intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò kế toán quản trị đối với chiến lược kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0 và khủng hoảng dịch bệnh

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vai trò kế toán quản trị đối với chiến lược kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0 và khủng hoảng dịch bệnh" nghiên cứu vai trò của KTQT, tác động của CMCN 4.0 và khủng hoảng đại dịch đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu từ phân tích mô hình phương trình cấu trúc (SEM - Structural Equation Modelling) với mẫu khảo sát 226 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy vai trò của KTQT trong việc cung cấp thông tin hỗ trợ hoạt động quản trị chiến lược, từ đó tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò kế toán quản trị đối với chiến lược kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0 và khủng hoảng dịch bệnh

  1. VAI TRÒ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0 VÀ KHỦNG HOẢNG DỊCH BỆNH Th.S Hàn Thị Lan Thư1 Tóm tắt Bài viết nghiên cứu vai trò của KTQT, tác động của CMCN 4.0 và khủng hoảng đại dịch COVID-19 đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu từ phân tích mô hình phương trình cấu trúc (SEM - Structural Equation Modelling) với mẫu khảo sát 226 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy vai trò của KTQT trong việc cung cấp thông tin hỗ trợ hoạt động quản trị chiến lược, từ đó tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, CMCN 4.0 góp phần thúc đẩy áp dụng KTQT trong doanh nghiệp trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, từ đó tác động tích cực trực tiếp và gián tiếp qua KTQT đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, khủng hoảng dịch bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng độc lập với hoạt động KTQT trong doanh nghiệp. Từ khóa: KTQT, chiến lược doanh nghiệp, kết quả kinh doanh, CMCN 4.0, COVID-19 1. MỞ ĐẦU Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn và có tác động ngày càng sâu rộng đến mọi lĩnh vực ngành nghề, do đó, doanh nghiệp phải thích ứng với môi trường nếu không muốn tụt hậu so với thời đại. Ngược lại, khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 hiện nay lại đặt ra những thách thức nghiêm trọng về nhu cầu thị trường, thay đổi quy trình hoạt động, chiến lược kinh doanh, tác động đến kết quả kinh doanh, thậm chí tồn vong của doanh nghiệp. Để thích nghi và hạn chế tác động tiêu cực, các doanh nghiệp có nhu cầu kiểm soát và điều chỉnh nhanh chóng và sâu rộng hơn kế hoạch và chiến lược hoạt động kinh doanh trong bối cảnh bất ổn không ngừng. Trong bối cảnh trên, sở hữu thông tin chính xác và nhanh chóng có vai trò quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp, qua đó càng đề cao vai trò cung cấp thông tin quản trị của kế toán quản trị (KTQT). Việc sử dụng những tiến bộ công nghệ giúp giảm thiểu sai sót con người và hỗ trợ hệ thống KTQT hoạt động nhanh hơn so với kế toán thủ công truyền thống. Làm việc từ xa, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, phân tích dữ liệu lớn ..., những thành quả từ CMCN 4.9, cho phép doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và tăng khả 1 Viện Kế toán-Kiểm toán, ĐH Kinh tế quốc dân, Email : lanthu.neu@gmail.com /thuhl@neu.edu.vn 288
  2. năng kết nối chuỗi cung ứng, thích ứng với bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh trên cơ sở điều chỉnh kịp thời chiến lược kinh doanh trước những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh. Từ những luận cứ trên, bài viết nghiên cứu tập trung phân tích vai trò của KTQT đối với chiến lược và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong bố cảnh CMCN 4.0 và khủng hoảng COVID-19. Mục đích nhằm làm rõ các mối quan hệ qua lại giữa CMCN 4.0 và khủng hoảng COVID-19, KTQT, chiến lược kinh doanh và tác động của các yếu tố này đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; từ đó đề xuất một số giải pháp kiến nghị trong triển khai áp dụng KTQT, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với biến động của môi trường từ CMCN 4.0 và khủng hoảng dịch bệnh COVID-19. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Học thuyết ngẫu nhiên về tác động của môi trường bên ngoài Theo Porter (1980), chiến lược doanh nghiệp được hiểu là tập hợp các nguyên tắc, động lực lãnh đạo, các quyết định và hành động quản lý được đưa ra nhằm mục tiêu thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả. Các chiến lược này được xây dựng cả trong ngắn hạn và dài hạn dưới tác động của những thay đổi đến từ môi trường bên trong và bên ngoài. Nếu không có một chiến lược phù hợp, doanh nghiệp sẽ khó có thể tạo được chỗ đứng cũng như khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Trong những năm gần đây, các nhà quản trị ngày càng quan tâm đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là chiến lược kinh doanh không thể tách rời yếu tố môi trường. Vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một mô hình chiến lược phù hợp với cơ cấu tổ chức và quy trình hoạt động; đồng thời phải đo lường được các tác động thay đổi của môi trường. Đây cũng là nguyên lý trung tâm của học thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory), đặt trọng tâm việc thiết kế cấu trúc tổ chức tối ưu phù hợp với chiến lược kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Lawrence và Lorsch, 1967). Có thể thất, khi nghiên cứu về học thuyết ngẫu nhiên, chiến lược doanh nghiệp là đối tượng được xem xét nhiều nhất (Langfield-Smith, 2008), cụ thể tập trung vào các nội dung như: hệ thống kiểm soát quản lý, các quyết định chiến lược và quá trình thực thi chiến lược trong doanh nghiệp. Có thể thấy, để xây dựng được một chiến lược phù hợp và đảm bảo thích nghi với những biến động của môi trường, các nhà quản trị chiến lược doanh nghiệp phải xây dựng một hệ thống quản lý toàn diện, trong đó có hệ thống kế toán quản trị (KTQT). Tại Việt Nam, Luật Kế toán 2015 định nghĩa “kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. Trong bối cảnh hiện nay, suy thoái kinh tế 289
  3. và tình hình dịch bệnh phức tạp đang là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Do đó, việc dự đoán những rủi ro tiềm ẩn là điều kiện then chốt giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng. KTQT không chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin kế toán mà còn đưa ra những công cụ hỗ trợ nhà quản trị trong việc phân tích và dự báo rủi ro. Đặc biệt, sự phát triển của khoa học công nghệ cho phép KTQT phát huy tối đa vai trò hoạch định chiến lược đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Công nghệ thông tin cung cấp cơ sở hạ tầng để thu thập và chia sẻ dữ liệu kế toán trong chuỗi cung ứng (Kokubu và Kitada, 2015) và các thước đo tương đối để so sánh tác động môi trường với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2. Quan hệ giữa kế toán quản trị, chiến lược và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là một thuật ngữ bao trùm, được sử dụng để mô tả việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm xây dựng nền tảng và tăng cường số hóa môi trường kinh doanh, trong đó có gia tăng đáng kể về khối lượng dữ liệu, khả năng tính toán và kết nối đa phương tiện (Burritt và Christ, 2016). Về bản chất, CMCN 4.0 tạo nên môi trường sản xuất tiên tiến “tự nhận thức, tự dự đoán, tự so sánh, tự tái tổ chức và tự bảo trì” (Lee và cộng sự, 2014, trang 4). CMCN 4.0 mang lại hiệu quả cao nhờ tăng năng suất sản xuất, chi phí lao động thấp và tổ chức công việc linh hoạt thông qua các cải tiến về thông tin máy móc và công nghệ truyền thông. CMCN 4.0 có tác động tích cực sâu rộng đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gồm cả cải tiến và hoàn thiện hệ thống KTQT của doanh nghiệp, trên cơ sở chất lượng dữ liệu tốt hơn, kịp thời, chính xác hơn, cũng như khả năng thông tin kế toán dễ dàng thuận lợi hơn; tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tích hợp KTQT trong toàn bộ hệ thống quản lý của doanh nghiệp. CMCN 4.0 gia tăng sức mạnh xử lý của máy tính, đảm bảo kết nối công việc mọi nơi mọi lúc và tự động hóa thay thế các quy trình kế toán lặp đi lặp lại. Về mặt kỹ thuật, dữ liệu số hóa dễ dàng luân chuyển các thông tin kế toán số lượng lớn qua các phương tiện kỹ thuật số và cung cấp trực tiếp cho các bên liên quan. Quy trình sản xuất kinh doanh được kết hợp chặt chẽ với quy trình KTQT cho phép doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và linh hoạt hơn (Piccarozzi và cộng sự, 2021). CMCN 4.0 cũng hỗ trợ cho việc ra các quyết định kịp thời của nhà quản trị, đặc biệt các quyết định chiến lược của doanh nghiệp. Thông tin thị trường ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh, cụ thể là khả năng phân bổ nguồn lực và phòng ngừa rủi ro. Một chiến lược thích ứng nhanh với môi trường giúp cho doanh nghiệp tồn tại lâu hơn. Điều này buộc các doanh nghiệp phải nắm bắt thông tin nhanh chóng và tận dụng tối đa các nền tảng công nghệ. CMCN 4.0 cung cấp nguồn tài nguyên trên nhiều lĩnh vực khác 290
  4. nhau (Burritt và Christ, 2016). Việc nắm bắt công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, xác định sớm các cơ hội cũng như quản lý rủi ro và sự không chắc chắn tốt hơn. Chiến lược doanh nghiệp chỉ đem lại hiệu quả khi có được dữ liệu chất lượng và kịp thời. CMCN 4.0 là công cụ hữu hiệu để thu thập và đánh giá chất lượng thông tin bên ngoài. CMCN 4.0 giúp xây dựng các tiêu chuẩn dữ liệu phù hợp với chiến lược doanh nghiệp. Đồng thời, việc đo lường và phân tích thông tin cũng giúp nhà quản trị nhanh chóng phát hiện sai sót, nắm bắt những thay đổi của môi trường kinh doanh, từ đó kịp thời điều chỉnh các chiến lược hoạt động (Trương Thị Đức Giang, Nguyễn Hải Hà, 2019). Trên cơ sở những tác động tích cực thay đổi hệ thống KTQT, chiến lược và môi trường kinh doanh, CMCN 4.0 tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. CMCN 4.0 giảm đáng kể chi phí sản xuất, cung cấp hệ thống công nghệ sản xuất hiện đại như in 3D, robot, dây truyền sản xuất tự hành, kết nối internet vạn vật, xử lý dữ liệu lớn …. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể tạo ra các mẫu sản phẩm mới nhanh hơn, rẻ hơn, đáp ứng nhu cầu kịp thời khách hàng vốn ngày càng biến động và khắt khe. Thống kê cho thấy các doanh nghiệp tung ra sản phẩm mới với tốc độ cao có xu hướng mang lại hiệu suất cao hơn đối thủ cạnh tranh. Trong dài hạn, đầu tư và ứng dụng thành quả CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội tiềm năng cho doanh nghiệp, trước tiên trong khai thác thông tin thị trường, tối ưu hóa khai thác thị trường hiện tại, nắm bắt biến động và sự xuất hiện của các nhu cầu, thị trường mới, từ đó tác động tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Burritt và Christ, 2016). Trên cơ sở đó, giả thuyết thứ nhất được đề xuất như sau: Giả thuyết H1: CMCN 4.0 có tác động tích cực đến (H1a) mức độ áp dụng KTQT, (H1b) chiến lược và (H1c) kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3. Quan hệ giữa kế toán quản trị, chiến lược và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh Sự bùng phát của COVID-19 đã tạo ra những thách thức chưa từng có và tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. COVID-19 được phát hiện vào tháng 12 năm 2019, là một loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp và có thể lây từ người sang người. Khủng hoảng dịch bệnh kéo theo khủng hoảng và suy thoái kinh tế, tác động trực tiếp nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong giai đoạn này. Cụ thể, các lệnh giãn cách xã hội của chính phủ làm nhu cầu thị trường giảm mạnh, gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến quy trình và phương pháp sản xuất, thị trường lao động và chuỗi cung ứng bị đứt gãy khiến doanh nghiệp gặp khó khăn cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, đặc biệt các doanh nghiệp liên quan đến thương mại quốc tế. 291
  5. Đại dịch COVID-19 khiến các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị doanh nghiệp phải xem xét lại các mô hình kinh doanh lý thuyết và thực tiễn hiện tại. Trong quá trình tái cấu trúc trong và đón đầu khôi phục kinh tế sau đại dịch, KTQT có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin quản trị, đặc biệt là vai trò phân tích chi phí, cũng như lập kế hoạch, dự báo thị trường trên cơ sở thông tin phân tích kế toán (Pavlatos và Kostakis, 2015). Cụ thể, KTQT tại các doanh nghiệp tập trung vào quản lý rủi ro, dự báo dòng tiền và hỗ trợ ra quyết định. Vai trò của KTQT trong việc cung cấp thông tin kịp thời, đáng tin cậy là rất quan trọng trong môi trường hiện nay. Khủng hoảng dịch bệnh thời gian qua đã gây ra sự gián đoạn đáng kể về hoạt động và tài chính, đòi hỏi KTQT phải xây dựng các mô hình mới để ước tính và đưa ra các phán đoán liên tục, góp phần giảm áp lực đối với doanh nghiệp, người lao động và các bên liên quan. Trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh kéo theo suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh về chiến lược để cân bằng nhu cầu thị trường trước mắt với duy trì năng lực cạnh tranh trong dài hạn. Quyết định phân bổ nguồn lực và tài nguyên đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến tồn vong của doanh nghiệp (Van Der Stele, 2011). Các nội dung trọng tâm khi xem xét đến chiến lược bao gồm: mô hình kinh doanh, thị trường, quy trình hoạt động, tự động hóa và quản lý thời gian. Do đó, tùy thuộc vào nguồn lực hiện có, Ban lãnh đạo có thể ra các quyết định điều chỉnh chiến lược kinh doanh để duy trì vị thế trong giai đoạn khủng hoảng COVID-19, chuẩn bị đón đầu thời cơ hồi phục kinh tế sau khủng hoảng. Từ những lý luận trên, giả thuyết nghiên cứu thứ hai được đề xuất như sau: Giả thuyết H2: Khủng hoảng dịch bệnh có (H2a) tác động tích cực đến mức độ áp dụng KTQT; (H2b) tác động tiêu cực đến chiến lược; và (H2c) tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.4. Kế toán quản trị và vai trò trước những biến động của môi trường Những biến động của môi trưởng, đặc biệt các cuộc khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh, làm gia tăng rủi ro về tính bền vững của nền kinh tế toàn cầu, đặt ra yêu cầu phân tích, điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, áp dụng KTQT được đánh giá là công cụ hỗ trợ tích cực cho hoạch định chiến lược và ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp (Burritt và Christ, 2016). Một chiến lược kinh doanh thành công đòi hỏi người ra quyết định phải có sự hiểu biết về các mục tiêu dài hạn, sự cạnh tranh, nguồn lực và cách thức thực hiện của tổ chức. KTQT cung cấp thông tin toàn diện dựa trên khả năng kết nối các chỉ số tài chính với tình hình kinh doanh hiện tại, hỗ trợ nhà quản trị đưa ra các quyết định điều chỉnh chiến lược, phân bổ nguồn lực nhằm đảm bảo các mục tiêu đề ra và chủ động quản lý rủi ro trước 292
  6. những biến động thị trường (Cadez và Guilding, 2012). Có thể nói, hệ thống KTQT có những tác động tích cực đến chiến lược của doanh nghiệp, đồng thời có vai trò trung gian tác động của khủng hoảng biến động môi trường đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Widener, 2004). Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, KTQT càng phát huy được vai trò và đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. CMCN 4.0 mở ra khả năng thu thập và phân tích dữ liệu tài chính – kế toán số lượng lớn và trực tuyến trên nền tảng kỹ thuật số và áp dụng các tiến bộ công nghệ như tự động hóa quy trình, kế toán đám mây, blockchain và AI. Từ đó, KTQT cung cấp các thông tin hỗ trợ quản trị một cách chính xác và kịp thời trước những biến động của môi trường, góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Seele, 2016; Burritt và Christ, 2016). Nói cách khác, KTQT đóng vai trò trung gian tác động của CMCN 4.0 đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ những lý luận trên, nghiên cứu đề xuất hai giả thuyết như sau: Giả thuyết H3: KTQT có tác động tích cực đến (H3a) chiến lược; và (H3b) kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giả thuyết H4: KTQT có vai trò trung gian điều tiết tác động của (H4a) CMCN 4.0 và (H4b) khủng hoảng dịch bệnh đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đánh giá tác động của KTQT đến chiến lược doanh nghiệp và kết quả kinh doanh trong bối cảnh CMCN 4.0 và dịch bệnh COVID-19, bài viết thực hiện tổng quan nghiên cứu các công trình đã công bố, từ đó xây dựng khung phân tích lý luận như đã trình bày ở phần trên, và bộ thang đo nghiên cứu như trong bảng dưới đây. Bảng 1: Bộ thang đo nghiên cứu STT Biến nghiên cứu Ký hiệu Nguồn Hoạt động SXKD trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 COVI Pavlatos và 1. COVI1 Kostakis, 2015;  Làm việc từ xa (tại nhà) COV2 Van Der Stele,  Giảm lao động, tính liên tục bởi giãn cách xã hội COV3 2011  Giảm đơn hàng, doanh thu do nhu cầu thị trường giảm COV4  Các thủ tục quy trình phức tạp hơn vì kiểm, phòng dịch Hoạt động SXKD trong bối cảnh CMCN 4.0 CM4.0 Burritt và 2. CM1 Christ, 2016;  Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại CM2 Piccarozzi và  Tự động hóa, trang thiết bị máy móc hiện đại CM3 cộng sự, 2021 293
  7.  Phương pháp sản xuất kinh doanh hiện đại CM4  Chuyển đổi số Thực trạng áp dụng KTQT trong doanh nghiệp KTQT Widener, 2004; 3. KTQT1 Pavlatos và  KTQT trong phân tích chi phí và hoạch định ngân sách KTQT2 Kostakis, 2015;  KTQT trong hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định KTQT3 Seele, 2016;  KTQT trong phân tích chiến lược và đánh giá hiệu quả Burritt và Christ, 2016 Thực trạng chiến lược doanh nghiệp CLKD Widener, 2004; 4. CLKD1 Cadez và  Hoạch định chiến lược doanh nghiệp CLKD2 Guilding, 2012  Tổ chức thực hiện chiến lược CLKD3  Kiểm soát và đánh giá chiến lược CLKD3  Điều chỉnh chiến lược Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp KQKD Cadez và 5. KQKD1 Guilding, 2012;  Kết quả tài chính KQKD2 Seele, 2016;  Kết quả thị trường (thị phần) KQKD3 Piccarozzi và  Kết quả chiến lược (mục tiêu đề ra) KQKD4 cộng sự, 2021  Kết quả vận hành Trên cơ sở giả thuyết nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thông qua bảng điều tra trực tuyến và qua thư điện tử đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HNX và HSX. Thông tin thu thập được phân loại và sử dụng thống kê mô tả để làm rõ các thuộc tính của đối tượng khảo sát. Mẫu điều tra gồm 226 doanh nghiệp được trình bày theo bảng sau. Bảng 2: Mẫu khảo sát điều tra Số Số Tiêu chí Tỷ lệ Tiêu chí Tỷ lệ lượng lượng Năm thành lập 226 100% Quy mô lao động 226 100% < 3 năm 15 6,64% < 10 người 10 4,42% 3 – 5 năm 88 38,94% 10-99 người 23 10,18% 6 – 10 năm 89 39,38% 100-299 người 93 41,15% 11 – 20 năm 27 11,95% 300-999 người 86 38,05% > 20 năm 7 3,10% 1000 LĐ trở lên 14 6,19% Ngành nghề kinh doanh 226 100% Quy mô doanh thu 226 100% 294
  8. Nông, lâm, thủy sản 34 15,04% Dưới 20 tỷ 8 3,54% Xây dựng 56 24,78% 20 – dưới 100 tỷ 32 14,16% Thương mại - dịch vụ 76 33,63% 100 - dưới 300 tỷ 48 21,24% Công nghiệp 49 21,68% 300 – dưới 1000 tỷ 77 34,07% Khác 11 4,87% từ 1000 tỷ trở lên 61 26,99% Khoảng 2/3 các doanh nghiệp được khảo sát có thời gian hoạt động tương đối lâu (từ 3 năm - 10 năm). Đây là khoảng thời gian các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định và đã xây dựng hệ thống KTQT hoàn chỉnh. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và công nghiệp với tỷ lệ lần lượt là 33.63% và 21.68%. Các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn với quy mô lao động lần lượt từ 100 - 299 lao động (41,15%) và từ 300-999 lao động (38.05%). Doanh nghiệp tham gia khảo sát, doanh thu từ 300 – dưới 10 tỷ, và từ 10 tỷ trở lên chiếm tỷ lệ lần lượt là 34,07% và 26,99%. Những con số này phản ánh tương đối chính xác tình hình hiện nay, cung cấp các số liệu gần sát thực tế nhất về tác động của dịch Covid-19 và CMCN 4.0 lên việc ứng dụng KTQT, chiến lược và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ nguồn thông tin thu thập được, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu dựa trên mô hình phương trình cấu trúc (SEM - Structural Equation Modelling) để đánh giá các tác động trực tiếp và trung gian giữa các biến nghiên cứu. Cụ thể, kết quả SEM sẽ cho phép kiểm định các giả thuyết về tác động của khủng hoảng dịch bênh (biến COVI) và CMCN 4.0 (biến CM4.0), KTQT đến mức độ áp dụng KTQT (biến KTQT), đến chiến lược kinh doanh (biến CLKD) và đến kết quả kinh doanh (KQKD) của doanh nghiệp. Đồng thời, mô hình SEM cũng cho phép kiểm định các giả thuyết về vai trò trung gian của KTQT trong mối quan hệ giữa CMCN 4.0 và COVID-19 với chiến lược kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sử dụng AMOS 22, nghiên cứu thu được kết quả phân tích mô hình SEM như bảng và hình dưới. Các chỉ số phù hợp thu được (CMIN/DF = 1,384; IFI = 0,982; TLI rho2 = 0,978; CFI = 0,982; RMSEA = 0,041; PCLOSE = 0,850) đều cho các giá trị đạt chuẩn cho phép khẳng định mô hình SEM đạt mức tin cậy. Bảng 3: Kết quả mô hình SEM Estimate S.E. C.R. P KTQT
  9. Estimate S.E. C.R. P CLKD
  10. Trên thực tế, CMCN 4.0 góp phần tạo nền tảng kỹ thuật góp phần nâng cao kết quả của KTQT thông qua các tiến bộ về khoa học dữ liệu. KTQT áp dụng các công cụ dự đoán như trí tuệ nhân tạo để thu thập dữ liệu đầu vào một cách tự động hóa và làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, dự báo môi trường và hỗ trợ ra các quyết định chiến lược. CMCN 4.0 cũng tác động trực tiếp tích cực đến kết quả kinh doanh. Theo khảo sát, nhiều doanh nghiệp đã đạt được kết quả khả quan khi áp dụng các kỹ thuật và quy trình tự động hóa như học máy, robot tự động hay trí tuệ nhân tạo. Công nghệ kỹ thuật số góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất. Tại Việt Nam, hạ tầng phần cứng tại các doanh nghiệp lớn hiện đang được hoàn thiện khá tốt làm nền tảng cho quá trình số hóa doanh nghiệp. Báo cáo Đánh giá Việt Nam năm 2021 cho thấy nhiều doanh nghiệp đã thực sự coi chuyển đổi số là quá trình tất yếu mang lại kết quả kinh doanh và gia tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, kết quả mô hình SEM lại không cho phép khẳng định giả thuyết H1b đúng ở ngưỡng tin cậy 95% (với hệ số Estimate = -0,012; Sig. = 0,778); nói cách khác CMCN 4.0 không có tác động đáng kể đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp về bản chất, vì CMCN 4.0 cung cấp các phương tiện, công cụ tác động trực tiếp đến các quy trình, các hoạt động sản xuất kinh doanh; trong khi chiến lược doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nguồn nhân lực lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp. Thứ hai, kết quả mô hình SEM cho thấy: ở ngưỡng tin cậy 95%, khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 hiện nay tác động tiêu cực trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (hệ số Estimate = -0,090; Sig. = 0,030); nhưng lại tác động tích cực đến chiến lược kinh doanh (với hệ số Estimate = 0,180; Sig. = 0,000); và không có tác động đáng kể đến mức độ áp dụng KTQT trong doanh nghiệp (hệ số Estimate = -0,076; Sig. = 0,213). Như vậy, giả thuyết H2c được khẳng định đúng: giả thuyết H2a và H2b không được khẳng định đúng. Kết quả này chứng thực tác động tiêu cực của khủng hoảng dịch bệnh đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. COVID-19 đã ảnh hưởng tới việc tiếp cận khách hàng, dòng tiền và nhân công của doanh nghiệp. Theo một khảo sát hơn 10 nghìn doanh nghiệp trên cả nước đầu năm 2021 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có tới 65% doanh nghiệp tư nhân và 62% doanh nghiệp FDI bị giảm doanh thu năm 2020 so với 2019. Mức giảm doanh thu trung bình là 36% đối với doanh nghiệp tư nhân và con số này là 34% đối với doanh nghiệp FDI. Nguyên nhân chính là do chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhu cầu tiêu thụ giảm, hoạt động sản xuất bị đình trệ và các chi phí phát sinh ngày càng tăng. 297
  11. Mặt khác, kết quả nghiên cứu tìm ra tác động tích cực của khủng hoảng dịch bệnh đến chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam là rất đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, có thể giải thích rằng: trước biến động khó lường của dịch bệnh, các doanh nghiệp đã chủ động điều chỉnh chiến lược ứng phó và thích nghi với môi trường kinh doanh trong bối cảnh khủng hoảng. Đồng thời, khả năng và mức độ áp dụng KTQT của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều và nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp hơn là những tác động từ môi trường bên ngoài như khủng hoảng dịch bệnh. Thực tế, trong bối cảnh khó khăn, doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp tối đa hơn là triển khai các hoạt động mới, kể cả là KTQT. Thứ ba, kết quả mô hình SEM chỉ ra rằng: KTQT không có tác động đáng kể đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (với hệ số Estimate = 0,004; Sig. = 0,936); nhưng KTQT lại có tác động tích cực đến chiến lược của doanh nghiệp (với hệ số Estimate = 0,154; Sig. = 0,003) ở ngưỡng tin cậy 95%. Như vậy, chỉ giả thuyết H3a được khẳng định đúng; giả thuyết H3b không được khẳng định đúng. Nói cách khác việc áp dụng KTQT chỉ tác động đến chiến lược, chứ không có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh và cạnh tranh khốc liệt hiện nay, hoạt động quản trị chiến lược trong doanh nghiệp gặp rất nhiều thách thức trước những biến động liên tục từ môi trường kinh doanh. KTQT cung cấp các thông tin thông tin quản trị về chi phí đầu vào cũng như tài chính đầu ra, từ hỗ trợ các nhà quản trị ra các quyết định chiến lược của doanh nghiệp. Như vậy, KTQT tác động trực tiếp đến hoạt động quản trị doanh nghiệp; nhưng không tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Thứ tư, kết quả mô hình SEM, như đã trình bày trên đây, cho thấy: khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 hiện nay không có tác động tích cực đến việc áp dụng KTQT, nhưng có tác động tiêu cực trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, giải thuyết H4b không được khẳng định đúng: KTQT không có vai trò trung gian điều tiết tác động của khủng hoảng dịch bệnh đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, kết quả mô hình SEM cũng cho thấy: CMCN 4.0 tác động cả trực tiếp và gián tiếp đến kết quả kinh doanh thông qua trung gian hoạt động KTQT của doanh nghiệp. Giả thuyết H4a được khẳng định đúng. KTQT có vai trò trung gian điều tiết tác động của CMCN 4.0 đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở ứng dụng khoa học tiên tiến để cải thiện chất lượng các thông tin KTQT. 5. GIẢI PHÁP Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu được, bài viết đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đối với các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam. Cụ thể như sau: 298
  12. 5.1. Giải pháp đối với các doanh nghiệp Thức nhất, các doanh nghiệp cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của KTQT trong mối quan hệ với chiến lược và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đó là cung cấp các thông tin tài chính và biến động tài chính hỗ trợ hoạt động ra các quyết định chiến lược của các nhà quản trị doanh nghiệp. Từ đó, tăng cường sử dụng các thông tin KTQT một cách phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh hiện nay. Thức hai, các doanh nghiệp cần tăng cường và hoàn thiện hệ thống KTQT để thích ứng với những thay đổi của môi trường và duy trì dòng tiền mặt. Trong thời điểm này, KTQT giữ vai trò trung tâm để giám sát và dẫn dắt quá trình phân tích chiến lược của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần thiết kế mô hình KTQT theo quy trình hoạt động tại tổ chức; sắp xếp lại bộ máy kế toán theo hướng kết hợp KTQT và kế toán tài chính. Doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật nhằm cung cấp dữ liệu đáng tin cậy cho KTQT. Thứ ba, cần tích cực ứng dụng công nghệ CMCN 4.0 trong KTQT, hoạch định và điều chỉnh chiến lược nói riêng và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Bằng cách sử dụng các chương trình phân tích nâng cao như phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, IoT, AI…, KTQT có thể phân tích nhanh chóng và chính xác các thông tin chi phí, tài chính cũng như các biến động của các thông tin để cung cấp kịp thời đến các bộ phận ra quyết định quản trị. Các thuật toán sẽ kiểm tra dữ liệu trong mỗi quy trình để từ đó KTQT có được nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy trong việc đo lường các thay đổi của môi trường kinh doanh và ứng dụng dữ liệu lớn trong việc phân tích dự báo. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và công nghệ truyền thông cũng hỗ trợ việc chuyển giao dữ liệu giữa các bộ phận khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp. Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động mà doanh nghiệp có thể sử dụng những công nghệ tiên tiến có chi phí rẻ và khả năng ứng dụng rộng rãi như công nghệ đám mây. Kết nối số hóa trên nền tảng Internet cho phép nhà quản trị và kế toán truy cập nhanh chóng vào các dữ liệu được chia sẻ để có thể kịp thời ra các quyết định điều chỉnh. Do đó, các doanh nghiệp cần trang bị các giải pháp phần mềm như ERP, SCM, BI…trong toàn bộ hệ thống và quy trình làm việc. Thứ tư, các doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu cốt lõi của mình, từ đó tận dụng các nguồn lực hiện có và tiếp thu tiến bộ của thời đại để chuẩn hóa quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Dựa trên những thành quả của CMCN 4.0, doanh nghiệp có thể cải tiến và sáng tạo công nghệ mới, tiến tới tham gia vào chuỗi giá trị hiện đại cũng như nắm bắt cơ hội kinh doanh. 299
  13. Thứ năm, doanh nghiệp cần có biện pháp nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng cho người lao động trong thời đại số. Do đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị nhân lực số và kỹ năng lao động mới cho người lao động thông qua các hoạt động huấn luyện, cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, gia tăng năng suất mà còn hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng dịch bệnh hiện nay. 5.2. Một số kiến nghị Thứ nhất, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng COVID-19 thông qua các gói ưu đãi tín dụng, chính sách ưu đãi thuế trong sản xuất hay các ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ 4.0 nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận thông tin và thị trường, giúp các doanh nghiệp gia tăng cơ hội thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ hai, cần tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở trong thời đại 4.0. Cụ thể, Nhà nước cần ưu tiên cải thiện hạ tầng viễn thông như tốc độ đường truyền Internet, xây dựng mạng viễn thông quốc gia, nâng cấp hệ thống cáp quang. Đồng thời, các cơ quan quản lý cũng cần có chế tài về bảo mật thông tin, dữ liệu để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trên thực tế, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phụ thuộc rất lớn vào đường truyền mạng cũng như các rủi ro về an ninh mạng. Thứ ba, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh đại dịch. Đồng thời, triển khai các thủ tục hành chính điện tử một cách rộng rãi, đảm bảo phù hợp với hệ thống điện tử quốc tế. Thứ tư, Nhà nước cần có các giải pháp để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh CMCN 4.0. Cụ thể, chuyển từ lao động phổ thông sang lao động có chuyên môn, tay nghề; cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo, trong đó chú trọng hướng tới chuẩn mực 4.0. Đồng thời, Chính phủ cũng cần có các chính sách khuyến khích, định hướng về thị trường lao động để bắt kịp với CMCN 4.0, chuyển dịch cấu trúc lao động sang khu vực công nghệ cao. 6. KẾT LUẬN Nền kinh tế toàn cầu đang chịu tác động kép của CMCN 4.0 và khủng hoảng đại dịch COVID-19. Việc ứng dụng và hoàn thiện hệ thống KTQT đóng vai trò quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong môi trường có nhiều biến động, tận dụng nền tảng CMCN 4.0 có thể đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19. Kết quả nghiên cứu của bài viết này đã khẳng định tác động tích cực của CMCN 4.0 đến vai trò của KTQT và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; áp dụng KTQT chỉ tác động đến chiến lược, chứ không có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng 300
  14. thời, KTQT được xác định có vai trò trung gian điều tiết tác động của CMCN 4.0 đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở ứng dụng khoa học tiên tiến để cải thiện chất lượng các thông tin KTQT. Nghiên cứu cũng làm rõ tác động tiêu cực của khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi hoạt động quản trị chiến lược phải linh động trước những biến động khó lường từ môi trường kinh doanh. Từ những kết quả nghiên cứu thu được, bài viết đã đề xuất một số giải pháp thực tiễn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Cụ thể, cần điều chỉnh chiến lược linh hoạt trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, áp dụng mạnh mẽ KTQT nhàm nắm bắt được những biến động môi trường bên trong và bên ngoài, trên cơ sở phát huy ứng dụng CMCN 4.0 vào hoạt động KTQT nói riêng và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Burritt Roger Leonard, Christ Katherine (2016), “Industry 4.0 and environmental accounting: a new revolution?”, Asia Journal of Sustainability and Social Responsibility, Volume 1, December 2016, Pages 23-38. 2. Cadez S., Guilding, C. (2012), “Strategy, strategic management accounting and performance: a configurational analysis”, Industrial Management & Data Systems, Vol. 112 No. 3, pp. 484-501. 3. Kokubu K, Kitada H (2015), “Material flow cost accounting and existing management perspectives”, Journal of Cleaner Production, Volume 108, Part B, Pages 1279- 1288. 4. Langfield-Smith K. (2008), “Strategic management accounting: how far have we come in 25 years?”, Accounting, Auditing & Accountability Journal, vol. 21, issue 2, 204-228 5. Lawrence Paul R., Lorsch Jay W. (1967), Organization and Environment, Managing Differentiation and Integration. Boston: Graduate School of Business Administration, Harvard University. 6. Lee J, Kao H-A, Yang S (2014), “Service Innovation and Smart Analytics for Industry 4.0 and Big Data Environment”, Procedia CIRP, Volume 16, Pages 3-8. Pavlatos Odysseas, Kostakis Hara (2015), “Management accounting practices before and during economic crisis: Evidence from Greece”, Advances in Accounting, Volume 31, Issue 1, Pages 150-164. 7. Piccarozzi Michel, Silvestri Cecilia, Aquilani Barbara, Cagnetti Chiara (2021), “Industry 4.0 tools in innovative European firms: exploring their adoption and 301
  15. communication features through content analysis”, Procedia Computer Science, Volume 180, Pages 414-423. 8. Porter M. (1980), Competitive Strategy. Free Press: New York. Quốc Hội Việt Nam (2015), Luật Kế toán 2015, Quốc Hội Việt Nam, Luật số: 88/2015/QH13. 9. Seele Peter (2016), “Digitally unified reporting: how XBRL-based real-time transparency helps in combining integrated sustainability reporting and performance control”, Journal of Cleaner Production, Volume 136, Part A, Pages 65-77. 10. Tổng cục thống kê (2021), Báo cáo tác động của dịch COVID-19 đến tình hình lao động, việc làm quý IV và năm 2020, Tổng cục thống kê, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/bao-cao-tac-dong- cua-dich-covid-19-den-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-va-nam-2020/ 11. Trương Thị Đức Giang, Nguyễn Hải Hà (2019), “Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến kế toán quản trị doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 7/2019. 12. Van Der Stede W. A. (2011), “Management accounting research in the wake of the crisis: Some reflections”, European Accounting Review, 20(4), 605–623. 13. Widener Sally K (2004), “An empirical investigation of the relation between the use of strategic human capital and the design of the management control system”, Accounting, Organizations and Society, Volume 29, Issues 3–4, Pages 377-399. 302
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2