intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yêu cầu doanh nghiệp về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Yêu cầu doanh nghiệp về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán" đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân sự kế toán tại Việt Nam trong tương lai đáp ứng được tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yêu cầu doanh nghiệp về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 YÊU CẦU DOANH NGHIỆP VỀ KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN BUSINESSES’ REQUIREMENTS ON SKILLS OF GRADUATED STUDENTS IN ACCOUNTING TS. Lê Trần Hạnh Phương Trường Đại học Quy Nhơn Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế, doanh nghiệp (DN) đã kịp thời thích ứng với những tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng chất lượng nguồn nhân lực kế toán chưa đáp ứng kịp. Nguồn nhân lực kế toán tại Việt Nam hiện nay thừa về số lượng nhưng lại thiếu về chất lượng. Tác giả khảo sát 376 DN nhằm thu thập nhu cầu của DN về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp tốt nghiệp chuyên ngành kế toán trong giai đoạn hội nhập. Kết quả cho thấy phần lớn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán chưa đáp ứng được yêu cầu kĩ năng của DN về trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng mềm. Đặc biệt, DN Việt Nam hiện nay đang rất “ưu tiên” tuyển dụng đối với các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán có chứng chỉ về Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) hay có kinh nghiệm thực tập tại các DN uy tín. Từ khóa: Kỹ năng, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, kế toán viên. ABSTRACT In the period of economic integration, businesses have promptly adapted to the advances of the industrial revolution 4.0, but the quality of accounting human resources has not kept up. Accounting human resources in Vietnam are now abundant in quantity but lacking in quality. The author surveyed 376 employers to collect the needs of businesses about the skills of accounting graduates in the integration period. The results show that the majority of accounting graduates have not met the employer's skill requirements in terms of information technology and foreign languages, especially soft skills. In particular, Vietnamese businesses are prioritizing in recruiting accounting graduates who have certificates of International Financial Reporting Standards (IFRS) or have internship experience in reputable companies. Key words: skills, hard skills, soft skills, accountants. 1. Giới thiệu Trên thực tế, DN “săn lùng” kế toán viên (KTV) có chuyên môn và thành thạo kỹ năng. Xét tổng thể nhân lực ngành kế toán Việt Nam kém cạnh tranh so với các quốc gia. Nguồn nhân lực dồi dào, mức lương thấp nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu DN trong nước và toàn cầu do năng suất thấp, ngoại ngữ kém, kĩ năng hạn chế do còn nhiều khác biệt giữa đào tạo và nhu cầu thực tiễn. Về phía DN, nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán tập trung lý thuyết và kiến thức chuyên ngành nhưng chưa được tiếp cận thực tế nhiều nên kỹ năng còn hạn chế. Do đó, DN vẫn phải “đào tạo lại” kỹ năng để sinh viên tốt nghiệp có thể “hành nghề” linh hoạt như nhân viên kế 1054
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 toán thực sự. Đặc biệt, trong lộ trình vận dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS) theo Quyết định số 345/QĐ-BTC ban hành ngày 16 tháng 3 năm 2020 đã đặt ra nhu cầu cấp thiết về chất lượng nguồn nhân lực kế toán phải thành thạo cả về “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm”. Điều kiện tiên quyết để tiếp cận thị trường lao động trong lĩnh vực kế toán đòi hỏi phải nắm vững các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, do đó sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán phải hội tụ đầy đủ các kỹ năng đó. Do vậy, mục tiêu nghiên cứu thực hiện khảo sát nhu cầu về kỹ năng của DN tại Việt Nam hiện nay đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán như thế nào? Trên cơ sở này, tác giả đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân sự kế toán tại Việt Nam trong tương lai đáp ứng được tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. 2. Tổng quan nghiên cứu Kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động với kết quả được xác định thường trong một khoảng thời gian cùng năng lượng nhất định hoặc cả hai. Kỹ năng thường đòi hỏi các kích thích và tình huống môi trường nhất định để đánh giá mức độ kỹ năng được thể hiện và sử dụng (Rao, 2010). DN rất quan tâm đến “kĩ năng cứng” và “kĩ năng mềm” khi lựa chọn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán. Staff (2010) nhận định kỹ năng cứng là khả năng học tập và nâng cao trình độ thông qua thực hành và lặp đi lặp lại. Kỹ năng cứng rất cần thiết vì giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc của KTV. Trần Kim Ngân và cộng sự (2020) nhận định kỹ năng cứng đối với KTV bao gồm: Kỹ năng lập hóa đơn chứng từ; Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và kiểm kê; sử dụng phần mềm kế toán thành thạo; lập báo cáo kế toán; cập nhật sự thay đổi của chế độ, chuẩn mực kế toán; tổ chức kế toán tại đơn vị; soạn thảo hợp đồng,… Kỹ năng cứng tập trung vào khả năng và kỹ năng thực tế, trong khi kỹ năng mềm tập trung vào hành vi và tính cách, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp và xã hội. Các kỹ năng mềm mang tính “cá nhân” và khó đánh giá hơn kỹ năng cứng nhưng lại rất quan trọng đối với công việc kế toán theo thời gian. Kỹ năng mềm mà DN quan tâm đối với KTV bao gồm khả năng làm việc theo nhóm, tính linh hoạt, tính kiên nhẫn và khả năng quản lý thời gian,... Sahrir và cộng sự (2016) khẳng định các kỹ năng mềm không được khẳng định bằng văn bằng/chứng chỉ mà đến từ các khía cạnh và thái độ của các ứng viên như hành vi, phản ứng, biểu hiện bên ngoài (cử chỉ, trang phục, v.v.), sự nghiêm túc, kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ, làm việc theo nhóm, khả năng chống chịu căng thẳng, chấp nhận rủi ro. Trần Kim Ngân và cộng sự (2020) nhận định kỹ năng mềm ảnh hưởng đến công việc kế toán như: Kỹ năng tin học, ngoại ngữ; Kỹ năng giao tiếp ứng xử; Kỹ năng thích ứng; Kỹ năng quản lý thời gian. Accounting Management Solutions (2005) nhận định kỹ năng mềm cần thiết cho kế toán bao gồm kỹ năng viết, thuyết trình và khả năng tương tác giữa các cá nhân với nhau. Robert (2007) nhận định các kỹ năng mềm cần thiết cho kế toán bao gồm cả kỹ năng nghe, kỹ năng quản lý thời gian, đàm phán và thương lượng. Vũ Thế Dũng và Trần Thanh Tòng (2009) nghiên cứu yêu cầu của DN về những kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý – kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm vị trí kế toán – tài chính được kỳ vọng vào các kỹ năng như phân tích, tin học văn phòng, và tin học chuyên ngành. Nghiên cứu giúp sinh viên chuyên ngành kế toán có thể định hướng các kỹ năng cần rèn luyện, cũng như hiểu được nhu cầu của DN. 1055
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Ngô Thị Thanh Thúy (2012) thực hiện phỏng vấn nhu cầu của DN đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán - tài chính. Hầu hết DN nhận định các sinh viên gặp khó khăn trong việc sử dụng Excel và phần mềm kế toán máy; Các kỹ năng còn lại: kỹ năng viết, nghe, thuyết trình, giao tiếp, đàm phán và thương lượng, làm việc nhóm, quản lý thời gian của sinh viên đều ở mức khá. Từ kết quả khảo sát có thể thấy, về mặt kỹ năng mềm, sinh viên chuyên ngành kế toán có thể đáp ứng được nhu cầu của DN và phục vụ được yêu cầu công việc. Nguyễn Thị Bích Trâm và Lê Thị Thanh Xuân (2015) nhận định yếu tố quan trọng tác động đến lựa chọn ứng viên của DN đối với ngành nghề kế toán là đạo đức nghề nghiệp vì đây là yêu cầu quan trọng nhất đối với người hành nghề kế toán. Lê Thị Thanh Xuân và cộng sự (2015) nhận đinh nhận thức đạo đức nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng để DN tuyển dụng lực lượng lao động trẻ để xây dựng giá trị tổ chức. Riêng đối với lĩnh vực kế toán kiểm toán thì đây là vấn đề quan trọng then chốt khi lựa chọn nhân sự tuyển dụng. Trần Kim Ngân và cộng sự (2020) xác định kỹ năng ảnh hưởng đến sự thành công của KTV: Kỹ năng thích ứng; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp ứng xử và kỹ năng tin học ngoại ngữ. Nghiên cứu Lucian (2020) phỏng vấn DN cho thấy DN ngày càng quan tâm đến việc tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán có kỹ năng mềm vững vàng bên cạnh yêu cầu về kỹ năng cứng (hiểu biết về chuyên môn, có khả năng sử dụng phần mềm kế toán và ngoại ngữ). DN đề cao sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm làm việc liên quan đến ngành nghề kế toán, tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, tham gia các chương trình hợp tác đào tạo như Eramus,… DN sẵn sàng đầu tư các khóa đào tạo để phát triển các kỹ năng cứng cần thiết cho công việc của KTV. Tóm lại, nghiên cứu trong nước và trên thế giới ghi nhận những yêu cầu ngày càng cao của DN đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán ở cả chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng mềm để có thể linh hoạt ứng phó với sự thay đổi không ngừng của hoạt động kinh doanh trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên công cụ bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các DN. Nội dung câu hỏi tập trung vào xem xét nhu cầu của DN đối với kỹ năng cứng và kỹ năng mềm của sinh viên chuyên ngành kế toán mới tốt nghiệp như thế nào. Bảng câu hỏi được thiết kế với thang đo Likert 5 điểm (Mức 1: Hoàn toàn không quan trọng đến Mức 5: Rất quan trọng). Ngoài ra, bảng khảo sát còn có các câu hỏi mở để có thể thu thập thêm ý kiến của DN. Đối tượng khảo sát là DN với người tham gia khảo sát làm việc tại các vị trí Ban Giám đốc, Kế toán trưởng hay Trưởng phòng nhân sự có tham gia vào quá trình tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành kế toán. Mỗi DN nhận 1 bảng câu hỏi. Tác giả gửi bảng câu hỏi qua email và google doc đến DN tính đến ngày 20/8/2021. Bảng trả lời phải điền đầy đủ các thông tin bắt buộc mới được xem là hợp lệ. Bảng 1. Yêu cầu kỹ năng của DN đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán Nội dung Nghiên cứu trước Kỹ năng cứng Hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ Trần Kim Ngân và cộng sự (2020), Lucian (2020) (định khoản, mở sổ, lập chứng từ,…) 1056
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Kinh nghiệm làm việc, thực tập kế toán Lucian (2020) Tham gia các khóa học, chương trình Lucian (2020) hợp tác liên quan đến ngành nghề Kỹ năng công nghệ thông tin (excel, Trần Kim Ngân và cộng sự (2020), Lucian (2020) phần mềm kế toán,…) Ngoại ngữ Trần Kim Ngân và cộng sự (2020), Lucian (2020) Kỹ năng mềm Kỹ năng viết Accounting Management Solutions (2005), Ngô Thị Thanh Thúy (2012),… Thuyết trình Accounting Management Solutions (2005), Ngô Thị Thanh Thúy (2012),… Kỹ năng nghe Robert (2007), Ngô Thị Thanh Thúy (2012),… Giao tiếp Ngô Thị Thanh Thúy (2012), Sahrir và cộng sự (2016), Trần Kim Ngân và cộng sự (2020),… Tác phong Sahrir và cộng sự (2016),… Đàm phán và thương lượng Robert (2007), Ngô Thị Thanh Thúy (2012),… Làm việc nhóm Ngô Thị Thanh Thúy (2012), Sahrir và cộng sự (2016),… Quản lý thời gian Robert (2007), Ngô Thị Thanh Thúy (2012), Trần Kim Ngân và cộng sự (2020),… Đạo đức nghề nghiệp Nguyễn Thị Bích Trâm và Lê Thị Thanh Xuân (2015), Lê Thị Thanh Xuân và cộng sự (2015),… Kỹ năng thích ứng Trần Kim Ngân và cộng sự (2020),… (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kết quả thống kê mô tả về mẫu khảo sát Tác giả phát ra tổng cộng 390 bảng câu hỏi, thu về 376 phiếu trả lời hợp lệ khi điền đầy đủ tất cả các thông tin bắt buộc. Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát trình bày tại bảng 2. Bảng 2. Thống kê mô tả mẫu khảo sát Phân loại Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Loại hình DN Công ty cổ phần 215 57,18 Công ty trách nhiệm hữu hạn 60 15,96 Công ty hợp danh 25 6,65 DN tư nhân 76 20,21 Tổng 376 100 Quy mô DN DN nhỏ và vừa 157 41,76 (căn cứ theo Nghị định DN lớn 219 58,24 39/2018/NĐ-CP) Tổng 376 100 Thời gian hoạt động của Dưới 5 năm 83 22,07 1057
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 DN Từ 5 năm – Dưới 10 năm 92 24,47 Từ 10 năm – Dưới 15 năm 135 35,91 Trên 15 năm 66 17,55 Tổng 376 100 Chức vụ người tham gia Ban Giám đốc 48 12,77 khảo sát Kế toán trưởng 197 52,39 Trưởng phòng nhân sự 131 34,84 Tổng 376 100 DN có vận dụng Chuẩn Có 93 24,73 mực báo cáo tài chính Không 283 75,27 quốc tế (IFRS) Tổng 376 100 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Kết quả thống kê mô tả tại bảng 2 cho thấy: Loại hình công ty cổ phần chiếm đa số trong mẫu khảo sát (215/376 DN, chiếm tỷ lệ 57,18%), tiếp theo là DN tư nhân (chiếm tỷ lệ 20,21%), công ty trách nhiệm hữu hạn (tỷ lệ 15,96%) và thấp nhất là công ty hợp danh (tỷ lệ 6,65%). Các DN tham gia khảo sát phần lớn có quy mô lớn (219/376 DN, chiếm tỷ lệ 58,24%). Mẫu khảo sát có DN thời gian hoạt động từ 10 năm – Dưới 15 năm chiếm tỷ trọng cao nhất là 35,91%, DN có thời gian hoạt động trên 15 năm chiếm tỷ trọng thấp nhất là 17,55% (66/376 DN). Người trả lời phần lớn là kế toán trưởng (197/376 phiếu chiếm tỷ lệ 52,39%) là người am hiểu và trực tiếp quản lý nhân viên kế toán nên am hiểu rất rõ về những yêu cầu đối với ứng viên là sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán; tiếp theo là Trưởng phòng nhân sự (tỷ lệ 34,84%). Trong số các DN khảo sát tính đến ngày 20/8/2021, hiện đã có 93 DN áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) chiếm tỷ lệ 24,73%. Hầu hết các DN có áp dung IFRS thường yêu cầu các sinh viên tốt nghiệp ngành kiểm toán phải có trình độ ngoại ngữ, tin học và thường ưu tiên đối với các ứng viên có các chứng chỉ lập và trình bày báo cáo tài chính như CertIFR, DipIFR, CAT, ACCA,…. 4.2. Kết quả khảo sát yêu cầu của DN đối với “kỹ năng cứng” Bảng 3. Kết quả khảo sát yêu cầu về “kỹ năng cứng” Kỹ năng cứng Kết quả trả lời (%) Tổng Hoàn Không Bình Quan Rất (%) toàn quan thường trọng quan không trọng trọng quan trọng Hiểu biết về chuyên môn - - - 45,68 54,32 100 nghiệp vụ (định khoản, mở sổ, lập chứng từ,…) Kinh nghiệm làm việc, thực - - 14,56 67,92 17,52 100 tập kế toán Tham gia các khóa học, - - 55,18 34,17 10,65 100 1058
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chương trình hợp tác liên quan đến ngành nghề Kỹ năng công nghệ thông tin - - - 45,91 54,09 100 (excel, phần mềm kế toán,…) Ngoại ngữ - - 35,42 45,06 19,52 100 Khác: - Chứng chỉ CertIFR và - - 34,87 35,68 11,02 81,57 DipIFR - Hiểu biết về lập trình, hệ - - 12,54 15,76 3,54 31,84 thống thông tin (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Kết quả khảo sát tại bảng 3 cho thấy: “Hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ (định khoản, mở sổ, lập chứng từ,…)” là yêu cầu quan trọng hoặc rất quan trọng mà tất cả các DN trong nhóm khảo sát đều lựa chọn. Các DN thường tổ chức các bài thi chuyên môn, phỏng vấn và thử việc để đánh giá năng lực của ứng viên. Một số DN chia sẻ việc đánh giá điểm học tập các môn chuyên ngành kế toán là một trong những yếu tố quan trọng cho việc lựa chọn ứng viên. “Kinh nghiệm làm việc và thực hành kế toán” được đánh giá là yêu cầu quan trọng hoặc rất quan trọng đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán (tổng tỷ lệ trả lời là 85,44%). Đặc biệt, nhóm công ty cổ phần có áp dụng IFRS lại ưu tiên tuyển dụng các sinh viên đã từng thực tập tại các DN lớn có uy tín. Nguyên nhân bởi vì hầu hết các DN này hầu hết đã áp dụng phần mềm kế toán quản trị nội bộ (ERP) nên những sinh viên đã có thời gian thực tập tại các DN này sẽ hiểu biết và tiếp cận thực tế nên thuận lợi hơn cho việc tiếp nhận công việc về sau, DN tiết kiệm được thời gian và kinh phí đào tạo. “Tham gia các khóa học, chương trình hợp tác liên quan đến ngành nghề” chưa là yêu cầu được DN quan trọng với tỷ lệ trả lời “Bình thường” là 55,18%. DN cho biết hiện nay chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đã bao hàm khá nhiều nội dung, các chương trình hợp tác liên quan đến ngành nghề kế toán còn khá ít nên đại đa số sinh viên khó tiếp cận được. Đối với DN đây là yếu tố “bổ sung” khi cân nhắc lựa chọn ứng viên. “Kỹ năng công nghệ thông tin (excel, phần mềm kế toán,…)” là yêu cầu DN đề cao với lựa chọn từ mức quan trọng trở lên. Thực trạng cho thấy sinh viên mới tốt nghiệp vẫn còn chưa thực sự thành thạo về excel và phần mềm kế toán. Đặc biệt số lượng sinh viên được tiếp xúc với hệ thống ERP còn hạn chế. DN gần như phải tốn thời gian và kinh phí đào tạo lại để các bạn sinh viên mới tốt nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Nguyên nhân vì chương trình đào tạo các trường chưa theo kịp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh DN, thiếu tiếp cận thực tế và chưa cập nhật kịp các công nghệ phần mềm mới. “Ngoại ngữ” hiện nay được xem là một trong những điểm cần khắc phục của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán. DN xem ngoại ngữ là yêu cầu quan trọng hoặc rất quan trọng chiếm tới 64,58%. Hầu hết các DN áp dụng IFRS đều chọn tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc đối với ứng viên để có thể đọc hiểu, trình bày và lập báo cáo tài chính theo quy định chuẩn mực kế toán quốc tế. Ngoài tiếng Anh, một số DN còn yêu cầu ứng viên có thể đọc hiểu ngoại ngữ khác như tiếng Hoa, tiếng Nhật,… 1059
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Trong nhóm DN khảo sát có đề xuất thêm yêu cầu “Chứng chỉ CertIFR và DipIFR”. Phân tích kỹ cho thấy gần như nhóm DN có vận dụng IFRS đều lựa chọn việc sinh viên tốt nghiệp có các chứng chỉ CertIFR và DipIFR sẽ được “ưu tiên” tuyển dụng làm việc. Tỷ lệ lựa chọn mức quan trọng và rất quan trọng là 46,7%. Các DN còn lại vẫn chưa đặt yêu cầu này quan trọng vì DN chưa có kế hoạch vận dụng IFRS hoặc sẽ tổ chức đội ngũ KTV đi học tập khi cần thiết. DN đề xuất yêu cầu “Hiểu biết về lập trình, hệ thống thông tin” chiếm tỷ lệ 31,84% nhằm đáp ứng sự thay đổi mạnh mẽ của công nghệ trong thời đại 4.0. Đây chính là xu thế tất yếu đòi hỏi thị trường lao động và các đơn vị đào tạo phải cập nhật thêm kiến thức và kỹ năng cho sinh viên chuyên ngành kế toán. Tóm lại, ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn, DN đề cao vai trò quan trọng của kỹ năng thành thạo excel và phần mềm kế toán, đặc biệt cập nhật về ERP, kinh nghiệm làm việc thực tế. Ngoài ra, yêu cầu đối với ngoại ngữ và chứng chỉ về kế toán quốc tế cũng gia tăng trong thời gian gần đây và tương lai. 4.2. Kết quả khảo sát yêu cầu của DN đối với “kỹ năng mềm” Bảng 4. Kết quả khảo sát yêu cầu về “kỹ năng mềm” Kỹ năng mềm Kết quả trả lời (%) Tổng Hoàn toàn Không Bình Quan Rất (%) không quan thường trọng quan quan trọng trọng trọng Kỹ năng viết - 15,78 65,36 12,89 5,97 100 Thuyết trình - 33,54 46,76 15,23 4,47 100 Kỹ năng nghe - - 23,51 61,57 14,92 100 Giao tiếp - - 34,51 54,9 10,59 100 Tác phong - - 30,4 60,31 9,29 100 Đàm phán và thương lượng - 30,76 49,24 13,45 6,55 100 Làm việc nhóm - - 35,41 45,09 19,5 100 Quản lý thời gian - - - 45,89 54,11 100 Đạo đức nghề nghiệp - - - 29,31 70,69 100 Kỹ năng thích ứng - - 12,56 68,23 19,21 100 Khác - Tự nghiên cứu - - 34,56 45,67 12,81 93,04 - Khả năng tập trung - - 22,45 31,78 17,89 72,12 - Sự chủ động - - 23,56 41,09 18,96 83,61 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Kết quả khảo sát yêu cầu DN về kỹ năng mềm đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán tại bảng 4 cho thấy: “Đạo đức nghề nghiệp” là yếu tố được DN quan tâm hàng đầu với tỷ lệ chọn “Rất quan trọng” đến 70,69%. Đây là yếu tố then chốt đảm bảo kế toán cung cấp thông tin tài chính trung thực đến người sử dụng, phát sinh gian lận gây tổn thất cho DN. Tiếp theo kỹ năng được DN quan tâm là “Quản lý thời gian” với tỷ lệ lựa chọn mức độ từ “Quan trọng” và “Rất quan trọng”. Đặc thù công việc kế toán phức tạp và phát sinh liên tục, do vậy DN đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp khi ứng tuyển phải có kế hoạch và khả năng quản lý thời gian hiệu quả. 1060
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 “Kỹ năng thích ứng” là yêu cầu được DN đề cao trong vài năm gần đây do sự thay đổi và cập nhật liên tục các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực kế toán. Đặc biệt trong giai đoạn sắp tới, một số DN đang nằm trong lộ trình vận dụng IFRS theo Quyết định 345/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Khi này, DN rất cần các ứng viên có sự thích ứng nhanh nhạy với tình hình mới, giải quyết được các tình huống một cách hiệu quả. Các kỹ năng “Kỹ năng nghe”, “Giao tiếp”, “Tác phong” và “Làm việc nhóm” là yếu tố DN xem xét khi tuyển dụng với sự lựa chọn “Bình thường” chiếm tỷ lệ từ khoảng 23% - 31%, “Quan trọng” từ khoảng 54% - 62%. “Kỹ năng viết”, “Thuyết trình” và “Đàm phán và thương lượng” đối với DN chưa phải là yêu cầu quan trọng khi tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán với tỷ lệ khoảng 80%. Quan điểm DN đối với sinh viên mới tốt nghiệp thì yêu cầu về các kỹ năng này chưa phải là yếu tố quan trọng nhất do phần hành họ đảm nhiệm thường là những phần hành cơ bản. Những kỹ năng này có thể được đào tạo và phát triển thêm qua quá trình làm việc tại DN. Tuy nhiên, ứng viên có các kỹ năng này ở mức khá trở lên sẽ là “điểm cộng” đối với nhà tuyển dụng. Quá trình hội nhập kế toán quốc tế đã làm phát sinh thêm những yêu cầu mới của DN đối với các bạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán đó là: “Tự nghiên cứu”, “Khả năng tập trung” và “Sự chủ động”. Các kỹ năng này được DN đề xuất đều chiếm tỷ lệ trên 70% với lựa chọn “Bình thường”, “Quan trọng” và “Rất quan trọng”. Nguyên nhân vì sự thay đổi và cập nhật liên tục các quy định liên quan đến kế toán, thuế, tài chính và biến động của môi trường kinh doanh do ảnh hưởng đại dịch COVID-19 trong thời gian qua. Tóm lại, DN yêu cầu về kỹ năng mềm đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán cao nhất vẫn là đạo đức nghề nghiệp, khả năng quản lý thời gian, các kỹ năng còn lại đều được DN xem xét khi lựa chọ ứng viên. Đặc biệt, DN còn đề xuất thêm yêu cầu về “Tự nghiên cứu”, “Khả năng tập trung” và “Sự chủ động” đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán để hoàn thiện công việc hiệu quả và nhanh chóng. 5. Kết luận Kế toán vẫn là một ngành “khát” nhân lực chất lượng cao. Những người có đủ trình độ chuyên môn, kiến thức công nghệ, kỹ năng mềm và ngoại ngữ tốt được các DN săn đón liên tục. Kết quả nghiên cứu cho thấy yêu cầu DN đối với kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán không ngừng gia tăng về chất lượng chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Các trường đại học, cao đẳng đào tạo kế toán phải xuất phát từ chính nhu cầu của DN và thực tiễn, lấy người học làm trung tâm. Chương trình đào tạo không chỉ chú trọng vào kiến thức chuyên môn, cần tăng cường lồng ghép vào nội dung chương trình tình huống thực tiễn, kết hợp với DN thiết kế học phần thực tập thực tế, cập nhật phần mềm ERP vào giảng dạy, tăng cường thời lượng excel và phần mềm kế toán. Ngoài ra cần tăng cường giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, kết hợp với hiệp hội và tổ chức nghề nghiệp lồng ghép nội dung các chứng chỉ CertIFR và DipIFR vào môn học. Điều này tạo cơ hội cho sinh viên có thể cập nhật kiến thức mới, phát triển khả năng tiếng Anh và có thêm chứng chỉ uy tín khi tốt nghiệp. Cơ sở đào tạo cần tăng cương đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, cụ thể là đạo đức nghề nghiệp, khả năng quản lý thời gian, kỹ năng thích ứng,... Đặc biệt, cần kết hợp nhiều phương pháp dạy và học giúp sinh viên tăng cường “Tính chủ động” và “Tự nghiên cứu” để đáp ứng tốt với yêu cầu DN khi tốt nghiệp. 1061
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nhà tuyển dụng nhân sự là kênh đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp một cách khách quan và công bằng trên cơ sở gắn chặt với nhu cầu nhân lực của DN. Do đó, DN nên thắt chặt liên hệ với các trường để giúp đánh giá chuẩn đầu ra, chất lượng đào tạo, những vấn đề cần hoàn thiện để đảm bảo việc giảng dạy là phù hợp và gắn với thực tiễn để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ngay mà DN không phải “đào tạo lại”. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Accounting Management Solutions (2005). Finance professionals need technical and soft skills, according to Accounting Management Solutions. Redorbit News. Available at: http://www.redobrit.com/news/display/?id=892441. [2] Lê Thị Thanh Xuân, Võ Thị Thanh Nhàn & Hà Văn Hiệp (2015). Đạo đức nghề nghiệp và ảnh hưởng từ các yếu tố giá trị cá nhân và giá trị tổ chức – Một nghiên cứu trong lực lượng lao động trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 18, Số quý IV/2015, trang 7 – 16. [3] Lucian Cernușca (2020). Soft and hard skills in accounting field-empiric results and implication for the accountancy profession, Studia Universitatis “Vasile Goldis” Arad. Economics Series, Vol 30, Issue 1/2020, Pages 33 –56. ISSN: 1584-2339; (online) ISSN: 2285 – 3065, DOI: 10.2478/sues-2020-0003. [4] Nguyễn Thị Bích Trâm & Lê Thị Thanh Xuân (2015). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao động mới. Tạp chí khoa học trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, Số 10 (tháng 03/2015), trang 50 – 62. [5] Ngô Thị Thanh Thúy (2012). Kỹ năng cần thiết đối với sinh viên chuyên ngành kế toán - tài chính. Truy cập tại: https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/95632/1/1IS_HoiNghiNCKHSVLanT hu5_2012_p13-32.pdf [6] Rao, M.S. (2010). Soft Skills - Enhancing Employability: Connecting Campus with Corporate. New Delhi: I. K. International Publishing House Pvt Ltd. ISBN: 9789380578385. [7] Robert Half (2007). New-age Skills for Accounting Professionals. Available at: http://www.ifrs.com/overview/Financial Management/NewAge Skills.html. [8] Sahrir, M.S., Ismail, T., Mustapha, N.H., Bakar, R.A., Man, S., Ahmad, M.A., & Mokhtar, M., (2016). An evaluation of internship programme in improving graduate skills and marketability among Arabic language students in IIUM from the perspective of Malaysian job market. Journal of Education and Human Development, 5(1), pp. 206-212. [9] Staff H. (2010). Hard Skills. Investopedia. Truy cập tại: https://web.archive.org/web/20131205191350/http://www.investopedia.com/terms/h/hard -skills.asp. [10] Trần Kim Ngân, Nguyễn Thị Phúc, Cô Hồng Liên & Phạm Văn Cà (2020). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong lĩnh vực kế toán công khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Tài chính, kỳ 2 (tháng 05/2020). Truy cập tại: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phan-tich-cac-nhan-to-anh-huong-den-su- thanh-cong-trong-linh-vuc-ke-toan-cong-khu-vuc-dong-bang-song-cuu-long- 329141.html [11] Vũ Thế Dũng & Trần Thanh Tòng (2009). Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý – kinh tế: Ứng dụng phương pháp phân tích nội dung. Truy cập tại: https://oisp.hcmut.edu.vn/cuoc-song-sinh-vien/yeu-cau-cua- nha-tuyen-dung.html 1062
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2