiến thức vào thực tiễn là một tiêu chí để đánh giá kết quả đào tạo. Để đảm bảo nguyên tắc dạy học hiệu quả, các cơ sở đào tạo cần tạo cơ hội để người học được thực hành cũng như vận dụng các kiến thức đã học. Điều này chịu sự tác động bởi 2 nhóm yếu tố là “thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế” và “thời lượng được tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc”. Tác giả A.V.Barabasicoov (1963) cho rằng việc vận dụng kiến thức tốt hay không tốt phụ thuộc vào năng lực tiềm ẩn bên trong của mỗi người. Nếu một cá nhân thông minh, tư duy logic và có khả năng tiếp thu vấn đề tốt thì trong một môi trường như nhau, với thái độ tích cực như nhau thì khả năng vận dụng kiến thức vào công việc thực tế sẽ tốt hơn những cá nhân khác. Bên cạnh đó, nếu xét trên một khía cạnh đơn lẻ, thái độ có tác động rất lớn đến hiệu quả công việc đạt được. Nếu một cá nhân mặc dù không thông minh nhưng có thái độ tích cực, ham học hỏi, mong muốn củng cố và hoàn thiện bản thân thì sẽ khác một cá nhân có thái độ tiêu cực, thậm chí cá nhân đó rất thông minh thì hiệu quả công việc sẽ không cao và cá nhân đó cũng không được đánh giá tốt. Bởi vậy trong mục tiêu đào tạo, ngoài các yêu cầu về kiến thức thì kỹ năng và thái độ nghề nghiệp đúng đắn cũng rất quan trọng. Do vậy “khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi cá nhân” và “thái độ tích cực đối với nghề nghiệp” là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng kiến thức vào công việc thực tế. 844
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Để cung cấp thông tin cho các cơ sở đào tạo về học viên, từ đó cung cấp một môi trường đào tạo thuận lợi và hiệu quả cho học viên, Njeru Millicent Wawira (2014) đã khảo sát 420 học viên của 6 ngân hàng lớn ở Kenya. Kết quả nghiên cứu cho thấy 85% học viên tham gia khảo sát đã áp dụng các kiến thức được đào tạo xử lý các tình huống thực tế trong khi 15% không áp dụng được. Ngoài ra, nghiên cứu đã phân tích được mức độ ảnh hưởng của 4 yếu tố đến khả năng người học áp dụng các kiến thức được đào tạo vào thực tế, bao gồm “đặc điểm của người học”, “môi trường đào tạo”, “chương trình đào tạo” và “đặc điểm của giảng viên”. Tại Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu lý luận về vận dụng kiến thức, nhóm tác giả Phạm Thị Ngọc Ly và Phan Thị Thanh Quyên (2019) xác định 6 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành vào công việc thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp, gồm: “khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành được cung cấp”, “thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành”, “thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế”, “khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức được học vào hoàn cảnh thực tế”, “thái độ yêu thích đối với nghề nghiệp”, “thời lượng được tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc trong thực tế”. Với mẫu khảo sát là 125 nhân viên làm ở phòng kế toán thuộc các tổ chức kinh tế khác nhau (DN, Ngân hàng, Uỷ ban, Bưu điện) trên địa bàn thành phố Kontum đã có bằng tốt nghiệp ĐH, kết quả nghiên cứu đã xác định được 5/6 yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức ngành của sinh viên sau tốt nghiệp, sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: “khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức được học vào hoàn cảnh thực tế”; “thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế”; “thời lượng được tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc”; “thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán”; “khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp”. Yếu tố “thái độ yêu thích đối với nghề nghiệp” không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu của các tác giả. Kiến thức chuyên môn bao gồm cả kiến thức hàn lâm và những kĩ năng chuyên môn, thực hành và rèn luyện. Trong chương trình đào tạo cử nhân ngành kế toán, kiến thức chuyên môn là một nội dung giảng dạy quan trọng, bao gồm những kiến thức liên quan đến công việc thường ngày của một kế toán viên. Sinh viên sẽ được trang bị một hệ thống cơ sở lý luận là những Chuẩn mực, Thông tư được áp dụng trong công tác kế toán, được rèn luyện và thực hành các kỹ thuật xử lý các nghiệp kế toán phát sinh thường ngày, dưới cả hình thức thủ công và ứng dụng tin học. Trong nghiên cứu này, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ/ khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp, sau khi tiến hành tổng quan các nghiên cứu có liên quan, nhóm nghiên cứu đã thực hiện thảo luận nhóm với 6 chuyên gia là những người có hiểu biết về vấn đề nghiên cứu (nhà quản trị - người sử dụng lao động kế toán, kế toán trưởng và nhân viên kế toán của các DN và đơn HCSN). Theo các chuyên gia, yếu tố đầu tiên nên được đưa vào mô hình nghiên cứu là “môi trường đào tạo”. Môi trường đào tạo tốt đảm bảo cho người học được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận dụng vào thực tiễn và có cơ hội phát triển bản thân. Môi trường đào tạo không chỉ chứa đựng những yếu tố về cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy. Những vấn đề liên quan đến “đặc điểm của giảng viên” như phong cách, phương pháp giảng dạy của giảng viên, mối quan hệ giữa giảng viên với người học… cũng là những khía cạnh để đánh giá môi trường đào tạo mà không nên tách thành một biến độc lập riêng. Bên cạnh đó, các yếu tố như “khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi cá nhân” và “thái độ tích cực”/ “thái độ yêu thích đối với nghề nghiệp” được đề cập trong một vài nghiên cứu khác với tư cách là những biến độc lập (A.V.Barabasicoov, 1963; Phạm Thị Ngọc Ly & Phan 845
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Thị Thanh Quyên, 2019), nhưng theo quan điểm của chúng tôi đây là những khía cạnh thuộc về đặc điểm người học. Xem xét trên tất cả các khía cạnh kiến thức, kỹ năng và thái độ, chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp gồm 6 yếu tố: (1) Môi trường đào tạo, (2) Khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp, (3) Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán, (4) Thời lượng được tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc; (5) Thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế; (6) Đặc điểm người học. Môi trường đào tạo Khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp Mức độ vận Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành dụng kiến thức kế toán chuyên môn vào công việc Thời lượng được tiếp cận với những mô hình thực tế của sinh mô phỏng công việc viên ngành kế toán sau tốt Thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế Đặc điểm người học Hình 1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp Với mô hình nghiên cứu trên, các giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau: ❖ Giả thuyết H1: Môi trường đào tạo có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp Môi trường đào tạo không chỉ bao gồm những điều kiện đảm bảo đào tạo nhất định như cơ sở vật chất, kiến thức, kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên, năng lực và chất lượng phục vụ của cán bộ nhân viên hỗ trợ người học mà còn phải tính mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động. Quá trình học tập là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người học không ngừng nỗ lực, kiên trì để đạt được mục tiêu đã đề ra. Môi trường đào tạo đóng vai trò quan trọng và góp phần quyết định đến sự tập trung vào học tập, đảm bảo quá trình học tập không bị ảnh hưởng xấu là một điều kiện rất tốt để người học có nhiều cơ hội phát triển bản thân và học tập hiệu quả hơn, thu nhận được càng nhiều kiến thức từ các nội dung thực hành dẫn đến mức độ vận dụng kiến thức của sinh viên vào thực tế càng cao (Njeru Millicent Wawira, 2014). ❖ Giả thuyết H2: Khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên 846
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ngành kế toán sau tốt nghiệp Kiến thức hàn lâm là những kiến thức chuyên sâu dành về một lĩnh vực, ngành nghề, môn học nào đó. Đó là những kiến thức nền tảng chủ yếu mang tính lý thuyết và chính là cơ sở giúp sinh viên thực hành và ứng dụng vào công việc thực tế. Các kiến thức hàn lâm ngành kế toán bao gồm: kiến thức về các nghiệp vụ kinh tế tài chính của đơn vị, hệ thống cơ sở lý luận là những Chuẩn mực, Thông tư được áp dụng trong công tác kế toán. Các kỹ năng thực hành đều dựa trên kiến thức hàn lâm về chuyên ngành để từ đó vận dụng vào công việc thực tế. Nếu không có kiến thức hàn lâm, người học sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận với công việc thực tế. Với lập luận trên, chúng tôi đã đặt giả thuyết, liệu khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành được cung cấp có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp hay không? ❖ Giả thuyết H3: Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp Thực hành là sự lặp lại của một hành động với mục tiêu cải thiện kết quả, hình thành trí nhớ, càng thực hành nhiều thì khả năng kiểm soát tốc độ và sự tự tin càng tăng lên. Kiến thức không chỉ được hình thành thông qua những nội dung học tập mang nặng tính lý thuyết mà nó còn được hình thành thông qua các hoạt động liên quan đến thực hành, thực tiễn khi người học được thực hành các tình huống trong thực tiễn. Trong quá trình đó, người học sẽ áp dụng được những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra, khám phá ra những ý nghĩa thú vị của ngành học, điều đó giúp người học sẽ củng cố được kiến thức của bản thân, nâng cao sự tự tin (Phạm Thị Ngọc Ly & Phan Thị Thanh Quyên, 2019). ❖ Giả thuyết H4: Thời lượng được tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp Việc thực hành trên phòng kế toán mô phỏng là một vấn đề không mới với các cơ sở đào tạo kế toán. Khi được tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc, người học sẽ hình dung được toàn bộ công việc kế toán tại một đơn vị, người học được làm việc trực tiếp với các phần mềm kế toán, với chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thuế và các phương tiện trợ giúp nghe nhìn như máy Fax, máy photo, Scan, Internet, kỹ thuật nghe gọi điện thoại, gửi email,… Những điều đó không chỉ tạo cho người học tâm lý yêu thích công việc mà còn góp phần củng cố kiến thức đã học, rèn luyện tác phong làm việc và những kỹ năng cần thiết khi ra trường như: Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng vận dụng chính sách kế toán, thuế... ❖ Giả thuyết H5: Thời lượng tiếp cận với công việc thực tế có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp Tiếp cận với công việc thực tế có thể hiểu là từng bước bắt tay vào công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức như: đi thực tập, tìm hiểu những vấn đề thực tiễn xoay quanh công việc,…Theo M. David Merrill (2007), thời lượng tiếp cận với công việc thực tiễn càng lớn, người học sẽ có được một mức độ kinh nghiệm để hiểu rõ hơn về kỹ năng và giới hạn của bản thân, về công việc và môi trường làm việc, từ đó sẽ càng nâng cao kỹ năng thực hành, sự tự tin và mức độ vận dụng kiến thức vào công việc thực tế sẽ tốt hơn. 847
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ❖ Giả thuyết H6: Đặc điểm người học có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số yếu tố thuộc về các đặc điểm người: giới tính, sở thích, năng lực, sở trường, thậm chí là cả kỳ vọng về ngành học tác động đến mức độ vận dụng kiến thức mà họ học được vào thực tế (Chapman, 1981; Worthington& Higgs, 2003). Khi được học đúng chuyên ngành phù hợp với sở thích cá nhân và kế hoạch nghề nghiệp tương lai thì người học sẽ học tốt hơn. Các khía cạnh thuộc về đặc điểm người học có ảnh hưởng đến mức độ/ khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế được đề cập nhiều là kĩ năng, khả năng tiếp thu kiến thức của người học và đặc biệt là thái độ với nghề nghiệp. Thái độ với nghề nghiệp, với công việc có vai trò vô cùng quan trọng. Một người có thái độ nghề nghiệp tốt sẽ nỗ lực cố gắng vận dụng tối đa khả năng của bản thân để hoàn thành công việc. Ngược lại, nếu không có thái độ đúng đắn với nghề nghiệp dẫn đến tình trạng tiêu cực, không có tính tiến thủ, hiệu quả công việc không cao (A.V.Barabasicoov, 1963; Phạm Thị Ngọc Ly & Phan Thị Thanh Quyên, 2019). 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thiết kế bảng câu hỏi điều tra và lựa chọn thang đo Để thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã thiết kế bảng hỏi gồm 2 phần: ✓ Phần 1: Tìm hiểu các thông tin về người điền phiếu điều tra. ✓ Phần 2: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp. Các câu hỏi khảo sát ở phần 1 là dạng các câu trả lời ngắn. Phần 2 của bảng hỏi gồm 31 câu hỏi đo lường cho các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên đề xuất mà câu trả lời đo lường bằng thang đo Likert với 5 mức độ, thấp nhất là “1 – Hoàn toàn không đồng ý” đến “5 – Hoàn toàn đồng ý”. Các câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên các câu hỏi đã sử dụng ở các nghiên cứu tiền nhiệm. Để kiểm định mức độ phù hợp của các câu hỏi, chúng tôi đã tiến hành điều tra thử nghiệm thông qua việc gửi phiếu khảo sát đến các cựu sinh viên ngành kế toán đã tốt nghiệp năm 2019 và 2020 của Trường ĐH Thương mại và Học viện tài chính. Với 33 phiếu thu được (từ 50 phiếu phát ra), chúng tôi đã kiểm tra độ tin cậy của 31 thang đo với 2 công cụ hệ số tin cậy (Cronbach Alpha) và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation). Cả 2 hệ số này đều đáp ứng yêu cầu với hệ số tin cậy tổng hợp của các biến đều lớn hơn 0.7, hệ số tương quan biến tổng của 31 biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (Hair và cộng sự, 2010). Sau đó chúng tôi mới triển khai khảo sát trên diện rộng. 3.2. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu Đối tượng tham gia khảo sát trong nghiên cứu được xác định là nhân viên làm ở phòng kế toán thuộc các tổ chức kinh tế khác nhau trên địa bàn Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Ninh Bình, đã tốt nghiệp ĐH chuyên ngành kế toán của các trường ĐH lớn có đào tạo kế toán khu vực phía Bắc: Trường Đại học Ngoại Thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Trường Đại học Thương Mại, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng trong khoảng thời gian từ 2018 đến nay sẽ cho được một kết quả khảo sát có ý nghĩa thực tế lớn trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu để đưa ra giải pháp đối với các cơ sở đào tạo. Việc xác định số lượng mẫu khảo sát qua bảng hỏi là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu định lượng. Cho đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau về kích thước mẫu (n) cho phù hợp trong phân tích nhân tố và phân tích hồi quy: 848
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 • Roger (2006) cho rằng cỡ mẫu tối thiểu áp dụng được trong các nghiên cứu định lượng là từ 100 - 150. • Theo Tabachnick & Fidell (2007), trong phân tích hồi quy, kích thước mẫu nên được tính bằng công thức n >= 50+ 8p (p: số biến độc lập). • Theo Hair và cộng sự (2010), đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát trong các thang đo và tốt nhất là gấp 10 lần. Trong nghiên cứu này, tổng số biến quan sát của các biến độc lập và biến phụ thuộc là 31. Cỡ mẫu cần thiết cho phân tích nhân tố khám phá ít nhất là 31*5=155. Nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp nên cỡ mẫu được chọn trên nguyên tắc mẫu càng lớn càng tốt. Chúng tôi dự kiến chọn cỡ mẫu là 400, nhưng sẽ phát ra tăng thêm khoảng 5% vì trong quá trình thu thập dữ liệu sẽ phải loại bỏ những phản hồi không đạt yêu cầu. Vì vậy, số bảng hỏi đã gửi đi là 420. Sau khi sàng lọc thu được 398 phiếu sử dụng được. Quy mô mẫu này đủ để đảm bảo tính tin cậy khi áp dụng các phân tích định lượng cần thiết. Tổng hợp dữ liệu trên phần mềm Excel và Microsoft Office với các dữ liệu đã được xử lý bằng phân tích thống kê đơn giản, kết hợp với mô tả số liệu bằng số tuyệt đối, số tương đối. Tổng hợp dữ liệu trên bảng tính Excel và sử dụng phần mềm SPSS 26.0 để phân tích mô tả mẫu, phân tích nhân tố và kiểm định, phân tích tương quan và hồi quy. 4. Kết quả phân tích dữ liệu và thảo luận 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu Kết quả phân loại 398 phiếu theo thành phần giới tính, trường ĐH đã tốt nghiệp, số năm tốt nghiệp như sau: Bảng 1. Thông tin về đối tượng khảo sát Đặc điểm Phân loại Tần số Tỷ lệ Nam 92 23.12% Giới tính Nữ 306 76.88% Trường Đại học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc) 74 18.59% Trường đại học Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân 91 22.86% đã tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại 85 21.36% Học viện Ngân Hàng 81 20.35% Học viện Tài Chính 67 16.84% 1 năm 112 28.14% Số năm đã tốt 2 năm 162 40.7% nghiệp 3 năm 124 31.16% Học chuyên ngành chính là kế toán 398 100% Làm đúng chuyên ngành kế toán 398 100% Doanh nghiệp 221 55.53% Nơi làm việc Cơ quan HCSN 125 31.41% Tổ chức khác 52 13.06% Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả Số lượng đáp viên của mỗi trường dao động từ 67 đến 91 người, cao nhất là Trường ĐH 849
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Kinh tế quốc dân, kế tiếp là Trường ĐH Thương mại, Học viện Ngân hàng, Trường ĐH Ngoại thương và Học viện tài chính. 4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích khám phá nhân tố EFA Để kiểm tra độ tin cậy của các biến quan sát, nghiên cứu sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Corrected item total correlation). Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu có Cronbach's Alpha nhóm từ 0.775 đến 0.901. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3. Tất cả các chỉ số này lớn hơn mức tối thiểu để đảm bảo tính hội tụ, độ tin cậy và tính phân biệt của các nhân tố như đề xuất của Hair và cộng sự (2010) nên đều được đưa vào phân tích ở những bước tiếp theo (Bảng 2). Bảng 2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Số quan Cronbach's Hệ số tương quan Biến sát Alpha biến tổng Môi trường đào tạo (MTĐT) 3 0.783 0.670 – 0.770 Khối lượng kiến thức hàn lâm về 5 0.874 0.845 – 0.852 chuyên ngành kế toán được cung cấp (KTHL) Thời lượng thực hành kiến thức chuyên 5 0.882 0.841 – 0.873 ngành kế toán (KTCN) Thời lượng được tiếp cận với những 5 0.901 0.884 – 0.896 mô hình mô phỏng công việc (MHMP) Thời lượng được tiếp cận với công việc 5 0.880 0.847 – 0.860 thực tế (CVTT) Đặc điểm người học (DDNH) 5 0.863 0.824 – 0.843 Mức độ vận dụng kiến thức (VDKT) 3 0.775 0.640 – 0.724 Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) 28 biến quan sát của 6 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu cho thấy: Biến quan sát MTĐT02 có hệ số tải nhân tố (Factor loading) nhỏ hơn 0.3 nên ta loại biến quan sát này để tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA); Biến MHMP02 tải lên ở cả 2 nhân tố Component 1 và Component 3 có chênh lệch hệ số tải = 0.399 > 0.3 nên được giữ lại. Tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 sau khi đã loại biến MTĐT02 cho kết quả như sau: ✓ Hệ số KMO = 0.931 thỏa mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích EFA được chấp nhận với dữ liệu nghiên cứu. ✓ Kiểm định Bartlett's có mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05; Tổng phương sai trích = 70.588% > 50%, điều này có nghĩa là 70.588% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 6 nhân tố, cho thấy mô hình EFA là phù hợp. ✓ Eigenvalues = 1.059 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố 850
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 và trích được 6 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt nhất. ✓ Các biến phân tích có hệ số tải Factor Loading > 0.6 có ý nghĩa thống kê tốt. Tương tự, kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc VDKT cho kết quả 1 > KMO = 0.690 > 0.5 với Sig. = 0.000 < 0.05 cho thấy các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố EFA là thích hợp. Phép quay Varimax cho phép trích được một nhân tố với 3 biến quan sát và phương sai trích tích lũy được là 69.018% > 50%), giá trị Eigenvalue là 2.071 > 1, các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Như vậy các biến đo lường thành phần “Mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp” đều được sử dụng trong các phân tích tiếp theo. 4.3. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu Để tiến hành hồi quy, từ các biến quan sát nhóm nghiên cứu tạo ra các biến đại diện. Mỗi biến đại diện là trung bình của các biến quan sát của mỗi nhóm nhân tố. Kí hiệu biến phụ thuộc là VDKT, 6 biến độc lập là: MTĐT, KTHL, KTCN, MHMP, CVTT, DDNH. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để ước lượng cho mô hình hồi quy tổng thể: VDKT = β1 MTĐT + β2 KTHL + β3 KTCN + β4 MHMP + β5 CVTT + β6 DDNH + Ui (1) Trong đó, Ui là sai số ngẫu nhiên đại diện cho các yếu tố khác ngoài 6 yếu tố trên, có ảnh hưởng đến “Mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp”. Đưa 6 nhân tố trên vào chạy hồi quy nhằm đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy bội bằng phương pháp Enter. Bảng 3. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai lệch chuẩn Hệ số Durbin-Watson 1 .860a .740 .736 .29183 1.823 a, Biến độc lập: (Hằng số), DDNH, MHMP, MTĐT, KTHL, KTCN, CVTT b, Biến phụ thuộc: VDKT Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả Kết quả ở Bảng 3 cho thấy mô hình nhóm nghiên cứu xây dựng là phù hợp với mức ý nghĩa 0.05, vì hệ số R2 điều chỉnh= 0.736 > 0.5 và thống kê F kiểm định độ phù hợp mô hình có Sig. =0.000 < 0.05. Như vậy 73.6% sự biến thiên của mức độ vận dụng được giải thích bới 6 yếu tố độc lập. Bảng 4. Kết quả mô hình phân tích hồi quy Hệ số Thống kê đa Hệ số chưa chuẩn hóa Mô hình chuẩn hóa t Sig. cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Dung sai VIF Hằng số -.028 .098 -.289 .773 1 MTĐT .117 .028 .138 4.240 .000 .628 1.592 KLHL .146 .032 .156 4.534 .000 .560 1.786 851
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 KTCN .286 .032 .306 8.891 .000 .563 1.777 MHMP .270 .028 .325 9.478 .000 .563 1.775 CVTT .091 .033 .096 2.770 .006 .558 1.791 DDNH .084 .034 .085 2.476 .014 .561 1.781 a, Biến phụ thuộc: VDKT Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả Hệ số phóng đại phương sai VIF đạt giá trị lớn nhất = 1.791 < 2 cho thấy các biến độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy không có hiện tượng đa cộng biến xảy ra và mối quan hệ của các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy. Từ bảng phân tích hồi quy, ta có hàm hồi quy sau: VDKT = 0.117 MTĐT + 0.146 KTHL + 0.286 KTCN + 0.270 MHMP + 0.091 CVTT + 0.084 DDNH (2) Từ phương trình hồi quy có thể thấy 6 biến độc lập có tác động cùng chiều vào biến phụ thuộc vì hệ số Beta các biến độc lập đều > 0 và có ý nghĩa thống kê Sig. < 0.05. Do giá trị Sig. của hằng số = 0.773 > 0.05 nên không đưa vào mô hình hồi quy. Nhân tố “Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán” ảnh hưởng mạnh nhất đến “Mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế” (Beta= 0.286). Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu “Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán” tăng 1 đơn vị thì “Mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp tăng lên 0.286 đơn vị. Các yếu tố “Thời lượng được tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc”; “Khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp”; “Môi trường đào tạo”, “Thời lượng tiếp cận với công việc thực tế” và “Đặc điểm người học” cũng đều tác động đến “mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế” với hệ số Beta lần lượt là 0.270, 0.146, 0.117, 0.091 và 0.084. Như vậy các giả thuyết H1; H2; H3; H4; H5; H6 đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%, mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Để kiểm định sự khác biệt về Mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp theo các đặc điểm cá nhân, nhóm tác giả thực hiện phân tích kiểm định T-Test mẫu độc lập và kiểm định ANOVA một chiều. ❖ Sự khác biệt theo giới tính Bảng 5. Thống kê mô tả mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn theo giới tính Giới tính N Trung bình Sai số thống kê Trung bình lệch chuẩn Mức độ vận Nam 92 3.0761 .56366 .05877 dụng Nữ 306 3.0871 .57039 .03261 Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả 852
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 6. Kết quả kiểm định mức độ vận dụng kiến thức ngành theo Giới tính Kiểm định Levene về Kiểm định t về sự bằng nhau của các trung bình sự bằng nhau của phương sai F Sig. t df Sig.Khác biệt Khác Độ tin cậy 95% (2- trung bình biệt độ tailed) lệch chuẩn Thấp Cao hơn hơn Giả định Mức phương sai .308 .579 -.164 396 .870 -.01106 .06764 -.14403 .12191 độ bằng nhau vận Ko giả định dụng phương sai -.165 151.379 .870 -.01106 .06721 -.14384 .12172 bằng nhau Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả Kết quả kiểm định Levene cho thấy Sig. = 0.579 > 0.05 nên phương sai giữa 2 nhóm giới tính nam và nữ bằng nhau. Kiểm định t có Sig. = 0.870 > 0.05 nên không có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình giữa 2 nhóm giới tính. Như vậy không có sự khác biệt mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp giữa hai giới tính nam và nữ với độ tin cậy 95%. ❖ Sự khác biệt theo trường đại học đã tốt nghiệp Bảng 7. Kiểm định về sự đồng nhất về phương sai Thống kê Levene df1 df2 Sig. 1.554 5 392 .172 Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả Kết quả kiểm định sự đồng nhất về phương sai cho thấy với Sig. = 0.172 > 0.05, có thể nói phương sai của sự đánh giá về mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp theo trường đại học đã tốt nghiệp không có sự khác biệt. Như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được. Bảng 8. Kết quả so sánh mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành của sinh viên theo trường đại học đã tốt nghiệp ANOVA Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Giữa các nhóm 2.580 5 .516 1.611 .156 Trong cùng nhóm 125.572 392 .320 Tổng 128.152 397 Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả 853
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Theo kết quả phân tích ANOVA, ta thấy Sig. = 0.156 > 0.05 nên có thể nói không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ vận dụng kiến thức ngành vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp theo các trường đại học. 5. Kết luận Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã làm sáng tỏ 2 vấn đề: Thứ nhất, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp, theo mức độ giảm dần là: Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán, thời lượng được tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc, khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp, môi trường đào tạo, thời lượng tiếp cận với công việc thực tế, đặc điểm người học. Thứ hai, tìm hiểu sự khác biệt về mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp giữa các đặc điểm cá nhân, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ vận dụng kiến thức ngành của sinh viên theo giới tính và các trường đại học đã tốt nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi khuyến nghị các cơ sở đào tạo kế toán cần cải thiện cả 6 yếu tố trên nhằm nâng cao mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của người học sau tốt nghiệp, hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết để có thể nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đưa ra một số gợi ý liên quan đến 3 yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều nhất đến “mức độ vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế của sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp”: Thứ nhất, cần tăng thời lượng thực hành các kiến thức chuyên ngành kế toán. Các cơ sở đào tạo nên bổ sung những học phần thực hành kế toán giúp sinh viên có thêm nhiều thời gian thực hành các công việc. Bên cạnh đó, việc liên kết với các đơn vị cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu (kế toán thực hành, kế toán tổng hợp…) cũng là gợi ý tốt. Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên nhận được chứng chỉ chứng nhận quá trình học khóa học này. Ngoài ra, thay vì học kỳ cuối sinh viên mới có cơ hội đến DN và tiếp cận với công việc thực tế thì có thể đến DN học tập trong thời gian học các học phần chuyên ngành. Thứ hai, các cơ sở đào tạo cần tăng thời lượng được làm việc trên các mô hình mô phỏng công việc thực tế để hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập. “Phòng kế toán ảo” là một mô hình lấy ý tưởng mô phỏng phòng kế toán trong thực tế, thực hiện nhiệm vụ hạch toán kế toán của một DN vừa bởi các nhân viên kế toán chuyên trách, được chia thành 6 vị trí công việc: Kế toán công nợ, kế toán thanh toán (kế toán tiền), kế toán kho, kế toán thuế, kế toán tổng hợp và kế toán trưởng. Người tham gia sẽ được giao nhiệm vụ “đóng vai” nhân viên kế toán, thực hiện các nhiệm vụ được giao như: Quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp; tiếp nhận, kiểm tra, lập và luân chuyển các chứng từ kế toán; hạch toán ghi sổ; luân chuyển số liệu; lập BCTC, thuế;... dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên. Trên cơ sở 6 vị trí công việc, người tham gia được chia thành 6 nhóm khác nhau. Mỗi nhóm có 2 đến 3 thành viên, cùng thực hiện các nghiệp vụ kế toán được giao, qua đó cũng phát huy được những ưu việt của phương pháp học nhóm, làm việc nhóm. Thứ ba, các cơ sở đào tạo cần tăng cường liên kết và tham khảo ý kiến của các DN, cơ quan, tổ chức để xây dựng, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo thông qua việc các đơn vị cung cấp các thông tin về thị trường lao động, tranh luận và phản biện với cơ sở đào tạo về nội dung 854
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chương trình đào tạo. Tài liệu giảng dạy và học tập cần được cập nhật thường xuyên. Chương trình đào tạo cần được cơ cấu theo hướng tinh giản, hiện đại và linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực tiễn, theo phương châm “Đào tạo những gì xã hội cần, chứ không đào tạo những gì nhà trường có”. Bên cạnh đó, cần tạo cho sinh viên một môi trường học tập năng động để tạo động lực cho họ gắn bó với nghề nghiệp đã lựa chọn. Về phía bản thân người học cần rèn luyện và phát huy tính chủ động trong tiếp thu và vận dụng các kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Trường đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức. [2] Nguyễn Đình Thọ (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. [3] Phạm Thị Ngọc Ly, Phan Thị Thanh Quyên (2020), Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinh viên sau tốt nghiệp nghiên cứu trên địa bàn thành phố Kontum, Kỷ yếu hội thảo đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán theo yêu cầu hội nhập, p. 173 – 190. [4] Chapman, D. W. (1981). A model of student college choice. The Journal of Higher Education, 52(5), p. 490-505. [5] Gerbing & Anderson (1998), An Update Paradigm for Scale Development Incorporing Unidimensionality and Its Assessments, Journal of Marketing Research, Vol.25, p. 186- 192. [6] Hair et al. (2009), Multivariate Data Analysis, Prentical-Hall International, Inc. [7] Jabnoun & Al-Tamimi (2003), Measuring perceived service quality at UAE commercial banks, International Journal of Quality and Reliability Management, p. 4. [8] Merrill, M. D. (2007), First Principles of instruction: a synthesis. Trends and Issues in Instructional Design and Technology, 2nd Edition. R.A. Reiser and J. V. Dempsey. Upper Saddle River, JN, Merrill/Prentice Hall. 2: p. 62- 71.
 [9] Njeru Millicent Wawira (2014), Factors affecting transfer of knowledge from training to the job among employees of large commercial banks in Kenya, University of Nairobi. [10] Nunnally, J.C, & Burnstein, I.H (1994), Psychometric Theory, 3rded, NewYork: McGraw - Hill. [11] Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (1996), Using multivariate statistics (3rd ed.), New York.5. [12] Worthington, A. C., & Higgs, H. (2003). Factors explaining the choice of a finance major: the role of students' characteristics, personality and perceptions of the profession. Accounting Education, 12(3), p. 261-281. 855
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2