intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn ngân hàng để trang trải chi phí học tập của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này thực hiện nhằm tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn Ngân hàng để trang trải chi phí học tập của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Khung nghiên cứu được hình thành trên sở sở lý thuyết tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn ngân hàng để trang trải chi phí học tập của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội

  1. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH VAY VỐN NGÂN HÀNG ĐỂ TRANG TRẢI CHI PHÍ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Nguyễn Thị Minh Hạnh, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Bùi Thị Hương, Hoàng Diệu Linh, Trần Thị Phương Anh Trường Đại học Thương Mại Email: ngocbich1412hd@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu này thực hiện nhằm tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn Ngân hàng để trang trải chi phí học tập của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Khung nghiên cứu được hình thành trên sở sở lý thuyết tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Thông qua bộ dữ liệu thu thập từ 361 sinh viên các trường đại học tại Hà Nội, nghiên cứu kiểm định những giả thuyết thể hiện sự đóng góp của từng nhân tố đối với ý định vay vốn ngân hàng của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn Ngân hàng để trang trải chi phí học tập của sinh viên đại học tại Hà Nội, gồm: (i) Chi phí học tập; (ii) Chi phí sinh hoạt; (iii) Đặc điểm tính cách; (iv) Khả năng tài chính; (v) Nhận thức về sự hữu ích của vay vốn sinh viên; (vi) Sự phổ biến của tín dụng sinh viên. Trong đó, nhân tố “Khả năng tài chính của sinh viên” có ảnh hưởng nhiều nhất tới kết quả. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tỷ lệ cơ hội được tiếp xúc với giáo dục đại học của sinh viên. Từ khóa: chi phí học tập, sinh viên đại học, tín dụng, ý định vay vốn ngân hàng 1. Giới thiệu 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu Giáo dục đại học không chỉ là bước tiến quan trọng trong cuộc sống học thuật, mà còn là chìa khóa mở cánh cửa cho sự thành công và phát triển cá nhân. Nó không chỉ trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực họ lựa chọn, mà còn là nơi hình thành kỹ năng sống và tư duy logic. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, giáo dục đại học như một điều kiện tiên quyết trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sinh viên đại học đã và đang phải đối mặt với hai áp lực lớn nhất: một là trang trải chi phí học tập và thứ hai là thách thức liên quan đến việc tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, chi phí học tập ngày càng tăng cao là rào cản lớn ảnh hưởng đến nhu cầu học tập, đặt ra thách thức về khả năng tài chính của sinh viên. Trong bối cảnh này, việc vay vốn từ các nguồn tài chính như Ngân hàng trở thành một giải pháp để giúp sinh viên giảm bớt gánh nặng về tài chính. Theo báo cáo từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến cuối năm 2021 tổng số sinh viên được vay vốn nhằm trang trải chi phí học tập là 3,6 triệu, tính đến thời điểm ngày 4/9/2022, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân cho vay với dư nợ đạt 745 tỷ đồng, hơn 70.000 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để mua máy tính, thiết bị điện tử qua đó hỗ trợ sinh viên có đủ điều kiện học tập trực tuyến trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Điều này không chỉ tạo động lực cho thế hệ trẻ cố gắng học tập mà còn giúp cho đất nước ngày càng phát triển nhân lực. 256
  2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Tuy nhiên, mặc dù trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khó khăn kinh tế ngày một tặng nhưng lượng sinh viên vay vốn lại giảm, điều đó cho thấy thực trạng vay vốn của sinh viên còn nhiều hạn chế. Quy mô tín dụng chưa tương xứng với nhu cầu vì nguồn vốn thực tế của các chương trình cho vay còn gặp nhiều khó khăn và cơ cấu tín dụng còn chưa có tính bền vững, thậm chí thụ động; thu nhập bình quân hàng tháng của sinh viên sau khi ra trường tìm được việc làm chưa ổn định, mức thu nhập bình quân 5,6 triệu đồng/tháng làm cho tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao; mức cho vay chưa sát với nhu cầu thực tế của sinh viên, cao nhất là 4 triệu đồng/tháng, chưa thể đáp ứng nhu cầu trang trải chi phí học tập cho sinh viên; sự phối hợp giữa nhà trường, ngân hàng, chính quyền và gia đình còn nhiều bất cập; thủ tục vay vốn cho sinh viên còn phức tạp, yêu cầu nhiều giấy tờ; sinh viên không được cung cấp đủ thông tin về các lựa chọn vay vốn khác nhau, điều kiện vay, hoặc không biết cách so sánh lựa chọn để tìm ra phương án tốt nhất cho mình. Đặc biệt, ý định vay vốn Ngân hàng không chỉ đơn giản là một quá trình tài chính mà còn phản ánh nhiều nhân tố ảnh hưởng từ môi trường xã hội, tâm lý và nhận thức của sinh viên. Do đó, việc nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá về thực trạng hoạt động của tín dụng sinh viên là vô cùng cấp thiết. Với mục tiêu đặt ra là “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn Ngân hàng để trang trải chi phí học tập của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội”, nghiên cứu này không chỉ hướng tới việc hiểu rõ hơn về hành vi vay vốn cá nhân của sinh viên đại học ở các Ngân hàng, mà còn đặt ra câu hỏi về quá trình đưa ra ý định vay vốn và những nhân tố tác động đến quá trình này. Thông qua việc phân tích sâu rộng các khía cạnh, nghiên cứu này mong muốn đóng góp thông tin đề xuất khuyến nghị cải thiện chính sách hỗ trợ tài chính trong giáo dục, từ đó hỗ trợ sinh viên trong việc đạt được mục tiêu học tập một cách hiệu quả và bền vững. 1.2. Tổng quan nghiên cứu Tại Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về ý định vay vốn của người tiêu dùng, cụ thể là sinh viên. Trong đó phải kể đến nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên thành phố Cần Thơ, tác giả (Nguyễn Quốc Nghi, 2010) đã chỉ ra 5 nhân ảnh hưởng, lần lượt là: (1) thu nhập của gia đình; (2) thu nhập của sinh viên; (3) số người phụ thuộc trong gia đình; (4) năm đang học và (5) việc làm thêm. Kết quả phân tích cho thấy 2 biến trong 5 biến tác động ngược chiều với biến phụ thuộc là Thu nhập của sinh viên và Thu nhập của gia đình sinh viên; đặc biệt, biến Thu nhập của sinh viên có hệ số tương quan lớn nhất. Theo (Nguyễn Phương Mai và cộng sự, 2019), có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn của sinh viên trên địa bàn Hà Nội, trong đó có đến 4 nhân tố đến từ sự nhận thức và thái độ của sinh viên, nhân tố còn lại do người thân ủng hộ vay tiêu dùng. Một nghiên cứu khác của (Nguyễn Mai Hương, 2019) sử dụng kết hợp phương pháp phân tích EFA và hồi quy tuyến tính đã đánh giá tác động của 5 biến độc lập là: (1) khả năng tài chính của sinh viên; (2) cảm nhận về lợi ích; (3) sự phù hợp của chính sách tín dụng; (4) chính sách hỗ trợ người vay trả nợ; (5) sự phổ biến của tín dụng sinh viên. Kết quả chỉ ra rằng các chính sách lợi ích kèm theo đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định có vay vốn hay không và sự phổ biến của chương trình tín dụng đóng vai trò thứ yếu trong việc hình thành ý định vay vốn của sinh viên. Nghiên cứu của (Huỳnh Thanh Nhã, 2015) và (Phạm Trần Bảo Hòa, 2022) đều xác định 6 yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên: (1) chi phí học tập, (2) chi phí sinh hoạt, (3) thu nhập của sinh viên, (4) đối tượng hộ gia đình, (5) nơi cư trú, (6) số lượng thành viên trong gia đình đang 257
  3. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 đi học. Tác giả Phạm Bảo Hòa dự đoán nhu cầu vay vốn của sinh viên sẽ tăng lên trong thời gian tới bởi các trường đại học dần tự chủ tài chính sẽ tăng học phí. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài như nghiên cứu của (Adrian Ziderman, 2004) đã đưa ra những đánh giá so sánh 5 nghiên cứu điển hình được thực hiện ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Đặc khu hành chính Hồng Kông, Hàn Quốc, Phi-líp-pin và Thái Lan. Các chương trình chủ yếu nhằm vào những đối tượng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, chi phí học tập và sinh hoạt là hai yếu tố chính tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên. Bằng cách tổng kết thực tiễn, (Susan Dynarski và Judith Scott-Clayton, 2013) cho thấy các chương trình hỗ trợ tài chính đã thúc đẩy giáo dục đại học, viện trợ không chỉ còn dành riêng cho sinh viên có thu nhập thấp mà còn dành cho tất cả các đối tượng sinh viên khác có nhu cầu dưới các hình thức trợ cấp hoặc cho vay. Nghiên cứu khác của (Kathleen K. Menges và Christoph Leonhard, 2016) qua việc khảo sát ba trường Cao đẳng Cộng đồng ở Trung Tây chỉ ra rằng thực trạng vay vốn ở sinh viên đã tăng lên. Tác giả đã tiến hành phân tích phương sai một chiều để làm rõ hơn mức độ ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, quan điểm về thời gian, thái độ đối với việc vay mượn và kiến thức tài chính đến việc sinh viên sẵn sàng vay vốn. Ngoại trừ mức độ hiểu biết về tài chính, không có biến số nào khác biệt đáng kể giữa những sinh viên có nguồn gốc khác nhau. Qua các công trình nghiên cứu đã đề cập, vẫn còn khá nhiều khoảng trống cần được lấp đầy. Về không gian nghiên cứu, các nghiên cứu trong nước chủ yếu được tiến hành tại Hà Nội, Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh cần có thêm nhiều nghiên cứu tại thành phố khác về giáo dục đại học để thấy được sự bao quát về ý định vay vốn của sinh viên trên khắp cả nước. Về nội dung và kết quả nghiên cứu, nếu như hầu hết các công trình nước ngoài tập trung nhiều vào những lợi ích mà chính sách vay vốn mang lại cho sinh viên, thì các nghiên cứu trong nước lại tập trung chủ yếu vào việc phân tích nêu lên những nhân tố tác động đến nhu cầu tín dụng của sinh viên. Tuy nhiên, các thang đo cần được bổ sung thêm bởi các nghiên cứu trước vẫn còn hạn chế. Có 5 nhân tố được đưa ra trong nghiên cứu của (Nguyễn Quốc Nghi, 2010), so với thời điểm hiện tại đã có nhiều sự khác biệt về lãi suất cho vay, số tiền cho vay, mức học phí, tiêu chí xét hộ nghèo,…Trên cơ sở kế thừa, các nghiên cứu tiếp theo cần bổ sung thang đo sao cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Bài nghiên cứu của (Huỳnh Thanh Nhã, 2015) mới chỉ giải thích được 74,4% sự biến thiên nhu cầu vay vốn của sinh viên trường cao đẳng, vậy nên cần xem xét thêm các biến độc lập như mở rộng vùng nghiên cứu, mở rộng bậc đào tạo để tăng khả năng giải thích của mô hình nghiên cứu và hoàn chỉnh lại bộ thang đo. Với tỷ lệ sinh viên đi làm thêm ngày càng tăng thì khả năng tài chính cũng là yếu tố cần xem xét trong nghiên cứu của (Nguyễn Phương Mai và cộng sự, 2019). Hai tác giả (Nguyễn Mai Hương, 2019) và (Phạm Trần Bảo Hòa, 2022) đã đưa ra các yếu tố cả khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến ý định vay vốn của sinh viên, nhưng cũng nên xem xét đến yếu tố về đặc điểm tính cách của sinh viên trong bối cảnh hiện nay, bởi tính tự chủ ngày càng cao, họ không muốn phụ thuộc và có xu huớng dám thử thách bản thân. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Lý thuyết về hành vi và ý định hành vi Theo (B.F. Skinner, 1938; John B. Watson, 1913), lý thuyết về hành vi con người là một lý thuyết tâm lý học tập trung vào việc giải thích cách thức và lý do con người hành động theo 258
  4. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 cách họ làm. Lý thuyết này dựa trên ý tưởng rằng hành vi được điều khiển bởi những kích thích và phản ứng. Đã có rất nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về khía cạnh khác nhau của ý định của hành vi. Tiêu biểu phải nhắc đến đóng góp của (Ajzen và Fishbein, 1975) cho hướng nghiên cứu này với Thuyết hành động hợp lý (TRA), khẳng định ý định thực hiện hành vi là yếu tố quan trọng quyết định về việc họ có thực hiện hành vi đó hay không và nó bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: thái độ của một con người về hành vi và chuẩn chủ quan dẫn đến hành vi. Tuy nhiên, thuyết hành động hợp lý TRA bị giới hạn khi dự đoán việc thực hiện các hành vi của cá nhân trong trường hợp mà họ không thể kiểm soát được bởi vì mô hình này bỏ qua tầm quan trọng của các yếu tố xã hội có thể là yếu tố quyết định hành vi cá nhân trong thực tế (Grandon & Peter P. Mykytyn 2004; Werner 2004). Sau đó, Thuyết hành vi hoạch định (TPB) được (Ajzen, 1991) phát triển dựa trên lý thuyết hành động hợp lý TRA để cải thiện các yếu điểm của TRA bằng cách đề xuất thêm một yếu tố bổ sung trong việc xác định hành vi cá nhân trong TPB, đó là “nhận thức kiểm soát hành vi”. Theo TPB, ý định hành vi là một hàm của ba nhân tố: “thái độ”, “chuẩn mực chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi”. Mô hình TPB giả định rằng ý định thực hiện một hành vi cụ thể là yếu tố quan trọng nhất để dự đoán hành vi thực tế. Đây cũng là mô hình được coi là phổ biến nhất và có sức ảnh hưởng lớn trong việc giải thích và dự đoán hành vi cá nhân. Trong lĩnh vực nghiên cứu về ý định vay vốn nói chung, lý thuyết về hành vi hoạch định (TPB) là một trong những lý thuyết giải thích về niềm tin của sinh viên về các chương trình vay vốn cũng như khả năng trả nợ khoản vay, quan điểm về việc sự dụng vay vốn và ý định vay vốn có thể ảnh hưởng đến quyết định của họ. TPB cung cấp một cấu trúc lý thuyết để nghiên cứu các yếu tố tâm lý và hành vi của sinh viên liên quan đến việc vay vốn để trang trải chi phí học tập. 2.2. Lý thuyết về hành vi vay vốn của sinh viên Lý thuyết về hành vi vay vốn của sinh viên là một lý thuyết tâm lý xã hội được sử dụng để giải thích lý do tại sao sinh viên quyết định vay vốn để trả cho học phí đại học. Lý thuyết này dựa trên lý thuyết ý định hành vi (TPB) và cho rằng ý định vay vốn của sinh viên được xác định bởi ba yếu tố: Thái độ đối với vay vốn: Trong nghiên cứu của Smith & Jones (2008), Johnson & Brown (2012) về thái độ tích cực về vay vốn, thì thái độ là niềm tin của một người về những hậu quả tích cực và tiêu cực của một hành vi. Một thái độ tích cực đối với vay vốn sẽ dẫn đến ý định vay vốn cao hơn. Thái độ đối với vay vốn của sinh viên có thể được hình thành bởi nhiều yếu tố, bao gồm: - Thông tin về lợi ích của vay vốn: sinh viên dễ dàng tìm kiến thông tin về các chương trình vay vốn và lợi ích việc vay vốn mang lại. Họ tin rằng vay vốn sẽ giúp giảm thiểu gánh nặng tài chính và có cơ hội học tập tốt hơn. - Nhận thức về rủi ro: Sinh viên có thể nhận thức được rủi ro tài chính liên quan đến vay vốn, chẳng hạn như nợ nần và lãi suất. Nếu sinh viên nhận thức rủi ro này cao thì họ có thể có thái độ tiêu cực đối với vay vốn. Chuẩn chủ quan: Chuẩn chủ quan là niềm tin của một người về những gì những người quan trọng đối với họ, mong đợi họ làm. Chuẩn chủ quan cao đối với vay vốn sẽ dẫn đến ý định 259
  5. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 vay vốn cao hơn. Theo Chen & Fang (2014), điều này có thể được hình thành bởi nhiều yếu tố, bao gồm sự ảnh hưởng của gia đình, bạn bè và môi trường văn hóa đối với ý định của sinh viên về việc vay vốn. Còn Williams & Johnson (2010) đã đưa ra rằng người thân, bạn bè của họ đã từng tham gia vay vốn sinh viên và ủng hộ sinh viên vay vốn. Nhận thức kiểm soát hành vi: Nhận thức kiểm soát hành vi là niềm tin của một người về khả năng của họ để thực hiện một hành vi. Nhận thức kiểm soát hành vi cao đối với vay vốn sẽ dẫn đến ý định vay vốn cao hơn. Nhận thức kiểm soát hành vi của sinh viên đối với vay vốn có thể được hình thành bởi yếu tố: - Khả năng tài chính của bản thân: Taylor & Brown (2011) đã đưa ra rằng sinh viên có công việc hoặc các nguồn thu nhập khác, thì họ có thể cảm thấy có khả năng hơn để trả nợ vay, từ đó họ sẽ cảm thấy tự tin hơn trong quyết định vay vốn. - Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè: Nghiên cứu của Lee & Kim (2015) chỉ ra nếu gia đình và bạn bè của sinh viên sẵn sàng giúp đỡ họ trả nợ vay, thì sinh viên có thể cảm thấy có khả năng hơn để vay vốn. Từ đó, lý thuyết về hành vi vay vốn của sinh viên có thể được sử dụng để phát triển các chiến lược hiệu quả hơn để giúp sinh viên đưa ra quyết định về vay vốn. Các nhà hoạch định tài chính có thể sử dụng lý thuyết này để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về chi phí và lợi ích của vay vốn, hoặc các nhà tâm lý học có thể sử dụng lý thuyết này để giúp sinh viên phát triển thái độ tích cực hơn đối với vay vốn. 2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Khả năng tài chính của sinh viên (KT): Khả năng tài chính bao gồm thu nhập của sinh viên và khả năng chu cấp của gia đình. Theo (Nghi, 2010), (Brown et al., 2012) đều chỉ ra rằng khả năng tài chính của sinh viên là yếu tố quan trọng trong quyết định vay vốn. Tùy vào từng hoàn cảnh gia đình của sinh viên nên nhu cầu vay vốn cũng khác nhau. Khi khả năng tài chính của họ thấp thì sẽ thúc đẩy nhu cầu vay vốn của họ tăng cao hơn. Do đó, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết: H1: “Khả năng tài chính của sinh viên” có tác động ngược chiều đến ý định vay vốn để trang trải chi phí học tập của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhận thức về sự hữu ích (SHI): Sự hữu ích đã được đề cập trong khá nhiều nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Davis và cộng sự (1989), nhận thức sự hữu ích là “mức độ để một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả công việc của chính họ”. Theo Pfeffer (1982); Schein (1980) và Vroom (1964), sự hữu ích còn được hiểu theo một cách khác: có khả năng được sử dụng thuận lợi. Như vậy, yếu tố này sẽ giúp sinh viên nhận thấy được các lợi ích mình có được khi tham gia vay vốn tại các NHTM gồm có: lãi suất thấp, thời gian trả lâu, nguồn vốn lớn.... để đưa ra quyết định vay vốn. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết: H2: “Nhận thức về sự hữu ích của vay vốn” có tác động cùng chiều đến ý định vay vốn của sinh viên để trang trải chi phí học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc điểm tính cách của sinh viên (TC): Trong kết quả nghiên cứu của Kickul và Gundry (2002), đặc điểm tính cách được đo lường bằng các biến quan sát liên quan đến sự đối mặt và vượt qua thử thách cũng như sự chủ động cao, gan dạ, dám nghĩ dám làm, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu vay vốn và giảm tỷ lệ nợ xấu cho các khoản vay. Theo (Suan & cộng sự, 2011), 260
  6. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 (Karabulut, 2016) đã cho rằng có một sự ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ của đặc điểm tính cách lên ý định vay vốn để trang trải chi phí học tập của sinh viên. Nhóm tác giả đề xuất giả thuyết: H3: “Đặc điểm tính cách của sinh viên” có tác động cùng chiều với ý định vay vốn của sinh viên để trang trải chi phí học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sự phổ biến của chương trình vay vốn (PB): Nghĩa là các chương trình vay vốn sinh viên được phổ biến một cách rộng rãi trên khắp cả nước. Vay vốn sinh viên là một trong những cách phổ biến và là chìa khóa cân bằng cơ hội được đi học Đại học của sinh viên. Trong nghiên cứu của Hân và cộng sự (2022), khi tín dụng sinh viên được phổ biến, có lượng đông đảo người tham gia thì người vay vốn sẽ có niềm tin hơn về khả năng trả nợ, các ngân hàng thương mại có điều kiện cắt giảm chi phí quản lý, thu được lợi nhuận cao hơn, từ đó tạo ra những sản phẩm tín dụng thân thiện hơn. Nhóm tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau: H4: “Sự phổ biến của tín dụng sinh viên” có tác động cùng chiều với ý định vay vốn để trang trải chi phí học tập của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chi phí học tập (CPHT) và Chi phí sinh hoạt (CPSH): Theo (Hoà, 2022) đã chỉ ra rằng chi phí học tập có thể bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến việc học như chi phí học tập chính khóa, tài liệu, sách vở, học ngoại ngữ, tin học và kỹ năng và các chi phí phát sinh khác nhằm hỗ trợ trực tiếp cho việc học. Còn chi phí sinh hoạt gồm có tiền thuê nhà trọ hoặc ký túc xá, ăn uống, phí phục vụ cho nhu cầu giải trí của sinh viên. Trong nghiên cứu của Huỳnh Thanh Nhã (2015) cũng đã đưa ra kết quả phân tích cho thấy biến chi phí học tập và chi phí sinh hoạt có tương quan thuận với nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên. Nếu chi phí học tập và chi phí sinh hoạt tăng lên thì nhu cầu vay vốn tăng theo. Đây cũng là hai yếu tố tác động mạnh mẽ đến ý định vay vốn ngân hàng để trang trải chi phí học tập của sinh viên các trường Đại học. Do đó, nhóm đề xuất 2 giả thuyết H5 và H6 như sau: H5: “Chi phí học tập” có tác động cùng chiều đến ý định vay vốn để trang trải chi phí học tập của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. H6: “Chi phi sinh hoạt” có tác động cùng chiều đến ý định vay vốn để trang trải chi phí học tập của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cảm nhận lợi ích của việc học Đại học (LIDH): Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm nhận lợi ích của giáo dục đại học được thể hiện qua. Theo Becker (1993), Becker & Tomes (1979), Mincer (1962) và Schultz (1960); nếu gia đình và sinh viên thấy được giá trị tiềm năng có thể thu về trong tương lai sau khi học đại học, thì họ sẽ dễ dàng chấp nhận vay vốn. Do đó, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết: H7: “Cảm nhận lợi ích của việc học Đại học” có tác động cùng chiều đến ý định vay vốn để trang trải chi phí học tập của sinh viên các trường Đại học trên đại bàn thành phố Hà Nội. 261
  7. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Khả năng tài chính của sinh viên H1 (-) Nhận thức về sự hữu ích của vay vốn H2 (+) Đặc điểm tính cách của sinh H3 (+) viên Ý định vay vốn ngân hàng để trang trải Sự phổ biến của chương H4 (+) chi phí học tập của trình vay vốn H5 (+) sinh viên Chi phí học tập H6 (+) Chi phí sinh hoạt H7 (+) Cảm nhận lợi ích của việc học đại học Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát bằng bộ thang đo chính thức nhằm đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Thiết kế bảng hỏi: Nhóm tác giả thiết kế bảng hỏi với tất cả các thang đo sử dụng dạng Likert với 5 mức độ phổ biến sau: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Bình thường; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý. Mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu theo (Hair et al., 2014), cỡ mẫu quan sát tối thiểu N > 5*x (x là tổng số biến quan sát), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 và và tỉ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1, tốt nhất là tỉ lệ 10:1 trở lên. Áp dụng tỷ lệ 10:1, nghiên cứu đưa ra 7 biến độc lập với 31 biến quan sát, cỡ mẫu tối thiểu mà nhóm nghiên cứu sẽ phải khảo sát là 310 (n = 10 x 31 = 310). Đối với phân tích hồi quy, công thức kinh nghiệm thường dùng là: n ≥ 50 + 8p n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết; p là số lượng biến độc lập trong Hình 1. Với 7 biến độc lập thì số mẫu tối thiểu được xác định là n = 50 + 8x7 = 106 mẫu. Bài nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai phương pháp EFA và phân tích hồi quy nên cỡ mẫu được chọn trên nguyên tắc mẫu càng lớn càng tốt. Nhóm nghiên cứu thống nhất số lượng phiếu khảo sát phát ra là 361 phiếu. Phương pháp chọn mẫu được nhóm tác giả sử dụng là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. 262
  8. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Thu thập dữ liệu: Để thu thập dữ liệu nghiên cứu, trong tháng 11/2023, nhóm tác giả đã gửi đi 361 phiếu khảo sát đến các sinh viên đang theo học tại một số trường đại học ở Hà Nội. Kỹ thuật khảo sát được thực hiện theo phương pháp tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua internet. Kết quả thu về được 361 phiếu hợp lệ để đưa vào phân tích dữ liệu. Phân tích dữ liệu: Dữ liệu được mã hóa và xử lý thông qua phần mềm SPSS 20.0 theo tiến trình như sau: phân tích mô tả; kiểm định và đánh giá thang đo; phân tích nhân tố khám phá (EFA); phương pháp hồi quy đa biến. 3.2. Thang đo: Dựa trên khung nghiên cứu đề xuất, thang đo về ý định vay vốn Ngân hàng của sinh viên được xây dựng dựa trên thang đo như bên dưới với 31 biến quan sát cho 7 biến độc lập và 3 biến quan sát cho 1 biến phụ thuộc đó là: Bảng 1. Thang đo xây dựng cho mô hình nghiên cứu cho biến độc lập Mã hóa Biến quan sát Nguồn Khả năng tài chính – KT KT1 Gia đình tôi đủ khả năng chi trả chi phí học đại học. Tôi đi làm thêm ngoài giờ học để tự trang trải chi phí sinh Nghi (2010); KT2 Nhã (2011); hoạt hàng ngày. Brown et al KT3 Gia đình tôi có nhiều thành viên còn đang đi học. (2012) KT4 Gia đình tôi ưu tiên tài chính cho việc học đại học. KT5 Tôi thuộc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn Nhận thức về sự hữu ích của chương trình vay vốn – SHI SHI1 Tôi cảm thấy giảm bớt gánh nặng tài chính khi đi học. SHI2 Quy mô khoản vay đáp ứng được nhu cầu của tôi. Kamleitner & SHI3 Tôi cảm thấy lãi suất cho vay ưu đãi hơn so với thị trường. Kirchler (2006); Thời gian hoàn trả các khoản vay hợp lý giúp tôi cân bằng Gupta & Sinha SHI4 (2015) được chi phí học tập. SHI5 Chương trình ưu đãi hấp dẫn mang lại lợi ích cho tôi khi vay. SHI6 Thủ tục vay vốn đơn giản giúp tôi dễ dàng khi vay. Đặc điểm tính cách của sinh viên – TC TC1 Tôi là người không muốn phụ thuộc vào gia đình Tôi có sự hiểu biết về lợi ích khi vay và sẵn sàng chấp nhận Kamleitner & TC2 Kirchler (2006), rủi ro. Gupta & Sinha TC3 Tôi là người dám đối mặt với trở ngại. (2015) TC4 Tôi có khả năng đánh giá và quan sát thông tin. 263
  9. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Sự phổ biến của các chương trình vay vốn – PB Tôi có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về các chương trình PB1 vay vốn sinh viên qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tổng đài hỗ trợ của ngân hàng. PB2 Tôi có người thân, bạn bè đã tham gia vay vốn sinh viên. Hương (2019), Tôi có thể dễ dàng tìm được người trực tiếp hỗ trợ thông tin Mumper và cộng PB3 về tín dụng sinh viên tại nơi cư trú. sự (1991) Tôi thường bắt gặp thông tin trên các bài báo, biển quảng PB4 cáo, tờ rơi. Tôi được những người thân thiết tư vấn nên tham gia vay PB5 vốn. Chi phí học tập - CPHT CPHT1 Tôi cảm thấy học phí đang ngày càng tăng. Tôi phải bỏ nhiều chi phí để mua giáo trình và dụng cụ học Nhã (2019), Hòa CPHT2 tập. (2022), Christie CPHT3 Tôi phải đóng thêm các khoản bảo hiểm hàng kỳ. và cộng sự (2003) Nhiều chi phí phát sinh thêm trong quá trình tôi tham gia các CPHT4 hoạt động ngoại khoá sinh viên, các câu lạc bộ. Chi phí sinh hoạt – CPSH CPSH1 Tôi đang mất nhiều chi phí cho nhu cầu ăn uống. Nhã (2019), Hòa Tôi nghĩ chi phí nhà ở là một gánh nặng khiến tôi phải đi vay (2022), Christie CPSH2 và cộng sự vốn. (2003) CPSH3 Tôi tốn nhiều chi phí di chuyển khi đi học. Cảm nhận lợi ích của việc học đại học – LIDH Việc vay vốn giúp tôi có cơ hội được học tại trường có danh LIDH1 Becker (1993), tiếng, có thứ hạng cao. Becker & Tomes LIDH2 Tôi sẽ có thể có thu nhập triển vọng khi ra trường. (1979), Mincer LIDH3 Tôi nghĩ là tôi sẽ xây dựng được ý thức học tập và tiết kiệm. (1962), Schultz (1960) LIDH4 Tôi sẽ có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 264
  10. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 2. Thang đo mô hình nghiên cứu cho biến phụ thuộc Mã Biến phụ thuộc Nguồn hóa Ý định vay vốn ngân hàng để trang trải chi phí học tập của sinh viên - YD Tôi có ý định đi vay để học đại học nhằm cải thiện chất lượng Nguyễn Thu YD1 cuộc sống. Hằng (2016), Lê Thị Thanh Tôi có ý định đi vay để chi trả học phí tại trường và các khoá YD2 Huyền học bổ trợ. (2017) Tôi có ý định vay vốn để đảm bảo chi tiêu các chi phí sinh YD3 hoạt cơ bản (ăn, ở, di chuyển). Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 4. Kết quả 4.1. Phân tích thống kê mô tả Bảng 3: Thống kê mô tả Tiêu chí Tần số Tỷ lệ (%) Năm nhất 59 16,3 Năm hai 145 40,2 Năm học Năm ba 103 28,5 Năm tư 54 15,0 Nam 204 56,5 Giới tính Nữ 157 43,5 5 triệu – 10 triệu 40 11,1 Thu nhập bình quân 2 triệu – 5 triệu 173 47,9 Dưới 2 triệu 148 41,0 Tổng 361 100,0 Nguồn: Kết quả xử lý trên SPSS 20.0 Từ bảng 3 ta thấy, trong tổng 361 sinh viên có: - Thống kê theo năm học: Nhóm sinh viên năm hai chiếm tỉ trọng lớn nhất là 145 người, tương đương 40,2% tổng số phiếu khảo sát, nhóm sinh viên năm ba chiếm tỉ trọng thứ hai với 103 người, tương đương 28,5% tổng số phiếu khảo sát. Bên cạnh đó, nhóm sinh viên năm nhất và năm tư có tỉ trọng tương đương nhau, lần lượt là 16,3% và 15%. - Thống kê theo giới tính: Số lượng sinh viên tham gia thống kê theo giới tính phân bổ tương đối đồng đều giữa hai giới tính (nam chiếm 56,5%, nữ chiếm 43,5%). 265
  11. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 - Thống kê theo thu nhập bình quân: Đại đa số sinh viên có mức thu nhập từ 2 - 5 triệu đồng/tháng hoặc dưới 2 triệu đồng/tháng vì hầu hết sinh viên vẫn còn phụ thuộc tài chính của gia đình. Trái lại, mức thu nhập từ 5 – 10 triệu đồng/tháng rất ít sinh viên đạt được. 4.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo 4.2.1 Phân tích đội tin cậy cho biến độc lập Bảng 4. Bảng thống kê kết quả tổng hợp kiểm định Cronbach’s alpha cho biến độc lập Biến Biến Cronbach’s Cronbach’s quan quan Biến bị Alpha sau STT Thang đo Ký hiệu Alpha ban sát ban sát còn lại bỏ khi loại đầu đầu lại biến Khả năng tài chính 1 KT 5 4 0,854 KT4 0,924 của sinh viên Nhân thức về sự hữu 2 SH 6 6 0,908 0 ích của vay vốn Đặc điểm 3 tính cách TC 4 4 0,952 0 sinh viên Sự phổ biến của chương 4 PB 5 5 0,928 0 trình vay vốn Chi phí học 5 CPHT 4 4 0,939 0 tập Chi phí sinh 6 CPSH 3 3 0,892 0 hoạt LIDH1 Cảm nhận LIDH2 7 lợi ích của LIDH 4 0 0,363 LIDH3 việc học đại LIDH4 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0 Các thang đo của 6 biến độc lập đầu tiên đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item - Total Correlation > 0,3 chỉ trừ biến quan sát KT4 có hệ số tương quan tổng biến = 0,270 và hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted > hệ số Cronbach Alpha của thang đo KT nên biến KT4 bị loại khỏi. 266
  12. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Cảm nhận lợi ích của việc học đại học” < 0,6 vì vậy thang đo không đảm bảo về độ tin vậy. Do đó, loại bỏ biến “Cảm nhận lợi ích của việc học đại học” ra khỏi thang đo. Do đó, 6 biến độc lập và 26 biến quan sát được đưa và phân tích khám phá EFA. 4.2.2 Phân tích độ tin cậy cho biến phụ thuộc Bảng 5. Bảng thống kê kết quả tổng hợp kiểm định Cronbach’s alpha cho biến phụ thuộc Biến Biến Cronbach’s Cronbach’s Ký Biến bị STT Thang đo quan sát quan sát Alpha ban Alpha sau khi hiệu loại bỏ ban đầu còn lại đầu loại biến Ý định vay vốn 1 YD 3 3 0,986 0 của sinh viên Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0 Khi kiểm định độ tin cậy của thang đo tính phù hợp có 3 yếu tố quan sát (YD1, YD2, YD3), cả 3 yếu tố đều thỏa mãn yêu cầu kiểm định của thang đo. Vì vậy, phù hợp để thực hiện các bước tiếp theo. 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA Bảng 6. Bảng tổng hợp kết quả phân tích EFA Các thông số Biến độc lập Biến phụ thuộc Chỉ số KMO 0,868 0,671 Chỉ số nhân tố rút trích 6 1 Hệ số Eigenvalues 1.278 3,256 Gía trị Sig. kiểm định Bartlett ,000 ,000 Tổng phương sai trích (%) 75,766 81,392 Số biến bị loại 0 0 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0 Bảng 7. Bảng ma trận số xoay Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 SHI4 ,840 SHI5 ,833 SHI3 ,831 267
  13. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 SHI1 ,799 SHI6 ,795 SHI2 ,795 PB3 ,895 PB4 ,885 PB5 ,873 PB1 ,821 PB2 ,776 CPHT4 ,916 CPHT2 ,908 CPHT1 ,893 CPHT3 ,892 TC3 ,873 TC4 ,868 TC2 ,862 TC1 ,822 CPSH1 ,939 CPSH3 ,908 CPSH2 ,845 KT3 ,726 KT2 ,663 KT1 ,642 KT5 ,573 ExtraPBion Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations. Nguồn: Xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0. Kết quả phân tích EFA cho thấy tất cả hệ số KMO thỏa mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1 đã thể hiện tính phù hợp của biến. Kết quả bảng 7 cho thấy 26 biến quan sát tải về 6 nhân tố vì tất cả các hệ số tải của các nhân tố đều > 0,5. Với chỉ số Eigenvalue > 1,0 và phương sai trích > 50%, các nhân tố được giữ lại. Vì vậy, các biến quan sát có mức độ hội tụ và có ý nghĩa cao Do đó, các biến này đều được giữ lại để phân tích hồi quy. 268
  14. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 4.4. Phân tích tương quan Pearson Bảng 8: Bảng tổng kết quả phân tích tương quan Pearson Các mối tương quan YD KT SHI TC PB CPHT CPSH Hệ số tương quan Pearson 1 ,463** ,586** ,475** ,463** ,578** ,657** YD Giá trị Sig ,000 ,000 ,000 ,002 ,000 ,000 Số biến quan sát 361 361 361 361 361 361 361 Hệ số tương quan Pearson ,463** 1 ,567** ,246** ,225** ,435** ,523** KT Giá trị Sig ,000 ,000 ,001 ,002 ,000 ,000 Số biến quan sát 361 361 361 361 361 361 361 Hệ số tương quan Pearson ,586** ,567** 1 ,296** ,294** ,504** ,653** SHI Giá trị Sig ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 Số biến quan sát 361 361 361 361 361 361 361 Hệ số tương quan Pearson ,475** ,246** ,296** 1 ,381** ,398** ,355** TC Giá trị Sig ,000 ,001 ,000 ,000 ,000 ,000 Số biến quan sát 361 361 361 361 361 361 361 Hệ số tương quan Pearson ,463** ,225** ,294** ,381** 1 ,681** ,273** PB Giá trị Sig ,002 ,002 ,000 ,000 ,000 ,000 Số biến quan sát 361 361 361 361 361 361 361 Hệ số tương quan Pearson ,578** ,435** ,504** ,398** ,681** 1 ,537** CPHT Giá trị Sig ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 Số biến quan sát 361 361 361 361 361 361 361 Hệ số tương quan Pearson ,657** ,523** ,653** ,355** ,273** ,537** 1 CPSH Giá trị Sig ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 Số biến quan sát 361 361 361 361 361 361 361 Nguồn: Xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0. Bảng 8 chỉ ra rằng, biến độc lập (KT, SHI, TC, PB, CPHT, CPSH ) có mối liên hệ tuyến tính với biến phụ thuộc (YD) vì giá trị Sig đều nhỏ hơn 0,05. Hệ số tương quan Pearson của các biến phụ thuộc với biến độc lập đều > 0,4. Đối với sự tương quan của các biến độc lập, các biến có sự tương quan với nhau nhưng không quá mạnh nên có thể xem là nghiên cứu tạm thời không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến phụ thuộc. 269
  15. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 4.5. Phân tích hồi quy Bảng 9: Kết quả hồi quy mô hình Hệ số chưa chuẩn Hệ số đã Thống kê cộng hóa chuẩn hoá tuyến t Sig. Sai số Chấp B Beta VIF chuẩn nhận (Hằng số) 1,590 ,505 7,152 ,002 KT -,062 -,061 -,613 ,341 ,004 ,789 1,267 SHI ,025 ,058 ,018 ,430 ,000 ,794 1,260 1 CPSH ,052 ,084 ,186 ,627 ,001 ,953 1,050 PB ,038 ,074 ,063 ,511 ,000 ,754 1,326 CPHT ,247 ,075 ,071 3,290 ,001 ,778 1,286 TC ,138 ,063 ,049 5,183 ,000 ,754 1,326 a. Biến phụ thuộc: YD Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20.0 Từ bảng trên ta rút ra được một số kết luận như sau: - Giá trị Sig của 6 biến độc lập: KT, SHI, CPSH, PB, CPHT, TC đều CPSH(0,186) > CPHT(0,071) > PB(0,063) > TC(0,049) > SHI (0,018). Như vậy, phương trình hồi quy chuẩn hóa là: YD = - 0,613*KT + 0,186*CPSH + 0,071*CPHT + 0,063*PB + 0,049*TC + 0,018*SHI + ε Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2019), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng của sinh viên trên địa bàn Hà Nội chỉ ra “Nhân thức sự hưu ích của sinh viên” là yếu tố quyết định có tính chủ chốt đến ý định vay tiêu dùng của sinh viên trong khi đó nghiên cứu của Huỳnh Thanh Nhã (2015), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên các trường cao đẳng công lập Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Đại học 270
  16. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 cần Thơ đưa ra kết quả “Chi phí học tập” có tác động cùng chiều và tác động lớn nhất đến nhu cầu vay tín dụng của sinh viên. Tuy nhiên, nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn để trang trải chi phí học tập của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội” đưa ra kết quả mới là “khả năng tài chính của sinh viên” mới là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến ý định vay vốn để trang trải chi phí học tập của sinh viên. 5. Kết luận và khuyến nghị: 5.1. Kết luận Với mục tiêu tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn ngân hàng của sinh viên trên các trường đại học tại địa bàn thành phố Hà Nội, nghiên cứu đã thu về 361 phiếu khảo sát đã và đang có nhu cầu vay vốn. Như vậy, sau quá trình phân tích độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá EFA của các biến gồm: Khả năng tài chính của sinh viên; nhận thức về sự hữu ích của các chương trình vay vốn sinh viên; đặc điểm của tính cách sinh viên; sự phổ biến của tín dụng sinh viên; chi phí sinh hoạt; cảm nhận về lợi ích của việc học đại học, mô hình ban đầu đã bị thay đổi từ 7 nhân tố sau quá trình xử lý chỉ còn 6 yếu tố độc lập (27 biến quan sát) và một yếu tố phụ thuộc (gồm 3 biến quan sát). Dựa vào kết quả phân tích hồi quy tuyến tính, nhân tố khả năng tài chính tác động đến ý định vay vốn để trang trải chi phí học tập của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội là lớn nhất, tác động của nhân tố chi phí sinh hoạt đến ý định vay vốn của sinh viên lớn thứ hai, nhân tố sự phổ biến của tín dụng sinh viên đứng thứ ba và nhân tố nhận thức về sự hữu ích của các chương trình vay vốn đứng thứ tư. 5.2. Khuyến nghị Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp cho chương trình vay vốn sinh viên thêm phát triển và phổ biến rộng rãi hơn: Đối với NHCSXH, Một, tăng định mức tiền vay. Cần xây dựng mức tiền vay linh hoạt theo đặc điểm từng vùng miền khác nhau, trên cơ sở căn cứ vào học phí, chi phí sinh hoạt nơi các trường đại học mà sinh viên đang theo học, tránh tình trạng đặt ra một mức tiền vay chung. Cụ thể, nên chia thành 3 vùng miền: đô thị, đồng bằng và miền núi, từ đó căn cứ tùy vào hoàn cảnh, điều kiện từng vùng để tăng mức vay vốn cho sinh viên, tạo điều kiện và khuyến khích những sinh viên vùng sâu, vùng xa có động lực đến trường học tập. Ngoài ra, Chính phủ cần có cơ chế điều chỉnh mức vay vốn phù hợp với từng thời kỳ nhằm thích ứng với sự thay đổi về giá cả, học phí,… Hai, tăng số lần giải ngân và điều chỉnh thời gian giải ngân sao cho linh hoạt phù hợp với chương trình đào tạo của các trường đại học. Theo quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/9/2007, việc giải ngân của NHCSXH được thực hiện một năm 2 lần vào đầu các kỳ học. Tuy nhiên, nhiều trường đại học mở thêm các chương trình đào tạo như đào tạo nghề hoặc các chương trình khác không theo mốc thời gian tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cho bậc cao đẳng, đại học, do đó cần bổ sung thêm các đợt giải ngân sao cho linh hoạt và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo. Sự thay đổi này sẽ giúp chương trình vay vốn này tiếp cận được nhiều đối tượng thụ hưởng từ các chương trình đào tạo khác nhau hơn, từ đó giúp nâng cao chuyên môn cũng như mở rộng quy mô đào tạo cho lực lượng lao động tương lai. Đối với ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, Một, mở rộng chương trình tín dụng sinh viên. Hiện nay, chương trình tín dụng cho sinh viên chưa thực sự được chú trọng tại các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng do vấn đề lợi nhuận. Tuy nhiên, các 271
  17. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 NHTM cũng như các tổ chức tín dụng nên xem xét mở rộng các chương trình tín dụng, các chương trình ưu đãi cho sinh viên với mức lãi suất phù hợp nhất cho cả hai phía nhằm tạo cơ hội để sinh viên có nhiều lựa chọn về nơi vay vốn. Đối với sinh viên và gia đình, sinh viên và gia đình cần nhận thức rõ về mục tiêu của các chương trình cho vay vốn. Khi tham gia vay vốn thì nên thực hiện đúng mục đích ban đầu là để trang trải chi phí học tập chứ không phải dành cho các mục đích riêng. Cùng với đó thì nên thực hiện đúng các quy định cũng như hoàn trả khoản vay đúng thời hạn. Nên xác định một kế hoạch trả nợ dựa trên khả năng tài chính của cá nhân, bao gồm cả việc xác định số tiền cần trả hàng tháng và thời cần để trả hết nợ, từ đó tránh việc gây áp lực quá mức lên tài chính cá nhân dẫn đến không hoàn trả được khoản vay. 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1 Hạn chế của đề tài - Nhóm tác giả mới khoanh tròn phạm vi tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội nên chưa tiếp cận được các đối tượng sinh viên thuộc vùng miền khác. - Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả mới chia thành tổng quan trong và nước ngoài, chưa chia tổng quan theo từng vấn đề hoặc theo các biến trong mô hình. Nhóm đã liệt kê các nhân tố mà các nghiên cứu trước đã xác định. Trên cơ sở kế thừa, nhóm tác giả điều chỉnh và bổ sung thang đo sao cho phù hợp với đề tài nghiên cứu. - Do nhân lực không đủ và thời gian thực hiện nghiên cứu còn hạn chế, kích thước mẫu nghiên cứu mà nhóm tác giả thu thập vẫn chưa đủ lớn để nghiên cứu một cách sâu rộng nhất. - Nghiên cứu chỉ xét phương diện các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn mà chưa đi sâu vào tâm lý vay vốn của sinh viên. 5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo Trong các nghiên cứu tiếp theo, đề tài sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu về cả không gian và thời gian, xây dựng thêm nhiều yếu tố ảnh hưởng tới ý định vay vốn ngân hàng của sinh viên với mục đích trang trải chi phí học tập cũng như kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và định tính nhằm phân tích sâu về tâm lý cũng như hành vi của sinh viên trong việc vay vốn từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị mang tính thực tiễn. 272
  18. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Huỳnh, T. N., (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên các trường cao đẳng công lập Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, (40), 66-74. [2]. Lê Thị Thanh Huyền., (2016). Áp dụng Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn của sinh viên tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tạp chí Khoa học Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, số 4/2016. [3]. Lê Thị Thanh Huyền., (2017). Áp dụng Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vay vốn của sinh viên tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, số 3/2017. [4]. Nguyễn, P. M., Lưu, T. M. N., & Trần, H. D., (2019). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng của sinh viên trên địa bàn Hà Nội. VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1, pp. 97-111. [5]. Nguyễn, Q. N., (2010). Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tạp chí công nghệ Ngân hàng. [6]. Phạm, T. B. H., (2022). Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn vủa sinh viên các trường Đại học, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh. [7]. Quách, K. H., Nguyễn, T. T., & Nguyễn, T. P. (2022). Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh TP. Cần Thơ, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (27), 15-18 [8]. Christie, H., & Munro, M. (2003). “The logic of loans: Students' perceptions of the costs and benefits of the student loan”. British journal of sociology of education, 24(5), 621- 636. [9]. Dynarski, S., & Scott-Clayton, J. (2013). Financial Aid Policy: Lessons from Research. The Future of Children, 23(1), 67–91. [10]. Grandon, E.E.; Peter P. Mykytyn, J., (2004), “Theory-Based Instrumentation to Measure The Intention to Use Electronic Commerce in Small and Medium Sized Businesses”, The Journal of Computer Information Systems, Vol. 44, No. 3, pp. 44-57. [11]. Hair et al. (2014). Multivariate Data Analysis, 7th Edition, Pearson Education, New Jersey. [12]. Menges, K. K. & Leonhard, C. (2016). “Factors that Affect Willingness to Borrow Student Loans among Community College Students”, Journal of Student Financial Aid, Vol. 46: Iss. 2, Article 5. [13]. Mumper, M., & Ark, P. V. (1991). “Evaluating the Stafford Student Loan Program: Current problems and prospects for reform”. The journal of higher education, 62(1), 62-78. [14]. Werner, P., (2004), ‘Reasoned Action and Planned Behavior’, in S.J. Peterson & T.S. Bredow (eds), Middle range Theories: Application to Nursing Research, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, pp. 125-147. [15]. Ziderman, A., (2004). “Policy options for student loan schemes: lessons from five Asian case studies”. Policy Research and Dialogue, Student Loans Schemes in Asia, Vol 1, No. 6. 273
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2