intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp dịch vụ kế toán tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tiến hành phân tích, xây dựng và kiểm định mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán (DVKT) của các doanh nghiệp (DN) DVKT tại TP.HCM. Để thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với mô hình hồi quy đa biến nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng DVKT của các DN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp dịch vụ kế toán tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. 17. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ KẾ TOÁN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH FACTORS AFFECTING THE QUALITY OF ACCOUNTING SERVICES OF ACCOUNTING SERVICE ENTERPRISES IN HO CHI MINH CITY CN. Trần Thị Ngọc Châu Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Nghiên cứu tiến hành phân tích, xây dựng và kiểm định mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán (DVKT) của các doanh nghiệp (DN) DVKT tại TP.HCM. Để thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với mô hình hồi quy đa biến nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng DVKT của các DN. Đối tượng khảo sát là đại diện lãnh đạo của các DN sử dụng DVKT tại TP.HCM với cỡ mẫu là 152. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 5 nhân tố tác động đến chất lượng DVKT của các DN DVKT tại TP.HCM, đó là Sự tin tưởng, Hiệu quả, Sự đổi mới công nghệ, Kiến thức kế toán và sự cạnh tranh. Từ khóa: chất lượng, dịch vụ kế toán, Thành phố Hồ Chí Minh. Astract The study analyzes, builds and tests a model of factors affecting the quality of accounting services of accounting service enterprises in Ho Chi Minh City. To conduct the study, the authors used a combination of qualitative and quantitative research methods with a multivariate regression model to determine and measure the level of influence of each factor on the quality of accounting services of enterprises. The survey subjects are representatives of leaders of enterprises using accounting services in Ho Chi Minh City with a sample size of 152. The research results have identified 5 factors affecting the quality of accounting services of enterprises in Ho Chi Minh City, which are Trust, Efficiency, Technological innovation, Accounting knowledge and competition. Keywords: quality, accounting services, Ho Chi Minh city. JEL Classifications: M40, M41, M49. 1. Đặt vấn đề DVKT đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các DN bằng cách nâng cao hiệu suất tài chính của họ, cung cấp dịch vụ tư vấn, đảm bảo trách nhiệm giải trình, xác định lợi 1
  2. nhuận chính xác và giúp đạt được mục tiêu, sử dụng DVKT tài chính dẫn đến cải thiện hiệu suất tài chính cho các DNNVV. Theo Mazurina và cộng sự, (2023) các DN dựa vào thực tiễn DVKT cho hoạt động kinh doanh, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì chất lượng dịch vụ, nghiên cứu xem xét các DVKT khác nhau, động lực mua hàng, kỳ vọng chất lượng dịch vụ và các yếu tố ảnh hưởng, nêu bật nhận thức và thách thức của các DN trong việc đáp ứng tất cả các tiêu chí. Đối với xã hội, DVKT giúp đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong báo cáo tài chính, góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh lành mạnh và tin cậy. Nhờ đó, các nhà đầu tư, ngân hàng và cơ quan quản lý có thể đưa ra các quyết định chính xác dựa trên thông tin tài chính đáng tin cậy. Đối với DN, DVKT hỗ trợ quản lý tài chính hiệu quả, giúp DN kiểm soát chi phí, tối ưu hóa nguồn lực và tuân thủ các quy định pháp luật, hỗ trợ lập báo cáo quản trị nội bộ theo yêu cầu khách hàng. Đồng thời, dịch vụ này còn giúp DN lập kế hoạch tài chính, dự báo và đánh giá hiệu quả kinh doanh, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Như vậy, DVKT không chỉ là công cụ quan trọng để quản lý và phát triển DN mà còn góp phần vào sự phát triển ổn định của toàn bộ nền kinh tế. Ở Việt Nam, DVKT được luật pháp thừa nhận từ năm 2003 và đăng ký hoạt động hợp pháp dưới sự quản lý và hỗ trợ của Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam từ năm 2007. Luật Kế toán năm 2015 ra đời, tiếp tục khẳng định và đưa ra những quy định cụ thể và chi tiết, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển DVKT và hành nghề kế toán. Lĩnh vực DVKT ngày càng trở nên sôi động và ngày càng phát triển, đặc biệt là tại TP.HCM, nơi tập trung phần lớn các DN. Theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến thời điểm 31/12/2022, cả nước có 895.876 DN đang hoạt động, trong đó tại TP.HCM có 274.067 DN, chiếm 30,6% số DN đang hoạt động của cả nước. Riêng các DN DVKT đủ điều kiện kinh doanh hành nghề tính đến tháng 05/2024 thì số lượng là 164 DN cả nước tại TP.HCM là 86 DN, chiếm tỷ lệ hơn 50% so với cả nước. Trong bối cảnh này, một thách thức quan trọng là làm thế nào để xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng DNKT? Điều này giúp các DN có cơ hội điều chỉnh chiến lược và hoạt động của mình để cải thiện hiệu suất và chất lượng DVKT là cần thiết và mang tính thời sự. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Tổng quan về chất lượng DVKT 2
  3. Chất lượng dịch vụ Parasuraman và công sự, (1988) là những người đầu tiên nghiên cứu chất lượng dịch vụ một cách cụ thể và chi tiết, một mô hình chất lượng dịch vụ phổ biển và áp dụng nhiều nhất trong lĩnh vực Marketing. Mô hình SERVQUAL là thang đo hoàn chỉnh về chất lượng dịch vụ, có 5 thành phần của chất lượng dịch vụ là Độ tin cậy, Sự đồng cảm, Năng lực phục vụ, Khả năng đáp ứng và Phương tiện hữu hình. Chất lượng dịch vụ là mức độ khác nhau giữa sự mong đợi của người tiêu dùng về dịch vụ và nhận thức của họ về kết quả của dịch vụ. Cronim và Taylor, (1992) đã giới thiệu mô hình SERVPERF, là một công cụ đánh giá chất lượng dịch vụ dựa trên hiệu suất thực tế mà khách hàng cảm nhận được. Mô hình này tập trung vào 5 yếu tố chính: tính tin cậy, tính đáp ứng, sự đảm bảo, sự đồng cảm, và các yếu tố hữu ích hình. Khác với mô hình SERVQUAL, SERVPERF không so sánh chất lượng dịch vụ thực tế với mong đợi mà chỉ xem xét trải nghiệm thực tế của khách hàng. Mô hình này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để giúp DN xác định các lĩnh vực cần cải thiện, từ đó nâng cao sự hài hòa giữa khách hàng và nhà cung cấp. Khái quát về DVKT Theo Luật Kế toán 2015 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Hành nghề kế toán là hoạt động cung cấp DVKT của DN hoặc cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện DVKT”. Theo khoản 13 Điều 3 Luật Kế toán 2015 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017: “Kinh doanh DVKT là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu”. Điều kiện hành nghề kế toán đối với DN kinh doanh DVKT Có đăng ký kinh doanh DVKT; có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp, trong đó giám đốc DN phải là người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên từ 2 năm trở lên; người đăng ký hành nghề kế toán từ lần thứ hai trở đi phải có thêm điều kiện tham dự đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định tại khoản 6 của Thông tư 72/2007/TT-BTC. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan 3
  4. Setyorini và cộng sự, (2021) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng DVKT ở các công ty kế toán Indonesia. Các yếu tố chính được xem xét, bao gồm khả năng thích ứng với công nghệ mới, sự chuyên nghiệp và kỹ năng của nhân viên và mối quan hệ khách hàng. Kết quả cho thấy, việc áp dụng các công nghệ kế toán tiên tiến giúp tăng cường độ chính xác và hiệu quả của DVKT, nâng cao chất lượng dịch vụ tổng thể. Nhân viên có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng tốt đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng. Do đó, việc đào tạo và phát triển liên tục cho nhân viên là cần thiết. Bên cạnh đó, hiểu biết và giao tiếp tốt với khách hàng giúp xác định và đáp ứng chính xác nhu cầu của họ, cải thiện sự hài lòng và chất lượng dịch vụ. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào công nghệ và đào tạo nhân viên, đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng để đảm bảo chất lượng DVKT. Alzoubi, H.A. (2021) đã nghiên cứu về chất lượng DVKT các công ty kế toán vừa và nhỏ ở Jordan, tập trung vào đánh giá chất lượng DVKT tại các công ty kế toán nhỏ và vừa ở Jordan. Nghiên cứu đã xác định rằng, các yếu tố quan trọng bao gồm sự chuyên nghiệp của nhân viên, độ chính xác của báo cáo tài chính, khả năng đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả đến nhu cầu của khách hàng. Kết quả của nghiên cứu cung cấp những thông tin quý báu về cách các DN kế toán có thể cải thiện dịch vụ của mình, để đáp ứng mong đợi của khách hàng và tăng cường sự hài lòng trong một môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh. Farouk, H., & Hassan, N. (2022) đã nghiên cứu về tác động của công nghệ số đến chất lượng DVKT ở Nigeria. Mục tiêu đề tài là tập trung vào ảnh hưởng của công nghệ số đối với chất lượng DVKT tại Nigeria. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, việc áp dụng phần mềm kế toán và hệ thống quản lý số đã cải thiện đáng kể độ chính xác, tính minh bạch và khả năng đáp ứng của các DVKT. Các công nghệ này giúp tự động hóa các quy trình kế toán, loại bỏ lỗi nhân viên và tăng cường tính minh bạch trong thông tin tài chính. Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ số cũng cải thiện khả năng của các DN kế toán trong việc đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả đến các yêu cầu của khách hàng. Những kết quả này nhấn mạnh sự quan trọng của việc đầu tư vào công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ trong ngành kế toán, đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng phát triển và cạnh tranh. Azzari, Mainardes, Beiruth, (2023) đã nghiên cứu về thang đo chất lượng DVKT. Nghiên cứu này nhằm mục đích phát triển và xác nhận thang đo đo lường chất lượng DVKT. Các tác giả ban đầu điều tra các tài liệu về chất lượng dịch vụ trong bối cảnh kế toán. Để phát triển thang đo, các tác giả đã thực hiện ba nghiên cứu: đầu tiên, các tác giả thực hiện 20 cuộc phỏng vấn sâu để xây dựng các mục ASQ; sau đó, họ tiến hành khảo sát với 174 khách hàng 4
  5. sử dụng DVKT để nhóm các mục này thành các yếu tố thông qua phân tích nhân tố khám phá (EFA); cuối cùng, các tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát khác với 330 khách hàng để tinh lọc và xác nhận thang đo thông qua phân tích tổng hợp xác nhận và mô hình phương trình cấu trúc. Thang đo bao gồm các khía cạnh sau: hiệu quả, niềm tin, đổi mới công nghệ và kiến thức kế toán, sau bao gồm quan điểm tư vấn, năng lực kỹ thuật và kiến thức về khách hàng. Các tác giả kết luận rằng, chất lượng DVKT là một cấu trúc đa chiều bao gồm việc đánh giá các khía cạnh kỹ thuật, công cụ và mối quan hệ và trình độ chuyên môn của DVKT. Nếu nhà cung cấp DVKT đáp ứng được các yếu tố được trình bày trong thang đo, thì họ sẽ có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao. 3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua 02 bước: Bước 1 - Nghiên cứu định tính, bằng xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo, các biến quan sát và hiệu chỉnh biến quan sát phù hợp với thực tế; Bước 2 - Nghiên cứu định lượng, sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp. Đồng thời, sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến chất lượng DVKT của các DN DVKT tại TP.HCM. 3.2. Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp sưu tầm tài liệu, phương pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phương pháp trả lời bảng câu hỏi được gửi trực tiếp của các đối tượng là giám đốc, trưởng các phòng ban và kế toán trưởng của 152 DN có sử dụng DVKT tại TP.HCM. Nội dung các câu hỏi là các biến quan sát đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng DVKT của các DN DVKT tại TP.HCM và sử dụng thang đo 5 Likert cho toàn bộ bảng hỏi: 1 – Hoàn toàn không đồng ý, 2 – Không đồng ý, 3 – Bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Theo quan điểm của Bollen, (1989) cho rằng, kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước lượng. Theo đó, nghiên cứu này có 19 câu hỏi tương ứng với 19 biến quan sát của các biến độc lập, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 19x5 = 95. Để đạt được tối thiểu 95 quan sát, tác giả đã gửi 180 bảng câu hỏi từ tháng 8/2024 đến tháng 10/2024 cho các DN có sử dụng DVKT tại TP.HCM. Kết quả nhận được 161 phiếu khảo sát, trong đó có 9 phiếu 5
  6. bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 152 phiếu thỏa mãn điều kiện mẫu tối thiểu là 95. 3.3. Mô hình nghiên cứu và phương trình hồi quy Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu chính thức (Nguồn: Tác giả đề xuất) Các giả thuyết nghiên cứu => Giả thuyết H1: Sự tin tưởng có tác động cùng chiều (+) đến chất lượng DVKT của các DN DVKT tại TP.HCM. => Giả thuyết H2: Hiệu quả có tác động cùng chiều (+) đến chất lượng DVKT của các DN DVKT tại TP.HCM. => Giả thuyết H3: Sự đổi mới công nghệ có tác động cùng chiều (+) đến chất lượng DVKT của các DN DVKT tại TP.HCM. => Giả thuyết H4: Kiến thức kế toán có tác động cùng chiều (+) đến chất lượng DVKT của các DN DVKT tại TP.HCM. => Giả thuyết H5: Sự cạnh tranh có tác động cùng chiều (+) đến chất lượng DVKT của các DN DVKT tại TP.HCM. 3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu Căn cứ số liệu khảo sát, bài viết sử dụng phần mềm SPSS Statistics 26.0 để phân tích độ tin cậy của các nhân tố, cũng như các tiêu chỉ đo lường nhân tố. Đồng thời, áp dụng phương pháp thống kê để tổng hợp và so sánh nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng DVKT của các DN DVKT tại TP.HCM. 6
  7. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Kiểm định chất lượng thang đo Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha STT Nhóm biến Số biến quan Cronbach sát Alpha 1 Sự tin tưởng 3 0.770 2 Hiệu quả 3 0.786 3 Sự đổi mới công nghệ 4 0.707 4 Kiến thức kế toán 6 0.787 5 Sự cạnh tranh 3 0.796 6 Chất lượng DVKT của các DN DVKT tại 3 0.780 TP.HCM Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở Bảng 1 ta thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều > 0.7. Như vậy, hệ thống thang đo được xây dựng gồm 6 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 22 biến quan sát đặc trưng. 4.2. Phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập Ta có KMO = 0.699 thỏa điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1, nên phân tích nhân tố được chấp nhận với dữ liệu nghiên cứu. Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05 cho thấy, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố. Từ kết quả kiểm định cho thấy, phương sai trích là 62.560% > 50% đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 5 yếu tố được rút trích ra từ 19 biến quan sát. Điều này cũng có nghĩa, 5 yếu tố rút trích ra thể hiện khả năng giải thích được 62.560% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc Kết quả kiểm định Bartlett's của biến phụ thuộc cho thấy, giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.000 0.5), chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích. Mặt khác, kết quả ở Bảng 3 cho thấy, với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 1 yếu tố được rút trích ra từ các biến quan sát. Phương sai trích là 65.295% > 50% là đạt yêu cầu. 4.3. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 7
  8. Nghiên cứu thực hiện chạy hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp đưa vào một lượt, ta có: Bảng 2. Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter Hệ số chưa Hệ số Thống kê chuẩn hóa chuẩn đa cộng tuyến Sai Mô hình t Sig. Hệ số Hệ số B Beta số chuẩ Tolerance VIF n (Constant) -41.752 26.937 -1.550 0.123 TT 0.298 0.048 0.346 6.164 0.000 0.779 1.284 HQ 0.255 0.049 0.284 5.147 0.000 0.805 1.242 CN 0.220 0.047 0.239 4.708 0.000 0.950 1.053 KT 0.175 0.039 0.229 4.538 0.000 0.962 1.039 CT 0.229 0.049 0.254 4.706 0.000 .712 1.405 Trong bảng số liệu khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy, thì các biến độc lập TT, HQ, CN, KT và CT đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig. thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 0.05. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều < 10 và hệ số Tolerance đều > 0.5, cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Bảng 3. Mức độ phù hợp của mô hình Sai Thống kê thay đổi Hệ số Hệ số số Hệ số Hệ Bậc Bậc 2 Mô Hệ số Hệ số R - chuẩ số F tự tự Durbin- 2 R2 hình R R hiệu n của khi do do Watso sau chỉnh ước đổi 1 2 n khi lượn đổi g 8
  9. .802a 0.643 0.631 33.3846 0.643 52.536 5 146 1 2.117 1 Bảng trên cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.802 > 0.5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và 2 các biến độc lập. Ngoài ra hệ số xác định của mô hình hồi quy R hiệu chỉnh là 0.631. Nghĩa là, mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 63.1%. Điều này cho biết khoảng 63.1%. sự biến thiên về chất lượng DVKT của các DN DVKT tại TP.HCM, các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 2.117 trong khoảng 1< D < 3, nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư. Phương trình hồi quy VD = 0.346*TT + 0.284*HQ + 0.254*CT + 0.239*CN+ 0.229*KT 5. Kết luận và hàm ý quản trị 5.1. Kết luận Như vậy, kết quả sau khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng DVKT của các DN DVKT tại TP.HCM cho ta thấy, có 5 nhân tố đều tác động cùng chiều đến vấn đề nghiên cứu. Mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình được thể hiện, như sau: Bảng 4. Mức độ tác động của các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Biến độc lập Hệ số beta Thứ tự tác động Hệ số Sig. Sự tin tưởng 0.346 1 0.00 < 0.05 Hiệu quả 0.284 2 0.00 < 0.05 Sự đổi mới công nghệ 0.239 4 0.00 < 0.05 Kiến thức kế toán 0.229 5 0.00 < 0.05 Sự cạnh tranh 0.254 3 0.00 < 0.05 Qua số liệu ở Bảng 4 cho thấy, nhân tố “Sự tin tưởng” có tác động mạnh nhất đến chất lượng DVKT của các DN DVKT tại TP.HCM, còn nhân tố tác động yếu nhất là nhân tố 9
  10. “Kiến thức kế toán”. Mặt khác, các hệ số sig của các biến đều < 0.05. Do vậy, các giả thuyết được xây dựng ban đầu của nghiên cứu đều được chấp nhận. 5.2. Hàm ý quản trị Đối với sự tin tưởng Các DN DVKT cần thể hiện với khách hàng một sự tôn trọng và chân thành, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Mặt khác, trong quá trình cung cấp dịch vụ cần đảm bảo tính bảo mật thông tin trong quá trình trao đổi thông tin với khách hàng. Đồng thời, cần tìm hiểu nhu cầu của từng khách hàng để có sự tư vấn cho họ đủ những thông tin cần thiết và dịch vụ phù hợp để giúp họ đưa ra quyết định kịp thời và đúng đắn. Hiệu quả Các DN cần đặt biệt chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ có chất lượng và phù hợp cho từng khách hàng, không để sai sót về cả nội dung và kỹ thuật. Đồng thời, có sự linh hoạt khi đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Mặt khác, trong quá trình cung cấp dịch vụ, cũng như dịch vụ sau bán hàng cần đảm bảo liên lạc nhanh chóng, thuận lợi và kịp thời cho khách hàng. Sự đổi mới công nghệ Các DN cần chú trọng đến việc sử dụng các công cụ công nghệ trong quá trình cung cấp DVKT cho khách hàng; trao đổi và chia sẻ thông tin với khách hàng, bằng các phương tiện kỹ thuật số, nhằm đảm bảo sự kịp thời và thuận tiện cho khách hàng. Kiến thức kế toán Nhận viên cung cấp dịch vụ cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng và kiến thức về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, nhằm sẵn sàng giải thích và cung cấp thông tin kế toán phù hợp của khách hàng. Mặt khác, các DN cần chủ động đề xuất các phương pháp tạo ra lợi ích cho khách hàng và tìm kiếm các cơ hội cho việc cải tiến của khách hàng. Sự cạnh tranh Các DN cung cấp DVKT cần nhận thức rõ về sự cạnh tranh càng cao để có chiến lược giữ chân khách hàng, đặc biệt cần nâng cao thế cạnh tranh trên thị trường ở giá phí dịch vụ, chất lượng dịch vụ và chính sách hậu mãi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của đơn vị. Tài liệu tham khảo 10
  11. Alzoubi, H. A. (2021). Quality of Accounting Services in Small and Medium-sized Accounting Firms in Jordan: An Empirical Study. Journal of Accounting and Finance, 8(2), 30-45. Azzari V, Mainardes EW, Beiruth AX, da Costa FM. (2021). The dimensions of accounting service quality. SN Bus Econ. 2021;1(8):105. Doi: 10.1007/s43546-021-00107-z. Epub 2021 Jul 21. PMID: 34778837; PMCID: PMC8294265. Bollen, K.A. (1989). Structural Equations with Latent Variables. John Wiley and Sons, Inc., New York. https://doi.org/10.1002/9781118619179. Cronin Jr, J.J., & Taylor, S.A.(1992). Measuring service quality: a reexamination and extension. Journal of marketing, 56(3), 55-68. Farouk, H., & Hassan, N. (2022). Impact of Digital Technology on the Quality of Accounting Services in Nigeria. Setyorini, M., Suharnomo, S., & Wahyudi, S.(2021). Factors Affecting the Quality of Accounting Services in Indonesian Accounting Firms. Journal of Accounting and Finance Research, 13(2), 45-60. Mazurina, Mohd, Ali., Erlane, K, Ghani., Kamaruzzaman, Muhammad., Rindang, Widuri. (2023). Accounting service quality by small medium practices: A review. Corporate and business strategy review, 4(2, special issue):270-279. doi: 10.22495/cbsrv4i2siart6. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A., & Berry. L.L. (1988). Servqual: A multiple-item scale for measuring consumer percep-tions of service quality. Journal of retailing, 64(1), 12-40. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2