intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa" nhằm mục đích đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán tại trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến với 256 quan sát từ sinh viên năm thứ 3 và 4 của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Hồng Đức. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa

  1. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC, TỈNH THANH HÓA Lê Thị Loan Mai Thị Hồng1 Tóm tắt Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán tại trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến với 256 quan sát từ sinh viên năm thứ 3 và 4 của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Hồng Đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố tác động cùng chiều đến chất lượng dịch vụ đào tạo ngành Kế toán tại trường đại học Hồng Đức gồm: Chương trình đào tạo, chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất, nhân viên hành chính và chất lượng đầu ra. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập. Từ khóa: Dịch vụ đào tạo, chất lượng dịch vụ, ngành Kế toán, Đại học Hồng Đức 1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Hiện nay có rất nhiều trường Đại học trong cả nước đang đào tạo chuyên ngành Kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực về kế toán cho nền kinh tế. Việc đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo nói chung, chất lượng dịch vụ đào tạo ngành Kế toán nói riêng đã và đang được các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục tiến hành dựa trên các tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT tại các cơ sở đào tạo đại học, trong đó có Đại học Hồng Đức. Tuy nhiên, đánh giá và đo lường chất lượng dịch vụ là việc rất khó khăn, bởi chất lượng dịch vụ chịu ảnh hưởng từ nhận thức của người sử dụng dịch vụ và có mối quan hệ mật thiết với sự hài lòng của họ. Một số mô hình nghiên cứu đã được xây dựng để đánh giá, đo lường chất lượng dịch vụ và đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự (1988) với thang đo gồm 5 thành phần sự tin cậy, sự đáp ứng, sự đảm bảo, sự cảm thông, sự hữu hình. Tiếp đó, mô hình SERVPERF được Coronin & Taylor (1992) xây dựng cũng gồm 5 thành phần với 22 biến quan sát nhằm kiểm định tính thực nghiệm và cải tiến mô hình SERVQUAL. Các mô hình trên đã được vận dụng vào nghiên 1 ThS, Khoa Kinh tế - QTKD, Trường Đại học Hồng Đức 322
  2. cứu và đo lường chất lượng dịch vụ ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có giáo dục (Sohail và Shaikh, 2004; Jain và cộng sự, 2013; Latif và cộng sự, 2017...). Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu đánh giá, đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo Đại học (Nguyễn Thành Long, 2006; Huỳnh Trường Huy và Nguyễn Nhật Khiêm, 2012; Phạm Lê Hồng Nhung và cộng sự, 2012; Lê Đức Tâm, 2012; Trần Hữu Ái, 2016; Phạm Thị Liên, 2016; Nguyễn Ngọc Điệp, 2020...). Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng phiên bản chuyển thể của SERVQUAL là SERVPERF để đánh giá chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học, tuy nhiên có sửa đổi để phù hợp với tình hình ứng dụng cụ thể và bổ sung các mục theo bối cảnh nghiên cứu. Gần đây, chủ đề đánh giá, đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành Kế toán tại các cơ sở giáo dục đại học cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015; Nguyễn Minh Nhã, Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2018; Nguyễn Thị Lan Anh, 2018; Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2020...). Tất cả các nghiên cứu đều xoay quanh các yếu tố như: giảng viên và phương pháp giảng dạy; cán bộ nhân viên sẵn lòng giúp đỡ giải quyết vấn đề cho sinh viên; chương trình đào tạo, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ học tập; danh tiếng, cung cấp thông tin, tiêu chí đánh giá và chất lượng đầu ra. Bảng 1: Các yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành Kế toán được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây Tác giả/năm TT Nghiên cứu Các yếu tố thực hiện 1 Nghiên cứu nhân tố ảnh Chất lượng đầu ra, thư viện, phòng máy hưởng đến chất lượng dịch tính, sự tận tâm của giảng viên, trình độ vụ đào tạo chuyên ngành Nguyễn Thị giảng viên, cán bộ phục vụ, yếu tố xã hội Kế toán tại các trường cao Thùy Dung, đẳng, đại học trên địa bàn 2015 thành phố Đà Nẵng 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến Phẩm chất của Giảng viên, chương trình chất lượng dịch vụ đào tạo Nguyễn Minh đào tạo, trình độ của giảng viên, cơ sở vật chuyên ngành kế toán - Nhã, Nguyễn chất, chất lượng đầu ra nghiên cứu tại trường đại Thị Thanh Thủy, học Tiền Giang 2018 3 Nhân tố ảnh hưởng đến Chương trình đào tạo; Đội ngũ giảng viên; chất lượng đào tạo tại Bộ Môi trường học tập; Dịch vụ tư vấn hỗ trợ; môn Kế toán Khoa Kinh tế Lê Bá Khôi, Năng lực sinh viên; Cơ sở vật chất; Các - Tài chính 2021 phương pháp kiểm tra 323
  3. 4 Nghiên cứu các nhân tố ảnh Chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, giảng hưởng đến sự hài lòng của viên, mức học phí, khả năng phục vụ sinh viên về chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán, Nguyễn Thị Lan kiểm toán tại trường đại Anh, 2018 học công nghiệp Hà Nội 5 Các yếu tố ảnh hưởng đến Trình độ giảng viên, phẩm chất của giảng Nguyễn Thị chất lượng dịch vụ đào tạo viên, thái độ của sinh viên, chương trình Thanh Thủy, chuyên ngành kế toán tại đào tạo, cơ sở vật chất, cán bộ hỗ trợ 2020 trường ĐH Trà Vinh (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu được công bố về việc đánh giá chất lượng dịch vụ chuyên ngành Kế toán tại các cơ sở giáo dục đại học, tuy nhiên thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo trên quan điểm của sinh viên là khác nhau đối với sinh viên ở các khu vực khác nhau (Jain và cộng sự, 2010). Đồng thời, môi trường văn hóa khác nhau cũng dẫn đến nhận thức khác nhau của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo (Clemes và cộng sự, 2007). Vì vậy, trên cơ sở tổng hợp lý thuyết và các mô hình, thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo của các nghiên cứu trước đây, kết hợp bổ sung, hiệu chỉnh để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo ngành Kế toán tại trường Đại học Hồng Đức gồm 5 yếu tố: Chương trình đào tạo, Chất lượng giảng viên, Nhân viên hành chính, Cơ sở vật chất và Chất lượng đầu ra. Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: Tác giả đề xuất) 324
  4. 2. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả sử dụng nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng nhằm kiểm định và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo ngành Kế toán trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa. Các thang đo trong mô hình nghiên cứu được điều chỉnh và kiểm chứng thông qua bảng câu hỏi khảo sát với 250 mẫu. Thông tin dữ liệu được thu thập thông qua các bảng hỏi được phát và thu hồi trực tiếp đến các đối tượng sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4 đang theo học chuyên ngành Kế toán tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Hồng Đức Các dữ liệu thu thập được bằng cách sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Nghiên cứu sử dụng 30 thang đo, với 26 thang đo cho các biến đọc lập được chia làm 5 nhóm nhân tố và 4 thang đo cho biến phụ thuộc. Kích thước mẫu được xác định dựa trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1998) và Hair & ctg (1998), tức là để đảm bảo phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) tốt thì cần có ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số mẫu không nên dưới 100. Vậy với 30 biến quan sát nghiên cứu này cần đảm bảo kích thước mẫu tối thiểu phải là 30 * 5 = 150. Hiện nay, số lượng sinh viên năm 3 và 4 đang theo học chuyên ngành Kế toán tại trường ĐH Hồng Đức là 274 sinh viên, để đảm bảo tính chính xác và khách quan cho kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả lựa chọn khảo sát toàn bộ 274 sinh viên trên. Cách lấy mẫu: phát phiếu điều tra cho 274 đối tượng điều tra, kết quả thu về 256 phiếu điều tra hợp lệ, loại 18 phiếu điều tra không hợp lệ. Các thông tin điều tra được lượng hóa thông qua việc sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (từ hoàn toàn đồng ý đến hoàn toàn không đồng ý) và được xử lý trên phần mềm SPSS 22.0. Các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được được đánh giá tính tin cậy thông qua hệ số Cronbach's Alpha và hệ số tương quan biến tổng với tiêu chuẩn chấp nhận các biến là có tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) > 0.3(Nunally&Burstein,1994), đồng thời các hệ số Cronbach’s Alpha của các biến phải từ 0.7 trở lên và lớn hơn Cronbach's Alpha if Item Deleted (Hair và cộng sự, 2006). Để xác định các nhóm nhân tố chính tác động đến chất lượng dịch vụ đào tạo ngành Kế toán của trường Đại học Hồng Đức, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Các tiêu chuẩn phù hợp của phân tích nhân tố khám phá là hệ số KMO phải đạt giá trị từ 0.5 trở lên (0.5= 1 (Hair và cộng sự, 2006). Cuối cùng tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để đánh giá quan hệ nhân quả và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu với mức ý nghĩa 5%. 325
  5. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1 Kiểm định thang đo Thông qua kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, nhóm tác giả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho các biến trong mô hình nghiên cứu. Bảng 2: Độ tin cậy của thang đo Cronbach' Corrected Cronbach s Alpha if Nhân tố Item-Total ’s Alpha Item Correlation Deleted I. Chương trình đào tạo 0,909 1. Chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp với thực 0,809 0,868 tế yêu cầu của ngành kế toán 2. Nội dung giáo trình, bài giảng đầy đủ, cập nhật, đáp 0,847 0,847 ứng được mục tiêu môn học 3. Nội dung chương trình đào tạo được thiết kế linh 0,851 0,881 hoạt, hợp lý 4. Tỷ lệ phân bổ thời lượng lý thuyết, thực hành của các 0,749 0,890 môn học trong chương trình là phù hợp 5. Nội dung chương trình đào tạo gắn với thực tiễn 0,782 0,872 0,903 II. Chất lượng giảng viên 0,856 0,825 6. Giảng viên có kiến thức thức chuyên môn vững chắc, sâu rộng về các chuyên ngành. 0,789 0,874 7. Giảng viên của bạn có kỹ năng giảng dạy tốt 8. Giảng viên của bạn luôn sáng tạo và cập nhật những 0,789 0,878 cái mới về môn học đảm trách 9. Giảng viên sử dụng tốt các thiết bị công nghệ thông 0,856 0,893 tin hỗ trợ cho việc giảng dạy 10. Giảng viên của bạn thân thiện, lịch sự và nhiệt tình 0,813 0,874 III. Cơ sở vật chất 0,923 0,824 0,905 11. Phòng học của nhà trường đầy đủ và sạch sẽ, gọn gàng 0,847 0,890 12. Trường có phòng thực hành kế toán riêng dành cho hoạt động đào tạo chuyên ngành Kế toán 0,869 0,871 13. Các phòng học, phòng thực hành có đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy với chất lượng tốt 0,845 0,884 14. Hệ thống máy vi tính, phần mềm hỗ trợ đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu dạy và học 0,832 0,906 15. Hệ thống internet phủ sóng rộng, đường truyền tốt 16. Thư viện của trường khang trang, rộng rải, cung cấp 0,817 0,898 nguồn tài liệu phong phú 326
  6. IV. Nhân viên hành chính 0,934 17.Cán bộ nhân viên hành chính có kiến thức tốt về các 0,837 0,917 quy định, thủ tục 18. Cán bộ nhân viên hành chính có năng lực giải quyết 0,875 0,905 tốt các vấn đề khúc mắc của bạn 19. Cán bộ nhân viên hành chính luôn nhã nhặn, lịch sự 0,837 0,917 khi giao tiếp với bạn 20. Cán bộ nhân viên hành chính luôn ân cần, giúp đỡ 0,833 0,918 và giải quyết các vấn đề của bạn đúng như đã hứa 0,915 V.Chất lượng đầu ra 21. Bạn đã đạt được một nền tảng kiến thức về các lĩnh vực khác nhau 0,784 0,867 22. Bạn đạt được kiến thức và các kỹ năng vận dụng đối với nghề Kế toán 0,830 0,873 23. Bạn phát triển được khả năng tư duy và lý luận 24. Bạn phát triển được hầu hết các kỹ năng (giao tiếp, 0,812 0,873 thuyết trình, phân tích vấn đề, sử dụng ngoại ngữ, tin học, phần mềm kế toán...) 0,847 0,889 25. Bạn tin rằng với những kiến thức, kỹ năng đã đạt được giúp bạn có thể phát triển nghề Kế toán trong 0,818 0,882 tương lai 26. Khoa thường xuyên cung cấp những hướng dẫn và 0,793 0,902 thông tin cơ hội việc làm cho bạn VI. Chất lượng dịch vụ đào tạo 0,916 27. Bạn hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo ngành 0,856 0,861 Kế toán của nhà trường 28. Bạn đánh giá cao về chương trình đào tạo ngành Kế 0,811 0,899 toán của nhà trường 29. Chất lượng đào tạo ngành Kế toán của trường bạn so 0,838 0,879 với các trường khác có thể được coi là cao hơn 30. Bạn hoàn toàn hài lòng về quyết định của mình khi 0,867 0,903 theo học ngành kế toán tại nhà trường Tổng thể 0,791 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS) Bảng 2 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các thang đo bằng 0,791 lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) đều lớn hơn 0,3. Trong từng nhóm nhân tố, các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha rất cao (>0,9) và lớn hơn hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted của các nhân tố trong nhóm, thể hiện thang đo có mức độ tin cậy cao, phù hợp để sử dụng cho phân tích nhân tố. 327
  7. 3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA Bảng 3: Kiểm định sự tương quan giữa các biến độc lập KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .734 Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 2515.228 Sphericity Df 136 Sig. .000 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS) Bảng 3 cho thấy hệ số KMO = 0,734 > 0,5 nên phân tích nhân tố là phù hợp. Kiểm định Bartlett’s test có sig = 0.000 < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với biến tổng. Bảng 4: Hệ số Eigenvalues và tổng phương sai trích của các biến độc lập Initial Eigenvalues Component Total % of Variance Cumulative % 1 4.383 25.780 25.780 2 3.247 19.098 44.878 3 2.739 16.109 60.987 4 2.498 14.694 75.681 5 2.118 12.456 88.137 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS) Bảng 4 cho thấy 5 nhóm nhân tố đều có trị số Eigenvalues lớn hơn 1. Các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần trong tỷ lệ giải thích cho sự biến thiên của tổng thể các biến quan sát. Trong đó nhân tố 1 giải thích cho 25,78% tổng giá trị phương sai (nhiều nhất), còn nhân tố 5 giải thích cho 12,456 % tổng giá trị này (ít nhất). Nhóm 5 nhân tố này có thể giải thích cho tổng cộng 88,137% tổng phương sai của tất cả 26 biến, thỏa mãn tiêu chí nhóm các nhân tố được rút ra phải giải thích cho ít nhất 50% tổng phương sai của tổng thể biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố EFA từ phương pháp xoay trục tọa độ Varimax đối với các mục hỏi cho thấy tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố factor loading EFA > 0,5, như vậy thang đo là phù hợp với phương pháp phân tích nhân tố. 3.3. Kiểm định tương quan giữa các nhân tố (Kiểm định pearson) Mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập (Chương trình đào tạo, chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất, nhân viên hành chính, chất lượng đầu ra) tác động đến biến phụ thuộc là chất lượng dịch vụ đào tạo ngành Kế toán trường ĐH Hồng Đức: Y= 328
  8. Trong đó: X1 là nhân tố Chương trình đào tạo X2 là nhân tố Chất lượng giáo viên X3 là nhân tố cơ sở vật chất X4 là nhân tố nhân viên hành chính X5 là nhân tố chất lượng đầu ra Y là chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán Để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng người ta dùng hệ số tương quan Pearson. Nếu hệ số Pearson>0,3 nghĩa là giữa hai biến có tương quan với nhau Bảng 5: Kiểm định sự tương quan giữa các biến với biến phụ thuộc Y X1 X2 X3 X4 X5 Pearson Correlation 1.000 .712 .731 .654 .542 .573 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 256 256 256 256 256 256 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS) Kết quả kiểm định sự tương quan của các biến trong mô hình cho thấy hệ số pearson giữa các biến đều lớn hơn 0,3, đồng thời các giá trị Sig giữa các biến đều = 0.000< 0,05 do vậy các biến đều tương quan với nhau và có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là cả 5 nhân tố đều có tác động đến chất lượng dịch vụ đào tạo ngành Kế toán. 3.4. Phân tích hồi quy đa biến Phương pháp lựa chọn để phân tích hồi quy là phương pháp STEPWISE (đưa từng biến vào lần lượt) để xem xét mức độ ảnh hưởng của tất cả các biến đến biến phụ thuộc. Bảng 6: Kết quả hồi quy mô hình đa biến Coefficientsa Unstandardized Standardized Collinearity Coefficients Coefficients Statistics Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF 5 (Constant) .268 .214 1.249 .014 Chất lượng giảng viên .357 .070 .330 5.089 .000 .418 2.392 Chương trình đào tạo .234 .058 .232 4.061 .000 .542 1.846 Cơ sở vật chất .188 .064 .191 2.930 .004 .417 2.400 Chất lượng đầu ra .157 .064 .157 2.450 .015 .427 2.344 Nhân viên hành chính .150 .064 .150 2.341 .021 .427 2.342 a. Dependent Variable: Chất lượng dịch vụ đào tạo ngành Kế toán ( Nguồn: Kết quả khảo sát số liệu điều tra trên SPSS) 329
  9. Từ bảng 6 rút ra được mô hình hồi quy phản ánh mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán với 5 nhóm nhân tố như sau: Y( Chất lượng dịch vụ đào tạo ngành Kế toán) = 0,330 Chất lượng giảng viên+ 0,232 Chương trình đào tạo + 0,191 Cơ sở vật chất+ 0,157 Chất lượng đầu ra + 0,150 Nhân viên hành chính. Tất cả 5 nhóm nhân tố đều có mức ý nghĩa sig 0.0001; hệ số phóng đại phương sai VIF có giá trị nằm trong khoảng (1-3)
  10. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Nhà trường cần thực hiện lấy ý kiến đóng góp thường xuyên, rộng rãi đối với các nhà tuyển dụng, các chuyên gia, cựu sinh viên từ đó cập nhật, điều chỉnh các học phần theo hướng phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Ngoài ra, Nhà trường cần tăng cường tham khảo đa dạng các chương trình đào tạo của các nước tiên tiến, chất lượng cao để tiếp cận và kế thừa và có định hướng chỉnh sửa cho các lần điều chỉnh chương trình đào tạo trong tương lai. Về cơ sở vật chất Ngành Kế toán của trường Đại học Hồng Đức trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ đào tạo, Nhà trường cần tiếp tục bổ sung kịp thời sách giáo trình, tài liệu chuyên ngành Kế toán mới xuất bản nhằm tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên có điều kiện tiếp cận với tri thức mới. Bên cạnh đó, Nhà trường cần nâng cao hiệu quả sử dụng của các phòng thực hành kế toán, đầu tư sửa chữa, nâng cấp, mua sắm mới kịp thời các trang thiết bị đã xuống cấp, hư hỏng, nâng cấp đường truyền Internet ở các khu vực giảng đường để phục vụ tốt nhất quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên. Về chất lượng đầu ra Để cải tiến chất lượng đầu ra đáp ứng yêu cầu thực tiễn thì Nhà trường cần xây dựng mối liên hệ với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành, thực tập trong môi trường thực tế và tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với các cơ hội việc làm ngay khi còn đang đi học. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm cho sinh viên dưới nhiều hình thức như mở các lớp đào tạo ngắn hạn, thảo luận Xemina, sinh hoạt các câu lạc bộ… Về đội ngũ nhân viên hành chính Nhân viên hành chính là những người hỗ trợ cho công tác đào tạo. Do đó, thái độ, phong cách làm việc của họ có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ngành Kế toán. Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên hành chính, Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác hỗ trợ sinh viên cho đội ngũ nhân viên hành chính. Nêu cao tinh thần lắng nghe ý kiến phản hồi của sinh viên, có thái độ, thân thiện và tận tình hướng dẫn khi sinh viên liên hệ công việc. Bên cạnh đó, Nhà trường cần xây dựng được các tiêu chí đánh giá, khen thưởng cụ thể đối với đội ngũ nhân viên hành chính, nhằm tạo động lực cho nhân viên trong việc hỗ trợ công tác đào tạo, NCKH và hoạt động phục vụ cộng đồng. 331
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Thị Thùy Dung (2015), “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành Kế toán tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, ĐH Đà Nẵng. 2. Nguyễn Minh Nhã, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán - nghiên cứu tại trường đại học Tiền Giang”, tạp chí Khoa học trường ĐH Cần Thơ, tập 54, số 6c, tr 139 – 147. 3. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2020), “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại trường đại học Trà Vinh”, tạp chí công thương, số 72, tr25 – 37. 4. Lại Xuân Thủy, Phan Thị Minh Lý (2011), Đánh giá chất lượng đào tạo tại Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế trên quan điểm của người học, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 3(44), tr230-237. TIẾNG ANH 5. Clemes, M. D., Gan, C. E. C., và Kao, T. (2007), “University student satisfaction: An empirical analysis”, Journal of Marketing for Higher Education, 17(2), pp.292-325 6. Jain, G., Sinha, G., và De, S. K. (2010), “Service quality in Higher education: An exploratory study”, Asia Journal of Marketing, 4(3), pp.144-154 7. Hair & ctg (1998), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International 8. Parasuraman & ctg (1988), Model for service quality, SERVQUAL. 332
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2