intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh trong thời đại số

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh trong thời đại số" được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu tác động của công nghệ 4.0 và những yếu tố khác ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học. Từ đó, tác giả đề xuất những hàm ý giá trị thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh trong thời đại số

  1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP KINH DOANH TRONG THỜI ĐẠI SỐ Th.S Nguyễn Ngọc Hạnh1 Th.S Hồ Thị Thảo Nguyên Tóm tắt Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu tác động của công nghệ 4.0 và những yếu tố khác ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học. Từ đó, tác giả đề xuất những hàm ý giá trị thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên. Dữ liệu khảo sát và thu thập 243 mẫu điều tra hợp lệ sử dụng phần mềm SPSS để phân tích bằng phương pháp kiểm định Cronbach’s Anpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, tương quan Pearson và kiểm định sự khác biệt của nhóm yếu tố thông qua Oneway Anova, Independent simple T test. Kết quả cho thấy ba nhân tố chính ảnh hưởng lớn đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp là yếu tố Hỗ trợ / Vốn, Tính khả thi và Tự tin. Từ khóa: Ý định khởi nghiệp; Hỗ trợ vốn; Tính khả thi; Tự tin; Thời đại số 1. Giới thiệu Phát triển kinh tế và kinh doanh trong thời đại số là đề tài luôn được nhắc đến nhiều nhất và luôn là định hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Ý định khởi nghiệp là la bàn chỉ hướng cho việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà và giải quyết được vấn đề việc làm cho xã hội. Cũng chính cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 hay còn được gọi tên là cách mạng 4.0 đã tạo nên một cột mốc mang sự chuyển biến đột phá. Xu hướng về Marketing hay marketing sản phẩm sẽ dịch chuyển từ Marketing truyền thống sang Marketing kỹ thuật số để kịp thích nghi với thay đổi của hành vi người tiêu dùng trong bối cảnh thời đại số. Theo Vneconomy, năm 2020, Covid-19 xảy ra làm thay đổi xu hướng tiêu dùng và là một cái cớ vô cùng hợp lý để môi trường mua sắm online bùng nổ. Phần thắng sẽ thuộc về doanh nghiệp biết thay đổi nhanh chóng và nắm bắt cơ hội nhanh nhất. Một khảo sát mới nhất của Nielsen đưa ra tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2020 cho thấy, số người tiêu dùng mua sắm online tăng lên 25%, trong khi ở các kênh truyền thống như siêu thị, chợ và tạp hóa chỉ tăng lần lượt 7%, 3% và 6%. Điều đó cho thấy chuyển đổi số trong tiêu dùng đang bùng nổ, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19. Dẫn đến cơ hội khôi phục và khởi nghiệp sau2 Covid cùng với cuộc cách mạng 4.0 sẽ mở ra nhiều ý tưởng kinh doanh mới cho sinh viên nói chung và sinh viên ngành Quản trị kinh doanh và 1 Khoa Marketing - Đại học Tài chính Marketing, Email: nguyenhanh@ufm.edu.vn 1152
  2. sinh viên Marketing nói riêng. Hiện nay, hệ sinh thái về các doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực Marketing vẫn khá là non trẻ, đối với sinh viên nói chung đa số cho rằng khởi nghiệp khi vừa bước chân khỏi ghế nhà trường là một ý tưởng mạo hiểm. Tuy nhiên, chúng ta đang có rất nhiều tiềm lực hỗ trợ các nhà khởi nghiệp qua các chương trình gọi vốn như show “Sharktank”, hay các quỹ đầu tư mạo hiểm và hơn thế nữa về sự tiềm năng của con người trong thời đại số. Bài nghiên cứu này tập trung chặt chẽ vào yếu tố thời đại số và các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh và sinh viên ngành marketing tại Việt Nam. Để tìm hiểu các yếu tố này đã tác động như thế nào trong ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. 2. Các giả thuyết nghiên cứu Dựa trên lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước, kế thừa có chọn lọc các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong các nghiên cứu có liên quan và đồng thời căn cứ vào các lý thuyết hành vi dự định (TPB), lý thuyết hành động hợp lý (TRA), lý thuyết sự kiện khởi nghiệp kinh doanh (SEE). Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả có 10 biến độc lập: (1) Chuẩn chủ quan, (2) Hỗ trợ khởi nghiệp/Vốn, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Nhận biết xu hướng công nghệ 4.0, (5) Môi trường giáo dục về kiến thức công nghệ 4.0, (6) Có kinh nghiệm về các nền tảng công nghệ 4.0, (7) Đặc điểm tính cách, (8) Nhu cầu thành đạt, (9) Tính khả thi, (10) Sự tự tin. Chuẩn chủ quan Được hiểu là những những nhận thức hay những áp lực từ phía xã hội, điều này được thế hiện bằng sự đồng tình ủng hộ hay sự phản đối với những người thực hiện hành vi đó, bao gồm các ảnh hưởng từ phía gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc các xu hướng thịnh hành của xã hội được nghiên cứu từ Thuyết hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB) được Ajzen (1991) nghiên cứu, là sự mở rộng của thuyết hành động hợp lý (TRA). Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Lĩnán và cộng sự (2011), Ambad và Damit (2016) đã cho thấy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó ta xây dựng giả thuyết H1 như sau: Giả thuyết H1: Chuẩn chủ quan ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Hỗ trợ khởi nghiệp/Vốn Theo nghiên cứu của Mat và cộng sự (2015), Haris và cộng sự (2016) thì hỗ trợ khởi nghiệp hay hỗ trợ về nguồn vốn có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, Hỗ trợ khởi nghiệp được xem là nhân tố chính trong việc thực hiện ý tưởng kinh doanh và triển khai nó trên thực tế. Nguồn vốn kinh doanh đã được khẳng định có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong các nghiên cứu của (L. K. Le, 2018; 1153
  3. T. N. D. Le & Nguyen, 2019; Truong & Nguyen, 2019). Nghiên cứu của Luthje và Franke (2004) - Nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học tại Canada dựa trên thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991). Kết quả nghiên cứu cho rằng việc kích thích ý định khởi nghiệp của sinh viên bị tác động bởi hai tác nhân chính: yếu tố thuộc về nội tại (đặc điểm cá nhân) và yếu tố về môi trường bên ngoài (thị trường, tài chính, môi trường giáo dục). Nghiên cứu nhấn mạnh các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài sẽ tác động trực tiếp đến ý định khởi sự kinh doanh trong đó có yếu tố về tài chính. Từ đó ta xây dựng giả thuyết H2 như sau: Giả thuyết H2: Hỗ trợ khởi nghiệp/ Vốn có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Nhận thức kiểm soát hành vi Theo Ajzen (1991), nhận thức kiểm soát hành vi là đề cập đến nhận thức của cá nhân về mức độ dễ dàng hay khó khăn; có bị kiểm soát, hạn chế hay không khi thực hiện hành vi. Nó có thể được đánh giá qua cảm nhận của cá nhân về khả năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp khi khởi nghiệp, khả năng thành công khi kinh doanh, những kiến thức, kinh nghiệm cá nhân hay khả năng tiếp cận thông tin để làm cho việc khởi nghiệp trở nên khả thi. Một cá nhân có tiềm năng ý định khởi nghiệp phải có mong muốn và nhận thấy tính khả thi của việc ý định khởi nghiệp (Shapero & Sokol, 1982). Đây là khái niệm gần với khái niệm về năng lực cá nhân của (Bandura, 1997); khái niệm về sự tự tin trong mô hình (SEE) của Shapero và Sokol (1982) đã nói đến khả năng của cá nhân trong việc hoàn thành các hành vi khởi nghiệp. Từ đó ta xây dựng giả thuyết H3 như sau: Giả thuyết H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Môi trường giáo dục về kiến thức công nghệ 4.0 Môi trường giáo dục được cho là đóng vai trò trong bồi dưỡng tinh thần kinh doanh cùng hoạt động trải nghiệm của sinh viên để tự tin để khởi nghiệp. Việc tham gia các chương trình đào tạo về khởi nghiệp đóng góp rất nhiều đến sự hình thành và phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên (Koe, 2016). Môi trường giáo dục bao gồm những nội dung giáo dục liên quan đến chương trình, các bài giảng ngoại khóa, hoặc các khóa học cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh (Ambad và Damit, 2016). Lĩnán và cộng sự (2011); Ambad và Damit (2016) đã kiểm chứng giáo dục kinh doanh có mối liên hệ tích cực đến ý định kinh doanh; giáo dục tinh thần kinh doanh là một phương tiện hiệu quả trong việc gây cảm hứng sinh viên có ý định khởi nghiệp kinh doanh. Theo nghiên cứu của Luthje và Franke (2004), Haris 1154
  4. và cộng sự (2016) đã chỉ rõ yếu tố môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó, ta có giả thuyết H4 như sau: Giả thuyết H4: Môi trường giáo dục về nền tảng kiến thức về công nghệ 4.0 có mối tương quan đồng biến đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Nhận biết được xu hướng công nghệ 4.0 Yếu tố Nhận biết được xu hướng công nghệ ảnh hưởng đến ý định tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp. Tầm quan trọng của yếu tố bên ngoài trong các ý định khởi nghiệp được nhấn mạnh trong các mô hình của Bird (1993) và mô hình SEE của Shapero & Sokol (1982) đề xuất. Xu hướng công nghệ 4.0 được đề cập trong bài xuất phát từ môi trường bên ngoài. Biến Xu hướng công nghệ 4.0 được phát triển dựa trên lý thuyết về mô hình TPB, ở biến kiểm soát hành vi cảm nhận tác động đến ý định. Với những lập luận trên giả thuyết về nhận biết được xu hướng công nghệ được đề xuất như sau: Giả thuyết H5: Nhận biết được xu hướng công nghệ có mối tương quan đồng biến đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Có kinh nghiệm về các nền tảng công nghệ 4.0 Trong nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng ở thành phố Cần Thơ” của tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh (2016) đã nghiên cứu yếu tố kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh. Những trải nghiệm liên quan đến kinh doanh sẽ tạo nên vốn kinh nghiệm cần thiết khi khởi nghiệp và tích góp được những bài học quý giá trong giới kinh doanh. Nghiên cứu của Alsos và Kolvereid (1998) kết luận rằng người sáng lập nối tiếp có một mức độ cao hơn của sự cam kết với doanh nghiệp hơn người sáng lập mới hoặc song song. Trong một nghiên cứu của đàn ông Nhật Bản tự làm chủ, Cheng (1997) tìm thấy kinh nghiệm tự làm trước đây chịu ảnh hưởng đáng kể trong tương lai tự tạo việc làm. Một trong những phần lớn hơn các nhóm đại diện cho các chủ doanh nghiệp nhỏ là những người có kinh nghiệm sở hữu trước đó (Delmar & Davidsson, 2000). Từ đó ta xây dựng giả thuyết H6 như sau: Giả thuyết H6: Có kinh nghiệm về các nền tảng công nghệ 4.0 có mối tương quan đồng biến đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Tính khả thi Nhận thức được tính khả thi là mức độ cá nhân tự nhận thức về mức độ dễ dàng hay khó khăn, có bị hạn chế hay bị kiểm soát hoặc khi không thực hiện hành vi, là mức độ tự tin của một cá nhân về khả năng thực hiện hành vi đó (Ajzen, 2006). Trong nghiên cứu này, tính khả thi được hiểu là sự cảm nhận của cá nhân đó có thể khởi nghiệp được hay không và được nhìn nhận được tính tiềm năng của hành vi đó. Tính khả thi mang lại 1155
  5. cho cá nhân những ý tưởng mới lạ, lòng nhiệt huyết và ý chí mãnh liệt để biến ý tưởng thành sự thật. Theo Ambad và Damit (2016) cho thấy nhận thức tính khả thi có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Haris và cộng sự (2016) và Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011) đã chỉ rõ tính khả thi có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó, ta có giả thuyết H7 như sau: Giả thuyết H7: Tính khả thi có tác động cùng chiều đến biến đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Sự tự tin Sự tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám ý định và hành động một cách đúng đắn. Lý thuyết về hành vi dự định của Ajzen (1991), cho rằng trước khi đi đến thực hiện một hành vi, con người phải có ý định về hành vi đó. Theo Matlay và cộng sự (2013), sự tự tin có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp; niềm tin vào sự thành công, tính hợp lý và sự phù hợp của ý định kinh doanh sẽ thúc đẩy ý tưởng quyết tâm thực hiện ý tưởng đó. Những cá nhân tự tin vào năng lực bản thân cao sẽ nỗ lực hết sức, nếu thực hiện tốt sẽ dẫn đến kết quả thành công. Chính vì vậy, khi có cơ hội kinh doanh thì tâm thế can đảm chấp nhận rủi ro tạo sự tự tin để bước vào khởi nghiệp là điều trước tiên cần có. Theo Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011) và Huỳnh Lê Thiên Trúc (2020) đã cho thấy sự tự tin có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó, ta xây dựng giả thuyết H8 như sau: Giả thuyết H8: Sự tự tin có tác động cùng chiều đến biến đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Đặc điểm tính cách Đặc điểm tính cách nói lên tính cách của một cá nhân thể hiện xu hướng chọn những nghề nghiệp đòi hỏi sự khám phá, sáng tạo. Sinh viên khao khát có một địa vị trong xã hội hoặc muốn được thể hiện, muốn được tôn trọng và biết đến càng nhiều. Theo nghiên cứu của Luthje và Franke (2003) đặc điểm tính cách ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp theo 3 khía cạnh: (1) Nhu cầu thành đạt, (2) Quỹ tích kiểm soát nội bộ, (3) Chấp nhận rủi ro. Kết quả Ambad và Dami (2016) chỉ ra rằng yếu tố đặc điểm tính cách ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Malaysia. Bên cạnh đó, nghiên cứu trong nước của Lê Thị Mai Hương, Cao Thị Sen, Nguyễn Văn Định (2017) cũng cho thấy đặc điểm tính cách ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Từ đó, ta xây dựng giả thuyết H9 như sau: Giả thuyết H9: Đặc điểm tính cách có tác động cùng chiều đến ý định định khởi nghiệp của sinh viên. Nhu cầu thành đạt 1156
  6. Cũng giống như những nhu cầu khác trong Tháp Maslow, khi thỏa mãn những nhu cầu đơn giản nhất con người có xu hướng tiến đến những nhu cầu cao cấp hơn như là nhu cầu được khẳng định bản thân trong đó có nhu cầu thành đạt. Khi hình thành nhu cầu thì cá nhân sẽ tạo động lực để cố gắng thực hiện, thỏa mãn nhu cầu cho bản thân. Theo Mat và cộng sự (2015) và Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011) đã hoàn thành nghiên cứu và chỉ rõ nhu cầu thành đạt có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó, ta hình thành giả thuyết H10 như sau: Giả thuyết H10: Nhu cầu thành đạt có tác động cùng chiều đến ý định định khởi nghiệp của sinh viên. 3. Phân tích kết quả nghiên cứu 3.1 Thông tin mẫu khảo sát Với bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, tiến hành khảo sát và thu thập được 243 đối tượng là các bạn sinh viên hoặc đã ra trường thuộc khối ngành Quản trị kinh doanh, Marketing. Như vậy, kích thước mẫu này thỏa mãn với điều kiện cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là 235 nên tác giả sử dụng dữ liệu của cỡ mẫu này để phân tích và kiểm định các giả thuyết của mô hình. Thang đo “Chuẩn chủ quan” dựa trên thang đo Ajzen (1991) và Lĩnán và cộng sự (2011) gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ CCQ1 – CCQ4. Thang đo "Môi trường giáo dục về kiến thức công nghệ 4.0” dựa trên thang đo của Ambad và Damit (2016) và Luthje và Franke (2004) gồm 5 biến quan sát từ GD1 đến GD5. Thang đo “Hỗ trợ khởi nghiệp/Vốn” dựa trên thang đo của Haris và cộng sự (2016) gồm 4 biến quan sát từ HT1 đến HT4. Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi” dựa trên thang đo Ajzen (1991) và Shapero và Sokol (1982) gồm 4 biến từ NTKSHV1 đến NTKSHV4. Thang đo “Hiểu biết xu hướng công nghệ 4.0” dựa trên thang đo Bird (1993) và Shapero & Sokol (1982) gồm 4 biến từ NBXH 1 đến NBXH4. Thang đo “Có kinh nghiệm về các nền tảng công nghệ 4.0” dựa vào thang đo Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh (2016) gồm 4 biến từ KN1 đến KN4. Thang đo “Tính khả thi” dựa trên thang đo của Ambad và Damit (2016) và Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011) gồm 5 biến từ TKT1 đến TKT5. Thang đo “Đặc điểm tính cách” dựa trên thang đo của Ambad và Damit (2016) gồm 4 biến quan sát từ ĐĐTC1 đến ĐĐTC4. Thang đo “Nhu cầu thành đạt” dựa trên thang đo của Mat và cộng sự (2015) gổm 4 biến quan sát từ NCTĐ1 đến NCCTĐ4. Thang đo “Tự tin” dựa trên thang đo của Huỳnh Lê Thiên Trúc (2020) gồm 4 biến quan sát từ TT1 đến TT4. Thang đo “Ý định khởi nghiệp” dựa trên thang đo của Haris và cộng sự (2016) gồm 5 biến từ QĐKN1 đến QĐKN5. 1157
  7. 3.2 Kết quả nghiên cứu 3.2.1 Kiểm định mô hình đo lường Việc kiểm định mô hình đo lường nhằm đánh giá mối quan hệ giữa thang đo và các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Việc này dựa vào các thông tin về độ tin cậy của hệ số tải nhân tố, độ tin cậy nhất quán nội bộ, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Bảng 1: Thông tin thang đo Biến quan Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach’s Kết luận sát thang đo thang đo biến tổng Alpha nếu nếu loại nếu loại loại biến biến biến Thang đo “Chuẩn chủ quan” có Cronbach’s Alpha = 0.808 CCQ1 10.86 4.849 .646 .751 Phù hợp CCQ2 10.84 6.036 .614 .772 Phù hợp CCQ3 11.50 5.030 .653 .745 Phù hợp CCQ4 11.15 5.299 .610 .766 Phù hợp Thang đo “Môi trường giáo dục nền tảng 4.0” có Cronbach’s Alpha = 0.843 GD1 15.75 8.725 .604 .822 Phù hợp GD2 15.73 8.558 .632 .815 Phù hợp GD3 15.77 8.265 .672 .804 Phù hợp GD4 16.02 8.209 .656 .809 Phù hợp GD5 16.04 8.392 .675 .803 Phù hợp Thang đo “Hỗ trợ/Vốn” có Cronbach’s Alpha = 0.863 HT1 11.59 6.355 .656 .846 Phù hợp HT2 11.54 5.936 .760 .806 Phù hợp HT3 12.04 5.890 .682 .837 Phù hợp HT4 11.82 5.498 .751 .808 Phù hợp Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi” có Cronbach’s Alpha = 0.823 NTKSHV1 11.56 5.452 .583 .807 Phù hợp NTKSHV2 11.62 5.104 .642 .781 Phù hợp NTKSHV3 11.75 5.482 .666 .769 Phù hợp NTKSHV4 11.74 5.414 .708 .751 Phù hợp Thang đo “Nhận biết xu hướng công nghệ 4.0” có Cronbach’s Alpha = 0.851 NBXH1 12.22 6.138 .680 .815 Phù hợp NBXH2 12.24 6.213 .684 .813 Phù hợp NBXH3 12.26 5.866 .717 .799 Phù hợp NBXH4 12.23 6.179 .682 .814 Phù hợp Thang đo “Kinh nghiệm nền tảng công nghệ 4.0” có Cronbach’s Alpha = 0.819 1158
  8. KN1 12.01 4.735 .659 .764 Phù hợp KN2 12.05 4.825 .621 .781 Phù hợp KN3 12.01 4.932 .636 .775 Phù hợp KN4 12.05 4.724 .646 .770 Phù hợp Thang đo “Tính khả thi” có Cronbach’s Alpha = 0.798 TKT1 16.42 6.822 .546 .771 Phù hợp TKT2 16.94 5.779 .521 .795 Phù hợp TKT3 16.54 6.016 .697 .722 Phù hợp TKT4 16.50 6.677 .592 .758 Phù hợp TKT5 16.48 6.676 .602 .755 Phù hợp Thang đo “Nhu cầu thành đạt” có Cronbach’s Alpha = 0.815 NCTD1 11.39 4.929 .627 .772 Phù hợp NCTD2 11.78 4.857 .628 .773 Phù hợp NCTD3 11.72 5.166 .649 .762 Phù hợp NCTD4 11.74 5.231 .643 .765 Phù hợp Thang đo “Tự tin” có Cronbach’s Alpha = 0.778 TT1 13.10 3.204 .525 .753 Phù hợp TT2 13.14 3.168 .615 .708 Phù hợp TT3 13.08 2.962 .621 .702 Phù hợp TT4 13.14 3.114 .569 .730 Phù hợp Thang đo “Đặc điểm tính cách” có Cronbach’s Alpha = 0.845 DDTC1 12.20 5.663 .640 .823 Phù hợp DDTC2 12.10 5.901 .685 .803 Phù hợp DDTC3 12.21 5.413 .726 .784 Phù hợp DDTC4 12.10 5.798 .679 .804 Phù hợp Thang đo “Ý định khởi nghiệp” có Cronbach’s Alpha = 0.860 YDKN1 16.55 5.011 .693 .826 Phù hợp YDKN2 16.53 5.230 .669 .833 Phù hợp YDKN3 16.54 5.189 .682 .829 Phù hợp YDKN4 16.59 4.894 .694 .826 Phù hợp YDKN5 16.56 5.180 .648 .838 Phù hợp (Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả) Theo (Bagozzi et al., 1991)), các thang đo với hệ số tải nhân tố thấp hơn 0.4 nên được loại bỏ khỏi mô hình và các thang đo có hệ số tải nhân tố từ 0.7 trở lên cần được giữ lại trong mô hình. 1159
  9. 3.2.2 Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu: Phân tích tương quan cho biết được mối quan hệ giữa các biến, tuy nhiên chưa biết được mối quan hệ giữa chúng là quan hệ nhân quả như thế nào để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Vì vậy, ta phải phân tích hồi quy để xem xét mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến vào cùng lúc (phương pháp Enter), đây là phương pháp nhằm xác định vai trò quan trọng của từng yếu tố trong việc đánh giá mối quan hệ giữa Ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp và các biến tác động đến nó. Trong hồi quy tuyến tính thường dùng hệ số R Square điều chỉnh (Adjusted R Square) để đánh giá độ phù hợp của mô hình vì nó không thổi phồng quá mức độ phù hợp của mô hình. Bên cạnh đó, cần kiểm tra phần dư của chuẩn hóa bằng hệ số Durbin – Wastson (1 < Durbin – Wastson < 3) và không có hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF (VIF < 2), hệ số Beta chuẩn hóa được dùng để đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố, hệ số Beta chuẩn hóa của biến nào càng cao thì mức độ tác động của biến đó vào sự thỏa mãn của khách hàng càng lớn (Hoàng Trọng và 80 Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Hệ số R Square (R2) là chỉ số dùng để đánh giá độ phù hợp, giải thích cho biến phụ thuộc Y. Hệ số Adjusted R Square (R2 hiệu chỉnh) để thay thế cho R2 khi so sánh các mô hình với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Bảng 2: Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy Model Summaryb Mô hình R hiệu chỉnh Sai số ước lượng Durbin-Watson 1 .833a .695 .682 .31300 1.942 a. Biến độc lập: (hằng số): NCTD, KN, HT, TT, GD, NBXH, DDTC, TKT, NTKSHV, CCQ b. Biến phụ thuộc: YDKN (Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả) Bảng 3: Phân tích phương sai ANOVA ANOVAa Mô hình Tổng các Bậc hệ tự Trung bình Hệ số (F) Sig. bình phương do (df) bình phương Hồi quy 53.277 10 5.328 54.382 .000b 1 Phần dư 23.414 239 .098 Tổng 76.691 249 a. Dependent Variable: YDKN b. Predictors: (Constant), NCTD, KN, HT, TT, GD, NBXH, DDTC, TKT, NTKSHV, CCQ (Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả) 1160
  10. Dựa vào bảng Model Summary ta thấy hệ số Adjusted R Square là 0,682 = 68,2%. Như vậy, các biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng tới 68,2% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Phần còn lại 31,8% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Hệ số Durbin-Watson đạt 1.942, đạt yêu cầu (1 < Durbin-Watson < 3) không có hiện tượng tương quan giữa các phần dư. Từ bảng ANOVA ta thấy Sig kiểm định F= 0,00 < 0,05, như vậy mô hình hồi quy có ý nghĩa. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng mô hình hồi quy này. Bảng 4: Các thông số của từng biến trong mô hình hồi quy Hệ số không chuẩn Hệ số đã t Sig. Thống kê cộng dồn Mô hình hóa chuẩn hóa B Std. Beta Độ chấp VIF Error nhận Hằng số -.400 .216 -1.854 .065 TT .243 .044 .249 5.478 .000 .619 1.616 NTKSHV .046 .033 .062 1.395 .164 .642 1.558 HT .225 .030 .321 7.572 .000 .711 1.407 KN .089 .030 .113 2.932 .004 .855 1.169 1 DDTC .026 .031 .036 .823 .411 .674 1.484 CCQ .051 .032 .076 1.621 .106 .586 1.706 TKT .254 .038 .299 6.692 .000 .640 1.562 NBXH .124 .031 .180 4.070 .000 .652 1.535 GD .082 .035 .105 2.344 .020 .642 1.559 NCTD -.026 .034 -.035 -.773 .441 .638 1.567 (Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả) Ta thấy Các giá trị VIF < 2, không có hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên, thông qua các thông số trong phương trình hồi quy ta có có 4 biến độc lập có số Sig lớn hơn 0.05. Đó là: NTKSHV = 0.164 > 0.05; DDTC = 0.411 > 0.05; CCQ = 0.106 > 0.05 và NCTD = 0.441 > 0.05 => 4 biến độc lập không có ý nghĩa trong mô hình, đồng nghĩa bác bỏ giả thuyết của NTKSHV, DDTC, CCQ, NCTD. (Biến không có ý nghĩa ở hồi quy không cần phải loại và chạy lại hồi quy lần 2. Chỉ nhận xét biến này không có sự tác động lên biến phụ thuộc). Hệ số Sig. của 6 biến độc lập còn lại đều bằng 0 và nhỏ hơn 0.05 cho thấy các biến độc lập này tác động thuận chiều với biến phụ thuộc, nghĩa là khi tăng bất kỳ một nhân tố nào thì cũng sẽ làm cho ý định sử dụng được tăng lên. Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập được thể hiện trong phương trình đa biến sau: - Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa: 1161
  11. YDKN = -0,400 + 0,243*TT + 0,046*NTKSHV + 0,225*HT + 0,089*KN + 0,026*DDTC + 0,051*CCQ + 0,254*TKT + 0,124*NBXH + 0,082*GD + 𝜀 - Phương trình hồi quy chuẩn hóa: YDKN = 0,249*TT + 0,062*NTKSHV + 0,321*HT + 0,113*KN + 0,036*DDTC + 0,076*CCQ + 0,299*TKT + 0,180*NBXH + 0,105*GD + 𝜀 Với:Trong đó, ta thấy có 3 biến độc lập tác động mạnh đến YDKN theo thứ tự giảm dần: HT (có hệ số Beta = 0.321 và t = 7.572); TKT (có hệ số Beta = 0.299 và t = 6.692); TT (có hệ số Beta = 0.249 và t = 5.478). Tương tự, ta cũng nhận thấy 2 biến tác động yếu nhất đến YDKN: KN (có hệ số Beta = 0.113 và t = 2.932) và GD (có hệ số Beta = 0.105 và t = 2.344). Sau khi nhận xét từng biến trong mô hình hồi quy, ta tổng hợp và kiểm định lại các giả thuyết ban đầu từ H1 đến H10, ở bước này chúng ta bác bỏ 4 giả thuyết tương đương với H1, H3, H9, H10 và chấp nhận giả thuyết H2, H4, H5, H6, H7, H8 được trình bày theo bảng 4.16 như sau: Bảng 5: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu Giả Nội dung Kết quả thuyết kiểm định H1 Chuẩn chủ quan ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp Bác bỏ kinh doanh của sinh viên. H2 Hỗ trợ khởi nghiệp/ Vốn có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định Chấp nhận khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. H3 Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng cùng chiều đến ý Bác bỏ định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. H4 Môi trường giáo dục về nền tảng kiến thức về công nghệ 4.0 có Chấp nhận mối tương quan đồng biến đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên. H5 Nhận biết được xu hướng công nghệ có mối tương quan đồng Chấp nhận biến đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên. H6 Có kinh nghiệm về các nền tảng công nghệ 4.0 có mối tương Chấp nhận quan đồng biến đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên. H7 Tính khả thi có tác động cùng chiều đến biến đến quyết định khởi Chấp nhận nghiệp của sinh viên. H8 Sự tự tin có tác động cùng chiều đến biến đến quyết định khởi Chấp nhận nghiệp của sinh viên. H9 Đặc điểm tính cách có tác động cùng chiều đến quyết định định Bác bỏ khởi nghiệp của sinh viên. 1162
  12. Giả Nội dung Kết quả thuyết kiểm định H10 Nhu cầu thành đạt có tác động cùng chiều đến quyết định định Bác bỏ khởi nghiệp của sinh viên. (Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả) Mô hình nghiên cứu sau khi đã phân tích hồi quy Hỗ trợ khởi nghiệp/Vốn Nhận biết xu hướng công nghệ 4.0 Môi trường giáo dục về kiến thức công nghệ 4.0 Ý định Có kinh nghiệm về các khởi nghiệp của nền tảng công nghệ 4.0 SV Sự tự tin Tính khả thi Hình 1: Mô hình nghiên cứu sau khi bác bỏ giả thuyết (Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả) 4. Kết luận và khuyến nghị 4.1 Kết luận Căn cứ vào tổng quan lý thuyết, mô hình nghiên cứu đã phát triển cho nghiên cứu này. Mô hình đã được kiểm tra thông qua 243 bạn sinh viên. Với những kết quả thu được này, tác giả tin chắc rằng có thể đóng góp tích cực trong thực tế, cụ thể như sau: Về thang đo sử dụng cho nghiên cứu này, kết quả cho thấy toàn bộ thang đo sử dụng trong nghiên cứu này (Cronbach’s Alpha > 0.7) và có thể sử dụng cho những nghiên cứu khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đó là: Hỗ trợ/ Vốn, Tính khả thi, Tự tin, Có kinh nghiệm nền tảng công nghệ 4.0, Môi trường giáo dục nền công nghệ 4.0, Nhận biết xu hướng công nghệ 4.0. Tổng cộng chấp nhận H2, H4, H5, H6, H7, H8 ở độ tin cậy 95%. Qua đó, tác giả nhận thấy 3 biến 1163
  13. tác động mạnh, nổi trội nhất đến Ý định khởi nghiệp là Hỗ trợ/ Vốn (có hệ số Beta = 0.321 và t = 7.572), Tính Khả Thi (có hệ số Beta = 0.299 và t = 6.692) và Tự tin (có hệ số Beta = 0.249 và t = 5.478), song, 2 biến tác động yếu nhất đến Ý định khởi nghiệp là Có kinh nghiệm nền tảng công nghệ 4.0 (có hệ số Beta = 0.113 và t = 2.932) và Môi trường giáo dục công nghệ 4.0 (có hệ số Beta = 0.105 và t = 2.344). 4.2 Khuyến nghị Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố Hỗ trợ/ Vốn là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất (β = 0,321) đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong 6 nhóm yếu tố tác động trong nghiên cứu. Trong đó, đa số đáp viên có thể tiết kiệm để phục vụ cho ý định khởi nghiệp của mình với giá trị trung bình cao nhất trong nhóm, đó cũng là điểm đáng mừng khi các bạn sinh viên đang tiếp cận tư tưởng tự lập tự xây dựng cho mình một đứa con tinh thần bằng chính nguồn vốn mà mình có. Tuy vậy, tác giả cũng muốn đóng góp một số hàm ý giá trị nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua nhóm yếu tố này như sau: Nhà trường cần tạo mối liên kết chặt chẽ với các hiệp hội, ban ngành để sinh viên có thể trình bày ý tưởng khởi nghiệp của mình, ngoài ra nhà trường cần tạo ra 1 phòng ban tư vấn miễn phí và tiếp nhận ý tưởng khởi nghiệp trong trường đại học, góp phần nuôi dưỡng, thúc đẩy cho con đường khởi nghiệp của các bạn. Bên cạnh đó, Nhà nước nên có chính sách rót tài trợ cho các phòng ban tư vấn miễn phí khởi nghiệp ở các trường để hỗ trợ các bạn và dưới sự hướng dẫn của thầy cô trong ban tư vấn, hoặc lập một kênh chuyên dụng để hỗ trợ giấy tờ pháp lý, thủ tục hoặc giúp đỡ trong việc tiềm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng cho các ý tưởng khởi nghiệp. Kết quả cho thấy yếu tố Tính khả thi có mức độ ảnh hưởng thứ 2 (β = 0,299) đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong 6 nhóm yếu tố tác động trong nghiên cứu. Trong đó, biến quan sát niềm tin sẽ thành công đạt giá trị trung bình cao nhất. Để gia tăng ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua yếu tố tính khả thi, tác giả đề xuất hàm ý trị như sau: Nhà trường cần thiết kế, bồi dưỡng những môn học như Quản trị tài chính, quản trị doanh nghiệp, kỹ năng khởi nghiệp, quản trị rủi ro, nghệ thuật lãnh đạo ... theo hướng tiếp cận thực tế nhất có thể, không đơn giản là giải bài tập, lý thuyết khô khan. Thông qua đó, thầy cô hướng dẫn có thể truyền lửa cho sinh viên, những kinh nghiệm quý báu thực tế từ những môn học. Hơn thế nữa, để tăng cao về tính khả thi của ý tưởng khởi nghiệp các bạn sinh viên có thể liên hệ riêng với thầy cô hoặc phòng ban tư vấn khởi nghiệp của trường để kiểm định tính khả thi của dự án và độ hấp dẫn. Kết quả cho thấy yếu tố Tự tin có mức độ ảnh hưởng thứ 3 (β = 0,249) đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong 6 nhóm yếu tố tác động trong nghiên cứu. Trong đó, biến quan sát tự tin trở thành doanh nhân đạt giá trị trung bình 4.41 cao nhất trong bảng. Điều 1164
  14. này chứng tỏ các bạn sinh viên ngày nay có đam mê kinh doanh và khao khát, tự tin mình có thể trở thành doanh nhân trong tương lai, đó cũng là điểm sáng trong nghiên cứu. Để gia tăng ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua biến tự tin này, tác giả đề xuất một số hàm ý giá trị như sau: Các đơn vị đào tạo nên phát triển chương trình theo hướng tiếp cận, tương tác hoạt động kinh doanh thực tiễn, quan tâm đến việc giáo dục tinh thần và ý chí kinh doanh, ngoài ra, đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa thực tế, cho sinh viên giao lưu với thực tiễn những vấn đề của doanh nghiệp gặp phải và phương hướng giải quyết đồng thời củng cố kiến thức và kỹ năng liên quan đến nghệ thuật lãnh đạo, giao tiếp, điều hành, quản lý nhóm, tạo cơ hội nhận thức về nghề nghiệp tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 46. Bui, D. H. T., Le, L. T., Dao, D. T. X., & Nguyen, H. T. (2011). Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tính cách cá nhân lên tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên [Study the effects of individual personality factors on students’ entrepreneurial potential]. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 14(3Q), 68-82. 47. Chau, T. T. N., & Huynh, T. L. T. (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học An Giang [Factors affecting the intention to start a business of An Giang University students]. Tạp chí Công Thương, 17. 48. H. Le Thien Truc (2020) . Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học An Giang [Some factors affecting students’ intention to start a business at An Giang University]. Tạp chí công thương,4. 49. Hoàng Thị Phương Thảo, Bùi Thị Thanh Chi, (2013), “Ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA tại TP.HCM”, [Factors affecting the intention to start a business of female student MBA at TPHCM, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 271. 50. Le, L. K. (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh [Factors affecting the intention to start a business of economics students in Ho Chi Minh City]. Tạp chí Phát triển nhân lực, 1(6), 12-24. 51. Nguyen, H. T., & Nguyen, P. T. K. (2016). Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh [Factors affecting the 1165
  15. intention to start a business of students at Tra Vinh University]. Tạp chí khoa học Trường Đại học Trà Vinh, 23, 1-9. 52. Nguyễn Quốc Nghi, Lê ThịDiệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh, (2016). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng ở thành phố Cần Thơ. 53. Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Ngọc Huyền, (2014). Các yếu tố ảnh hưởng tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học. 54. Nguyễn Tuấn Anh và cộng sự, (2014). Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh. 55. N.Van Dinh, Le T. M. Huong, Cao T.Sen (2020). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ. [Some factors affecting students’ intention to start a business at Nam Can Tho University], Kinh tế và quản trị kinh doanh, 17(2), 165-181. 56. Phan, T. A., & Tran, H. Q. (2017). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ [Analysis of factors affecting the intention to start a business of students at Can Tho University of Technology and Technology]. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 48, 96-103. 57. Truong, T. D., & Nguyen, L. T. T. (2019). Một số nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên [Some factors affecting students’ s intention to start a business]. Tạp chí Công Thương, 3, 99-104. 7. Tài liệu Tiếng Anh 1. Ajzen. & Icek. (1991). The theory of planned behaviour. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), 179-211 2. Ambad, S. N. A and Ag Damit, D. H. D. 2016. Determinants of Entrepreneurial Intention Among Undergraduate Students in Malaysia. Procedia Economics and Finance, 37, 108 - 114. 3. Amran Md Rasli, Saif ur Rehman Khan, Shaghayegh Malekifar, Samrena Jabeen (2013), “Factors Affecting Entrepreneurial Intention Among Graduate Students of University Teknology Malaysia”, International Journal of Business and Social Science, Vol.4, No.2. 1166
  16. 4. Bird. & Barbara. (1988). Implementing entrepreneurial ideas: The case for intention. Academy of Management Review, 13(3), 442-453. 5. Liñán, F., and Chen, Y. W. 2009. Development and cross–cultural application of a specific instrument to measure entrepreneurial intentions. Entrepreneurship theory and practice, 33(3), 593-617. 6. Linan F., Rodriguez-Cohard J. C., Rueda-Cantuche J. M., (2010). Factors affecting entrepreneurial intention levels: a role for education. International Entrepreneurship and Management Jounal, June 2011, Vol.7, Issue 2, pp.195-218. 7. Luthje, C., & Franke, N. 2004. ‘The making of an entrepreneur: testing a model of entrepreneurial intent among engineering students at MIT’. R&D Management, 33, (2), 135-147. 8. Zahariah Mohd Zain, Amalina Mohd Akram, Erlane K Ghani, (2010), “Entrepreneurship Intention Among Malaysian Business Students”, Canadian Social Science, Vol.6, No.3, 2010, pp.34-44. 1167
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0