intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp thủy lợi

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp thủy lợi" tổng hợp các các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển hệ thống đánh giá hiệu quả trong các tổ chức ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực quản lý và khai thác công trình thủy lợi. Tác giả mong muốn bài viết sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm/hoạt động trong lĩnh vực đánh giá hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp thủy lợi

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THỦY LỢI LITERATURE REVIEW OF FACTORS AFFECTING THE DEVELOPMENT OF PERFORMANCE MEASUREMENT SYSTEM IN WATER IRRIGATION ENTERPRISES Vũ Thị Nam1, Phạm Đức Cường2, Nguyễn Ngọc Quang3 1 Trường Đại học Thủy Lợi, 2,3Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Lựa chọn được hệ thống đánh giá hiệu quả phù hợp là nhu cầu và thách thức với các tổ chức/doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới việc duy trì và phát triển hiệu quả hệ thống đánh giá đó đã và đang là vấn đề được quan tâm của các nhà quản lý và nhà nghiên cứu. Bằng việc nghiên cứu các bài báo, bài viết khoa học, luận án, giáo trình và các tài liệu khoa học khác về lĩnh vực đánh giá hiệu quả trên thế giới và Việt Nam, tác giả tổng hợp các các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển hệ thống đánh giá hiệu quả trong các tổ chức ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi. Tác giả mong muốn bài viết sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm/hoạt động trong lĩnh vực đánh giá hiệu quả. Từ khóa: Đánh giá, Hiệu quả hoạt động, Yếu tố ảnh hưởng ABSTRACT Selecting the system to be evaluated effectively is the needs and challenges with the organizations/enterprises. However, the search for factors affecting the effective maintenance and development of that evaluation system is a matter of concern for managers and researchers. By researching articles, scientific papers, books, Ph.D. thesis, and other scientific documents related to performance evaluation in the world and in Vietnam, the author summarizes factors that influances to the development performance measurement system in organizations/enterprises in many different fields, including the field of management and exploitation of irrigation works. The author wishes that the article will be a useful reference for those who is interested in/work for the field of performance measurement. Keywords: Performance, Measurement, Water Irrigation Enterprises, Vietnam 1. Giới thiệu chung Các hệ thống đánh giá hiệu quả được công nhận là một công cụ để tác động đến hành vi (Eccles, 1991 và Neely và cộng sự, 1995). Nó có thể giúp thúc đẩy nhân viên làm việc theo hướng hoàn thành các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Ngược lại, các hệ thống đánh giá hiệu quả có thiết kế kém hoặc kém hiệu quả có thể tác động làm cho tổ chức hoạt động dưới mức tối ưu (Dhavale, 1996). Theo Godener và Soderquist (2004), các doanh nghiệp sử dụng kết quả đánh giá 1811
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hiệu quả trên bốn cấp độ tổ chức khác nhau: Sử dụng kết quả đánh giá hiệu quả để đánh giá nhân sự, động viên và khuyến khích người lao động (triển vọng thăng tiến, tiền lương, tiền thưởng, cơ hội tham gia dự án); Sử dụng kết quả đánh giá hiệu quả để phân bổ nguồn lực (tham gia dự án, lập nhóm/giải thể, phân công nguồn lực cho dự án mới); Sử dụng kết quả đánh giá hiệu quả để kiểm soát/hiệu chỉnh, tổ chức lại đơn vị; Sử dụng kết quả đánh giá hiệu quả cho việc học tập/cải tiến liên tục tổ chức. Đáp ứng nhu cầu là công cụ quản lý của các tổ chức trong các bối cảnh khác nhau đã có nhiều mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động ra đời. Mỗi mô hình cho thấy sự phù hợp và tính hiệu quả của nó trong mỗi thời kỳ. Tuy nhiên, trên thế giới, theo nghiên cứu của Tập đoàn Hackett, ngay cả khi thẻ điểm cân bằng trở thành một công cụ đánh giá hiệu quả được sử dụng rộng rãi ở Mỹ vào những năm 2000s, vẫn có những bằng chứng cho thấy không phải tất cả các sáng kiến đánh giá hiệu quả đều thành công. Các nhà nghiên cứu khác đã tuyên bố rằng 70% các nỗ lực để thực hiện các hệ thống đánh giá hiệu quả bị thất bại (Mike Bourne và Vay Neely, 2003). Mục tiêu của bài viết này là xem xét, tổng hợp lại các tài liệu cả về lý thuyết và thực nghiệm về việc xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động trong các tổ chức/doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu, bài viết sẽ xác định khoảng trống nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới việc đánh giá hiệu quả hoạt động trong các công ty quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi ở Việt Nam. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật chủ yếu là nghiên cứu tại bàn. Cụ thể: Tác giả đã xem xét, đánh giá toàn diện các nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm điển hình về đánh giá hiệu quả của hệ thống thuỷ lợi trên thế giới từ trước đến cuối năm 2020). Gần 50 tài liệu đã được tổng hợp bao gồm các bài báo khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học, luận án tiến sĩ, giáo trình, các báo cáo của cơ quan quốc tế về quản lý và sử dụng nước. Các nghiên cứu này được tổng hợp theo thời gian và theo các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau và lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi ở Việt Nam. Phát hiện các khoảng trống nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thủy lợi. 3. Kết quả nghiên cứu Meekings và các cộng sự (1995) mô tả cản trở của việc áp dụng một hệ thống đánh giá hiệu quả có thể đến từ sự thiếu hiểu biết và sợ rủi ro cá nhân. Tác giả cũng tiếp tục mô tả ba yếu tố có thể khắc phục những cản trở trên: (1) xây dựng mô hình đánh giá từ trên xuống dưới, (2) mô hình đánh giá có hệ thống, (3) tiến hành song song việc lập kế hoạch đánh giá và kế hoạch ngân sách. Kaplan và Norton (1996) đã xác định 4 rào cản để thực hiện các hệ thống đánh giá hiệu quả: không đạt được mục tiêu của chiến lược, chiến lược không tích hợp được các mục tiêu của các bộ phận và cá nhân, chiến lược không kết nối với việc phân bổ nguồn lực, chỉ đánh giá kết quả ngắn hạn thiếu kết quả dài hạn. Hay, Hacker, M.E. và Brotherton, P.A. (1998) khi tiếp cận vấn đề trên cơ sở trích dẫn lý thuyết quản lý sự thay đổi cho rằng, yếu tố cản trở việc áp dụng hệ thống đánh giá là (1) do thiếu khả năng lãnh đạo và (2)tư duy không thích sự thay đổi. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đưa ra giải pháp để thúc đẩy sự thay đổi, yêu cầu nhân viên sử dụng hệ thống máy tính và số liệu trung thực, chuẩn hoá các báo cáo. 1812
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Mike Kennerley và Neely (2002) đã thực hiện một nghiên cứu bao gồm các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với 25 nhà quản lý giữ các vị trí quản lý khác nhau của bảy tổ chức doanh nghiệp khác nhau. Đối tượng được lựa chọn là các tổ chức có kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động đánh giá hiệu quả. Các công ty từ các ngành công nghiệp khác nhau và với nhiều đặc điểm cạnh tranh và tổ chức đã được lựa chọn có chủ ý để mẫu nghiên cứu được đa dạng. Điều này cho phép xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động trong nhiều trường hợp khác nhau. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định (1) Những yếu tố nào khuyến khích việc đưa ra các tiêu chí đánh giá mới, sửa đổi các tiêu chí đánh giá hiện có và xóa bỏ các tiêu chí đánh giá đã lỗi thời? (2) Những yếu tố nào ngăn cản sự ra đời của các tiêu chí đánh giá mới, sửa đổi các tiêu chí đánh giá hiện có và xóa bỏ các tiêu chí đánh giá lỗi thời? Nhóm tác giả đã thực hiện cuộc khảo sát các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau khi triển khai hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động đã tóm tắt những nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng và phát triển hệ thống đánh giá trong doanh nghiệp gồm 4 yếu tố: (1) quy trình, (2) con người, (3) cơ sở hạ tầng và (4) văn hoá doanh nghiệp. Trong đó: Quy trình đề cập tới sự tồn tại của quá trình xem xét, sửa đổi và triển khai các tiêu chí và chỉ số đánh giá hiệu quả. Con người mô tả sự sẵn có của các kỹ năng cần thiết để sử dụng, phản ánh, sửa đổi và triển khai các tiêu chí và chỉ số đánh giá hiệu quả. Cơ sở vật chất mô tả sự sẵn có của các hệ thống linh hoạt cho phép thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu phù hợp; Văn hóa đề cập tới sự tồn tại của văn hóa đánh giá hiệu quả trong tổ chức, đảm bảo rằng giá trị của đánh giá và tầm quan trọng của việc duy trì các tiêu chí và chỉ số đánh giá hiệu quả phù hợp và được đánh giá cao. Tiếp nối các kết quả nghiên cứu của những tác giả trước đó, năm 2009, Tze San Ong và cộng sự là những nhà khoa học của khoa kế toán và tài chính trường đại học Putra Malaysia đã thực hiện một nghiên cứu với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế và sử dụng hệ thống đánh giá hiệu quả trong ngành điện và điện tử Malaysia”. Kết quả nghiên cứu được phân tích từ dữ liệu của cuộc khảo sát bằng bảng hỏi với sự tham dự của 149 công ty sản xuất điện và điện tử ở Malaysia được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế và sử dụng các hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động (PMS). Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, các tác giả đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới việc thiết kế và sử dụng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động trong nhóm ngành điện tử bao gồm: (1) hai yếu tố thuộc về hồ sơ tổ chức gồm: quy mô công ty và loại hình sở hữu; (2) bốn yếu tố thuộc về văn hóa tổ chức là: kiến thức và đổi mới, văn hóa học hỏi, khả năng tiếp thu và sự hiểu biết và học hỏi của nhân viên; (3) bốn yếu tố thuộc về chiến lược tổ chức tập trung vào: các bên liên quan, định giá và phân phối, phân khúc tiếp thị và tăng trưởng; và (4) bốn yếu tố thuộc về công nghệ như: công nghệ thông tin và sự tùy biến, khối lượng và sự đa dạng của sản phẩm và quy trình, thông tin và tiến bộ công nghệ, và độ phức tạp của sản phẩm. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ở Malaysia, năm 2015, tác giả Kamilah và các cộng sự đã khảo sát 160 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất với một bảng hỏi thống nhất để thu thập dữ liệu phân tích. Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định độ tin cậy của các biến quan sát, kiểm định mối tương quan của các biến độc lập (quy mô doanh nghiệp, tính cạnh tranh của thị 1813
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trường, sự cam kết cuả chủ doanh nghiệp/người quản lý, trình độ công nghệ, trình độ nhân viên kế toán) với biến phụ thuộc (việc áp dụng hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động được sử dụng rộng rãi trong các DNVVN ở Malaysia. Các tác giả cũng cho thấy ba biến giải thích: (1) cam kết của chủ sở hữu/người quản lý, (2) việc sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và (3) đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ đã được xác định là những yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng và phát triển hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động trong các DNVVN ở Malaysia, nhất là các doanh nghiệp sản xuất. Các yếu tố quy mô doanh nghiệp và tính cạnh tranh trên thị trường ít có ảnh hưởng đến việc áp dụng và phát triển hệ thống đánh giá hiệu quả trong các doanh nghiệp. Cam kết của chủ sở hữu/người quản lý Công nghệ sản xuất tiên tiến Việc áp dụng Trình độ nhân viên hệ thống đánh kế toán giá hiệu quả Quy mô doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh trên thị trường Nguồn: Kamilah (2015) Hình 1. Mô hình nghiên cứu của Kamilah Kết quả này hỗ trợ lập luận và kết quả của các nghiên cứu trước đây rằng chủ sở hữu/người quản lý đóng một vai trò quan trọng đối với hiệu quả của việc phát triển hệ thống quản lý ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, các kết quả cho thấy rằng công nghệ hiện đại có thể là một động lực quan trọng dẫn đến việc sử dụng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động cao hơn trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ hơn. Mối liên hệ giữa công nghệ với việc sử dụng hệ thống đánh giá hiệu suất phù hợp với một số phát hiện trước đây. Năm 2018, khi tiến hành nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng tới tính hiệu quả của hoạt động quản lý hiệu quả trong các tổ chức/doanh nghiệp, tác giả Assish Jugmohun đã tổng quan lý thuyết và chỉ ra trong bài báo “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp” rằng: Quản lý hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động được xem là một trong những phát triển quan trọng, thu hút được sự chú ý của các tổ chức/doanh nghiệp trong nhiều năm trở lại đây. Do đó, nó đã trở thành yếu tố quan trọng đối với nhiều tổ chức trong việc phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của họ thông qua việc áp dụng và phát triển hệ thống đánh giá hiệu quả của mình. Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hoạt động hiệu quả của hệ thống đánh giá hiệu quả được tổng hợp và phân tích kỹ trong bài viết của tác giả. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các yếu tố: (1) thẻ điểm cân bằng (2) cam kết của lãnh đạo cấp cao, (3) sự tham gia của nhân viên, (3) khen thưởng, (4) hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, (5) văn hóa và (6) hành vi, ảnh hưởng đến sự phát triển của việc áp dụng hệ thống đánh giá hiệu quả trong tổ chức. 1814
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Với mục tiêu nghiên cứu là để hiểu rõ hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc sử dụng hệ thống đánh giá của các doanh nghiệp ở Bồ Đào Nha, năm 2020, F. Gomes đã tiến hành một nghiên cứu với 134 giám đốc điều hành người Bồ Đào Nha. Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phương pháp phân tích nhân tố. Kết quả của nghiên cứu này nhấn mạnh các mô hình nghiên cứu nhất quán cho thấy những công ty không sử dụng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động bị hạn chế tầm nhìn bao quát về thực tiễn quản lý và mối quan hệ với các bên liên quan. Đồng thời, kết luận của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố chính ảnh hưởng tới việc áp dụng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động trong những doanh nghiệp này như sau: (1) Áp lực từ khách hàng, thị trường, (2) Áp lực về việc cung cấp thông tin cho nhà cung cấp, các cơ quan quản lý, (3) Chi phí cho hoạt động đánh giá, (4) Sự sẵn sàng thay đổi, (5) Sự chắc chắn của hệ thống đánh giá hiệu quả trong tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng không nêu rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tới việc sẵn sàng hay từ chối áp dụng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp được chọn làm mẫu nghiên cứu. Đối với lĩnh vực thuỷ lợi, trên thế giới không có nhiều sản phẩm nghiên cứu đề cập tới những yếu tố làm ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống đánh giá hiệu quả trong các doanh nghiệp thuỷ lợi. Với Việt Nam, trong dự án “Tư vấn hỗ trợ nâng cao hiệu quả tưới thông qua triển khai chương trình định chuẩn” thuộc dự án Hỗ trợ Thủy lợi Việt Nam, năm 2012, ngoài việc xác định bộ gồm 29 chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống thuỷ lợi Việt Nam (gọi là định chuẩn), nghiên cứu đã triển khai thí điểm 5/6 hệ thống thuỷ lợi đã được cải tạo, nâng cấp là: Yên Lập, Cầu Sơn – Cấm Sơn, Kẻ Gỗ, Phú Ninh, Đá Bàn và Dầu Tiếng từ năm 2006 bằng vốn vay Ngân hàng. Sau khi có kết quả thí điểm từ 5 hệ thống, báo cáo của dự án cũng đưa ra nhưng yêu cầu hỗ trợ về thể chế, chính sách và kỹ thuật cho việc cải thiện từng bước điều kiện thực hiện công tác theo dõi và đánh giá hiệu quả hệ thống thuỷ lợi Việt Nam theo bộ định chuẩn gồm: (1) Thể chế chính sách và cơ chế phối hợp: Bộ NN&PTNT Ban hành văn bản quy định về thực hiện công tác định chuẩn hàng năm đối với công trình thủy lợi (kèm theo hướng dẫn cách thức thực hiện và phân giao nhiệm vụ giữa các bên có liên quan). Thành lập tổ công tác để thực hiện công tác đánh giá hiệu quả hệ thống tưới hàng năm: Có sự phối kết hợp của các đơn vị quản lý nhà nước về thuỷ lợi, các địa phương, các công ty QLKDCTTL và người dùng nước. (2) Nguồn tài chính Chi phí cho công tác thực hiện chương trình giám sát, áp dụng hệ thống chỉ số đánh giá hệ thống gồm: • Chi phí phổ biến thông tin, xây dựng chiến lược và phổ biến chương trình đánh giá định chuẩn cho các bộ phận của hệ thống; • Chi phí ngày công cho công tác rà soát các nội dung cần đánh giá định chuẩn của hệ thống và giữa các bộ phận của công ty; • Chi phí thu thập thông tin và phân tích dữ liệu tại cấp hệ thống/ công ty; • Chi phí thu thập thông tin và phân tích dữ liệu tại cấp nội đồng/ các địa phương, các tổ chức hợp tác dùng nước thuộc hệ thống; • Chi phí tổng hợp đánh giá, thông tin kết quả và cập nhật các phản hồi từ các bộ phận được đánh giá, nâng cấp chương trình định chuẩn. • Xây dựng và bổ sung các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật cho các hoạt động giám sát và đánh giá, thể hiện đầy đủ các chi phí cần thiết để vận hành hoạt động, khấu hao thiết bị và công 1815
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tác phí; • Xây dựng kế hoạch ngân sách cho VH&BD trong đó bao gồm các chi phí cho hoạt động giám sát đánh giá trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá và các quy định hiện hành; (3) Nguồn nhân lực: Cấp hệ thống: Phân công cán bộ tham gia chuyên trách công tác đánh giá đảm bảo nắm rõ các hoạt động quản lý phân phối nước trên hệ thống, vận hành và bảo dưỡng công trình, kế hoạch sản xuất, phân công lao động và các chi phí cho các hoạt động của đơn vị/bộ phận cần tối thiểu 3 cán bộ cấp phòng chuyên môn (tài chính, quản lý khai thác, kế hoạch tổng hợp) Cấp nội đồng: Bố trí cán bộ (lực lượng cán bộ vận hành công trình tại cụm trạm kiêm nhiệm công tác TD&ĐG) có nhiệm vụ tổng hợp số liệu của khu tưới theo yêu cầu đánh giá (các số liệu về nhu cầu dùng nước, lượng nước cấp, chiều dài kênh mương, năng lực các công trình trên kênh, thời gian yêu cầu và thời gian nước đến, lớp nước mặt ruộng thay đổi sau mỗi đợt tưới, chi phí vận hành bảo dưỡng, số ngày công cho nạo vét kênh mương,…); Ngoài ra, các cán bộ chuyên trách thực hiện công tác đánh giá cần được trang bị kiến thức kỹ năng về chương trình đánh giá, các yêu cầu và nhiệm vụ TD&ĐG cho hệ thống tưới tiêu; Kỹ năng quản lý, vận hành nước tại các công trình điều tiết và phân phối nước; Kỹ năng sử dụng các thiết bị đo đạc, quan trắc hiện đại, phù hợp áp dụng cho mỗi hệ thống; Kỹ thuật đo đạc, ghi chép, phân tích và sử dụng số liệu quan trắc lưu lượng, chất lượng nước. (4) Trang thiết bị Từ thực tế quá trình thí điểm áp dụng chương trình định chuẩn, đánh giá kết quả thực hiện tại 5 hệ thống của dự án, các chuyên gia cho rằng, để triển khai tốt công tác đánh giá hiệu quả hệ thống tưới tiêu theo định chuẩn thì các công trình, thiết bị và công cụ cần phải: - Các công trình đo nước, thiết bị đo nước tại công trình đầu mối, cống chia nước vào các khu tưới phải hoàn thiện, có quy trình vận hành, sổ theo cấp thoát nước (mực nước, lưu lượng) được ghi chép cập nhật hàng ngày, có chữ ký của cán bộ theo dõi; - Với các chỉ tiêu đánh giá về quản lý môi trường/chất lượng nước cần được bổ sung thiết bị quan trắc cho các hệ thống vì hiện nay hầu hết các địa phương chưa đầu tư và phổ biến sử dụng các thiết bị này trong công tác quản lý; - Các thiết bị đo đạc cầm tay: máy đo lưu lượng, lưu tốc, chất lượng nước, phục vụ kiểm tra nhanh và kiểm tra hiệu chỉnh số liệu đo đạc bằng các công trình đo hiện tại; - Các thiết bị lưu trữ, xử lý và truyền dữ liệu (Mỗi cụm trạm cần một máy tính để tổng hợp, phân tích số liệu và truyền tin về công ty); - Quy trình quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống được xây dựng hàng năm phù hợp với kế hoạch sản xuất và năng lực của hệ thống Mặc dù báo cáo của dự án đã đề xuất chi tiết các yếu tố cần thiết để hỗ trợ/ảnh hưởng đến hiệu quả của việc triển khai công tác đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ lợi Việt Nam theo bộ định chuẩn nhưng cho đến nay (2020), bộ định chuẩn cũng chưa thực sự được ứng dụng trong thực tế quản lý các công trình thuỷ lợi trên cả nước. Mặt khác, kết quả nghiên cứu được rút ra từ thí điểm 5 hệ thống là mẫu nhỏ chưa đại diện được cho những yếu tố ảnh hưởng của tất cả các hệ thống. Kết quả nghiên cứu cũng xuất phát từ quan sát và đánh giá chủ quan của cán bộ tư vấn thực hiện dự án. Phương pháp nghiên cứu định tính chưa lượng hoá được mỗi nhóm yếu tố như: Cơ chế chính sách, nguồn tài chính, nhân lực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của việc triển khai bộ định chuẩn. Mặc dù, dự án tính đến thời điểm hiện tại là một 1816
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nghiên cứu có quy mô và chi phí tương đối lớn nhưng tính ứng dụng của kết quả nghiên cứu vào thực tế chưa được chứng minh. 4. Kết luận và khoảng trống nghiên cứu Theo tài liệu tổng quan, phần lớn các nghiên cứu để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc thiết kế, sử dụng, phát triển, thành công hay chưa hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động trong các tổ chức/doanh nghiệp được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính. Có một số nghiên cứu đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhưng số lượng có hạn và chủ yếu mới chỉ dừng ở bước phân tích nhân tố khám phá để xác định các yếu tố ảnh hưởng. Mặt khác, mẫu phân tích cũng hạn chế, chưa đại diện cho các tổ chức/doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu. Ngoài ra, các nghiên cứu trên chủ yếu áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như lĩnh vực điện tử, hay theo quy mô doanh nghiệp… mà ít có nghiên cứu nào được thực hiện trong các doanh nghiệp quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi - lĩnh vực hoạt động công ích và có tính đặc thù. Vì vậy, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển hệ thống đánh giá hiệu quả trong các doanh nghiệp thuỷ lợi cũng là một nội dung nghiên cứu cần được quan tâm trong thời gian tới, góp phần thực hiện chiến lược phát triển một ngành thuỷ lợi phát triển bền vững ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Eccles RG (1991), ‘The performance measurement manifesto’, Harvard Business Review, 69(1) (131-137) [2] Kaplan, R.S., and Norton, D.P. (1996a), ‘The Balanced Scorecard: Translating Strategy into Action’, Harvard Business School Press, Boston. [3] Kamilah Ahmad, Shafie Mohamed (2015), ‘Factors Affecting the Adoption of Performance Measurement System Among Malaysian Small and Medium Enterprises’, Advanced Science Letters, Vol. 21, 1430–1434 [4] Kennerley, M. and Neely, A. 2002. A framework of the factors affecting the evolution of performance measurement systems, International Journal of Operations and Production Management Vol. 22(11), 1222-45 [5] Assish Jugmohun (2018), ‘Factors that influence the effectiveness of performance management system adoption in organisation’, Global Journal of Human Resource Management, Vol.6, No.1, pp.51-66. [6] Ivankovič, G., Janković, S., & Peršić, M. (2010), Framework for performance measurement in hospitality industry: Case study Slovenia, Economic Research, 23(3), 12-23. [7] Jeong Ah Park, Gary B, Gagnon (2005), A Study of the Balanced Scorecard in the US Hotel Industry: Strategic Performance Measurement Systems, pp 207-228 [8] Kaplan R.S., and Norton D.P. (2008), The Execution Premium: Linking Strategy to Operations for Competitive Advantage, Harvard Business School Press. [9] Kaplan, R, S, and Norton, D, P, (2001a), The Strategy Focused Organisation: How Balanced Scorecard Companies Thrive in the New Business Environment. [10] Kaplan, R, S, and Norton, D, P, (2001b), Transforming the Balanced Scorecard from Performance Measurement to Strategic Management. 1817
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2