Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực kế toán tại Hà Nội
lượt xem 6
download
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tổng thuật tài liệu kết hợp với khảo sát bằng bảng hỏi đối với một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhằm đánh giá thực trạng của nguồn nhân lực kế toán tại các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực kế toán, từ đó đưa ra những khuyến nghị thích hợp cho các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực kế toán tại Hà Nội
- Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN TẠI HÀ NỘI ThS.NCS. Nguyễn Thị Hải Hà, Phạm Khánh Linh, Hồ Ngọc Ánh, Phạm Thị Kim Phượng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt: Hiện nay, các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều do nhu cầu nhân lực kế toán ngày càng gia tăng. Những năm gần đây, nguồn nhân lực kế toán luôn trong tình trạng dư cung nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng do vấn đề về chất lượng. Mặt khác, các hiệp định tự do thương mại và sự phát triển của công nghệ thông tin không chỉ mang lại cơ hội mà còn dẫn đến những thách thức cho các kế toán viên, đặc biệt là sự cạnh tranh trong thị trường lao động. Do đó, nguồn nhân lực kế toán Việt Nam cần có những cải tiến thích hợp về chất và lượng để có thể giữ vững vị thế của mình. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tổng thuật tài liệu kết hợp với khảo sát bằng bảng hỏi đối với một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhằm đánh giá thực trạng của nguồn nhân lực kế toán tại các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực kế toán, từ đó đưa ra những khuyến nghị thích hợp cho các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán viên. Từ khóa: Chất lượng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực kế toán. 1. GIỚI THIỆU Cách mạng công nghiệp 4.0 mang tới nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán. Tại Việt Nam, Tác giả liên hệ: 086 874 0260 Email: pkhanhlinh0920@gmail.com 59
- Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research mỗi năm có hàng chục nghìn sinh viên được đào tạo về kế toán, kiểm toán tốt nghiệp và hàng nghìn Kế toán viên (KTV) có chứng chỉ hành nghề nhưng chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu của doanh nghiệp, bởi thực tế công tác đào tạo nhân lực kế - kiểm ở nước ta còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Mặt khác, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp cũng có yêu cầu ngày càng cao về KTV. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra cho ngành kế toán là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để có thể giải quyết được vấn đề này, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo kế toán cần xác định được những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đó. Nhóm tác giả đã quyết định nghiên cứu đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực kế toán tại Hà Nội ” nhằm phân tích đa chiều về chất lượng nguồn nhân lực kế toán tại Hà Nội, từ đó giúp các doanh nghiệp tại Hà Nội có cái nhìn tổng quát về những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng KTV hiện nay, đồng thời đề xuất những khuyến nghị phù hợp cho các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng KTV, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Trên thế giới, các nghiên cứu liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực kế toán còn rất ít. Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như: Nghiên cứu của Rima Česynienė (2013) phân tích thị trường lao động của nhiều quốc gia, trong đó có Lithuania, nhằm xác định các yếu tố chính làm biến đổi thị trường lao động và tác động như thế nào đến thực tiễn quản lý nguồn nhân lực. Thông qua sử dụng bảng câu hỏi được thực hiện trong năm 2011-2012 tại 92 công ty Litva gồm 160 người trả lời là chuyên gia của các bộ phận nhân sự, nghiên cứu cho thấy trong điều kiện thị trường lao động thay đổi, chức năng của các chuyên gia nhân sự ngày càng đa dạng và ngày càng hướng tới việc đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp. Rosa Kaspina (2015) đã chỉ ra tầm quan trọng của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế - kiểm trong việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 60
- Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research Đồng thời bài nghiên cứu cũng chỉ ra trong số các lĩnh vực cần quan tâm nhất về phát triển lực lượng lao động là đào tạo nhân lực kế toán, cải tiến các chương trình đào tạo cho kế toán viên và kiểm toán viên cùng với đó là nâng cao trình độ chuyên môn không chỉ cho kế toán trưởng mà còn cho đội ngũ kế toán trẻ Đối với một số nghiên cứu trong nước về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực kế toán, có thể kể tới các nghiên cứu sau: Nhóm tác giả Mai Thanh Lan cùng Co Huy Le (2018) tích hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực CLC, thống kê mô tả mức độ tác động của bộ công cụ quản lý nhà nước đến việc phát triển nguồn nhân lực CLC đáp ứng mục tiêu CNH-HĐH ở Việt Nam. Duc Tai Do và cộng sự (2019) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thông qua năng lực trí tuệ của KTV trong các doanh nghiệp đa quốc gia tại Hà Nội. Bài nghiên cứu thông qua việc tổng quan tài liệu, kết hợp với phỏng vấn và sử dụng biến phụ thuộc của chất lượng nguồn nhân lực gồm bốn thuộc tính trình độ văn hóa, hiểu biết kiến thức chuyên ngành, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Kết quả cho thấy chất lượng nguồn nhân lực thông qua năng lực trí tuệ của KTV của nam và nữ là không khác nhau; không có sự khác biệt trong đánh giá chất lượng nguồn nhân lực giữa kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và phụ trách kế toán. Hà Sơn Tùng và cộng sự (2020), với bài nghiên cứu thu thập được từ 145 công ty dịch vụ kế toán. Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy ba yếu tố bên ngoài gồm: hội nhập quốc tế về kế toán, chính sách phát triển nguồn nhân lực kế toán và nhu cầu thị trường lao động là ba nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực kế toán. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp tổng thuật tài liệu Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu chính thống có uy tín. Qua đó, nhóm nghiên cứu tổng hợp các nghiên cứu 61
- Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research trong và ngoài nước về vấn đề liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng KTV tại doanh nghiệp, các giải pháp nâng cao chất lượng KTV,... 3.2. Phương pháp khảo sát và thống kê mô tả Phương pháp này được áp dụng để khảo sát, thu thập ý kiến của 81 nhà tuyển dụng và nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội với các lĩnh vực hoạt động khác nhau về 14 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực kế toán. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực kế toán tại doanh nghiệp Nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Nhìn chung, nguồn nhân lực được định nghĩa là toàn bộ khả năng thể lực và trí lực của con người tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Yếu tố cấu thành nguồn nhân lực là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng. Khi xét trên số lượng tức là tổng thể những người trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc của họ. Còn chất lượng thì thể hiện ở sức khỏe, trình độ, chuyên môn, ý thức, tác phong, thái độ làm việc. Việc nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật cho nhân lực phải phát triển không ngừng, luôn phát triển toàn diện về đạo đức, thể chất, năng lực, các mối quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng, xã hội. ISO định nghĩa chất lượng là toàn bộ những tính năng, đặc điểm của một sản phẩm hoặc một dịch vụ thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra. Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng nào đó, chúng ta cần phải xác định mọi đặc tính liên quan của đối tượng đó có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của đối tượng đó. Chất lượng nguồn nhân lực là toàn bộ năng lực của lực lượng lao động được biểu hiện thông qua ba mặt: thể lực, trí lực, đạo đức. Ba mặt này có quan hệ chặt chẽ với nhau cấu thành chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, thể lực là nền tảng, là phương tiện để truyền tải tri thức, trí tuệ là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân 62
- Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research lực, ý thức tác phong làm việc là yếu tố chi phối hoạt động chuyển hóa của thể lực trí tuệ thành thực tiễn. 4.2. Khảo sát thực trạng KTV tại các doanh nghiệp tại Hà Nội hiện nay Nghiên cứu tiến hành khảo sát 81 doanh nghiệp, với những thông tin cơ bản như sau: Bảng 1. Thông tin về chung về doanh nghiệp khảo sát Số lượng Dịch vụ 24 Thương mại 21 Loại hình doanh nghiệp Sản xuất 27 XNK 5 Khác 4 Dưới 5 năm 27 Thời gian hoạt động của 5 - 10 năm 28 doanh nghiệp Trên 10 năm 27 Nhỏ 50 Quy mô doanh nghiệp Vừa 27 Lớn 4 Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Kết quả khảo sát cho thấy trình độ của các KTV trong doanh nghiệp có đến 81,5% là có trình độ đại học; cao học chiếm 3,7%; cao đẳng là 13,6% còn trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1,2%. Như vậy, có thể thấy trình độ KTV hiện nay đều khá cao và hầu hết KTV đều là tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, kết quả khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với KTV lại chưa cao. Kết quả chi tiết cho thấy đối với kỹ năng về kế toán, mức độ hài lòng chiếm 70,4%, bình thường chiếm 16% và rất hài 63
- Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research lòng chiếm 13,6%. Về kỹ năng về tài chính, mức độ bình thường, hài lòng và rất hài lòng lần lượt chiếm 22,2%; 66,7% và 11,1%. Cuối cùng là kỹ năng về thuế lần lượt là 24,7%; 64,2% và 11,1%. 4.3. Các nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng kế toán viên Kết quả khảo sát cho thấy có 6 nhân tố có ảnh hưởng lớn tới chất lượng KTV bao gồm: kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, sức khỏe, trình độ học vấn, kỹ năng mềm, tinh thần tự giác. (i) Nhân tố “Kỹ năng chuyên môn”: Tỷ lệ đồng ý chiếm tới 98,7% (24 phiếu đồng ý, 56 phiếu hoàn toàn đồng ý) cho thấy mức độ quan trọng của nhân tố đối với KTV. Để trở thành một nhân viên KTV chuyên nghiệp bạn cần có nghiệp vụ, trình độ chuyên môn. KTV phải có khả năng lập báo cáo; trình bày báo cáo kế toán; khả năng thống kê; phân tích tài chính; khả năng quản trị tài chính doanh nghiệp. (ii) Nhân tố “Kinh nghiệm làm việc”: Tỷ lệ đồng ý chiếm 97,5% (26 phiếu đồng ý, 53 phiếu hoàn toàn đồng ý). Với tỷ lệ đồng ý cao như vậy có thể thấy đây là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng KTV. Khi KTV làm việc lâu trong ngành, sẽ đối mặt với nhiều tình huống khác nhau, tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, linh hoạt hơn trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn. (iii) Nhân tố “Sức khỏe”: Tỷ lệ đồng ý chiếm 96,3% (49 phiếu đồng ý, 29 phiếu hoàn toàn đồng ý). Kế toán là công việc cần huy động sức khỏe thể chất và trí não, nhất là vào gần cuối tháng hay cuối năm; khi mà công ty phải tổng kết thu chi, lương thưởng cho nhân viên… làm việc với các con số luôn đặt KTV vào trạng thái căng thẳng. Bởi vậy, KTV cần phải giữ cho mình một sức khỏe thật tốt để có thể chịu được áp lực cao trong công việc. (iv) Nhân tố “Trình độ học vấn”: Tỷ lệ đồng ý 95,1% (42 phiếu đồng ý, 35 phiếu hoàn toàn đồng ý). Trình độ học vấn là nói về mức độ học vấn cao nhất của người đó đồng thời thể hiện sự hiểu biết của người đó về một lĩnh vực chuyên sâu cụ thể được tạo tạo. Trình độ học vấn chính là sự thể hiện năng lực cũng như sự hiểu biết về chuyên môn nghề nghiệp. 64
- Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research (v) Nhân tố “Kỹ năng mềm”: Tỷ lệ đồng ý chiếm 91,3% (47 phiếu đồng ý, 27 phiếu hoàn toàn đồng ý). Bên cạnh việc trang bị đầy đủ kỹ năng chuyên môn, KTV cũng cần phải có các kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ công việc. Đối với kỹ năng nhóm, đội ngũ KTV phải biết trợ giúp, tôn trọng lẫn nhau trong công việc, phải luôn sẵn lòng giúp đỡ khi có người gặp phải khó khăn. Khi gặp xung đột phải thẳng thắn đối mặt và cùng nhau đề ra cách giải quyết vấn đề, tránh xảy làm giảm sút hiệu quả công việc. (vi) Nhân tố “Tinh thần tự giác”: Tỷ lệ đồng ý chiếm 86,4% (41 phiếu đồng ý, 29 phiếu hoàn toàn đồng ý). KTV cần phải có tinh thần tự giác cao để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Đây là một đức tính rất quan trọng của KTV, khi làm việc KTV cần phải ý thức được trách nhiệm của bản thân, phải luôn tự giác trong công việc, không để bị nhắc nhở hay sai bảo mới đi làm việc, không ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác. 4.4. Một số nhân tố ảnh hưởng tương đối lớn tới chất lượng kế toán viên Qua đánh giá khảo sát, 3 nhân tố có ảnh hưởng tương đối lớn tới chất lượng KTV bao gồm: chương trình đào tạo, các chính sách phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp, các nhân tố xung quanh công việc. (i) Nhân tố “Chương trình đào tạo”: Tỷ lệ đồng ý chiếm 79,1% (45 phiếu đồng ý, 19 phiếu hoàn toàn đồng ý). Chương trình đào tạo được xem là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến trình độ văn hóa, chuyên môn của KTV. Hiện nay, chương trình đào tạo tại các trường đại học ở Việt Nam được chia làm 3 nhóm chính: hệ chuẩn, hệ CLC và liên kết với nước ngoài. Sinh viên 2 nhóm sau nói trên có cơ hội trau dồi ngoại ngữ nhiều hơn, có cơ hội tiếp cận với kế toán không chỉ trong nước mà còn với quốc tế. Chương trình đào tạo tạo đủ điều kiện cho sinh viên có khả năng thi chứng chỉ quốc tế. Qua đó sinh viên có nhiều trải nghiệm hơn, có nhiều kỹ năng cũng như chứng chỉ hơn so với chương trình đào tạo hệ chuẩn. (ii) Nhân tố “Các chính sách phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp”: Tỷ lệ đồng ý chiếm 74,1%. Doanh nghiệp cần phải luôn có những chính sách để bồi dưỡng KTV của mình; tăng cường đào tạo nội bộ, tạo cơ hội cho KTV được tham gia học 65
- Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research phát triển chuyên môn, phát triển bản thân,... để nâng cao chất lượng KTV của doanh nghiệp mình. iii. Nhân tố “Các nhân tố xung quanh công việc (cơ sở vật chất, văn hóa doanh nghiệp,...)”: Tỷ lệ đồng ý chiếm 65,5%. Một văn phòng kế toán tốt với đầy đủ các thiết bị cần thiết chắc chắn sẽ giúp tăng năng suất lao động của KTV. Ngoài ra, các mối quan hệ trong doanh nghiệp, bầu không khí nơi làm việc cũng tác động tới chất lượng của kế toán. Nếu KTV có môi trường văn hóa làm việc tốt, họ sẽ được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng,... 4.5. Nhân tố ít ảnh hưởng đến chất lượng kế toán viên Nhân tố “Giới tính” với tỷ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm 50,6%. KTV nam có sự quyết đoán hơn, sức khỏe tốt hơn, khả năng chịu áp lực trong công việc tốt hơn KTV nữ. Ngược lại, KTV nữ có sự tỉ mẩn, chi tiết và cẩn thận hơn KTV nam. Nhìn chung, ảnh hưởng của giới tính tới chất lượng KTV không lớn. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Khuyến nghị đối với cơ sở giáo dục, đào tạo kế toán Dựa trên kết quả khảo sát, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và chương trình đào tạo là các nhân tố được đánh giá là có ảnh hưởng tới chất lượng KTV của doanh nghiệp. Do đó, đào tạo là vấn đề hàng đầu cần được cải thiện. Thứ nhất, các cơ sở đào tạo cần điều chỉnh các các chương trình giảng dạy phù hợp với thực tiễn hành nghề, đẩy mạnh thực hành trong mô hình đào tạo hiện nay giúp người học trang bị tốt cả kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn, không bị bỡ ngỡ khi đi làm tại doanh nghiệp. Thứ hai, tích hợp chứng chỉ hành nghề kế toán trong chương trình đào tạo, giúp học viên dễ dàng học và lấy chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế. Thứ ba, nhà trường tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, tạo cơ hội để sinh viên thực tập, làm việc tại các doanh nghiệp. Tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia. 66
- Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research 5.2. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp và Nhà nước Kết quả khảo sát trong bài nghiên cứu cho thấy, trong môi trường doanh nghiệp, các chính sách phát triển nguồn nhân lực, các nhân tố xung quanh công việc như cơ sở vật chất, văn hóa doanh nghiệp,... là những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng KTV. Bài nghiên cứu khuyến nghị một số phương pháp giúp cải thiện và nâng cao chất lượng KTV cho doanh nghiệp: Một là, về cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp cần cải tiến và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào các hoạt động kế toán, kiểm toán, nâng cao hiệu quả làm việc. Hai là, doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, tổ chức đào tạo cho KTV các khóa học ngắn hạn, các buổi chia sẻ kinh nghiệm hàng tháng, nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT của KTV. Nhà nước quy hoạch lĩnh vực đào tạo ngành kế kiểm một cách hợp lý. Trường nào có thế mạnh về đào tạo ngành nào nên tập trung đào tạo ngành nghề đó đồng thời đảm bảo cân đối vĩ mô cung cầu nguồn lao động từng thời kỳ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Nguyễn Thị Cúc (2020), “Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến ngành Kế toán - Kiểm toán”, Tạp chí Công Thương, 1 (1), 1. 2. Phạm Thu Huyền et al. (2018), “Đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của cựu sinh viên kế toán tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ 46 (1), 12-16. 3. Trần Ngọc Thúy (2017), |Thực trạng nguồn nhân lực ngành kế toán nước ta hiện nay và đề xuất một số giải pháp cho thời gian tới”, Tạp chí Công Thương, 1 (1), Tài liệu nước ngoài 67
- Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research 1. Duc Tai Do et al. (2019), “Quality of Human Resources via Accountant’s Intellectual Competence in Multinational Enterprises in Hanoi, Vietnam”, International Journals 4 (1), 1-139. 2. Mai Thanh Lan & Co Huy Le (2018), “Development of a high quality human resource in Vietnam to meet the target of industrialization and modernization”, CAAL - International Education and Organizer, 819- 832. 3. Rima Česynienė. (2013). Labour market trends and their impact on human resource management in Lithuanian companies. Ekonomika. 92 (2),123-240 4. Rosa Kaspina (2015). Continuing Professional Development of Accounting and Auditing: Russian Experience and Challenges. Procedia - Social and Behavioral Sciences.191,550 – 553. 5. Son Tung Ha et al. (2020). A Study on the Quality of Accounting Human Resources in Hanoi. International Journal of Innovation, Creativity and Change. 13 (1), 861-875 6. Son Tung Ha et al. (2020). The outside determinants influencing quality of accounting human resources for sustainability through the lens of accounting service firms in Hanoi, Vietnam. Management Science Letters. 10 (1), 543-550. 68
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ
4 p | 243 | 35
-
Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các công ty cổ phần tại Việt Nam
10 p | 191 | 11
-
Biến động tỷ giá hối đoái ở Việt Nam và các nhân tố đặc thù
4 p | 100 | 9
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vay vốn tín dụng đen của sinh viên trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
6 p | 31 | 9
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại thành phố Biên Hoà
6 p | 84 | 9
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại BIDV chi nhánh Đồng Tháp
8 p | 78 | 8
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hàng thương mại
7 p | 42 | 7
-
Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên sắp tốt nghiệp khoa Tài chính – Thương mại trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
6 p | 133 | 7
-
Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
19 p | 112 | 7
-
Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ngân hàng số của sinh viên khối ngành kinh tế
8 p | 26 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện - Nghiên cứu ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
3 p | 46 | 4
-
Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Long An
6 p | 28 | 4
-
Nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
13 p | 18 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013
6 p | 141 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng bản đồ tư duy trong học tập của sinh viên khoa Kế toán - Kiểm toán, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
7 p | 11 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia học trực tuyến của sinh viên kế toán
12 p | 3 | 1
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế ở tỉnh Bắc Ninh
6 p | 8 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn