intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yêu cầu của doanh nghiệp đối với năng lực sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kế toán: Thực trạng & giải pháp

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Yêu cầu của doanh nghiệp đối với năng lực sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kế toán: Thực trạng & giải pháp" góp phần góp phần làm rõ thực trạng yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên cử nhân kế toán về những năng lực cần có sau tốt nghiệp, làm căn cứ hữu ích giúp các cơ sở giáo dục đào tạo hoàn thiện khung năng lực đào tạo, nâng cao chất lượng chương trình và thích ứng với những thay đổi mới trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yêu cầu của doanh nghiệp đối với năng lực sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kế toán: Thực trạng & giải pháp

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 YÊU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NĂNG LỰC SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN: THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP CAPABLE REQUIRMENTS OF ENTERPRISES FOR GRADUATED STUDENTS IN ACCOUNTING: SITUATION & RECOMMENDATIONS TS. Phí Thị Diễm Hồng, ThS. Phan Lê Trang Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng, đào tạo đại học nói chung và đào tạo lĩnh vực kế toán nói riêng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp là cách mà đại đa số các cơ sở giáo dục đào tạo đang hướng đến, nhằm nâng cao chất lượng và đáp ứng yêu cầu xã hội. Sử dụng các mô hình về khung năng lực kết hợp với chuẩn đầu ra theo tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và đào tạo hiện hành, nghiên cứu chỉ ra sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học ngành kế toán không chỉ cần nắm vững về kiến thức mà còn cần đạt được các kỹ năng và thái độ làm việc nhất định. Thực hiện khảo sát tại 143 doanh nghiệp với các loại hình kinh doanh khác nhau, kết quả nghiên cứu góp phần góp phần làm rõ thực trạng yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên cử nhân kế toán về những năng lực cần có sau tốt nghiệp, làm căn cứ hữu ích giúp các cơ sở giáo dục đào tạo hoàn thiện khung năng lực đào tạo, nâng cao chất lượng chương trình và thích ứng với những thay đổi mới trong tương lai. Từ khóa: Năng lực, yêu cầu của nhà tuyển dụng, đào tạo kế toán ABSTRACT Underline of rapidly international integration, the trend of training to meet requirments of enterprises in training genrally and accounting in particular is conducted by almost all universities and institutons to improve quality and social needs. Applying models of competency frameworks and using learning outcoming objectives of bachelor accounting trainging programa by current training assessment regulation of the Ministry of Education and Training , the research results show that accounting bachelors have been required not only specific accounting knowledge but also soft skills as well as working attitudes. Doing survey of 143 enterprises in different industries, the research did clarify the current capable requiremnts of employers for accounting bachelors by collecting evidences as good background in order to do better in tranning framework and impove training quality and adaptation of new changes in near future. Keywords: Capacity, requirements of employers, accounting training 1. Đặt vấn đề Đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, đã và đang là xu hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực đào tạo kế toán tại Việt Nam nhiều năm qua vẫn chưa thoát khỏi tình báo động đỏ: dư thừa nhân lực, đào tạo nhiều nhưng vẫn thiếu so với nhu cầu của nhà tuyển dụng (Ánh Hồng, 2018). Hiện tượng sinh viên tốt nghiệp đại học chưa có việc làm ngày càng tăng, sinh viên tốt nghiệp còn thiếu kỹ năng nghề nghiệp, lúng túng 892
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 khi áp dụng lý thuyết vào thực tế, yếu kém về ngoại ngữ, phần lớn đều phải đào tạo lại (Anh Tuấn, 2020). Lý giải cho tình trạng trên, nhiều nghiên cứu trước đã chỉ ra chương trình đào tạo đại học hiện nay còn nặng về lý thuyết, giáo trình đào tạo chưa gần và sát thực tiễn, chưa chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, các kiến thức văn hóa, xã hội, năng lực tư duy (Khánh Minh, 2016). Nghiên của của Worldbank về đào tạo kế toán của trường đại học tại Việt nam năm 2019 cũng chỉ ra: “Chất lượng sinh viên ngành kế toán và kiểm toán tốt nghiệp từ các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay chưa đủ đáp ứng được sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc do sự chênh lệch giữa các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp Đại học với nhu cầu của các nhà tuyển dụng và các doanh nghiệp” (Worldbank, 2019, trang 6). Để giải quyết vấn đề thực trạng trên tại Việt Nam, theo tổ chức này cần thiết phải có một cách tiếp cận hệ thống trong đó cải cách và xây dựng khung năng lực đào tạo chương trình đào tạo của các trường đại học. Bởi, một khung năng lực đào tạo xác định rõ ràng và mô tả những năng lực chuyên môn và cụ thể hóa mức độ thành thạo và các chủ đề kiến thức cho từng lĩnh vực chuyên môn mà người học phải thể hiện là cơ sở tham chiếu cho mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình đào tạo đó. Hơn nữa, khung năng lực sẽ đóng vai trò nền tảng kết nối các yếu tố của các chương trình đào tạo đại học và nhà tuyển dụng, bởi một chương trình đạt chuẩn, người học sẽ đáp ứng được yêu cầu về năng lực và hành vi để thực hiện các công việc mà nhà tuyển dụng yêu cầu (Worldbank, 2019). Thực tiễn, trong bối cảnh, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang bùng nổ, cơ hội dành cho tất cả mọi người như nhau, ai có năng lực thực sự, có trình độ chuyên môn tốt, có kỹ năng và có thể tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, người đó sẽ thành công (Hà Thị Thu Thủy, 2020). Điều này đòi hỏi các trường đại học khi xây dựng các chương trình đào tạo cần phải xuất phát từ phía nhà tuyển dụng- đơn vị sử dụng kết quả, sản phẩm đào tạo của các trường. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu này được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 6-9/2021 để khảo sát yêu cầu của đơn vị tuyển dụng đối với năng lực của cử nhân kế toán nhằm đưa ra những khuyến nghị hoàn thiện các khung năng lực đào tạo như một tài liệu hữu ích cho các trường đại học có đào tạo chuyên ngành kế toán nói chung và là cơ sở định hướng thiết kế bài giảng môn học cho giáo viên nói riêng. 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Năng lực của người làm kế toán và yêu cầu của đơn vị tuyển dung Nghiên cứu của Ramgopal K. Ratnawat (2018) cho thấy, năng lực (compentence) thường được xem xét ở 2 cấp độ: tổ chức và cá nhân. Ở cấp độ tổ chức, nó là năng lực cốt lõi cung cấp lợi thế cạnh tranh đối với tổ chức. Ở cấp độ cá nhân, các năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi, niềm tin và các giá trị cho phép các cá nhân thực hiện công việc của họ có hiệu quả. Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về năng lực ở cả hai cấp độ, nhưng trong đánh giá chất lượng của một chương trình đào tạo cụ thể, thường thông qua năng lực của người học (sinh viên đại học) ở cấp độ cá nhân là chủ yếu. Khi nghiên cứu về năng lực của cá nhân, Boyatzis (1982) đưa ra 3 mức độ năng lực dựa trên điều kiện cần để phân biệt một cá nhân có khả năng ở mức trung bình với xuất sắc, gồm: Năng lực tối thiểu (threshold competencies) và năng lực thể hiện (performance competencies). Mô hình phân biệt năng lực cá nhân của Jacobs (1989) đã phân loại năng lực là năng lực mềm (soft competences) và năng lực cứng (hard competence). Trong đó năng lực tổ chức và năng lực phân tích là năng lực cứng, năng lực sáng tạo và giao tiếp, xử lý tình huống là biểu hiện của năng lực mềm. Nghiên cứu của Dulewicz (1989); Stuart & Lindsay, (1997); Thompson, Stuart, & Lindsay 893
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 (1997); Viitla (2005) cho rằng, năng lực của cá nhân gồm 2 mức độ: năng lực chung và năng lực cụ thể. Các năng lực này thay đổi theo cấp độ phân cấp mà tại đó cá nhân làm việc hoặc thực hiện các công việc được giao. Như vậy tùy theo khía cạnh cụ thể của nghiên cứu, năng lực của cá nhân có thể biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên theo Ramgopal K. Ratnawat (2018) việc phân loại năng lực theo quan điểm nào không quan trọng mà quan trọng là vận dụng chúng như thế nào trong từng lĩnh vực cụ thể. Theo gợi ý của tác giả này, quản lý dựa trên năng lực cá nhân đang là xu hướng mới trong quản trị nguồn nhân lực ngày nay, xu hướng này nhấn mạnh đến các năng lực cụ thể được sử dụng trong một công việc nhất định, cho phép đơn vị quản lý tốt hơn và cá nhân phát triển năng lực của mình nhiều hơn trong sự nghiệp của mình. Với cách quản lý này, việc xác định các năng lực cụ thể của cá nhân cho các công ty và các công việc trong công ty sẽ dễ dàng hơn (Braokmann, Cleark và Mehaut, 2008; Ramgopal K. Ratnawat, 2018). Theo đó, trong vị trí công việc kế toán của một đơn vị cụ thể, năng lực của người làm kế toán phải đảm bảo được kế toán là công cụ quản lý kinh tế và cung cấp thông tin kinh tế tài chính hữu ích cho người đọc. Như vậy, người kế toán trước hết phải hiểu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị, tiếp đến là ghi nhận và trình bày báo cáo kế toán cho bộ phận quản lý. Nghĩa là người làm kế toán phải có (i) Năng lực đánh giá (để hiểu thực trạng); (ii) Năng lực vận dụng (các quy định của pháp luật, đơn vị kinh tế để tuân thủ); (iii) năng lực chuyên môn (các nguyên tắc, phương pháp kế toán để ghi nhận và trình bày thông tin). Trong đó, người làm kết toán phải thực hiện đồng thời, thường xuyên liên tục các năng lực này như một khung năng lực chung thì mới đáp ứng được yêu cầu của đơn vị kinh tế cho vị trí kế toán. Một khung năng lực xác định và mô tả rõ ràng những năng lực chuyên môn và cụ thể hóa mức độ thành thạo sẽ có ý nghĩa lớn đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, hay nhu cầu xã hội. 2.2. Năng lực của sinh viên và Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Theo Lê Đức Ngọc và Trần Hữu Hoan (2010), chuẩn đầu ra của một chương trình giáo dục (Learning Outcomes) là nội hàm chất lượng tối thiểu của người tốt nghiệp chương trình đó, là những chỉ số (Indicators) về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng/kỹ xảo, tính cách/hành vi và khả năng/năng lực hay tổng quát hơn là các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm của sản phẩm đào tạo- người học có được sau khi kết thúc chương trình giáo dục đào tạo đó trong nhà trường. Nghiên cứu của Trần Khánh Đức (2011) đã chỉ ra năng lực của sinh viên đại học được hình thành và phát triển trên cơ sở tổ hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong đó, kiến thức (Knowledge) được coi là nền tảng cơ bản để học tập và tiếp thu công nghệ, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp ở mức độ tinh thông, làm việc có kế hoạch, am hiểu pháp luật, tiếp thu nhanh, kiến thức xã hội,.. Kỹ năng (Skills) thường bao gồm (i) kỹ năng cơ bản: đọc, viết, tính toán, nói, nghe; (ii) kỹ năng nghề nghiệp: thực hiện thành thạo công việc, có khả năng xử lý các tình huống trong hoạt động nghề nghiệp, có năng lực thích ứng với sự thay đổi theo yêu cầu sản xuất/dịch vụ; và (iii) các kỹ năng khác: quản lý thời gian, hoạt động nhóm; và kỹ năng phát triển: xác định mục tiêu, kỹ năng hoạch định sự nghiệp, tự hoàn thiện và phát triển bản thân. Theo Worldbank (2019), một sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán-kiểm toán, ngoài trình độ chuyên môn, một kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp đòi hỏi phải thể hiện được các kỹ năng chuyên môn. Những kỹ năng này bao gồm kỹ năng tư duy, kỹ năng làm việc với người khác và tự làm việc, kỹ năng giao tiếp và tổ chức, là những kỹ năng cần thiết để tìm ra các giải pháp giải quyết các vấn đề phi cấu trúc, đa chiều. Sự hiểu biết về công nghệ thông tin cũng là yếu tố cần thiết trong một môi trường kế toán hiện đại. Một chương trình đào tạo hiệu quả được thiết kế 894
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 để phát triển một cách tổng thể năng lực cần có của các kế toán viên kiểm toán viên chuyên nghiệp. Nghĩa là, chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp cần đảm bảo những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất- thái độ theo hướng nâng để hình thành những năng lực (khả năng) hành nghề đáp ứng nhu cầu hay mong đợi của các liên quan, đặc biệt bên tuyển dụng kế toán, kiểm toán. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận đánh giá năng lực cá nhân trong thiết kế chương trình đào tạo để đạt mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội. Xuất phát từ yêu cầu của đơn vị tuyển dụng về năng lực người làm kế toán (như đã nêu mục 2.1) gồm: 3 thành phần chính: năng lực vận dụng; năng lực đánh giá và năng lực chuyên môn. Một chương trình đào tạo cử nhân kế toán được đánh giá là phù hợp (đáp ứng nhu cầu xã hội) nếu người học chương trình đó có thể đạt được các năng lực trên. Để đo lường 1 chương trình đào tạo có thể giúp người học có được những năng lực trên hay không, cần căn cứ vào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đó. Theo thông tư 12/2017/TT- BGDÐT ngày 19/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được đánh giá theo kết quả học tập của người học gồm: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trên cơ sở đó, nghiên cứu thiết kế nội dung khảo sát tương ứng cho từng kỹ năng như tóm tắt trên sơ đồ 1 sau: Năng lực của sinh viên tốt nghiệp Chuẩn đầu ra (1) Đánh giá thực (2) Vận dụng pháp (3) Năng (1) Kiến thức trạng và công tác kế luật, các quy định và lực chuyên chuẩn mực kế môn kế (KT) toán của tổ chức toán/kiểm toán toán * Kiến thức * Bộ máy tổ chức; * Vận dụng kiến thức * Tổ chức công (2) Kỹ năng (KN) * Lĩnh vực hoạt động; toán, luật và văn bản tác kế toán * Kỹ năng * Chiến lược, kế dưới luật * Thu thập TT chung: hoạch SXKD; * Vận dụng các văn * Lập sổ kế toán * Các yếu tố ảnh bản về chính sách * Lập các báo cáo * Kỹ năng * Phân tích thực trạng thuế, SXKD * Giải trình thông chuyên môn: kết quả, (doanh thu, * Vận dụng pháp luật, tin (3) Thái độ (TD) chi phí, lợi nhuận, khả chính sách, về các * Tư vấn (Năng lực tự chủ năng sinh lời….) lĩnh vực liên quan * Lập kế hoạch đến ngành kế * Xây dựng và trách chịu): toán/kiểm (hải quan, hệ thống Tuân thủ pháp Công việc kế toán tại DN/đơn vị tuyển C.tr đào tạo kế Sơ đồ 1. Cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu 3.2. Thu thập số liệu Ngoài số liệu thứ cấp từ các nguồn có sẵn, nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu sơ cấp từ mẫu dự kiến 150 đơn vị tuyển dụng (không phân biệt quy mô, loại hình và lĩnh vực ngành nghề) thông qua hình thức trực tuyến trong thời gian tháng 6-7/2021 với mẫu bảng hỏi được thiết kế thống nhất chung. Nội dung khảo sát tập trung vào khung năng lực gồm 3 thành phần chính như lý giải ở mục 3.1 mà nhà tuyển dụng yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp. Mức độ yêu cầu được đo lường dựa trên theo thang đo Likert 5 mức độ gồm: 1 – Không yêu cầu; 2 – Biết làm nhưng 895
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cần sự hướng dẫn; 3 – Biết làm một mình nhưng chưa thành thạo; 4 – Làm thành thạo; 5 – Hướng dẫn cho người khác. Tiếp đó, để đảm bảo các số liệu thu thập có ý nghĩa, nghiên cứu tiến hành kiểm định mẫu trên hàm Kolmogorov-Smimov, Shapiro-Wilk và kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha trên phần mềm SPSS 20. 3.3. Kiểm định mẫu và thang đo mức độ Trên mẫu dự kiến 150 nghiên cứu đã thực hiện, nhưng chỉ có 143 mẫu phản hồi và đủ thông tin cho nội dung khảo sát, đồng thời đảm bảo đủ tiêu chuẩn quy mô mẫu cho 3 biến độc lập (kiến thức, kỹ năng, thái độ) và 28 biến quan sát có ý nghĩa thống kê. Kết quả kiểm định mẫu và thang đo cho thấy, mức ý nghĩa thống kê Kolmogorov-Smimov và Shapiro-Wilk đạt 0,00; 0,17 và 0.037 nhỏ hơn 0,05 đảm bảo độ tin cậy trên 95%. Hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo của cả 3 nhóm Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ đều lớn hơn 0,6 cho thấy thang đo sử dụng cho nghiên cứu là phù hợp (Bảng 1 và 2). Bảng 1. Kiểm định độ tin cậy của mẫu khảo sát Bảng 2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronb Cronb Mã Mã ach’s Giải thích Biến quan sát ach’s Giải thích Biến quan sát hóa hóa Alpha Alpha Phân tích chiến lược, kế hoạch SXKD, thị trường cung 1.1.Kiến thức chung KN4 0.910 cấp, các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ ... Vận dụng kiến thức toán, các Phân tích đặc điểm ngành KT1 0.969 luật và văn bản dưới luật về KN3 0.924 nghề và lĩnh vực hoạt động kinh tế DN Phân tích các yếu tố ảnh 1.2.Kiến thức chuyên môn KN5 0.910 hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức Đánh giá thực trạng và công KT2 0.972 2.2.Kỹ năng chuyên môn tác kế toán của tổ chức KT3 0.969 Phân tích thực trạng tài chính KN1 0.908 Tổ chức công tác kế toán Phân tích kết quả, và hiệu quả kinh doanh (doanh thu, chi Lập sổ kế toán (mở sổ, ghi sổ KT4 0.968 KN6 0.921 phí, lợi nhuận, khả năng sinh kế toán, khóa sổ) lời….) KT5 0.970 Vận dụng các luật và văn bản KN7 0.908 Giải trình thông tin kế toán 896
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Cronb Cronb Mã Mã ach’s Giải thích Biến quan sát ach’s Giải thích Biến quan sát hóa hóa Alpha Alpha dưới luật về tài chính cho các bên liên quan Vận dụng các văn bản về kế Tư vấn xây dựng và vận hành KT6 0.969 KN8 0.908 toán/kiểm toán bộ máy kế toán của tổ chức Vận dụng các văn bản về Lập kế hoạch dòng tiền và lập KT7 0.968 KN9 0.908 chính sách thuế quy chế chi tiêu nội bộ Thu thập thông tin kế toán và KN1 Vận dụng thành thạo phần KT8 0.980 0.910 bảo quản chứng từ 0 mềm kế toán phổ thông Lập các báo cáo kế toán bắt KT9 0.969 3. Thái độ buộc theo quy định nhà nước KT1 Lập các báo cáo kế toán quản Tuân thủ pháp luật và chính 0.969 TD1 0.804 0 trị theo yêu cầu của tố chức sách về sản xuất, kinh doanh Tuân thủ pháp luật, chính Xây dựng HTKS nội bộ, quy KT1 sách, văn bản, quy định về các 0.970 chế phối hợp giữa kế toán và TD2 0.779 1 lĩnh vực liên quan đến ngành phòng ban liên quan kế toán/kiểm Có ý thức tuân thủ các quy 2.1.Kỹ năng chung TD3 0.867 định của đơn vị Có thói quen trao đổi kinh Tham gia tư vấn và đàm phán nghiệm với người khác và KN2 0.906 TD4 0.799 kinh doanh học tập từ người khác trong mọi tình huống Nguồn: Số liệu điều tra, 2021 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát Các đơn vị trong mẫu khảo sát hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó chủ yếu là lĩnh vực thương mại (chiếm 45,45%), tiếp đến là lĩnh vực sản xuất (chiếm 24,48%), còn lại là lĩnh vực dịch vụ và kết hợp (chiếm 30,07%). Đặc biệt, phần lớn (97,20%) các doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty TNHH hoặc cổ phần, số rất ít còn lại là doanh nghiệp tư nhân. Bảng 3. Đặc điểm mẫu khảo sát Số Kinh nghiệm người trả Số Lĩnh vực hoạt động Tỷ lệ Tỷ lệ DN lời người Sản xuất 35 24,48 2-3 năm 11 7,69 Thương mại 65 45,45 4-5 năm 22 15,38 Dịch vụ 16 11,19 6-10 năm 85 59,45 Sản xuất và thương mại 27 18,88 Trên 10 năm 25 17,48 Total 143 100 Total 143 100 Số Vị trí công việc của Số Loại hình đăng ký KD Tỷ lệ Tỷ lệ DN người trả lời người Công ty cổ phần 66 46,15 Giám đốc 42 29,37 897
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Trách nhiệm hữu hạn 73 51,05 Phó giám đốc 22 15,38 Doanh nghiệp tư nhân 4 2,8 Kế toán trưởng 55 38,46 Total 143 100 Kế toán viên 24 16,78 Total 143 100 Nguồn: Số liệu điều tra, 2021 Trong số 143 đơn vị khảo sát, có 64 doanh nghiệp thành viên tham gia khảo sát là Giám đốc, phó giám đốc, 55 doanh nghiệp là kế toán trưởng, còn lại 24 doanh nghiệp là các kế toán viên. Hầu hết cán bộ (76,92%) tham gia phỏng vấn trong nghiên cứu là các đối tượng có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên chiếm tỷ lệ chủ yếu. 4.2. Thực trạng yêu cầu của đơn vị tuyển dụng đối với năng lực sinh viên tốt nghiệp trình độ đại 4.2.1. Yêu cầu về kiến thức Số liệu khảo sát cho thấy cả hai khối kiến thức: kiến thức chung và kiến thức chuyên môn đều được yêu cầu ở mức từ biết làm chưa cần phải thành thạo (từ 2,7 đến 3,02)- Biểu đồ 1. Trong đó, việc vận dụng các kiến thức văn bản dưới luật chỉ cần ở mức biết, thậm chí có 25,9% đơn vị tuyển dụng cho rằng không cần yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp kế toán, vì họ cho rằng, nội dung này sinh viêc có thể được sổ sung sau khi đi làm thực tế, vì nó phụ thuộc vào từng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh của đơn vị, trong giảng đường đại học rất khó có thể đề cập được hết cho mọi loại hình. Ngược lại, có tới 42% đơn vị khảo sát yêu cầu sinh viên tốt nghiệp phải có kiến thức tốt về để phối hợp với các bộ phận khác để xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị. Biểu đồ 1. Yêu cầu của nhà tuyển dụng về kiến thức của cử nhân kế toán Nguồn: Số liệu điều tra, 2021 Bên cạnh yêu cầu về kiến thức liên quan đến kiến thức chung (KT1-Vận dụng kiến thức toán, các luật và văn bản dưới luật về kinh tế), kiến thức chuyên môn về Vận dụng các văn bản về chính sách thuế (KT7) và lập các báo cáo kế toán bắt buộc theo quy định nhà nước (KT9) cũng được nhiều đơn vị khảo sát cho rằng phải đạt ở mức thành thạo. Có 54,5% đơn vị khảo sát cho rằng các kiến thức liên quan đến thu thập thông tin kế toán và bảo quản chứng từ phần chỉ cần ở mức biết làm. 4.2.2. Yêu cầu về kỹ năng 898
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 So với yêu cầu về kiến thức, khi nghiên cứu kiểm chứng yêu cầu về kỹ năng đối với sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học dưới góc nhìn của nhà tuyển dụng, thang đo (likert) 5 mức độ để đánh giá cho thấy yêu cầu về kỹ năng của nhà tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học ở mức cao hơn, chủ yếu là cần làm thành thạo, hoặc biết làm một mình với mức điểm bình quân từ 3,02 đến 3,54 điểm (Biểu đồ 2). Trong đó có 3/10 kỹ năng nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu ở mức biết làm một mình có thể chưa thành thạo là: (i) Phân tích chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, thị trường cung cấp, các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm của tổ chức; (ii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng (cơ hội, thách thức, các rủi ro tiềm năng, rủi ro kiểm soát) đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức; (iii) Tổ chức công tác kế toán. Có 6/10 kỹ năng phần lớn nhà tuyển dụng yêu cầu ở cả 2 mức: làm thành thạo và biết làm một mình chưa cần thành thạo (i) Vận dụng thành thạo phần mềm kế toán phổ thông; (ii) Giải trình thông tin kế toán cho các bên liên quan; (iii) Tư vấn xây dựng và vận hành bộ máy kế toán của tổ chức; (iv) Lập kế hoạch dòng tiền và lập quy chế chi tiêu nội bộ; (v) Tham gia tư vấn và đàm phán kinh doanh; và (vi) Phân tích đặc điểm lĩnh vực, ngành nghề và đặc thù HĐ SXKD của tổ chức. Có 37,8% đơn vị khảo sát yêu cầu kỹ năng Lập sổ kế toán (mở sổ, ghi sổ kế toán chi tiết, tổng hợp, khóa sổ) phải ở mức thành thạo, nhưng cũng có 9,1% đơn vị cho rằng kỹ năng này không cần yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp cử nhân kế toán, vì họ cho rằng với tình hình hiện nay việc ghi sổ và mở sổ kế toán đã có phân mềm kế toán thực hiện, kỹ năng ghi sổ không còn là kỹ năng cần thiết thay vào đó là các kỹ năng mềm khác như sử dụng phần mềm hoặc giải thích/phân tích thông tin trên sổ kế toán Biểu đồ 2. Yêu cầu của nhà tuyển dụng về kiến thức của cử nhân kế toán Nguồn: Số liệu điều tra, 2021 Như vậy, với một sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học ngành kế toán hiện nay, nhà tuyển dụng đang đòi hỏi rất nhiều kỹ năng để làm kế toán từ các kỹ năng chung (tổ chức công tác kế toán, tham gia tư vấn và đàm phán kinh doanh, xác định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, thị trường cung cấp, các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm của tổ chức, xác định các yếu tố ảnh hưởng (cơ hội, thách thức, các rủi ro tiềm năng, rủi ro kiểm soát) đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức) đến kỹ năng chuyên môn (lập sổ kế toán, giải trình thông tin kế toán 899
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cho các bên liên quan, tư vấn xây dựng và vận hành bộ máy kế toán của tổ chức, lập kế hoạch dòng tiền và lập quy chế chi tiêu nội bộ, vận dụng thành thạo phần mềm kế toán phổ thông). 4.2.3. Yêu cầu về thái độ Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các đơn vị tuyển dùng đều yêu cầu về thái độ tuân thủ pháp luật mức độ biết làm một mình và làm thành thạo (Bảng 4). Nhưng ý thức về tuân thủ pháp luật và có thói quen trao đổi kinh nghiệm và tinh thần học hỏi ở mức thành thạo là chủ yếu. Bảng 4. Đánh giá yêu cầu về thái độ đối với sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học Vận dụng VB pháp luật Vận dụng VB pháp khác liên quan đến kế luật về SXKD Mức độ đánh giá toán/kiểm Số lượng Tỷ lệ Số lượng (n=143) Tỷ lệ (n=143) Không yêu cầu 6 4,2 11 7,7 Biết làm nhưng cần sự hướng dẫn 28 19,6 25 17,5 Biết làm một mình nhưng chưa 74 51,7 68 47,6 thành thạo Làm thành thạo 34 23,8 37 25,9 Hướng dẫn cho người khác 1 0,7 2 1,4 Có ý thức tuân thủ Có thói quen trao đổi kinh các quy định của nghiệm và học tập từ người Mức độ đánh giá đơn vị khác trong mọi tình huống Số lượng Tỷ lệ Số lượng (n=143) Tỷ lệ (n=143) Không yêu cầu 4 2,8 10 7,0 Biết làm nhưng cần sự hướng dẫn 36 25,2 26 18,2 Biết làm một mình nhưng chưa 47 32,9 45 31,5 thành thạo Làm thành thạo 55 38,5 56 39,2 Hướng dẫn cho người khác 1 0,7 6 4,2 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra trên SPSS 20, 2021 Tìm hiểu sâu những yêu cầu này từ phía nhà tuyển dụng, nhiều ý kiến cho rằng vì công việc của kế toán liên quan đến các hoạt động kinh tế tài chính, mức độ tin cậy của thông tin kế toán phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức của người làm kế toán, nên việc có ý thức tuân thủ pháp luật rất quan trọng. Ngoài ra, do các quy định của pháp luật kế toán thường xuyên thay đổi, cập nhật, nên việc chủ động hay có thói quen học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ những người đi trước có ý nghĩa lớn trong việc hoàn thiện các kiến thức còn thiếu của sinh viên mới tốt nghiệp. 4.3. Giải pháp và kiến nghị Số liệu khảo sát cho thấy, mặc dù vẫn có những ý kiến khác nhau trong từng chỉ tiêu giữa các nhà tuyển dụng về yêu cầu năng lực của sinh viên mới tốt nghiệp ngành kế toán, nhưng phần lớn các 900
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đơn vị tuyển dụng đều yêu cầu phải đủ năng lực ở cả 3 khía cạnh: đánh giá; vận dụng và năng lực chuyên môn. Trong đó, mức độ yêu cầu đối với hầu hết cả 3 nội dung này đều phổ biến ở mức biết làm một mình và làm thành thạo. Điều này cho thấy, khát khao của đơn vị tuyển dụng đối với người làm kế toán không phải chỉ dừng lại ở “biết” đơn thuần mà phải có sự kết hợp cả kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đây là một đòi hỏi không dễ đạt được trong hiện tại, khi các chương trình giáo dục đại học về kế toán của nhiều cơ sở giáo dục còn nặng về ghi sổ, nghiệp vụ kế toán, dạy thực hành (rèn nghề) hơn là dạy “tư duy’ kỹ năng. Nhiều ý kiến còn cho rằng, dạy kế toán với thời lượng môn học kế toán phải nhiều hơn, thậm chí chiếm 2/3 tổng thời lượng của chương trình (ít nhất trong mẫu khảo sát). Chính vì vậy để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về năng lực của sinh viên tốt nghiệp cử nhân ngành kế toán, các cơ sở giáo dục cần tập trung vào các giải pháp sau: Một là: Thường xuyên thay đổi, cải tiết chương trình, nội dung giảng dạy phù hợp với xu hướng phát triển của đơn vị kinh doanh và bối cảnh hội nhập kinh tế; Hai là: Từng môn học và toàn bộ chương trình phải hướng đến kết quả học tập toàn diện bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ. Không quá tập trung vào kiến thức chuyên môn, đảm bảo sự phù hợp với rèn kỹ năng (tư duy) và thái độ (làm nghề); Ba là: Chủ động kết nối, phát triển chuyên môn theo hướng đạt chuẩn năng lực nghề nghiệp và chuẩn quốc tế, sẵn sàng cho hội nhập quốc tế và tạo nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao. Thực tiễn khảo sát cũng cho thấy, yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với người làm kế toán không phải chỉ dừng ở kiến thức về kế toán, mà là kiến thức tổng hợp, để giải quyết công việc trong đơn vị. Đó không chỉ là kiến thức chuyên môn (kế toán hay kiểm toán) mà còn là kiến thức để đánh giá thực trạng, vận dụng pháp luật, các quy định và chuẩn mực kế toán/kiểm toán. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, để cung cấp thông tin các thông tin tài chính kịp thời, hữu ích kế toán phải có kỹ năng phân tích, tư vấn và giải thích thông tin. Đồng thời để thích ứng với nhiều hoàn cảnh và tình huống khác nhau (khi quy định pháp lý thay đổi), người làm kế toán luôn có thái độ cầu thị, ham học hỏi, tuân thủ pháp luật. Vì vậy, để giúp các cơ sở giáo dục đào tạo về kế toán thực hiện tốt mục tiêu đào tạo cử nhân kế toán đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, trong thời gian tới cần phải có sự hỗ trợ của nhiều, trong đó: (1). Đối với cơ sở đào tạo: Cần chủ động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Khi cần thiết phải cải cách, thậm chí thay đổi về phương pháp, hình thức thực hiện, thích ứng với yêu cầu mới, môi trường, bối cảnh mới. (2). Đối với nhà tuyển dụng: Cần chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trong đào tạo và thực hành nghề, để rút ngắn khoảng cách đào tạo lại (nếu có), chủ động về nguồn nhân lực như yêu cầu đặt ra. (3). Đối với cơ quan quản lý: Đại diện là Bộ Giáo dục & Đào tạo cần sớm ban hành khung năng lực nghề nghiệp đối với ngành kế toán để đảm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn trong đào tạo giữa các trường, tránh hiện tượng sinh viên tốt nghiệp nhưng không đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. 5. Kết luận Đào tạo đáp ứng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng là cách mà nhiều cơ sở giáo dục chuyên nghiệp nói chung và cơ sở giáo dục đại học nói riêng đang thực hiện để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong bối cảnh có nhiều cơ sở giáo dục (bao gồm cả không chuyên và chuyên sâu) cùn đào tạo về 901
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 kế toán và nguồn nhân lực kế toán luôn trong tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” , thiếu các kế toán trình độ cao và thừa sinh viên tốt nghiệp cử nhân kế toán, kết quả nghiên cứu đã góp phần lý giải nguyên nhân sinh viên viên tốt nghiệp kế toán không có việc làm. Đồng thời thông qua các minh chứng số liệu khảo sát, nghiên cứu đã làm rõ thực trạng yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng đối với sinh viên cử nhân ngành kế toán, làm căn cứ để các cơ sở đào tạo hoàn thiện nội dung chương trình, tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, các môn học lý thuyết đơn thuần cần được thay thế làm mới với những cách tiếp cận phù hợp. Từng môn học và toàn bộ chương trình cần hướng đến nâng cao năng lực toàn diện cho người tốt nghiệp gồm: (i) kiến thức; (ii) kỹ năng; và (iii) thái độ đáp ứng yêu cầu năng lực của nhà tuyển dụng đối với cử nhân kế toán ở cả 3 khía cạnh: (a) năng lực đánh giá (b) năng lực vận dụng và (c) năng lực chuyên môn kế toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Boyatzis R.E., (1982), The competence manager, New York: Jonh Wiley and Sons Inc. [2] Bộ Giáo dục và đào tạo (2021). Thông tư 17/2021/TT-BGD&ĐT ngày 22/6/2021 Quy định chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đạo tạo các trình độ của giáo dục đào tạo. [3] Braokmann,M. Cleark,L ,Mehau,Ph and Winch,Ch (2008) Competency Based Vocational Education and Training(VET):The Cases of England and France: Vocational Learning (3). [4] Dubois D. (1998). Competency-based HR Management. Black Well Publishing. [5] Hà Thị Thu Thủy (2020). Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí công thương số tháng 3, 2020. Truy cập tại: http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/doi-moi-giao-duc-dai-hoc-o-viet- nam-nham-dap-ung-nhu-cau-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-6283. [6] Jacobs R. (1989). Getting the Measure of Management Competence. Personnel Management, 21 (6): 32-37. [7] Khánh Minh (2016). Đào tạo phải gắn với nhu cầu của xã hội. Truy cập tại: https://nhandan.vn/binh-luan-phe-phan/dao-tao-phai-gan-voi-nhu-cau-cua-xa-hoi- 271826/. [8] Lê Đức Ngọc - Trần Hữu Hoan (2010). Chuẩn đầu ra trong giáo dục đại học. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 55, tr 4-6. [9] Nguyễn Ánh Hồng (2018). Nâng cao chất lượng đào tạo kế toán theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp ở Việt Nam. Theo Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số 3 (2018), trang 32-33. [10] Ramgopal K. Ratnawat (2018). Competency Based Human Resource Management: Concepts, Tools, Techniques, and Models: A Review. RESEARCH REVIEW International Journal of Multidisciplinary. Volume-03, Issue 5, 2018, pp: 119-124. [11] Spencer L. & Spencer S. (1993). Competence at Work: Model for Superior Performance. John Wiley & Sons, New York. [12] Trần Anh Tuấn (2018). Việc làm sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp. Một số giải pháp về nguồn nhân lực và đào tạo tạo thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập tại: http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/tin-tuc/7465.viec-lam-sinh-vien-dai-hoc-sau-khi- tot-nghiep-mot-so-giaiphap-ve-nguon-nhan-luc-va-dao-tao-tai-thanh-pho-ho-chi- minh.html. [13] Trần Khánh Đức (2011). Chuẩn đầu ra và phát triển chương trình đào tạo theo năng lực ở bậc đại học. Truy cập tại: https://dulieu.itrithuc.vn/media/dataset/2020_08/bai-1.pdf. 902
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [14] Vũ Thị Diệp (2020). Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kế toán trong bối cảnh ứng dụng công nghệ Blockchain và hội nhập quốc tế. Tạp chí công thương, 5/2020. Truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/dao-tao-va-phat-trien-nguon-nhan-luc-ke-toan- trong-boi-canh-ung-dung-cong-nghe-blockchain-va-hoi-nhap-quoc-te-71617.htm. [15] Worldbank (2019). Đào tạo kế toán tại các doanh nghiệp tại các trường đại học, 12/2019. Truy cập tại: https://documents1.worldbank.org/curated/en/793891584333701245/ text/Vietnam- Corporate-Accounting-Education-in-Universities.txt 903
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2