intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở lý thuyết về hành vi có kế hoạch và lý thuyết vốn con người, nghiên cứu "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội" đã kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để thực hiện được nghiên cứu này, nhóm tác giả đã kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI RESEARCH ON FACTORS AFFECTING ENTREPRENEURIAL INTENTION OF ACCOUNTING STUDENTS IN HANOI CITY TS. Đặng Thu Hà, Hoàng Thị Duy Ninh, Dương Thị Hương Lan, Đỗ Thị Hiên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Trên cơ sở lý thuyết về hành vi có kế hoạch và lý thuyết vốn con người, nghiên cứu đã kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để thực hiện được nghiên cứu này, nhóm tác giả đã kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Dữ liệu thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS và AMOS. Cụ thể kết quả các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu như sau: Nhận thức về kiểm soát hành vi và chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên; thái độ của cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến chuẩn mực chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi từ đó có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên; giáo dục về kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến thái độ của cá nhân, từ đó có ảnh hưởng gián tiếp đến chuẩn mực chủ quan cũng như nhận thức về kiểm soát hành vi và tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã chứng minh mối quan hệ hai chiều giữa nhận thức về kiểm soát hành vi với chuẩn mực chủ quan; giữa chuẩn mực chủ quan với thái độ của cá nhân. Từ khóa: Ý định khởi nghiệp, lý thuyết hành vi có kế hoạch, lý thuyết vốn con người ABSTRAC Base on the theory of planned behavior and the theory of human capital, the study examined the influence of factors on the entrepreneurial intention of accounting students in Hanoi city. To carry out this study, the authors combined qualitative and quantitative research methods. Collected data were analyzed and processed using SPSS and AMOS software. Specifically, the results of the relationships in the research model are as follows: Perceived behavioral control and subjective norms have a direct positive influence on student's entrepreneurial intention; an individual's attitude has a direct influence on subjective norm and perception of behavioral control, thereby indirectly affecting students' entrepreneurial intention; Business education has a direct and positive influence on the attitude of the individual, which in turn has an indirect effect on the subjective norm as well as the perception of behavioral control and affects the students' intention to start a business. Besides, the study demonstrated a two-way relationship between perceived behavioral control and subjective norm; between subjective norms and individual attitudes. Keywords: Entrepreneurial intention, theory of planned behavior, theory of human capital 782
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, cụm từ khởi nghiệp – startup được nhắc đến khá thường xuyên và nhận được sự quan tâm của mọi người. Trong nền kinh tế mới, với sự xuất hiện những ưu điểm vượt bậc về công nghệ, kỹ thuật; sự hội nhập của các nước trong khu vực; đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự đổi mới, sáng tạo đối mặt với sự cạnh tranh lớn để hòa nhập cùng với sự phát triển chung. “Phi thương bất phú”, nền kinh tế muốn phát triển cần có sự thay đổi nhận thức về nghề nghiệp theo hướng từ hoàn thành tốt công việc được giao đến làm chủ hoạt động kinh doanh, tự vận hành một công việc riêng, tự mình trả lương cho chính mình và cho người khác. Chính vì lẽ đó mà trong năm 2020, theo StartBlink- trung tâm nghiên cứu và lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu vừa công bố, Việt Nam đã tăng 13 bậc lên vị trí thứ 59 trên bảng xếp hạng hệ sinh thái startup các quốc gia, hướng tới vị thế trung tâm khởi nghiệp hàng đầu tại Đông Nam Á. Tính riêng theo từng thành phố, Thủ đô Hà Nội đã lọt top 200 thành phố khởi nghiệp trên toàn cầu sau khi tăng 33 bậc lên hạng 196. Theo điều tra PCI 2016, VCCI và USAID, có đến 84% chủ các doanh nghiệp đều có bằng đại học. Như vậy có thể thấy, trường đại học là một nhân tố quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Hiện nay, việc khởi nghiệp trong sinh viên đã được Chính phủ và trung ương Đoàn nước ta quan tâm và hỗ trợ tận tình cho các sinh viên có ý định khởi nghiệp. Điển hình là việc Chính phủ đã ban hành Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Theo số liệu thống kê năm 2017 trong Chương trình Khởi nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, 2017) đã thống kê có đến 66,6% sinh viên Việt Nam hiện nay chưa hề biết đến các hoạt động khởi nghiệp; 62% sinh viên được hỏi cho rằng các hoạt động khởi nghiệp hiện nay đang mang tính phong trào, chưa thực sự hiệu quả; nhu cầu cần hỗ trợ đối với các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên là rất cao. 78% sinh viên mong muốn nhận được các hoạt động hỗ trợ từ bậc học trung học phổ thông, 22% cho rằng cần nhu cầu hỗ trợ từ bậc đại học. Có đến 66% sinh viên cho rằng cần đưa kỹ năng khởi nghiệp thành một môn học riêng, 34% cho rằng nên lồng ghép vào các môn học khác. 88% số lượng sinh viên được hỏi cho rằng trong các nhà trường cần có các trung tâm hoặc vườn ươm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp (Hà Thị Thanh Thủy, 2018). Như vậy, để đảm bảo một nguồn liên tục các doanh nhân mới cho nền kinh tế, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách nên nhận thức được ý định kinh doanh của các doanh nhân tiềm năng cũng như các yếu tố khuyến khích ý định và tinh thần khởi nghiệp của họ. Để khuyến khích tinh thần kinh doanh, cần phải hiểu được việc ra quyết định của con người (Autio và cộng sự, 2001). Do đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện với nhân tố trọng tâm là ý định khởi nghiệp. Ý định khởi nghiệp là bước đầu tiên trong quá trình hình thành doanh nghiệp và thường là có chủ đích (Engle và cộng sự, 2010) bởi vì khởi nghiệp là một hoạt động có thể đoán trước được (Krueger và Carsrud, 1993). Theo đó, ý định khởi nghiệp được sử dụng để dự đoán các hành vi kinh doanh trong tương lai (Krueger và cộng sự, 2000; Krueger và cộng sự, Linan và Chen, 2009). Mặc dù các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp được triển khai và nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn đang tranh luận và chưa có sự thống nhất về các yếu tố ảnh hưởng và chiều tác động đến yếu tố ý định khởi nghiệp. Đồng thời mỗi nghiên cứu là mỗi bức tranh về ý định khởi nghiệp trong những phạm vi khác nhau, bối cảnh nghiên cứu khác nhau. Đó là bởi vì ý định khởi nghiệp có thể có những ý nghĩa khác nhau giữa các bối cảnh nghiên cứu khác nhau như hoàn cảnh lịch sử, thể chế, không gian và xã hội của nó (Welter, 2011; 783
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Fayolle và Linan 2014). Xuất phát từ khoảng trống đó, mục tiêu của nghiên cứu là xác định và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2. Tổng quan nghiên cứu Quyết định trở thành một doanh nhân có thể được coi là tự nguyện và có ý thức (Krueger và cộng sự, 2000). Tinh thần kinh doanh có thể được xem như một quá trình diễn ra theo thời gian (Gartner và cộng sự, 1994). Theo nghĩa này, ý định khởi nghiệp sẽ là bước đầu tiên trong quá trình phát triển và đôi khi- lâu dài của việc tạo ra hành vi kinh doanh (Lee & Wong, 2004). Do đó, ý định khởi nghiệp sẽ là tiền đề cần thiết để thực hiện các hành vi kinh doanh (Fayolle và cộng sự, 2006; Kolvereid, 1996). Ý định được coi là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi (Ajzen, 1991; Fishbein & Ajzen, 1975). Chính vì lẽ đó mà trên thế giới đã có các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Mỗi nghiên cứu xem xét về một hoặc nhiều khía cạnh khác nhau của các nhân tố. Có yếu tố được xem xét trên vai trò là biến độc lập, nhưng ở nghiên cứu khác lại được xem xét trên vai trò là biến kiểm soát; tuy nhiên tổng hợp lại có thể phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp thành hai nhóm yếu tố là các yếu tố thuộc về cá nhân và các yếu tố khách quan (ngữ cảnh, môi trường và các cá nhân khác). Ý định thực hiện các hành vi kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, chẳng hạn như nhu cầu, giá trị, mong muốn, thói quen và niềm tin (Bird, 1988; Lee và Wong, 2004). Đặc biệt, các biến nhận thức của cá nhân ảnh hưởng đến ý định được Ajzen (1991) gọi là “tiền đề” tạo động lực. Các nhận thức về niềm tin tích cực hơn sẽ làm tăng ý định khởi nghiệp (Liñán, 2004). Bài báo của tác giả Nowiński, W. (2019) nghiên cứu ảnh hưởng của các hình mẫu, thái độ kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của bản thân bằng cách sử dụng mẫu khảo sát gồm 423 sinh viên Đại học ở Ba Lan. Thông qua một phương pháp phân tích tập mờ, ba sự kết hợp riêng biệt của các biến đang nghiên cứu được phát hiện là hiệu quả nhất để tăng cường ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học. Kết quả cho thấy hiệu quả bản thân liên quan đến sự sáng tạo và kỹ năng xã hội có thể đóng một vai trò lớn hơn cả hiệu quả bản thân liên quan đến kỹ năng quản lý, mặc dù chúng vẫn đòi hỏi sự hiện diện bổ sung của thái độ tích cực và hình mẫu truyền cảm hứng (Nowiński, W., 2019). Sesen, H., và Ekemen, M. A. (2020) đã thực hiện nghiên cứu tác động của các yếu tố cá nhân (hiệu quả kinh doanh và vị trí kiểm soát) và bối cảnh (môi trường đại học và kiến thức về kinh doanh) đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học ở hai trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ. Một thiết kế nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm tra dữ liệu. Với mẫu 356 sinh viên đại học, dữ liệu được phân tích hồi quy với SPSS. Kết quả yếu tố cá nhân được xác nhận là yếu tố kích hoạt mạnh hơn yếu tố ngữ cảnh (Sesen, H., và Ekemen, M. A., 2020). Nghiên cứu Laguía, A và cộng sự (2018) đã giúp nâng cao hiểu biết về mối quan hệ giữa sự sáng tạo tự nhận thức và ý định khởi nghiệp. Để thực hiện điều đó, nhóm tác giả đã thực hiện một nghiên cứu khảo sát với số mẫu quan sát là 559 sinh viên đại học. Nghiên cứu đã thử nghiệm một mô hình mở rộng dựa trên lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB), bao gồm sự tự nhận thức sự sáng tạo như một tiền đề của các ý định khởi nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu đã xem xét cả vai trò của gia đình và sự hỗ trợ của trường đại học đối với sự sáng tạo, cũng như tham gia một khóa học về sáng tạo, trong việc thúc đẩy sự sáng tạo tự nhận thức. Trong khi một số nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa sự sáng tạo (nhận thức được) và ý định khởi nghiệp. Kết quả của mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần đã bác bỏ giả thiết này. Tính hiệu 784
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 quả của doanh nhân và thái độ tích cực đã trở thành biến trung gian cho mối liên kết giữa sự sáng tạo (tự nhận thức) với ý định khởi nghiệp, nhưng sự sáng tạo tự nhận thức giải thích sự khác biệt trong ý định khởi nghiệp. Ngoài ra, kết quả đã cho thấy rằng sự ủng hộ của gia đình và trường đại học đối với sự sáng tạo, cũng như việc tham gia một khóa học về sự sáng tạo, là những yếu tố dự báo đáng kể về khả năng sáng tạo của bản thân. Sinh viên sau đại học, và đặc biệt là sinh viên nam, nhận thấy sự hỗ trợ của gia đình và trường đại học nhiều hơn và cho biết khả năng sáng tạo của bản thân cao hơn so với sinh viên đại học và sinh viên nữ. Bên cạnh các yếu tố thuộc về cá nhân thì các yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp (Ajzen, 1987; Boyd và Vozikis, 1994; Tubbs và Ekeberg, 1991). Những yếu tố bên ngoài này ảnh hưởng đến thái độ của một người đối với tinh thần kinh doanh (Krueger, 1993). Omar Boubker và cộng sự (2021) phân tích tác động của giáo dục khởi nghiệp/ kinh doanh đối với các ý định khởi nghiệp của sinh viên ở Maroc. Mô hình nghiên cứu đã phát triển cho thấy ý định khởi nghiệp phụ thuộc vào bốn biến số, cụ thể: giáo dục về tinh thần kinh doanh, thái độ đối với tinh thần kinh doanh, các chuẩn mực xã hội được nhận thức và năng lực kinh doanh được nhận thức. Các tác giả đã sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM-PLS) để kiểm tra mô hình đề xuất, dựa trên mẫu gồm 98 sinh viên quản lý từ Trường Công nghệ cao Laayoune. Các phát hiện chỉ ra rằng có hai mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa việc giáo dục tinh thần kinh doanh của sinh viên, thái độ đối với tinh thần kinh doanh với ý định kinh doanh (Omar Boubker và cộng sự, 2021). Nghiên cứu của các tác giả Zhang và cộng sự (2020) đã khám phá liệu giáo dục kinh doanh có thể ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên hay không bằng cách khảo sát tổng số 668 sinh viên du lịch và khách sạn để kiểm tra giả thuyết của họ. Các phát hiện hỗ trợ tác động tích cực của giáo dục đối với các ý định kinh doanh. Các tác giả đã khám phá ra rằng việc đào tạo theo kinh nghiệm là yếu tố hàng đầu trong việc hình thành ý định khởi nghiệp, trong khi nâng cao lý thuyết là yếu tố điều tiết quan trọng. Hơn nữa, nghiên cứu cũng khẳng định rằng giá trị xã hội và việc chấp nhận rủi ro có thể củng cố sự hình thành ý định kinh doanh (Zhang và cộng sự, 2020). Herman, E. (2019) đã phân tích ý định khởi nghiệp của sinh viên kỹ thuật Romania và các yếu tố quyết định chính để xác định một số cách thức mà thông qua đó có thể kích thích hành vi kinh doanh của các doanh nhân tiềm năng. Trong đó các nhân tố được nghiên cứu là giáo dục khởi nghiệp, nền tảng gia đình doanh nhân và đặc điểm tính cách doanh nhân đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên đã được phân tích trong một mẫu 138 sinh viên kỹ thuật, trong năm học cuối của Đại học Petru Maior của Tirgu Mures, Romania. Kết quả phân tích hồi quy bội nhấn mạnh rằng nền tảng gia đình doanh nhân và đặc điểm tính cách doanh nhân của sinh viên ảnh hưởng tích cực đến ý định kinh doanh của các kỹ sư tương lai (Herman, E., 2019). Khởi nghiệp được xem là một định hướng chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày nay, tinh thần khởi nghiệp ở sinh viên đã có sự thay đổi tích cực, nó thể hiện ở việc ngày càng có nhiều bạn trẻ nắm bắt cơ hội, sẵn sàng khởi nghiệp. Theo tác giả Lưu Hoàng Giang và Cao Thi Thanh Trúc (2020) trong bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học” đã cho thấy các yếu tố (văn hóa chấp nhận rủi ro; sinh viên tài năng, đa dạng và giàu trí tưởng tượng; nguồn vốn dồi dào; hợp tác với ngành công nghiệp; hỗ trợ của chính phủ) giải thích được sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học. Bằng việc khảo sát 285 sinh viên đang học tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, sự thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp có tác động tích cực từ cao đến thấp với 5 yếu tố, gồm: Văn hóa chấp nhận rủi ro (β = 0.785), sinh viên tài năng, đa dạng và giàu trí tưởng 785
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tượng (β = 0.181), hỗ trợ của chính phủ (β = 0.065), hợp tác với ngành công nghiệp (β = 0.061) và nguồn vốn dồi dào (β = 0.054). Tác giả Bùi Thị Thu Loan và cộng sự (2018) sau khi khảo sát 321 sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã chỉ ra có 06 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội bao gồm: thái độ; chuẩn chủ quan; nhận thức kiểm soát hành vi; rủi ro; cơ hội trải nghiệm; môi trường giáo dục. Trong đó, các yếu tô: thái độ; chuẩn chủ quan; nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra e ngại, rủi ro có ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Việc đưa ra yếu tố quyết định một nữ sinh viên có thể trở thành doanh nhân hay không cũng chính là một điểm mới trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp khi sử dụng phương pháp phỏng vấn sinh viên nữ và cựu sinh viên nữ tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội của tác giả Nguyễn Mạnh Cường và Hà Thành Công (2020). Vượt xa các tiêu chuẩn lựa chọn công việc thông thường, bao gồm nhiều khía cạnh từ việc kiếm tiền, tự do trong công việc đến mong muốn phát triển cá nhân và phúc lợi. Điều đáng chú ý, yếu tố quan trọng nhất khiến nữ sinh viên quyết định khởi nghiệp chính là dám tin tưởng vào bản thân trong việc nhận thức đúng đắn và sẵn sàng làm chủ cơ hội. Đó cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên mà Vũ Quỳnh Nam (2020) đã chỉ ra. Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy kết hợp với việc sử dụng phiếu khảo sát với 250 sinh viên đang theo học tại trường, kết quả bài nghiên cứu đã khẳng định ý định khởi nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: sự kỳ vọng bản thân, chuẩn mực niểm tin, năng lực bản thân cảm nhận, vốn tri thức, vốn tài chính. 3. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 3.1. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch- TPB (Ajzen, 1991) Lý thuyết về hành vi có kế hoạch là một phần mở rộng của lý thuyết về hành động hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1970; Fishbein và Ajzen, 1974) được thực hiện bởi những giới hạn của mô hình ban đầu trong việc đối phó với những hành vi mà con người không có khả năng kiểm soát hành vi hoàn toàn. Sơ đồ 3.1: Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991) 786
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Trong lý thuyết ban đầu về hành động hợp lý, yếu tố trung tâm trong lý thuyết về hành vi có kế hoạch là ý định của cá nhân để thực hiện một hành vi nhất định. Ý định được giả định để nắm bắt các yếu tố động cơ ảnh hưởng đến một hành vi; chúng là những dấu hiệu cho thấy mọi người sẵn sàng cố gắng như thế nào, về mức độ nỗ lực mà họ dự định thực hiện, để thực hiện hành vi. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch giả định ba yếu tố quyết định đến ý định là độc lập về mặt khái niệm. Đầu tiên là thái độ đối với hành vi và đề cập đến mức độ mà một người có đánh giá hoặc đánh giá thuận lợi hoặc không thuận lợi đối với hành vi được đề cập. Yếu tố dự báo thứ hai là một yếu tố xã hội được gọi là chuẩn mực chủ quan; nó đề cập đến áp lực xã hội nhận thức được để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi. Các chuẩn mực chủ quan được Ajzen và Fishbein (1980) định nghĩa là nhận thức của những người chịu ảnh hưởng về mặt xã hội, quyết định có hành xử theo một cách nhất định hay không. Những ảnh hưởng này bao gồm xã hội xuất phát từ ý kiến của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những ảnh hưởng bên ngoài như cộng đồng và quan điểm của công chúng. Tiền đề thứ ba của ý định là mức độ kiểm soát hành vi được nhận thức, như chúng ta đã thấy trước đó, đề cập đến mức độ dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi và nó được cho là phản ánh kinh nghiệm trong quá khứ cũng như những trở ngại và trở ngại được dự đoán trước. Theo nguyên tắc chung, thái độ và chuẩn mực chủ quan đối với hành vi càng thuận lợi và khả năng kiểm soát hành vi được nhận thức càng lớn thì ý định cá nhân thực hiện hành vi được xem xét càng mạnh. Tầm quan trọng tương đối của thái độ, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức được trong việc dự đoán ý định dự kiến sẽ khác nhau giữa các hành vi và tình huống. Do đó, trong một số ứng dụng, có thể thấy rằng chỉ có thái độ mới có tác động đáng kể đến ý định, trong những ứng dụng khác, thái độ và khả năng kiểm soát hành vi nhận thức mới đủ để giải thích cho ý định, và trong những ứng dụng khác, cả ba yếu tố dự báo đều đóng góp độc lập. 3.2. Lý thuyết về vốn con người (Human capital theory) Lý thuyết vốn con người ban đầu được phát triển để ước tính phân phối thu nhập của nhân viên từ các khoản đầu tư của họ vào vốn con người (Becker, 1964; Mincer, 1958). Lý thuyết này đã được các nhà nghiên cứu về khởi nghiệp áp dụng và đã kích thích một số lượng lớn các nghiên cứu liên quan trực tiếp (ví dụ như: Chandler và Hanks, 1998; Davidsson và Honig, 2003; Rauch, Frese, và Utsch, 2005) và dẫn đến một số lượng lớn hơn các nghiên cứu đưa vốn con người vào các mô hình dự đoán về thành công của doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loạt các biến số - tất cả đều biểu thị vốn con người: giáo dục chính thức, đào tạo, kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm khởi nghiệp, kinh nghiệm của chủ sở hữu, nền tảng của cha mẹ, kỹ năng, kiến thức và những thứ khác. Theo Becker (1964), tác giả định nghĩa vốn con người là các kỹ năng và kiến thức mà các cá nhân thu được thông qua đầu tư vào trường học, đào tạo tại chỗ và các loại kinh nghiệm khác. Định nghĩa của Becker (1964) gợi ý phân biệt vốn con người theo hai khái niệm khác nhau về các thuộc tính vốn con người: đầu tư vốn con người so với kết quả đầu tư vốn con người và vốn con người liên quan đến nhiệm vụ so với vốn con người không liên quan đến nhiệm vụ. Đầu tư vốn con người bao gồm kinh nghiệm như giáo dục và kinh nghiệm làm việc có thể dẫn đến kiến thức và kỹ năng có thể có hoặc không. Kết quả của đầu tư vốn con người là kiến thức và kỹ năng thu được. Tính liên quan đến nhiệm vụ đề cập đến việc liệu các khoản đầu tư và kết quả vốn con người có liên quan đến một nhiệm vụ cụ thể hay không, chẳng hạn như điều hành một liên doanh kinh doanh. Việc phân biệt các thuộc tính vốn nhân lực khác nhau là rất quan trọng vì nó giúp: (i) về 787
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 mặt lý thuyết loại bỏ nguyên nhân và tác động của các thuộc tính vốn nhân lực và (ii) về mặt lý thuyết suy ra những người điều tiết mối quan hệ vốn nhân lực với thành công. Các tài liệu về khởi nghiệp đưa ra một số lập luận về việc làm thế nào vốn con người nên tăng cường thành công của doanh nghiệp. Thứ nhất, vốn con người làm tăng khả năng của chủ sở hữu để thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh chung là phát hiện và khai thác các cơ hội kinh doanh (Shane và Venkatraman, 2000). Ví dụ, kiến thức trước đó làm tăng sự tỉnh táo kinh doanh của chủ sở hữu (Westhead, Ucbasaran và Wright, 2005) chuẩn bị cho họ khám phá các cơ hội cụ thể mà người khác không nhìn thấy (Shane, 2000; Venkatraman, 1997). Ngoài ra, vốn con người ảnh hưởng đến cách tiếp cận của chủ sở hữu đối với việc khai thác cơ hội (Chandler và Hanks, 1994; Shane, 2000). Thứ hai, vốn con người có liên quan tích cực đến việc lập kế hoạch và chiến lược mạo hiểm, do đó, tác động tích cực đến thành công (Baum, Locke và Smith, 2001; Frese và cộng sự, 2007). Thứ ba, kiến thức hữu ích để có được các nguồn lực hữu dụng khác như vốn tài chính và vật chất (Brush, Greene và Hart, 2001) và có thể bù đắp một phần sự thiếu hụt vốn tài chính vốn là hạn chế đối với nhiều doanh nghiệp kinh doanh (Chandler và Hanks, 1998). Cuối cùng, vốn con người là điều kiện tiên quyết để học hỏi thêm và hỗ trợ tích lũy kiến thức và kỹ năng mới (Ackerman và Humphreys, 1990; Hunter, 1986). 3.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Dựa vào quá trình tổng quan nghiên cứu và nền tảng cơ sở lý thuyết đó là lý thuyết hành vi có kế hoạch và lý thuyết vốn con người, 4 yếu tố được lựa chọn nghiên cứu là “thái độ của cá nhân; chuẩn mực chủ quan; nhận thức về kiểm soát hành vi; giáo dục về kinh doanh”. Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả về ảnh hưởng của các nhân tố này đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau: Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 16 giả thuyết của mô hình nghiên cứu được kiểm định là: H1: Thái độ của cá nhân đối với tinh thần kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. H2: Thái độ của cá nhân đối với tinh thần kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều 788
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đến chuẩn mực chủ quan. H3: Thái độ của cá nhân đối với tinh thần kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến nhận thức (của cá nhân) về kiểm soát hành vi. H4: Thái độ của cá nhân đối với tinh thần kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến giáo dục về kinh doanh. H5: Chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kế toán. H6: Chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến thái độ của cá nhân. H7: Chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến nhận thức về kiểm soát hành vi. H8: Chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến giáo dục về kinh doanh. H9: Nhận thức về kiểm soát hành vi có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. H10: Nhận thức về kiểm soát hành vi có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến thái độ của cá nhân. H11: Nhận thức về kiểm soát hành vi có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến chuẩn mực chủ quan. H12: Nhận thức về kiểm soát hành vi có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến giáo dục về kinh doanh. H13: Giáo dục về kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. H14: Giáo dục về kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến thái độ của cá nhân. H15: Giáo dục về kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến chuẩn mực chủ quan. H16: Giáo dục về kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến nhận thức về kiểm soát hành vi. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm tác giả kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó nghiên cứu định tính với phương pháp phỏng vấn để đánh giá sự hợp lý và phù hợp của các nhân tố đưa vào mô hình nghiên cứu, quan điểm cũng như cách thức đo lường của các nhân tố, làm căn cứ cho việc xây dựng biến và thang đo biến chính thức của mô hình nghiên cứu. Phương pháp tiếp theo nhóm tác giả sử dụng là nghiên cứu định lượng với hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là khảo sát sơ bộ để đánh giá mức độ phù hợp, tính chính xác, rõ ràng, dễ hiểu của phiếu khảo sát (bảng hỏi khảo sát). Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện sau khi có bảng hỏi khảo sát đã được chỉnh sửa lại sau nghiên cứu định tính.Việc thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ để đảm bảo những người được hỏi đều hiểu được các thuật ngữ và các câu hỏi trong bảng hỏi khảo sát, cũng như không hiểu sai ý nghĩa của các câu hỏi đó. Đồng thời thông qua đó tác giả một lần nữa chuẩn hóa lại các từ ngữ và hoàn thiện bảng hỏi để phục vụ cho việc khảo sát chính thức. Việc chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện về vị trí địa lý, khảo sát với một số lượng mẫu nhỏ các sinh viên chuyên ngành kế toán. Nhóm tác giả gặp trực tiếp 20 bạn sinh viên chuyên ngành kế toán tại trường Đại học Công nghiệp 789
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Hà Nội để khảo sát trực tiếp bảng câu hỏi. Kết quả là về cơ bản, phiếu khảo sát đều được các bạn sinh viên hiểu và chấp nhận, chỉ phải chỉnh sửa một số lỗi nhỏ về mặt từ ngữ hoặc ngữ nghĩa để đảm bảo không có bất cứ sự khó hiểu hay hiểu sai nào cho người được hỏi. Giai đoạn 2 là khảo sát chính thức với việc phát phiếu khảo sát trên mẫu lớn. Với hình thức gửi bảng hỏi khảo sát bằng hình thức gửi mail dưới sự hỗ trợ của công cụ google docs theo địa chỉ: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdDkYblk_Igq5_RXJIqP5yIXlZeCC1g8qVnOHg1- iyzegvBg/viewform?usp=sf_link Sau một tuần kể từ khi gửi mail/ zalo/ facebook mà chưa nhận được phản hồi, nhóm tác giả sẽ gọi điện để nhắc lại việc khảo sát. Với các sinh viên thuận tiện về vị trí địa lý thì nhóm tác giả đến trực tiếp. Khoảng thời gian tác giả thực hiện thu thập dữ liệu là từ tháng 03 năm 2021 đến tháng 05 năm 2021. Tổng số phiếu phản hồi nhận được sau khi đã loại những phiếu không hợp lệ (chỉ tích vào một phương án cho tất cả các câu hỏi trong bảng khảo sát) là 226 phiếu. Số lượng mẫu này là thỏa mãn để phục vụ cho phân tích dữ liệu định lượng. Dựa trên những phiếu trả lời nhận về và thỏa mãn, dữ liệu thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS và AMOS để thực hiện thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định CFA, mô hình SEM. Kết quả tìm được sẽ giúp nhóm tác giả xác định được ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Mô tả mẫu khảo sát Với số lượng phiếu nhận được sau khi đã loại những phiếu không hợp lệ thì có tất cả là 226 phiếu hợp lệ phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Cụ thể mẫu phục vụ cho nghiên cứu chính thức được mô tả trong bảng sau: Bảng 5.1: Mô tả mẫu nghiên cứu Chỉ tiêu Cụ thể Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 35 15,5 Nữ 191 84,5 Độ tuổi Dưới 20 tuổi 73 32,3 Từ 20 đến dưới 22 tuổi 119 52,7 Từ 22 đến dưới 24 tuổi 30 13,3 Từ 24 tuổi trở lên 4 1,7 Trường học Đại học Công nghiệp Hà Nội 115 50,9 Đại học Thương mại 46 20,4 Học viện Tài chính 34 15,0 Đại học kinh tế quốc dân 31 13,7 Nguồn: Tổng hợp mẫu khảo sát của nhóm tác giả Về đặc điểm nhân khẩu học, trong tổng số mẫu nghiên cứu nhận được 226 quan sát có 15,5% là nam và 84,5% là nữ. Điều này cũng là phù hợp với đặc thù sinh viên ngành kế toán thì chủ yếu là nữ. Về độ tuổi sinh viên tham gia khảo sát phần lớn tập trung trong độ tuổi từ 20 đến dưới 22 tuổi tức là các em chủ yếu là sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3 đại học (với 52,7% tập trung từ 20 790
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đến dưới 22 tuổi; 32,3% dưới 20 tuổi- sinh viên năm nhất, tiếp theo là nhóm từ 22 đến dưới 24 tuổi (13,3%) và ít nhất là nhóm tuổi từ 24 tuổi trở lên với 1,7%). Về trường học của sinh viên, đa phần sinh viên học chuyên ngành kế toán tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội với tỷ lệ 50,9%. Số sinh viên học trường Đại học Thương mại chiếm 20,4%, Học viện Tài chính chiếm 15% và ít nhất là số lượng sinh viên học tại Đại học kinh tế quốc dân với 13,7%. Đây đều là 4 trường đại học có đào tạo chuyên ngành kế toán và hàng năm cung cấp một số lượng nhân sự kế toán lớn cho xã hội. 5.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Sau khi thực hiện phân tích Cronbach alpha của các biến quan sát thì kết quả cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về hệ số tin cậy Cronbach alpha trên 0,7 và các biến có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) đều lớn hơn 0,3. Kết quả phân tích Cronbach alpha được trình bày trong bảng sau: Bảng 5.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Corrected Item- Cronbach's Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted Thái độ của cá nhân (PA): Cronbach’s alpha = 0,736 PA1 16,190 5,657 ,461 ,710 PA2 15,465 6,463 ,451 ,707 PA3 15,314 6,234 ,481 ,696 PA4 15,960 5,638 ,614 ,645 PA5 15,850 6,057 ,498 ,690 Chuẩn mực chủ quan (SN): Cronbach’s alpha = 0,773 SN1 8,248 1,921 ,585 ,718 SN2 8,226 1,811 ,628 ,670 SN3 8,199 1,974 ,610 ,692 Nhận thức về kiểm soát hành vi (PBC): Cronbach’s alpha = 0,924 PBC1 15,270 21,442 ,669 ,924 PBC2 15,301 20,460 ,763 ,912 PBC3 15,106 19,766 ,845 ,901 PBC4 14,872 20,450 ,823 ,904 PBC5 14,987 20,138 ,825 ,904 PBC6 15,040 20,910 ,761 ,912 Giáo dục về kinh doanh (EE): Cronbach’s alpha = 0,888 EE1 19,925 13,501 ,707 ,867 EE2 20,000 13,360 ,781 ,855 EE3 20,031 13,301 ,797 ,853 EE4 19,854 13,974 ,669 ,873 791
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 EE5 19,881 14,417 ,636 ,878 EE6 20,044 14,105 ,632 ,879 Ý định khởi nghiệp của sinh viên (EI): Cronbach’s alpha = 0,901 EI1 18,403 19,379 ,552 ,909 EI2 18,124 18,242 ,725 ,883 EI3 17,947 18,379 ,742 ,881 EI4 17,907 18,040 ,789 ,875 EI5 17,996 17,169 ,783 ,874 EI6 18,208 17,161 ,798 ,872 Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của nhóm tác giả 5.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) * Kiểm định KMO và Bartlett: Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0.884 > 0.5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa là (p_value) sig = 0.000 < 0.05, (bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể) như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố. * Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax: Kết quả cho thấy với các biến quan sát sau khi đã thỏa mãn độ tin cậy của thang đo được nhóm thành 05 nhóm (phù hợp với 5 nhân tố của mô hình nghiên cứu). - Giá trị tổng phương sai trích là 68,269% đạt yêu cầu > 50%; như vậy có thể nói rằng các nhân tố này giải thích được 68,269% sự biến thiên của dữ liệu. - Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố có Eigenvalues (thấp nhất) là 1.227 thỏa mãn > 1. * Ma trận nhân tố với phép quay Varimax (sau khi đã loại 2 phát biểu PA2 và PA5 do không thỏa mãn tính hội tụ): Bảng 5.3: Ma trận nhân tố Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 PBC5 ,832 PBC3 ,822 PBC4 ,801 PBC2 ,764 PBC6 ,755 PBC1 ,735 792
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 EE3 ,877 EE2 ,840 EE1 ,781 EE4 ,775 EE5 ,665 EE6 ,649 EI4 ,830 EI3 ,800 EI5 ,748 EI6 ,742 EI2 ,687 EI1 ,617 SN3 ,796 SN2 ,782 SN1 ,721 PA4 ,730 PA1 ,729 PA3 ,647 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations. Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả Ta thấy rằng các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố- “Factor loading” lớn hơn 0.5 vì vậy đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một nhân tố. 793
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 5.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Hình 5.1: Kết quả phân tích CFA Nguồn: Kết quả xử lý AMOS của nhóm tác giả * Mức độ phù hợp: Kết quả cho thấy rằng: Với mô hình nghiên cứu ta có: Chi-square/df = 2.767 (< 3); TLI = 0.864; CFI=0.886; RMSEA=0.086 (< 0.1) nên có thể nói là mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường. * Giá trị hội tụ: Các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều lớn hơn 0.5 và các trọng số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê nên các khái niệm đều đạt giá trị hội tụ. * Độ tin cậy tổng hợp (CR) và phương sai trích (AVE): Bảng 5.4: Bảng CR và AVE CR AVE PBC 0.929 0.686 EE 0.896 0.594 SN 0.763 0.517 PA 0.728 0.501 EI 0,908 0,625 794
  14. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Ta thấy rằng độ tin cậy tổng hợp đều > 0.7 và phương sai trích đều > 0.5 như vậy các thang đo cho các biến quan sát đều đạt yêu cầu. 5.5. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) Để kiểm định cho 16 giả thuyết nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả thực hiện các kiểm định mô hình SEM để kiểm định ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp của các nhân tố (thái độ của cá nhân- PA, chuẩn mực chủ quan- SN, nhận thức về kiểm soát hành vi- PBC, giáo dục kinh doanh- EE) đến ý định khởi nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán (EI). Kết quả các mô hình SEM cho thấy rằng: Chi-square/df = 2.360 < 3; TLI = 0.879 > 0.8; CFI= 0.897 > 0.8; RMSEA=0.084 < 0.1. Như vậy từ kết quả này cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thị trường. * Kết quả kiểm định mô hình: Bảng 5.5: Kết quả kiểm định mô hình Estimate S.E. C.R. P PA
  15. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hành vi có tác động đến ý định khởi nghiệp mạnh hơn là tác động của chuẩn mực chủ quan. Bảng 5.6: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: Ký hiệu Nội dung giả thuyết Kết quả H1 Thái độ của cá nhân đối với tinh thần kinh doanh có ảnh hưởng trực Bác bỏ tiếp cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. H2 Thái độ của cá nhân đối với tinh thần kinh doanh có ảnh hưởng trực Chấp nhận tiếp cùng chiều đến chuẩn mực chủ quan. H3 Thái độ của cá nhân đối với tinh thần kinh doanh có ảnh hưởng trực Chấp nhận tiếp cùng chiều đến nhận thức (của cá nhân) về kiểm soát hành vi. H4 Thái độ của cá nhân đối với tinh thần kinh doanh có ảnh hưởng trực Chấp nhận tiếp cùng chiều đến giáo dục về kinh doanh. H5 Chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến ý định Chấp nhận khởi nghiệp của sinh viên kế toán. H6 Chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến thái độ Chấp nhận của cá nhân. H7 Chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến nhận Chấp nhận thức về kiểm soát hành vi. H8 Chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến giáo Bác bỏ dục về kinh doanh. H9 Nhận thức về kiểm soát hành vi có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều Chấp nhận đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. H10 Nhận thức về kiểm soát hành vi có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều Chấp nhận đến thái độ của cá nhân. H11 Nhận thức về kiểm soát hành vi có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều Chấp nhận đến chuẩn mực chủ quan. H12 Nhận thức về kiểm soát hành vi có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều Bác bỏ đến giáo dục về kinh doanh. H13 Giáo dục về kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến ý Bác bỏ định khởi nghiệp của sinh viên. H14 Giáo dục về kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến thái Chấp nhận độ của cá nhân. H15 Giáo dục về kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến Bác bỏ chuẩn mực chủ quan. H16 Giáo dục về kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến nhận Bác bỏ thức về kiểm soát hành vi. 6. Thảo luận Thông qua nghiên cứu và khảo sát cụ thể với các sinh viên chuyên ngành kế toán của ba trường đại học (Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Thương mại, Học viện Tài chính và Đại học Kinh tế quốc dân) đã có những giả thuyết về mối quan hệ được chấp nhận và cũng có giả 796
  16. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thuyết mối quan hệ bị bác bỏ như đã trình bày ở chương 5. Các mối quan hệ có ý nghĩa thống kê được chấp nhận được trình bày qua sơ đồ sau: Sơ đồ 6.1: Ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội Như vậy với phạm vi mẫu dữ liệu khảo sát thu thập (226 quan sát) của nghiên cứu, kết quả các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu như sau: (i) Chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đồng thời chuẩn mực chủ quan có cả ảnh hưởng gián tiếp cùng chiều đến ý định khởi nghiệp thông qua nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi. Ngoài ra chuẩn mực chủ quan còn có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến thái độ của cá nhân. (ii) Nhận thức về kiểm soát hành vi có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đồng thời nhận thức về kiểm soát hành vi có cả ảnh hưởng gián tiếp cùng chiều đến ý định khởi nghiệp thông qua nhân tố chuẩn mực chủ quan. Bên cạnh đó nhận thức về kiểm soát hành vi cũng có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến thái độ của cá nhân. (iii) Thái độ của cá nhân không có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán trên địa bàn Thành phố Hà Nội, nhưng nó lại có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định khởi nghiệp thông qua các nhân tố chuẩn mực chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi. Ngoài ra thái độ của cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến giáo dục về kinh doanh. (iiii) Giáo dục về kinh doanh không có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán trên địa bàn Thành phố Hà Nội, nhưng nó có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến thái độ của cá nhân từ đó có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua các nhân tố chuẩn mực chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi. Nghiên cứu này đã góp phần bổ sung sự hiểu biết nhỏ về ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kế toán. Theo kết quả thống kê mô tả cho thấy nhìn chung mức độ về ý định khởi nghiệp để khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành kế toán là ở mức trung bình (giá trị trung bình từ 3,3 đến 3,8). Cụ thể, theo kết quả khảo sát trong 226 sinh viên thì chỉ có 33 sinh viên (14,6%) rất đồng ý với phát biểu EI1- Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành 797
  17. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 một doanh nhân; 44 sinh viên (19,5%) rất đồng ý với phát biểu EI2- Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một doanh nhân; 61 sinh viên (26,99%) rất đồng ý với phát biểu EI3- Tôi sẽ cố gắng hết sức để bắt đầu và điều hành công ty của riêng tôi; 68 sinh viên (30,08%) đồng ý với phát biểu EI4- Tôi quyết tâm tạo dựng một công ty trong tương lai; 69 (30,53%) sinh viên đồng ý với phát biểu EI5- Tôi đã suy nghĩ rất nghiêm túc về việc thành lập một công ty; 48 sinh viên (21,24%) đồng ý với phát biểu EI6- Tôi có ý định sẽ thành lập một công ty vào một thời điểm cụ thể không xa. Chính vì vậy việc nhận biết những yếu tố nào có tác động mạnh mẽ đến ý định khởi nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán có ý nghĩa quan trọng để có thể thúc đẩy tăng tỷ lệ sinh viên kế toán có ý định khởi nghiệp trong tương lai. * Nhận thức về kiểm soát hành vi Theo kết quả nghiên cứu, trong hai nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kế toán thì nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi có ảnh hưởng với mức độ lớn hơn so với nhân tố chuẩn mực chủ quan. Nhận thức về kiểm soát hành vi được hiểu là cảm nhận của cá nhân về việc dễ hay khó khi thực hiện hành vi, nó biểu thị mức độ kiểm soát việc thực hiện hành vi chứ không phải là kết quả của hành vi đó. Nếu như sinh viên có cảm nhận tích cực (tốt) về năng lực, kiến thức của cá nhân mình cũng như biết cách để kiểm soát quá trình khởi nghiệp trong tương lai thì họ sẽ có ý định khởi nghiệp cao hơn những sinh viên khác. Trong nhiều trường hợp thực tế, ý định khởi nghiệp đôi khi sẽ xuất hiện khi cá nhân phát hiện ra một cơ hội mà họ thấy có khả thi và mong muốn nắm lấy cơ hội đó. Kết quả của nghiên cứu này ủng hộ các kết quả nghiên cứu trước đó của các tác giả như: Zaremohzzabieh và cộng sự (2019); Liñán và Chen (2009); Doanh và cộng sự (2019); Laguía và cộng sự (2018); Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015); … Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này về sinh viên ngành kế toán lại không ủng hộ kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018) khi nghiên cứu đó lại chỉ ra rằng nhận thức về kiểm soát hành vi (PBC) có tác động ngược chiều đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Điều này thể hiện khi nữ sinh viên có nhận thức kiểm soát hành vi phù hợp thì họ lại khó thể đưa đến ý định khởi nghiệp do nhận thấy khó khăn trong khởi nghiệp cũng như khó tiếp cận các nguồn lực thực hiện dự án (Nguyễn Phương Mai và cộng sự, 2018). * Chuẩn mực chủ quan Kết quả nghiên cứu đã khẳng định ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều của chuẩn mực chủ quan đến ý định khởi nghiệp. Điều này có nghĩa là với dữ liệu mẫu khảo sát thì việc những người trong môi trường thân thiết của sinh viên có tán thành hay ủng hộ quyết định đó của họ (như gia đình, bạn bè, những người quan trọng,...) sẽ tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả này ngược với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2019) khi nghiên cứu thanh niên trẻ tại một số tỉnh thành trong cả nước. Nhưng ngược lại, nghiên cứu này ủng hộ kết quả của một số nghiên cứu trước như: Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015); Ozaralli và Rivenburgh (2016); Kolvereid và Isaksen (2006); Reynolds (2005); Yordanova và Tarrazon (2010); Krueger và cộng sự (2000); Liñán và Chen (2009) ... Theo kết quả thống kê mô tả thì giá trị trung bình của các phát biểu trong chuẩn mực chủ quan khá lớn (giá trị trung bình đều > 4,0). Đã có trên 170 sinh viên (trong số 226 sinh viên) đều đồng ý hoặc rất đồng ý rằng nếu họ quyết định thành lập một công ty thì gia đình, bạn bè và những người thân thiết của họ sẽ ủng hộ quyết định đó. Với kết quả của nghiên cứu với các sinh viên ngành kế toán tại một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội có thể thấy rằng rất phù hợp với sự thay đổi suy 798
  18. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nghĩ của các bậc phụ huynh hay giới trẻ trong thời đại ngày nay, khi mà cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở và không nhất thiết phải tìm một công việc “ổn định” như trong nhà nước. Các cử nhân tốt nghiệp được tự do và độc lập hơn trong việc quyết định con đường sự nghiệp của mình so với trước đây. Ngoài việc có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thì các nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi và chuẩn mực chủ quan lại có tác động cùng chiều lẫn nhau. Điều đó có nghĩa là khi cá nhân có nhận thức về kiểm soát hành vi một cách rõ ràng thì sẽ được những người thân thiết của họ ủng hộ hay tán thành nhiều hơn. Ngược lại nếu một cá nhân được sự ủng hộ hay tán thành từ những người thân thiết của họ thì họ sẽ có thêm sự cảm nhận của bản thân là dễ hay khó khi thực hiện một hành vi nào đó. Chính vì vậy mà càng làm tăng thêm ý định khởi nghiệp của sinh viên. Như vậy nhận thức về kiểm soát hành vì và chuẩn mực chủ quan còn có tác động gián tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán thông qua nhân tố còn lại. Việc chỉ ra các mối quan hệ gián tiếp này đến ý định khởi nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán cũng chính là một kết quả mà các nghiên cứu trước chưa thực hiện. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng chứng mình rằng chuẩn mực chủ quan còn có tác động trực tiếp cùng chiều đến thái độ của cá nhân. Điều đó có nghĩa là khi một cá nhân sinh viên được sự ủng hộ của gia đình, bạn bè hay những người quan trọng thì sẽ làm cho cá nhân đó có thái độ tích cực hơn đối với hoạt động khởi nghiệp. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991). * Thái độ của cá nhân Kết quả nghiên cứu với mẫu dữ liệu khảo sát đã bác bỏ ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều của nhân tố thái độ của cá nhân đến ý định khởi nghiệp của sinh viên kế toán. Nhưng thái độ của cá nhân lại có tác động trực tiếp cùng chiều đến cả chuẩn mực chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi. Chính vì vậy mà thái độ của cá nhân có ảnh hưởng gián tiếp cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán thông qua cả chuẩn mực chủ quan và cả nhận thức về kiểm soát hành vi. Đối với các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên, thái độ của cá nhân đối với tinh thần khởi nghiệp đó là sự tích cực hoặc sẵn sàng tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp hay kinh doanh khi có cơ hội. Khi sinh viên có thái độ tích cực, hào hứng với hoạt động khởi nghiệp thì sẽ làm cho nhận thức về kiểm soát hành vi của bản thân họ rõ ràng hơn đồng thời cũng sẽ làm tăng niềm tin và sự ủng hộ của gia đình, bạn bè, những người thân thiết của họ. Từ đó sẽ thúc đẩy thêm ý định khởi nghiệp của cá nhân sinh viên đó. Theo kết quả thống kê mô tả về nhân tố thái độ của cá nhân thì cho thấy rằng giá trị trung bình của các phát biểu thuộc thái độ của cá nhân ở mức khá cao (giá trị trung bình từ 3,5 đến 4,3). Phần đa sinh viên chuyên ngành kế toán được khảo sát đều có thái độ khá tích cực với hoạt động kinh doanh. 110 sinh viên (48,7%) đồng ý rằng việc là một doanh nhân sẽ có nhiều thuận lợi hơn là bất lợi. 184 sinh viên (81,4%) cảm thấy việc trở thành một doanh nhân là rất hấp dẫn đối với họ. 192 sinh viên (84,95%) đồng ý rằng nếu như họ có cơ hội và nguồn lực thì họ sẽ thành lập một công ty và 137 sinh viên (60,6%) có suy nghĩ tích cực rằng là một doanh nhân sẽ mang lại cho họ sự thỏa mãn và hạnh phúc. Sinh viên càng có niềm tin vào sự thành công của một doanh nghiệp trong tương lại thì sẽ càng có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức về kiểm soát hành vi của họ từ đó có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của họ. Kết quả của một số nghiên cứu trước đây khẳng định tác động trực tiếp cùng chiều của thái độ cá nhân đối với ý định khởi nghiệp như: Krueger và cộng sự (2000); Tkachev và Kolvereid (1999); Linan và Chen (2009); Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2019);… 799
  19. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 * Giáo dục về kinh doanh Với phạm vi dữ liệu khảo sát được (226 mẫu quan sát), thì kết quả nghiên cứu đã bác bỏ giả thuyết “Giáo dục về kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến ý định khởi nghiệp”. Kết quả nghiên cứu này không củng cố những kết quả trước đây về tác động trực tiếp của giáo dục kinh doanh đến ý định khởi nghiệp của các tác giả như: Omar Boubker và cộng sự (2021); Wardana và cộng sự (2020); Westhead và Solesvik (2016); Maresch và cộng sự (2016); Shinnar và cộng sự (2018); Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015); … Mặc dù giáo dục về kinh doanh không tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán nhưng lại có tác động gián tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh sự tác động trực tiếp cùng chiều của giáo dục về kinh doanh đến thái độ của cá nhân sinh viên, chính vì vậy mà từ đó nó sẽ có tác động gián tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán thông qua các nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi và chuẩn mực chủ quan. Giáo dục về kinh doanh sẽ giúp cho sinh viên nâng cao thái độ của cá nhân họ đối với hoạt động kinh doanh, họ có thái độ tích cực hơn, nhận thức về hành vi kinh doanh tích cực hơn và từ đó nâng cao ý định khởi nghiệp của cá nhân mỗi sinh viên đó. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về vốn con người. 7. Ý nghĩa từ kết quả nghiên cứu và khuyến nghị đề xuất Khởi nghiệp là một hoạt động đòi hỏi một tư duy, nhận thức đúng đắn và phải được giáo dục về kinh doanh. Từ kết quả của mô hình nghiên cứu có thể thấy rằng nhân tố giáo dục về kinh doanh là gốc rễ của mọi vấn đề. Bởi lẽ giáo dục về kinh doanh tác động tích cực đến thái độ của cá nhân. Thái độ của cá nhân lại tác động tích cực đến nhận thức về kiểm soát hành vi và chuẩn mực chủ quan. Nhận thức về kiểm soát hành vi và chuẩn mực chủ quan sẽ tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Thông qua đào tạo thích hợp, sinh viên đại học có thể có được kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế cần thiết cho quá trình kinh doanh, từ đó có thể nâng cao hơn nữa thái độ, nhận thức của mỗi cá nhân để thúc đẩy ý định khởi nghiệp của họ. Khi sinh viên có thái độ tích cực và nhận thức về kiểm soát hành vi mạnh mẽ hơn có thể phát huy khả năng kinh doanh bẩm sinh của sinh viên, củng cố tiềm năng kinh doanh của họ và truyền cảm hứng cho sự tự tin và đam mê kinh doanh. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể nhận được sự ủng hộ cũng như các nhận xét liên quan đến các hoạt động kinh doanh của họ khi họ tham gia các khóa học khởi nghiệp. Động lực từ gia đình, bạn bè, người thân và giáo viên sẽ hỗ trợ cho ý định trở thành doanh nhân của họ. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với các trường đại học, các cơ sở đào tạo trong việc nuôi dưỡng và phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên để tạo động lực cho các sinh viên khởi nghiệp trong tương lai khi có cơ hội. Giáo dục về kinh doanh cho phép sinh viên có được thông tin và kinh nghiệm về cách bắt đầu và điều hành một dự án kinh doanh mới. Một chương trình giáo dục về doanh nhân sẽ giúp cung cấp câu trả lời cho một số câu hỏi như động lực để trở thành doanh nhân, sinh viên nên làm gì và nỗ lực để trở thành doanh nhân, những kỹ năng hoặc khả năng mà sinh viên cần để trở thành doanh nhân và cách xây dựng chi tiết liên quan đến tiếp thị kinh doanh. Những điều đó cho phép sinh viên có trải nghiệm tuyệt vời giúp họ trở thành doanh nhân trong tương lai. Bên cạnh đó, việc giáo dục về tinh thần kinh doanh trong các cơ sở đào tạo sẽ cho phép sinh viên được tương tác với những nhân vật thành công trong thực tế, được nghe những chia sẻ của họ về cách thức giải quyết những vấn đề thường gặp trong kinh doanh từ đó giúp cho mỗi cá nhân sinh viên thêm thái độ tích cực và nhận thức về khởi nghiệp kinh doanh một cách dễ dàng hơn. 800
  20. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Từ kết quả của mô hình nghiên cứu với những mối quan hệ kết nối của các nhân tố thì khi thiết kế các chương trình đào tạo trong nhà trường dành cho các sinh viên chuyên ngành kế toán, các nhà giáo dục nên xem xét việc đưa vào các chương trình để giúp giáo dục có thể kết hợp với các yếu tố khác đó chính là thái độ của cá nhân sinh viên, nhận thức về kiểm soát hành vi và chuẩn mực chủ quan, đó là những yếu tố quyết định được kết nối với nhau. Chẳng hạn như việc tổ chức các hoạt động, các buổi học, buổi hội thảo,… bằng cách cho sinh viên được tiếp xúc với các doanh nhân thành đạt hoặc các diễn giả khách mời. Vì thông qua đó người tham gia có thể xác định được thái độ của cá nhân là phù hợp với các “mô hình kinh doanh” nào trong thực tế và họ sẽ nhận thức được rằng thành công trong kinh doanh là hoàn toàn khả thi và đáng làm. Bên cạnh đó để phát huy sự tác động trực tiếp cùng chiều của nhân tố chuẩn mực chủ quan đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các khách mời hay diễn giả là doanh nhân nên tập trung nhiều hơn vào các quá trình khởi nghiệp và vượt khó của họ, đặc biệt bằng cách giải thích cách mà các doanh nhân vượt qua những hạn chế về nguồn lực của họ và cách ý tưởng kinh doanh ban đầu phát triển thành một dự án có thể kinh doanh được. Cách tiếp cận trong giáo dục như vậy sẽ thúc đẩy thái độ và nhận thức của sinh viên với việc kinh doanh và do đó nâng cao các ý định kinh doanh. Như vậy các chương trình đào tạo ngành kế toán nên xem xét kết hợp các khóa học kinh doanh và khởi nghiệp trong chương trình. Các khóa học này có thể được cung cấp dưới dạng các khóa học định hướng, các hoạt động ngoại khóa, một môn học tự chọn hoặc bắt buộc để phát triển các kỹ năng cần thiết cho tinh thần khởi nghiệp và tinh thần kinh doanh. Các môn học và hình thức học tập nên nhằm mục đích phát triển các kỹ năng cần thiết cho các hoạt động kinh doanh như kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, quản lý dự án, kỹ năng làm việc nhóm hoặc kỹ năng lãnh đạo. Sự kết hợp giữa kiến thức kinh doanh cần thiết cho tinh thần khởi nghiệp và những ý tưởng đến từ các lĩnh vực nghề nghiệp kế toán tài chính có thể xây dựng sự tự tin của người học với tinh thần khởi nghiệp và thúc đẩy tinh thần kinh doanh của họ. Ngoài ra các cơ sở giáo dục đào tạo ngành kế toán cũng nên xây dựng nhiều chương trình truyền thông hơn cho các doanh nhân nữ. Bởi lẽ đặc thù ngành kế toán thì sinh viên nữ chiếm tỷ trọng chủ yếu (với mẫu khảo sát thì nữ chiếm 84,5%). Hình ảnh các nữ doanh nhân quyền lực, hình mẫu tác động đến nhận thức và thái độ của xã hội còn hạn chế. Điều này dẫn đến việc thường các ngành học nhiều nữ giới thì các bạn nữ có ý định khởi nghiệp thấp hơn. Đẩy mạnh truyền thông về hình ảnh nữ doanh nhân cũng là hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, khuyến khích nữ sinh viên và thúc đẩy họ nâng cao vai trò xã hội. Bên cạnh đó các trường đào tạo ngành kế toán nên thúc đẩy việc thực hiện các chương trình tăng nhận thức về khởi nghiệp của sinh viên. Các trường đại học có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa như cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp hoặc tọa đàm với các doanh nhân thành đạt để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp/ kinh doanh trong sinh viên. Bên cạnh đó, các trường đại học có thể thành lập trung tâm kết nối, vườn ươm doanh nghiệp để kết nối các dự án kinh doanh với nhà đầu tư, trường đại học với doanh nghiệp để đưa các ý tưởng kinh doanh khả thi vào thị trường. 8. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai Nghiên cứu này có một số hạn chế. Thứ nhất, nhóm tác giả sử dụng dữ liệu cắt ngang thu thập từ phương pháp khảo sát dưới hình thức bảng hỏi, vì vậy những thành kiến của người trả lời có thể làm nhiễu kết quả của nghiên cứu. Các biện pháp thu thập từ nhiều nguồn và mô hình được thử nghiệm theo thời gian là cần thiết. Thứ hai, nghiên cứu này sử dụng một mẫu từ sinh viên ngành kế toán các trường đại học ở 801
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2