Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thương mại để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại thành phố Đà Nẵng
lượt xem 2
download
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm kiểm định mô hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại TP. Đà Nẵng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để phát triển mô hình lý thuyết; sau đó, áp dụng phương pháp định lượng để phân tích trên dữ liệu khảo sát từ 200 khách hàng tại ba ngân hàng thương mại (NHTM) ở TP. Đà Nẵng để kiểm tra mô hình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thương mại để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại thành phố Đà Nẵng
- 6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỂ GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG FACTORS AFFECTING DECISION TO CHOOSE A BANK FOR SAVING DEPOSITS BY INDIVIDUAL CLIENTS IN DA NANG CITY Trương Văn Trí* *Khoa Tài chính Kế toán - Trường Đại học Đông Á Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu nhằm kiểm định mô hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại TP. Đà Nẵng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để phát triển mô hình lý thuyết; sau đó, áp dụng phương pháp định lượng để phân tích trên dữ liệu khảo sát từ 200 khách hàng tại ba ngân hàng thương mại (NHTM) ở TP. Đà Nẵng để kiểm tra mô hình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra bốn nhân tố chính ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định chọn ngân hàng gửi tiền tiết kiệm. Trong đó, nhân tố Uy tín ngân hàng được xác định là nhân tố quan trọng nhất; tiếp theo là Lợi ích tài chính; sau đó là sự Thuận tiện; và cuối cùng là Hình thức chiêu thị. Từ khoá: gửi tiền tiết kiệm, quyết định lựa chọn, ngân hàng. Abstract The study aims to test a theoretical model of factors influencing individual customers' decisions to choose a bank for saving deposits in Da Nang City. The research employs a qualitative approach to develop the theoretical model, followed by a quantitative method to analyze survey data from 200 customers at three commercial banks in Da Nang City to validate the model. The findings indicate four main factors that positively influence the decision to choose a bank for savings deposits. Among them, Bank Reputation is identified as the most significant factor, followed by Financial Benefits, Convenience, and finally, Promotional Activities. Keywords: saving deposits, decision-making, bank selection. JEL Classifications: E50, E52, E59. 1. Đặt vấn đề NHTM là tổ chức tài chính chủ yếu huy động tiền gửi của khách hàng (KH) và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện chiết khấu và thanh toán. Sự phát triển của NHTM gắn liền với sự tiến bộ của thị trường tài chính, từ các hoạt động đơn giản ban 1
- đầu đến những nghiệp vụ phức tạp và toàn diện hơn. Ngày nay, các NHTM không chỉ mở rộng quy mô và dịch vụ mà còn hoạt động trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt. Để duy trì và mở rộng thị phần, các NHTM phải không ngừng đổi mới, cập nhật công nghệ và tăng trưởng nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm các NHTM chiếm tỷ trọng tương đối lớn và có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động của NHTM. Vốn huy động sẽ quyết định khả năng thanh toán, năng lực cạnh tranh của NHTM, quyết định quy mô tín dụng, cũng như các hoạt động kinh doanh khác của NHTM. Do đó, công tác huy động vốn trong đó huy động tiền gửi tiết kiệm ngày càng có vai trò to lớn, quyết định đến khả năng tồn tại và phát triển của NHTM. Có nhiều nghiên cứu về quyết định gửi tiền của KH, như: Chigamba và cộng sự (2011); Siddiqưe (2012); Almejyesh và Rajha (2014); và Enyinda (2014). Các tác giả nghiên cứu các nhân tố quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH ở các quốc gia khác nhau. Một số tác giả trong nước cũng tiếp cận nghiên cứu về quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm, như: Lê Thị Kim Anh và Trần Đình Khôi Nguyên (2016); Lê Thị Thu Hằng (2011); Hoàng Thị Anh Thư (2017). Trước những vấn đề được nêu ra ở trên và kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả mong muốn có thể làm rõ và phân tích được những nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn NHTM để gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân tại TP. Đà Nẵng. Nghiên cứu cũng xem xét mối quan hệ của các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến hành vi ra quyết định của KH. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm này sẽ là căn cứ để các nhà quản lý có những chính sách phù hợp, giúp nâng cao hoạt động huy động vốn của NHTM. 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Venkatesh và cộng sự (2003) định nghĩa rằng, ý định hành vi là khả năng người tiêu dùng sẽ sử dụng một sự đổi mới. Với ý định hành vi cao hơn, người tiêu dùng sẽ có nhiều khả năng sử dụng một công nghệ mới. Có một số tiền đề có thể ảnh hưởng đến ý định hành vi của một cá nhân. Còn theo Ajzen (1991), ý định được xem là bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân. Các yếu tố này cho thấy, mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi. Định nghĩa trên giải thích, hành vi bị ảnh hưởng bởi sự tự tin của một người về khả năng của mình để thực hiện hành vi. Do đó, hành vi bị ảnh hưởng bởi kiểm soát hành vi nhận thức và ý định cũng như thái độ, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức hành vi kiểm soát hành vi gián tiếp thông qua ý định (Ajzen, 1991). Kế thừa quan điểm của các nhà nghiên cứu trên, Theo Lê Thị Thu Hằng (2011), hành vi gửi tiền tiết kiệm 2
- ngân hàng của KH cá nhân là sự lựa chọn ngân hàng của KH cá nhân để giao dịch, lựa chọn loại tiền gửi, kỳ hạn gửi và các loại hình tiết kiệm. Lý thuyết nền liên quan đến nghiên cứu có thuyết hành động hợp lý (TRA) do Fishbein & Ajzen (1975) xây dựng, thể hiện sự bao hàm và sự sắp đặt phối hợp các thành phần của thái độ trong một cấu trúc mà được thiết kế để dự đoán và giải thích tốt hơn cho hành vi người tiêu dùng trong xã hội, dựa trên 02 khái niệm cơ bản: thái độ của người tiêu dùng đối với việc thực hiện hành vi và các chuẩn mực chủ quan của người tiêu dùng. Ngoài ra, thuyết hành vi dự định (TPB) được Ajzen (1985) xây dựng, bằng cách bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mô hình TRA. Theo TPB, hành vi con người được dẫn dắt bởi 03 yếu tố: niềm tin về hành vi, niềm tin quy chuẩn và niềm tin kiểm soát. Như vậy, niềm tin về hành vi tạo ra thái độ thích hay không thích về hành vi, niềm tin quy chuẩn tạo ra áp lực xã hội nhận thức hay chuẩn chủ quan và niềm tin kiểm soát làm gia tăng sự kiểm soát hành vi nhận thức. Đã có một số nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của KH cá nhân tại NH (Chigamba và cộng sự, 2011; Siddiqưe, 2012; Almejyesh và Rajha, 2014; Enyinda, 2014; Lê Thị Kim Anh và Trần Đình Khôi Nguyên, 2016; Lê Thị Thu Hằng, 2011; Hoàng Thị Anh Thư, 2017). Các nghiên cứu đều cho rằng, trước khi gửi tiền vào NH thường KH thu thập thông tin về lãi suất, kỳ hạn gửi, mức độ rủi ro và so sánh giữa các ngân hàng, sau đó dựa trên cảm nhận của KH để chọn ngân hàng trung thành. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi gửi tiền của KH gồm: uy tín ngân hàng, lợi ích tài chính, ảnh hưởng của người thân, sự thuận tiện, phong cách phục vụ của nhân viên, hình thức chiêu thị. Từ cơ sở lý thuyết làm nền tảng và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, kết hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội ở TP. Đà Nẵng. Tác giả phác họa mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm tại TP. Đà Nẵng, như sau: Hình 1: Mô hình nghiên cứu 3
- Uy tín Ngân hàng (UTNH) Lợi ích Tài chính (LITC) H1 Ảnh hưởng H2 người thân (AHNT) H3 Quyết định chọn NH gửi tiết kiệm H4 (QD) Sự thuận tiện (STT) H5 H6 Phong cách NV (PCNV) Hình thức chiêu thị (HTCT) Từ các mô hình nghiên cứu, các giả thuyết được phát triển như sau: H1: Uy tín NH (UTNH) tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn NH để gửi tiền tiết kiệm. H2: Lợi ích tài chính (LITC) của KH tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn NH để gửi tiền tiết kiệm. H3: Ảnh hưởng người thân (AHNT) tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn NH để gửi tiền tiết kiệm. H4: Sự thuận tiện (STT) tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn NH để gửi tiền tiết kiệm. H5: Phong cách của nhân viên (PCNV) có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn NH để gửi tiền tiết kiệm. H6: Hình thức chiêu thị (HTCT) tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn NH để gửi tiền tiết kiệm. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua 02 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức: nghiên cứu sơ bộ (kỹ thuật định tính) được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu chuyên gia, qua đó điều chỉnh mô hình và thang đo cho phù hợp với thực tiễn hoàn cảnh nghiên cứu. Các biến quan sát (câu hỏi) được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ được kế thừa từ các nghiên cứu trước có liên quan. Nghiên cứu này gồm 21 biến quan sát đo lường cho 6 nhân tố (biến độc lập) và 3 biến quan sát đo lường biến phụ thuộc; cỡ mẫu nghiên cứu, theo Hair và cộng sự (1998), số quan sát tối thiểu cần thiết để phân tích 4
- nhân tố khám phá (EFA) là N = 5*x (biến quan sát). Nghiên cứu này sử dụng kích cỡ quan sát lớn hơn để đảm bảo độ tin cậy (N = 8*24 = 192). Như vậy, nghiên cứu chính thức (khảo sát) thông qua với 217 bảng hỏi khảo sát trực tiếp đáp viên thông qua kỹ thuật thu thập mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Sau khi loại 17 quan sát trả lời không đầy đủ thông tin, mẫu cuối cùng có 200 quan sát hợp lệ được đưa vào phân tích chính thức. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu Đối tượng khảo sát là KH cá nhân đến gửi tiền tiết kiệm tại các chi nhánh và phòng giao dịch của TP. Đà Nẵng gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Cụ thể, thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu như sau: Về độ tuổi KH Bảng 1: Thống kê độ tuổi của KH Tuổi Số KH Tỷ lệ (%) Dưới 25 28 14.0(%) Từ 25 – 35 61 30.5(%) Từ 36 – 49 81 40.5(%) Từ 50 trở lên 30 15.0(%) Tổng cộng 200 100.0(%) (Nguồn: Xử lý số liệu từ SPSS) Số liệu Bảng 1 cho thấy, số lượng KH đa phần trong độ tuổi từ 25 - 50 là chiếm tỷ lệ cao nhất 71% (142 KH). Đây là đối tượng KH trong độ tuổi lao động có thu nhập tích lũy để gửi tiết kiệm ngân hàng. Về nghề nghiệp KH Bảng 2: Thống kê nghề nghiệp của KH 5
- Nghề nghiệp Số KH Tỷ lệ (%) Cán bộ công nhân, viên chức 52 26.0(%) Kinh doanh, buôn bán 86 43.0(%) Cán bộ về hưu 14 7.0(%) Học sinh, sinh viên 23 11.5(%) Nội trợ 17 8.5(%) Khác 8 4.0(%) Tổng cộng 200 100 (%) (Nguồn: xử lý số liệu từ SPSS) Số liệu Bảng 2 chỉ ra rằng, nghề nghiệp chủ yếu của KH là kinh doanh, buôn bán (43%); cán bộ công nhân, viên chức (26%) và cán bộ hưu trí (7%). Điều này cho thấy, đây là nguồn huy động vốn cho các NHTM để cho DN vay phục vụ sản xuất, đồng thời cũng là nguồn sinh lời cho KH. Về thu nhập hàng tháng của KH Bảng 3: Thống kê thu nhập hàng tháng của KH Mức thu nhập Số KH Tỷ lệ (%) Dưới 5 triệu 24 12.0 (%) Từ 5 triệu đến dưới 10 triệu 69 34.5 (%) Từ 10 triệu đến dưới 20 triệu 85 42.5 (%) Từ 20 triệu trở lên 22 11.0 (%) Tổng cộng 200 100 (%) (Nguồn: xử lý số liệu từ SPSS) Số liệu Bảng 3 cho thấy, đa số KH được hỏi có thu nhập từ 10 - 20 triệu đồng/tháng, chiếm tỷ lệ (42,5% tương ứng với 85 KH); tiếp đến là những KH có thu nhập bình quân hàng tháng từ 5 - 10 triệu đồng, chiếm (34,5% tương ứng với 69 người) và số lượng KH có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng, với 22 KH chiếm tỷ lệ 11%. 4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo 6
- Kết quả, hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy, các nhân tố có độ tin cậy thang đo > 6.0, có đủ độ tin cậy đảm bảo cho các phân tích và kiểm định tiếp theo là 4 nhân tố: + H1. Uy tín NH (0.678). + H4. Sự thuận tiện (0.631). + H2. Lợi ích tài chính (0.717). + H6. Hình thức chiêu thị (0.644). Các nhân tố còn lại là H3: Ảnh hưởng của người thân quen và H5: Phong cách nhân viên đã bị loại vì có độ tin cậy < 0.6 và tương quan biến tổng < 0.3 (Pallant, 2016). Các biến quan sát trên có hệ số Cronbach’s Alpha > 6.0, tiếp tục được sử dụng trong phân tích EFA. 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Sau khi đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, các biến đạt tiêu chuẩn sẽ được giữ lại để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả EFA của các biến độc lập cho thấy: - Kiểm định Kaiser - Meyer - Olkin và Kiểm định Bartlett. Với kết quả kiểm định KMO là 0.828 nằm trong khoảng 0,5 - 1 và Kiểm định Sig Bartlett Test là 0.00 < 0.005 => Dữ liệu khảo sát được đảm bảo, các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Bảng 4: Kiểm định KMO và Bartlett’st KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .828 Approx. Chi-Square 700.663 Bartlett's Test of Sphericity df 105 Sig. .000 (Nguồn: xử lý số liệu từ SPSS) - Tổng phương sai trích là 54.631% > 50%, do đó phân tích nhân tố là phù hợp. Nghiên cứu đã tiến hành xoay nhân tố khám phá EFA 3 lần. Theo đó, biến “15. Tiện ích của các sản phẩm giao dịch online (H4)” bị loại, do có hệ số > 0.5 => Biến này không được tải lên ở nhân tố nào. Bảng 5: Phương sai trích 7
- Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared Loadings Loadings Total % of Cumulative Total % of Cumulative Total % of Cumulative Variance % Variance % Variance % 1 4.457 29.715 29.715 4.457 29.715 29.715 2.482 16.545 16.545 2 1.566 10.442 40.156 1.566 10.442 40.156 2.014 13.429 29.974 3 1.138 7.586 47.742 1.138 7.586 47.742 1.957 13.049 43.023 4 1.033 6.888 54.631 1.033 6.888 54.631 1.741 11.607 54.631 5 .862 5.744 60.375 6 .845 5.632 66.007 7 .778 5.185 71.192 8 .717 4.783 75.975 9 .678 4.521 80.496 10 .647 4.312 84.808 11 .573 3.817 88.625 12 .513 3.423 92.047 13 .440 2.931 94.978 14 .410 2.736 97.714 15 .343 2.286 100.000 (Nguồn: xử lý số liệu từ SPSS) - Kết quả xoay nhân tố EFA hoàn chỉnh được trình bày, như sau: - Bảng 6: Ma trận xoay nhân tố 8
- Biến Nhân tố 1 2 3 4 UY TÍN NGÂN HÀNG (Cronbach's Alpha= 0.615) Đảm bảo uy tín tốt .727 Bảo mật tốt thông tin KH .686 Thông báo chính xác, kịp thời về thay đổi lãi .677 suất, tỷ giá LỢI ÍCH TÀI CHÍNH (Cronbach's Alpha= 0.740) Nhiều sản phẩm ưu đãi kèm theo .676 Lãi suất hấp dẫn .640 Tặng điểm thưởng, điểm tích luỹ .638 Phí dịch vụ ưu đãi thấp .611 Nhiều chính sách chăm sóc KH tốt .561 SỰ THUẬN TIỆN (Cronbach's Alpha= 0.610) Tiện ích của các sản phẩm giao dịch online .520 Mạng lưới ngân hàng rộng lớn .802 Hệ thống ATM rộng lớn .550 HÌNH THỨC CHIÊU THỊ (Cronbach's Alpha= 0.644) Trang thiết bị và thiết kế nội thất tại điểm .763 giao dịch đẹp mắt, thu hút Quảng cáo tốt trên các thông tin đại chúng .755 Sự ảnh hưởng từ thông tin đại chúng .658 9
- (Nguồn: xử lý số liệu từ SPSS) Kết quả phân tích ma trận xoay nhân tố cho thấy, có 4 nhóm nhân tố phản ánh quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân tại các NH. - Nhân tố thứ ba có 3 biến quan sát, bao gồm: (1) đảm bảo uy tín tốt, (2) bảo mật tốt thông tin KH, (3) thông báo chính xác, kịp thời về thay đổi lãi suất, tỷ giá. Nhân tố này ảnh hưởng đến 7.586% mô hình tổng thể và được đặt tên là Uy tín NH. Nhóm nhân tố này có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,615, đủ điều kiện để tiến hành các phân tích tiếp theo. - Nhân tố đầu tiên có 5 biến quan sát, bao gồm: (1) nhiều sản phầm ưu đãi kèm theo, (2) lãi suất hấp dẫn, (3) địa điểm giao dịch gần nhà, (4) phí dịch vụ ưu đãi thấp, (5) nhiều chính sách chăm sóc KH tốt. Nhân tố này ảnh hưởng đến 29.715% mô hình tổng thể và được đặt tên là sự thuận tiện và lợi ích tài chính. Nhóm nhân tố này có hệ số cronbach’s Alpha đạt 0,740 và việc xóa các biến sẽ làm giảm độ tin cậy của nhân tố, vì thế các biến quan sát trong nhân tố đều được sử dụng. - Nhân tố thứ tư có 3 biến quan sát, bao gồm: (1) thương hiệu quy mô lớn, (2) mạng lưới NH rộng lớn, (3) hệ thống ATM rộng lớn. Nhân tố này ảnh hưởng đến 6.888% mô hình tổng thể và được đặt tên là Uy tín NH và sự thuận tiện. Hệ số Cronbach’s Alpha đảm bảo, với 0,610. - Nhân tố thứ hai có 3 biến quan sát, bao gồm: (1) trang thiết bị và thiết kế nội thất tại điểm giao dịch đẹp mắt, thu hút, (2) quảng cáo tốt trên các thông tin đại chúng, (3) sự ảnh hưởng từ thông tin đại chúng. Nhân tố này ảnh hưởng đến 10.442% mô hình tổng thể và được đặt tên là Hình thức chiêu thị. Nhóm nhân tố này đảm bảo đủ độ tin cậy khi có hệ số Cronbach’s Alpha lên đến 0,644. 4.4. Phân tích tương quan Phân tích tương quan là một bước nhằm nghiên cứu mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập, cũng như xem xét có quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với nhau hay không. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 7 cho thấy, một số kết quả sau: tương quan Pearson các biến độc lập UTNH, LITC, STT, HTCT với biến phụ thuộc quyết định lựa chọn gửi tiền tiết kiệm (QĐ) < 0.05. Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến QĐ. Giữa QĐ và UTNH có mối tương quan mạnh nhất, với hệ số r là 0.876; giữa HTCT và QĐ có mối tương quan yếu nhất, với hệ số r là 0.210. Các cặp biến độc lập đều có mức tương quan khá yếu với nhau. Như vậy, khả năng cao sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Bảng 7 : Ma trận hệ số tương quan 10
- QD UTNH LITC STT HTCT QD 1 UTNH 0,876** 1 LITC 0,405** 0,204** 1 STT 0,421** 0,476** 0,257** 1 HTCT 0,210** 0,459** 0,390** 0,204** 1 Ghi chú: ** Hệ sô Sig. < 0.05 sẽ có ý nghĩa về mặt thông kê. (Nguồn: xử lý số liệu từ SPSS) 4.5. Phân tích hồi quy đa biến Bảng 8: Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là QD chọn NH gửi tiết kiệm ANOVAa Mô hình Tổng bình Bậc tự do Trung bình F Sig. phương df bình phương Hồi quy 36.543 4 9.136 161.972 .000b 1 Phần dư dư 10.999 195 .056 Tổng 47.542 199 Model Summaryb Mô hình R hiệu chỉnh Std. Error Durbin-Watson 1 .877a .769 .764 .23749 1.916 Coefficientsa 11
- Hệ số hồi quy Hệ số Collinearity chưa chuẩn hóa hồi quy Giá trị Statistics chuẩn Mô hình t Sig. hóa B Std. Beta Toleranc VIF Error e (Constant) .380 .191 1.989 .048 Uy tín ngân hàng .757 .041 .759 21.248 .000 .714 1.401 Lợi ích tài chính .516 .042 .520 17.385 .000 .637 1.570 1 Sự thuận tiện .323 .041 .324 9.554 .000 .696 1.438 Hình thức chiêu .126 .029 .133 2.888 .001 .841 1.189 thị (Nguồn: xử lý số liệu từ SPSS) Kết quả phân tích hồi quy Bảng 8 chỉ ra rằng, Giá trị Sig = 0.000 < 0.05 cho thấy, các biến độc lập (nhân tố) đều có quan hệ với biến phụ thuộc (QĐ chọn NH để gửi tiết kiệm) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, hệ số phóng đại (VIF) đều < 2, đáp ứng giả định về phân tích hồi quy và không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình. Bên cạnh đó, kiểm định F về phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, để xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ biến độc lập. Nhìn vào bảng số liệu khi kiểm định ANOVA ta thấy rằng, trị thống kê F được tính từ giá trị là 161,972 (khác 0) cho thấy, mô hình sử dụng là phù hợp với các biến đều đạt tiêu chuẩn chấp nhận. Kết quả hồi quy với =0.769 và hiệu chỉnh = 0.764, điều này có nghĩa bốn nhân tố Uy tín ngân hàng; Lợi ích tài chính; Sự thuận tiện; Hình thức chiêu thị góp phần giải thích 76,4% cho sự thay đổi của QĐ gửi tiền tiết kiệm ngân hàng. Để xem xét chiều hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến QĐ gửi tiết kiệm ngân hàng. Mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là biến “Quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân”, các biến độc lập là các nhân tố được rút trích ra từ các biến quan sát từ phân tích nhân tố EFA được viết dưới dạng: 12
- Trong đó: QĐ: Giá trị của biến phụ thuộc là quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân UTNH: Giá trị của biến độc lập thứ nhất là Uy tín NH LITC: Giá trị của biến độc lập thứ hai là Lợi ích tài chính STT: giá trị của biến độc lập thứ ba là Sự thuận tiện HTCT: Giá trị của biến độc lập thứ tư là Hình thức chiêu thị Kết quả phân tích hồi quy Bảng 8, phương trình mô tả sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân viết lại, như sau: QĐ = 0.759 UTNH + 0.520 LITC + 0.324 STT + 0.133 HTCT Giá trị Sig. của 4 biến độc lập đều < 0.05 và hệ số của các biến (UTNH =0.757, LITC = 0.516, STT= 0.323, HTCT = 0.126) đều là dương, nên ta chấp nhận giả thuyết H1, H2, H3, H4. Có thể kết luận rằng, các biến độc lập có quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc. Dựa vào mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm KH cá nhân ta có thể nhận thấy rằng, hệ số = 0.759. Có nghĩa là, khi nhân tố 1 thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi thì làm cho quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân cũng biến động cùng chiều 0.759 đơn vị. Đối với nhân tố 2 có hệ số = 0.520, cũng có nghĩa là nhân tố 2 thay đổi 1 đơn vị thì quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân cũng thay đổi cùng chiều 0.520 đơn vị. Giải thích tương tự đối với các biến còn lại (trong trường hợp các nhân tố còn lại không đổi). NHÂN TỐ GIẢ THUYẾT HỆ SỐ CÁC YẾU TỐ KIỂM ĐỊNH KHÁC 23,1% UTNH H1 0.759 LITC H2 0.520 QUYẾT 76,9% ĐỊNH GỬI STT H3 0.324 TIẾT KIỆM HTCT H4 0.133 Sơ đồ 1: Mô hình hồi quy các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân 13
- Qua kết quả phân tích hồi quy ở hệ số chuẩn hóa chúng ta thấy, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân được sắp xếp theo thứ tự ảnh hưởng từ lớn đến nhỏ, như sau: - Uy tín NH (= 0.759 và có mức độ ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân là 33,62%). - Lợi ích tài chính (= 0.520 và có mức độ ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân là 23,03%). - Sự thuận tiện (=0.324 và có mức độ ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân là 14,35%). - Hình thức chiêu thị (= 0.133 và có mức độ ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân là 5,89%). Nhận xét về kết quả này, khi KH quyết định lựa chọn 1 ngân hàng nào đó để gửi tiền tiết kiệm thì những tác động từ phía ngân hàng là khá quan trọng, như: thương hiệu ngân hàng; uy tín của ngân hàng trên thị trường; ngân hàng có nhiều chi nhánh văn phòng; có địa điểm giao dịch gần nhà; ngân hàng có cung cấp nhiều tiện ích cho KH khi họ gửi tiền tiết kiệm; hay tổ chức các chương trình, sự kiện khuyến mãi,... có tác động rất lớn đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của KH, KH sẽ cảm thấy an tâm và thấy lợi ích họ được hưởng từ dịch vụ gửi tiền tiết kiệm. 5. Kết luận Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra được, 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn NH của KH cá nhân khi quyết định gửi tiền tiết kiệm, đồng thời cũng đánh giá được mức độ quan trọng của chúng. Dựa vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các NHTM trên địa bàn TP Đà Nẵng thu hút KH đến gửi tiết kiệm tại ngân hàng của mình, một số kiến nghị nhằm giúp các ngân hàng duy trì KH hiện có và thu hút thêm KH mới. Từ đó, ban lãnh đạo của ngân hàng có thể tham khảo để đưa ra các chính sách phù hợp nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của mình trên địa bàn. Cụ thể: Nâng cao uy tín đối với KH Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong các nhân tố mà KH cá nhân sẽ xem xét khi lựa chọn NH để gửi tiết kiệm thì “Uy tín ngân hàng” là nhân tố quan trọng nhất. Trong đó, bao gồm ba biến quan sát: (1) Bảo mật tốt thông tin KH; (2) Đảm bảo uy tín tốt; (3) Thông báo chính xác, kịp thời về thay đổi lãi suất, tỷ giá. Do đó, giải pháp đặt ra là làm sao để nâng cao hiệu quả của ba biến quan sát trên để nâng cao sự tin cậy đối với ngân hàng. Tạo ra nhiều lợi ích tài chính 14
- Trong hoạt động ngân hàng, công cụ lãi suất luôn được coi là một yếu tố góp phần tạo lập nguồn vốn cho ngân hàng thông qua huy động từ nền kinh tế. Mặc dù, tại mỗi thời kỳ khác nhau, mức lãi suất của NH đưa ra khác nhau nhưng phải đảm bảo yếu tố hấp dẫn KH, giữ chân KH truyền thống, tìm kiếm thêm KH mới. Tuy nhiên, cuộc đua lãi suất thường gây ra nhiều rủi ro cho các ngân hàng. Do vậy, công cụ lãi suất về tương lai sẽ không còn hiệu quả (một mặt cũng bắt nguồn từ yêu cầu của cạnh tranh và quy định của luật pháp). Thay vào đó, cần có nhiều sản phẩm ưu đãi kèm theo, điểm tích luỹ và tăng cường chăm sóc KH tốt hơn. Nâng cao sự thuận tiện cho KH Sự thuận tiện cũng đóng vai trò quan trọng đối với KH khi lựa chọn ngân hàng. Do đó, giải pháp đặt ra là làm sao để nâng cao sự thuận tiện cho KH. Cần có nhiều tiện ích của các sản phầm giao dịch online, mở rộng mạng lưới ngân hàng, cần mở thêm các hệ thống máy rút tiền tự động (ATM) tại các vị trí thuận tiện để tạo sự tiện lợi tối đa cho KH, nhất là khi thói quen tiêu dùng của người dân vẫn còn phổ biến. Tăng cường các hình thức chiêu thị Tăng cường công tác marketing (quản cáo trên các thông tin đại chúng). Về mặt lý thuyết, hoạt động marketing bao hàm gần như tất cả các nội dung liên quan tới hoạt động của NHTM, trong đó có hoạt động huy động vốn. Chính sách marketing có sự tác động của nhiều nhân tố như: Phương pháp định giá (xác định lãi suất), chính sách sản phẩm (cung ứng những dịch vụ mà ngân hàng có khả năng), chính sách phân phối, chính sách khuyếch trương- giao tiếp,... Các ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác này với chiến lược triển khai khoa học, lộ trình chặt chẽ để đạt được hiệu quả cao nhất. 6. Hạn chế của nghiên cứu Hạn chế nghiên cứu chỉ thực thiện lấy mẫu 3 NHTM tại TP. Đà Nẵng, cho nên độ tin cậy và tính phổ quát của nghiên cứu chưa cao. Ngoài ra, cỡ mẫu nhỏ nên mang tính đại diện chưa cao. Đây là một nghiên cứu định lượng đơn thuần, tất cả các vấn đề được xây dựng dựa trên thang đo định lượng, dựa trên lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước nên còn hạn chế về cơ sở lý luận, có thể có nhiều nhân tố khác tác động lên quyết định gửi tiền của KH. Tài liệu tham khảo Chigamba, c. & Fatoki, o. (2011). Factors influencing the choice of commercial banks by university students in South Africa. International Journal of Business and Management, 6(6), 66-76. 15
- Siddique, M. (2012). Bank Selection Influencing Factors: A study on Customer Preferences with Reference to Rajshahi City. Asian Business Review, 1(1), 80-87. Almejyesh, s. s., & Rajha, K. s. (2014). Behavioral determinants and their impact on customer savings deposits in Islamic banks in Saudi Arabia. Journal of Islamic Banking and Finance, 2(1), 163-186. Enyinda (2014). An Empirical Analysis of Attributes Influencing Bank Selection Choices by Customers in the UAE: The Dubai Context. Proceedings of the First Middle East Conference on Global Business, Economics, Finance and Banking (ME14 DUBAI Conference) Dubai, 10-12 October 2014 ISBN: 978-1-941505-16-8 Paper ID_D4115. Ajzen, I. (1985). From intentions to action: a theory of planned behavior. In J. Huhl, & J. Beckman (Eds.), performance; control (psychology); motivation (psychology). Berlin and New York: Springer-Verlag. Ajzen, I. (1991). The Theory of PlannedBehavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179-211. Ajzen, I. & Fishbein M. (1975). Understanding attitudes and predicting social behaviour. New Jersey: Prentice-Hall, Inc. Englewood Cliffs. Hair J. F. Jr, Anderson R.E., Tatham R. L., & Black W. C. (1998), Multivariate Data Analysis, 5thed., Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User Acceptance of Information Technology: Toward a Unified View. MIS Quarterly, 27(3), 425-478. Lê Thị Thu Hằng. (2011). Hành vi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng của KH cá nhân, Tạp chí Tâm lý học số 7, 84. Lê Thị Kim Anh và Trần Đình Khôi Nguyên. (2016). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm trên địa bàn thành phố Tuy Hòa – tỉnh Phú Yên, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 228, 76 – 84. Hoàng Thị Anh Thư. (2017). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của KH cá nhân tại Huế, Tạp chí Phát triển KH & CN, tập 20, số Q3 – 2017, 96-104. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKING
5 p | 848 | 268
-
Các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam
8 p | 834 | 210
-
Bài thảo luận: Các nhân tố ảnh hưởng đến cung - cầu trên thị trường ngoại hối ở Việt Nam hiện nay
20 p | 812 | 113
-
Bài giảng Lãi suất - Ths.Nguyễn Hoài Phương
44 p | 299 | 60
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 5 - TS. Nguyễn Hoài Phương
23 p | 198 | 15
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á chi nhánh Sài Gòn
96 p | 98 | 13
-
Khoá luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index
61 p | 45 | 11
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
9 p | 157 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến thị hiếu người tiêu dùng về mỹ phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh
85 p | 58 | 8
-
Bài giảng Tài chính và Tiền tệ: Chương 3 - Th.S Nguyễn Hoài Phương
44 p | 80 | 7
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ 1: Chương 4 - Phạm Quốc Khang
38 p | 25 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện thông qua ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Nha Trang
11 p | 9 | 5
-
Khoá luận tốt nghiệp: Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần ở TP. HCM
124 p | 34 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp dịch vụ kế toán tại thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 5 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 5 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công ty dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh
14 p | 3 | 1
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
9 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn