Sự phát triển và ứng dụng của kế toán quản trị chiến lược trong ngành khách sạn
lượt xem 4
download
Nghiên cứu này thực hiện để đánh giá vai trò của kế toán quản trị chiến lược (KTQTCL) trong ngành khách sạn trên thế giới và thực trạng nhu cầu thông tin của nhà quản trị tại Việt Nam. Tổng cộng có 61 doanh nghiệp (DN) kinh doanh khách sạn tại Việt Nam được chọn làm đối tượng mẫu và dữ liệu được thu thập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự phát triển và ứng dụng của kế toán quản trị chiến lược trong ngành khách sạn
- Sự phát triển và ứng dụng của kế toán quản trị chiến lược trong ngành khách sạn The development and application of strategic management accounting in the hospitality industry ThS. Vũ Thị Thanh Huyền* *Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Nghiên cứu này thực hiện để đánh giá vai trò của kế toán quản trị chiến lược (KTQTCL) trong ngành khách sạn trên thế giới và thực trạng nhu cầu thông tin của nhà quản trị tại Việt Nam. Tổng cộng có 61 doanh nghiệp (DN) kinh doanh khách sạn tại Việt Nam được chọn làm đối tượng mẫu và dữ liệu được thu thập. Nghiên cứu đã chỉ ra được tình hình nghiên cứu về KTQTCL đang lan rộng trên thế giới và có nhiều lợi ích trong lĩnh vực khách sạn, với đặc điểm của ngành là mức độ cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, qua thực trạng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ KTQTCL được áp dụng còn rất khiêm tốn tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhu cầu thông tin nhà quản trị về loại chất lượng thông tin do KTQTCL khá cao cho thấy, trong tương lai cần có các giải pháp để tăng cường sự áp dụng công cụ kế toán quản trị (KTQT) hiện đại này trong thực tế. Từ khóa: kế toán quản trị chiến lược, khách sạn. Abstract This study was conducted to evaluate the role of strategic management accounting in the world's hotel industry and the current state of information needs of administrators in Vietnam. A total of 61 hotel businesses in Vietnam were selected as sample subjects and data were collected. The study has shown that research on strategic management accounting is spreading around the world and has many benefits in the hotel sector, characterized by fierce competition. In addition, through the current state of the research, the research results also show that the level of strategic management accounting being applied is still very modest in Vietnam, however, there is a need for information for managers about the type of information quality. Because strategic management accounting is quite high, it shows that in the future, there needs to be solutions to increase the application of this modern management accounting tool in practice. Keywords: strategic management accounting; hospitality, hotel. JEL Classifications: M40, M41, M49. DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.01202421 1
- 1. Giới thiệu khái quát về KTQTCL Simmonds (1981) định nghĩa, KTQTCL là việc cung cấp và phân tích dữ liệu KTQT về một DN và các đối thủ cạnh tranh của nó để sử dụng trong việc phát triển và giám sát chiến lược kinh doanh, đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao định nghĩa đó và xác định kỹ thuật cốt lõi của KTQTCL. Ví dụ, CIMA (2005) mô tả, KTQTCL như một hình thức KTQT nhấn mạnh việc tập trung vào thông tin liên quan đến yếu tố bên ngoài của đơn vị và cả thông tin phi tài chính, cũng như thông tin được tạo ra trong nội bộ. Bromwich đưa ra mô tả về KTQTCL liên quan đến việc cung cấp và phân tích thông tin tài chính về thị trường sản phẩm của tổ chức, chi phí và cấu trúc chi phí của đối thủ cạnh tranh cũng như giám sát các chiến lược của tổ chức, của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và trong một khoảng thời gian. Theo các tài liệu hiện tại đã đưa ra các kỹ thuật KTQTCL được phân loại theo 5 chủ đề KTQTCL: - KTQTCL chi phí. - KTQTCL về lập kế hoạch chiến lược, kiểm soát và đo lường hiệu quả hoạt động. - KTQTCL về việc ra quyết định chiến lược. - KTQTCL về đối thủ cạnh tranh. - KTQTCL về khách hàng. 2. Đánh giá sự vận dụng KTQTCL trong ngành khách sạn trên thế giới Cho đến nay, trong khi KTQTCL được đánh giá cao trong các lĩnh vực dịch vụ như bệnh viện, giáo dục,… nhưng số lượng các nghiên cứu về áp dụng KTQTCL trong lĩnh vực khách sạn vẫn còn khá hạn chế. Trong dữ liệu Google Scholar, cho đến 2023 mới dừng lại ở 6 tác phẩm nghiên cứu về sự áp dụng KTQTCL trong lĩnh vực khách sạn: Collier, P., & Gregory, A. (1995); Pavlatos, O. (2015); Setiawan, A. S. (2016); Turner, M. J., Way, S. A., Hodari, D., & Witteman, W. (2017); Setiawan, A. S. (2020). Các nghiên cứu liên quan khác, khẳng định tầm quan trọng tăng dần của KTQTCL trong các khảo sát về KTQT nói chung (MA) trong ngành khách sạn không phải là các nghiên cứu riêng biệt về KTQTCL. Hướng nghiên cứu nhiều hơn là các nghiên cứu về từng kỹ thuật cụ thể của KTQTCL và được phát triển trong những năm gần đây nhiều hơn: chủ đề kế toán khách hàng gồm các nghiên cứu: Guilding, C., Kennedy, D. J., & McManus, L. (2001); Carlbäck, M. (2011); McManus, L. (2013); YASIR, M. A., AMIR, A. M., MAELAH, R., & NASIR, A. H. M. (2020); Cengiz, E., Oduncuoglu, F., & Koseoglu, M. A. (2020); kế toán đối thủ cạnh tranh trong nghiên cứu của Anderson, S., & Guilding, C. (2006); kế toán dựa trên hoạt động (ABC) trong khá nhiều nghiên cứu: Dalci, I., Tanis, V., & Kosan, L. (2010); 2
- Vazakidis, A., & Karagiannis, I. (2011); Diavastis, I., Anagnostopoulou, E., Drogalas, G., & Karagiorgos, T. (2016); và một số nghiên cứu về việc áp dụng thẻ điểm cân bằng BSC, thang đo điểm chuẩn - benchmarking và kế toán môi trường trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Các nghiên cứu thực nghiệm về trường hợp áp dụng điển hình KTQTCL (case study) trong ngành khách sạn, phải kể đến là nghiên cứu từ rất sớm so với lịch sử ra đời của KTQTCL của (Collier & Gregory, 1995). Nghiên cứu đã thực hiện tại 6 trường hợp khách sạn điển hình tại nước Anh vào năm 1995 và chỉ ra những kết quả khá quan trọng, ủng hộ cho việc phát triển KTQTCL trong lĩnh vực khách sạn nói riêng và xu hướng KTQTCL lan rộng sang các ngành dịch vụ khác nói chung. Các phát hiện cho thấy rằng, KTQTCL không còn như những gì mà Bromwich và Bhimani mô tả là “thời kỳ sơ khai”, mà đang trở thành một phần không thể thiếu trong các dịch vụ do bộ phận tài chính cung cấp cho những người ra quyết định (Collier & Gregory, 1995). Kết quả khảo sát từ các trường hợp cho thấy, việc áp dụng rộng rãi KTQTCL phù hợp với tính chất cởi mở và tương đối đồng nhất của ngành, cũng như mức độ cạnh tranh cao giữa các tập đoàn khách sạn trên thị trường (Collier & Gregory, 1995). Các kỹ thuật KTQTCL được chỉ ra trong nghiên cứu là lập dự toán dài hạn phục vụ cho kế hoạch chiến lược, phân tích đối thủ cạnh tranh dựa trên báo cáo tài chính và kế toán khách hàng. Tại Indonesia, một khảo sát của Sunarni, C. W. (2015) chung về các kỹ thuật KTQT nói chung áp dụng trong ngành khách sạn cho thấy, ngoài những phương pháp kế toán truyền thống, số lượng các công cụ hiện đại đã được áp dụng trong các khách sạn 4 sao và 5 sao tại quốc gia này cũng cho thấy, dấu hiệu tích cực gồm các phương pháp: đánh giá hiệu quả của đối thủ cạnh tranh (tỷ lệ áp dụng 90.16%); phân tích lợi nhuận khách hàng tỷ lệ áp dụng khá cao (81.97%); tiếp theo là phương pháp chi phí dựa trên hoạt động (75.41%); giám sát vị thế cạnh tranh (70.49%); thang đo điểm chuẩn (60.66%); và thẻ điểm cân bằng (36.07%). Tuy nhiên, quy mô cỡ mẫu của nghiên cứu chỉ giới hạn ở mức thấp (61 khách sạn, trong đó khách sạn 4 sao và 5 sao chỉ chiếm 14/61 khách sạn, còn lại phần lớn là các khách sạn 1 đến 3 sao); với tỷ lệ thấp các khách sạn 4 sao và 5 sao như trên có thể chưa thấy rõ được mức độ áp dụng các kỹ thuật KTQT hiện đại áp dụng đại diện tốt cho cả nền kinh tế. Tại Hy Lạp, Pavlatos là nhà nghiên cứu có nhiều công bố cao nhất về lĩnh vực KTQT trong lĩnh vực khách sạn (Campos et al., 2022). Các nghiên cứu của ông bao gồm nghiên cứu về hệ thống chi phí tại các khách sạn, kế toán theo hoạt động ABC, KTQTCL. 3
- (Pavlatos & Paggios, 2008); (Pavlatos, 2010); (Pavlatos, 2011); (Pavlatos, 2015). Kết quả nghiên cứu thể hiện các kỹ thuật KTQTCL được áp dụng như lập kế hoạch chiến lược, thẻ điểm cân bằng BSC, thang đo điểm chuẩn/benchmarking là các kỹ thuật hiện đại được áp dụng tại các khách sạn Hy Lạp (Pavlatos, O., 2008), bên cạnh các kỹ thuật KTQT truyền thống. Một số ít nghiên cứu khác về KTQTCL trong lĩnh vực khách sạn chỉ đề cập tới một số các yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng KTQTCL, mà chưa khảo sát mức độ áp dụng các kỹ thuật của KTQTCL, cụ thể như: (Setiawan (2016); Turner et al. (2017) và Setiawan (2020). Từ đó, có thể thấy, sự khan hiếm về các nghiên cứu thực nghiệm về KTQTCL trong ngành khách sạn. Như vậy, từ các tài liệu nghiên cứu về KTQTCL và MA cho thấy, các kỹ thuật áp dụng trong lĩnh vực khách sạn ngày càng đóng vai trò quan trọng phương pháp MA đương đại Al-hosban và cộng sự (2021). Thực hành KTQT đương đại là lập ngân sách dựa trên hoạt động, chi phí dựa trên hoạt động, thẻ điểm cân bằng, so sánh chuẩn, phân tích lợi nhuận của khách hàng, giá trị kinh tế gia tăng, chi phí vòng đời sản phẩm, chi phí mục tiêu và chi phí Kaizen (Campos et al., 2022)(Gomes, C.; Arroteia, N.; Lima Santos, L,2011). Từ tổng quan các tài liệu nghiên cứu về KTQTCL trong lĩnh vực khách sạn, tác giả nhận thấy rằng, đặc điểm của KTQTCL trong khách sạn cũng mang những đặc điểm chung theo các khía cạnh nói chung của KTQTCL, bao gồm: hướng đến dài hạn, tập trung vào các yếu tố bên ngoài thị trường (khách hàng và đối thủ cạnh tranh). Tuy nhiên, có một số đặc thù trong ngành khách sạn với đặc điểm đánh giá cao về phản hồi của khách sạn về chất lượng dịch vụ, nhiều chỉ tiêu đo lường đặc thù về hiệu suất hoạt động như Revpar, (Campos et al., 2022). Từ các nghiên cứu tài liệu trong nghiên cứu tổng quan cũng cho thấy, các kỹ thuật KTQTCL được áp dụng nhiều trong lĩnh vực khách sạn được đề cập đến, bao gồm: kế toán đối thủ cạnh tranh, kế toán khách hàng, kế toán chi phí mục tiêu (Collier & Gregory, 1995) (Campos et al., 2022). 3. Vai trò của KTQTCL trong các DN khách sạn Việt Nam Để đánh giá vai trò thông tin của KTQTCL trong các DN khách sạn Việt Nam, tác giả đã gửi phiếu khảo sát tới 80 DN khách sạn tại Việt Nam theo đường email, gặp mặt trực tiếp và điện thoại, số lượng thu về 61 phiếu (tỷ lệ trả lời 76%) và phiếu hợp lệ 61 phiếu. Thứ nhất, tại Bảng 1, về quan điểm áp dụng phương pháp KTQTCL tại các DN được khảo sát, ngoài 02 DN đã áp dụng thì trong đó tỷ lệ mong muốn áp dụng phương pháp này là 54.1%. Như vậy, các DN kinh doanh khách sạn Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều 4
- thách thức của sức ép cạnh tranh và đi tìm con đường, cũng như chiến lược cạnh tranh đúng đắn là bài toán nhiều DN theo đuổi. Bảng 1: Tình hình áp dụng KTQTCL Frequencies Responses Percent of N Percent Cases Đã áp dụng 2 3.3% 3.3% Tình hình áp dụng Chưa áp dụng 26 42.6% 42.6% KTQTCLa Mong muốn áp dụng 33 54.1% 54.1% Total 61 100.0% 100.0% a. Dichotomy group tabulated at value 1. (Nguồn: tác giả điều tra khảo sát và phân tích) Thứ hai, về vai trò thông tin của KTQTCL được các DN kinh doanh khách sạn theo Bảng số 2 dưới đây, đã đánh giá cao nhất với thông tin kế toán khách hàng phục vụ cho các chương trình khách hàng thân thiết và các chính sách marketing thu hút khách hàng. Ngoài ra, các thông tin khác cũng được cho là có nhu cầu cần thiết với DN lĩnh vực khách sạn, gồm: KTQTCL chi phí, KTQTCL lập kế hoạch, kiểm soát và đo lường hiệu quả, KTQTCL cho việc ra quyết định chiến lược. BẢNG 2: THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THÔNG TIN CỦA CÁC NỘI DUNG KTQTCL N Minimum Maximum Mean KTQTCL chi phí 61 3 5 4.24 KTQTCL lập kế hoạch, kiểm soát và 61 3 5 4.37 đo lường hiệu quả KTQTCL cho việc ra quyết định 61 2 5 4.16 chiến lược KTQTCL về khách hàng 61 4 5 4.57 KTQTCL về đối thủ cạnh tranh 61 1 4 3.22 Valid N (listwise) 61 (Nguồn: tác giả điều tra khảo sát và phân tích) 4. Giải pháp vận dụng KTQTCL trong các DN khách sạn Việt Nam trong thời gian tới. Qua các nghiên cứu thực nghiệm về KTQTCL cho thấy, xu hướng áp dụng KTQTCL trên thế giới và đặc biệt là các quốc gia đang phát triển tương tự như Việt Nam cũng gia tăng. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc vận dụng KTQTCL có ý nghĩa lớn để đáp ứng nhu cầu thông tin tốt hơn, hỗ trợ nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn (Oyewo et al., 2023), (Phornlaphatrachakorn & Peemanee, 2020) (Collier & Gregory, 1995), (Dixon, 1998). Do đó, tác giả đề xuất một số giải pháp 5
- để nhằm đưa KTQTCL phát triển rộng hơn trong ngành kinh doanh khách sạn tại Việt Nam. Thứ nhất, các DN khách sạn Việt Nam và các nhà quản trị DN nên chủ động cập nhật và tạo động lực đổi mới các công cụ KTQT hiện đại, tăng cường nhận thức về vai trò của kế toán trong việc tạo lập và cung cấp thông tin hữu ích cho quá trình quản trị chiến lược. Thứ hai, nâng cao trình độ của kế toán viên để nhằm triển khai áp dụng KTQTCL được hiệu quả, vì đây là công cụ KTQT hiện đại và phức tạp hơn so với KTQT truyền thống. Thứ ba, các DN khách sạn Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm áp dụng KTQTCL trong ngành khách sạn tại các quốc gia trên thế giới, vì thực tiễn KTQTCL đã được triển khai áp dụng rất thành công trong ngành này tại các nước trên thế giới. Thứ tư, các trường đại học tại Việt Nam nên đưa nội dung KTQTCL vào giảng dạy và biên soạn giáo trình KTQTCL, để nhằm hiện thực hóa đội ngũ lao động kế toán có chất lượng cao phục vụ cho việc ứng dụng KTQTCL trong thực tế trong thời gian tới. Tài liệu tham khảo Campos, F., Lima Santos, L., Gomes, C., & Cardoso, L. (2022). Management Accounting Practices in the Hospitality Industry: A Systematic Review and Critical Approach. Tourism and Hospitality, 3(1), 243–264. https://doi.org/10.3390/tourhosp3010017 Collier, P., & Gregory, A. (1995). Strategic management accounting. International Journal of Contemporary Hospitality Management, 7(1), 16–21. https://doi.org/10.1108/09596119510078171 Dixon, R. (1998). Accounting for strategic management: A practical application. Long Range Planning, 31(2), 272–279. https://doi.org/10.1016/S0024-6301(98)00011-9 Oyewo, B., Tanvir Hussain, S., & Simbi, C. (2023). Challenges of implementing management accounting innovations: Evidence from the field. Prometheus, 38(4). https://doi.org/10.13169/prometheus.38.4.0399 Pavlatos, O. (2010). The impact of firm characteristics on ABC systems: a Greek-based empirical analysis (pp. 501–527). https://doi.org/10.1108/S1479-3512(2010)0000020020 Pavlatos, O. (2011). Pavlatos, O. (2011). The impact of strategic management accounting and cost structure on ABC systems in hotels. The Journal of Hospitality Financial Management, 19(2), 37-55. (Vol. 19). Pavlatos, O. (2015). An empirical investigation of strategic management accounting in hotels. International Journal of Contemporary Hospitality Management, 27(5), 756–767. https://doi.org/10.1108/IJCHM-12-2013-0582 6
- Pavlatos, O., & Paggios, I. (2008). Management accounting practices in the Greek hospitality industry. Managerial Auditing Journal, 24(1), 81–98. https://doi.org/10.1108/02686900910919910 Phornlaphatrachakorn, K., & Peemanee, J. (2020). Integrated performance measurement as a strategic management accounting approach: A case of beverage businesses in Thailand. In Journal of Asian Finance, Economics and Business (Vol. 7, Issue 8, pp. 247– 257). https://doi.org/10.13106/jafeb.2020.vol7.no8.247 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tăng cường vai trò của Ngân hàng Hợp tác xã trong phát triển bền vững hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam
14 p | 94 | 10
-
Ứng dụng mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (vecm) để phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
12 p | 169 | 9
-
Ứng dụng kế toán quản trị tại các ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam1
10 p | 123 | 8
-
Đánh giá sự phát triển thị trường vốn Việt Nam: Thực tiễn và nhận định rủi ro
14 p | 61 | 7
-
Cơ chế, chính sách tài chính góp phần phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tại Việt Nam: Phần 2
120 p | 9 | 6
-
Hoàn thiện hệ sinh thái phát triển FinTech tại Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo quốc tế)
1014 p | 14 | 6
-
Phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp
12 p | 88 | 6
-
Lý thuyết đại diện vận dụng trong nghiên cứu kế toán quản trị
8 p | 53 | 5
-
Năng lực số ứng dụng - môn học nền tảng cho phát triển năng lực số của sinh viên Học viện Ngân hàng
7 p | 8 | 5
-
Mức độ sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
15 p | 24 | 5
-
Bài giảng Tài chính phát triển: Bài 12 - Nguyễn Tấn Thắng
17 p | 213 | 4
-
Cơ chế thuyết phục lạm phát: Lý thuyết và triển vọng ứng dụng tại Việt Nam
7 p | 50 | 3
-
Vai trò và ứng dụng của Fintech trong lĩnh vực Tại chính - Ngân hàng hiện nay
6 p | 33 | 3
-
Ứng dụng robo-advisor để phát triển hoạt động của các công ty quản lý quỹ tại Việt Nam
13 p | 12 | 3
-
Điều tra thói quen sử dụng ứng dụng điện tử trong thanh toán của người Việt
14 p | 25 | 3
-
Nghiên cứu các giải pháp phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
6 p | 6 | 2
-
Công nghệ tài chính: Thực trạng và giải pháp phát triển
7 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn