intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ tài chính: Thực trạng và giải pháp phát triển

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Công nghệ tài chính: Thực trạng và giải pháp phát triển" một mặt đánh giá thực trạng phát triển của Fintech và hệ sinh thái cho sự phát triển của Fintech tại Việt Nam đồng thời đúc kết các kinh nghiệm ứng xử và quản lý của các nhà hoạch định chính sách của một số nước công nghệ tài chính hàng đầu để đưa ra những gợi mở chính sách nhằm tận dụng những thế mạnh công nghệ trong lĩnh vực tài chính tạo sức bật cho nền kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ tài chính: Thực trạng và giải pháp phát triển

  1. CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TS. Vũ Nhữ Thăng1, Hoàng Thị Mơ2 Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính trên thế giới đã đem lại nhiều lợi ích và cơ hội cho người tiêu dùng tài chính, doanh nghiệp, phát triển tài chính toàn diện, tái định hình lại lĩnh vực tài chính ngân hàng song cũng đem lại không ít những thách thức đối với các cơ quan quản lý khi vừa muốn thúc đẩy đổi mới sáng tạo vừa muốn kiểm soát rủi ro, bảo mật an toàn tài chính quốc gia. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc chủ động chuẩn bị những nền tảng cần thiết một mặt sẽ hạn chế được những thách thức nói trên song vẫn tận dụng những lợi ích to lớn mà Fintech đem lại như giảm chi phí của nền kinh tế quốc gia một cách hiệu quả; kết nối giám sát, các công ty công nghệ, nền kinh tế thực và các tổ chức R&D để hình thành một nền kinh tế kỹ thuật số, giúp cải thiện mục tiêu của các chính sách tài chính, giảm chi phí tài chính và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Bài viết này một mặt đánh giá thực trạng phát triển của Fintech và hệ sinh thái cho sự phát triển của Fintech tại Việt Nam đồng thời đúc kết các kinh nghiệm ứng xử và quản lý của các nhà hoạch định chính sách của một số nước công nghệ tài chính hàng đầu để đưa ra những gợi mở chính sách nhằm tận dụng những thế mạnh công nghệ trong lĩnh vực tài chính tạo sức bật cho nền kinh tế. 1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FINTECH TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ THÁCH THỨC 1.1. Sự phát triển của Fintech tại Việt Nam trong những năm gần đây Fintech chính thức xuất hiện tại Việt Nam năm 2008 là hoạt động thanh toán và hiện nay các lĩnh vực hoạt động của nó đã đa dạng hơn nhiều. Từ năm 2015, với sự phát triển của các công ty hoạt động trong lĩnh vực trung gian thanh toán, thị trường fintech Việt Nam bắt đầu có những bước phát triển mạnh mẽ, dần trở thành một tín hiệu đáng chú ý đối với các ngân hàng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Đặc biệt, sự đổi mới liên tục của Fintech đã có tác động đáng kể đến ngành dịch vụ tài chính và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh nhẹn và bền vững. Năm 2021, Phó Thủ tướng đã ký quyết định phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và mới đây, cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, đây là tín hiệu mạnh mẽ mở đường cho các nhà đầu tư Fintech tại Việt Nam. Hoạt động Fintech tại Việt Nam tăng trưởng nhanh, trong đó chủ yếu là thanh toán số và tài chính cá nhân. Thị trường Fintech Việt Nam đạt 4.4 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2017 và đạt khoảng 7.8 tỷ USD vào năm 2020. Dự báo năm 2023, quy mô giao dịch hai lĩnh vực chủ đạo thanh toán số và tài chính cá nhân sẽ lần lượt đạt 19,4 tỷ USD và 4,4 tỷ USD. Số lượng người dùng Fintech cũng tăng nhanh từ khoảng 34,2 triệu người dùng năm 2018 lên 57,6 triệu người dùng đến hết năm 2022 và khoảng 63 triệu người cuối năm 2023. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số lượng công ty Fintech trong nước đã tăng gấp 4 lần từ 39 công ty vào cuối năm 2015 lên hơn 144 công ty vào năm 2018 và ở mức 262 công ty vào 1 Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia 2 Chuyên viên Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Email: moth@nfsc.gov.vn
  2. 752 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM tháng 9/2022. Trong đó, không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng, các công ty Fintech tại Việt Nam cũng đã mở rộng, cạnh tranh với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như: bất động sản, bảo hiểm, chấm điểm tín dụng, định danh số,…v.v. Các lĩnh vực của hệ sinh thái fintech của Việt Nam bao gồm: trung gian thanh toán (ví điện tử), tài chính cá nhân, cho vay ngang hàng (p2p lending), công nghệ bảo hiểm, ngân hàng số, điểm tín dụng, gọi vốn cộng đồng,.. Việt Nam vẫn là một trong những thị trường hấp dẫn nhất trong khu vực đối với các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực fintech, và tiềm năng tạo giá trị là rất lớn. Việt Nam có cơ hội phát triển Fintech rất lớn nhờ các yếu tố: (i) dân số hơn 96,2 triệu người, trên 65,6% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn. (ii) Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản ngân hàng tính đến 2018 đạt 45,8 triệu người, chiếm 63%. (iii) Việt Nam có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh đạt trên 70%, tạo ra thói quen không dùng tiền mặt của người dân (Nextrans, 2023). Thêm vào đó, ví điện tử và mã QR đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến đối với nhiều người Việt Nam hiện nay. Việt Nam gần đây đã vượt qua các quốc gia phát triển như Anh, Đức và Hoa Kỳ, về tỷ lệ thâm nhập về thanh toán POS di động. Theo Statista (2023b), giá trị thanh toán số của Việt Nam sẽ đạt 24,12 tỷ USD, đứng thứ 3 trong Đông Nam Á, vượt qua Singapore và Malaysia trong năm 2023. 51 triệu người sử dụng điện thoại thông minh (chiếm 55% dân số). 50 triệu người sử dụng Internet (chiếm khoảng 52% dân số) Mạng điện thoại di động 3G/4G phủ khắp cả nước với ba nhà mạng lớn là Viettel, Mobile và Vinaphone. Tuy nhiên, Việt Nam hiện tại vẫn đi sau các nước trong khu vực Đông Nam Á với độ phủ của các dịch vụ tài chính - ngân hàng chính thức chỉ ở 59% so với 86% của Thái Lan và 92% của Malaysia (Báo cáo của Solidiance 5/2018). 1.2. Một số rào cản, thách thức đối với sự phát triển của Fintech tại Việt Nam Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nghị quyết 52 cũng chỉ rõ phải: “Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm. Nghiên cứu, xây dựng các khu thử nghiệm dành cho doanh nghiệp công nghệ theo mô hình tiên tiến của thế giới. Thực hiện định danh, công nhận, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cơ sở hạ tầng, pháp lý cho sự phát triển của Fintech tại Việt Nam vẫn tồn tại nhiều vấn đề, cụ thể: Chưa có những khuôn khổ pháp lý và sự hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Khuôn khổ pháp lý cho Fintech tại Việt Nam hiện nay chủ yếu dưới hình thức một số đề án mang tính vĩ mô (Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025; Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế; Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020; Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo…) và một số quy định về thanh toán. Các loại hình dịch vụ Fintech thông dụng như dịch vụ ngân hàng di động, ví điện tử, sàn giao dịch cho vay ngang hàng (P2P), quản lý đầu tư thụ động, giao dịch tiền ảo, gọi vốn cộng đồng, công nghệ Blockchain…hầu như chưa có khuôn khổ pháp lý quy định rõ về bản chất sản phẩm, dịch vụ, các tiêu chuẩn của sản phẩm/dịch vụ. Mô hình hoạt động, địa vị pháp lý,
  3. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 753 các điều kiện thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp Fintech còn chưa được quy định. Các quy định pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm tài chính, bảo vệ thông tin cá nhân nằm rải rác ở nhiều bộ luật và chưa được triển khai hiệu quả trong thực tế… Việc chưa có quy định pháp lý, nhưng vẫn có sự tăng trưởng nhanh trong hoạt động của các công ty Fintech này tại Việt Nam cho thấy khoảng trống chính sách đang khá lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính khi số lượng người tham gia vào các Fintech ngày càng gia tăng trong tương lai. Về cơ chế thử nghiệm, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 999/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, trong đó giao NHNN nghiên cứu, xây dựng đề án cơ chế quản lý thử nghiệm (sandbox) cho hoạt động fintech, nghiên cứu cơ chế thí điểm hoạt động cho vay ngang hàng. NHNN cho biết đã trình đề án vào tháng 5-2019, sau đó Thủ tướng chỉ đạo NHNN tiếp tục phối hợp với các bộ Công an, Thông tin - Truyền thông và Tư pháp để hoàn thiện. NHNN đã trình lại đề án lần thứ 2 và chờ Chính phủ xem xét. Đồng thời, Chính phủ cũng giao NHNN chủ trì phối hợp các bộ, ngành xây dựng cơ chế lĩnh vực cho vay ngang hàng, sớm trình Chính phủ. Trên thế giới thời gian thử nghiệm sandbox cho fintech thông thường 6 tháng, còn tại Việt Nam, Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết quá trình này có thể 1-2 năm, tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nguyên nhân cơ chế còn chậm chủ yếu do cơ quan quản lý còn nhiều thận trọng. Trước tình hình đó, DN hoạt động trong lĩnh vực fintech vẫn tiếp tục ở trong tình trạng chờ hành lang pháp lý. Đến nay khuôn khổ pháp lý đối với Fintech - đặc biệt là quy định về quy chế quản lý - chưa có, cũng chưa có luật, nghị định quy định nào chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý, giảm sát lĩnh vực này hoặc ngân hàng nhà nước. Ngoại trừ hoạt động Fitnech trong thanh toán đã được hoàn thiện năm 2011-2012, các lĩnh vực khác chưa có khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh. Hoạt động Fintech đang gặp nhiều thách thức, nhất là về rào cản pháp lý để bảo vệ quyền lợi cơ bản cho khách hàng. Vì thế, các chính sách, quy định điều chỉnh Fintech thường tập trung vào việc ngăn chặn việc Fintech bị sử dụng cho các hoạt động bất hợp pháp. Một số chính sách hiện nay định hướng siết chặt quản lý, kiểm soát đối với Fintech. Cụ thể, nghị định thay thế Nghị định 101/2012 của Chính phủ giới hạn đầu tư nước ngoài vào Fintech ở mức 30% hoặc 49%. Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 39 áp hạn mức giao dịch theo ngày và theo tháng đối với ví cá nhân lần lượt là 20 triệu và 100 triệu đồng, với ví tổ chức là 100 và 500 triệu đồng. Đồng thời hạn chế mỗi người chỉ được sử dụng một ví điện tử tại một tổ chức. trong khi đó, thực tế hiện nay Fintech rất cần vốn đầu tư nước ngoài để phát triển, đầu tư cho công nghệ, thị trường, nhân lực. Việc hạn chế đầu tư nước ngoài sẽ kìm hãm sự phát triển của Fintech. Thiếu hụt nguồn nhân sự chất lượng trong lĩnh vực công nghệ nói chung và lĩnh vực công nghệ tài chính ngân hàng nói riêng. Theo báo cáo của Navigos về Thực trạng & Xu hướng tuyển dụng ngành công nghệ thông tin năm 2023, việc cắt giảm nhân sự trong lĩnh vực CNTT tại các doanh nghiệp ảnh hưởng đáng kể đến lực lượng lao động trong ngành. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai thành phố lớn chịu tác động nhiều nhất, với tỷ lệ cắt giảm nhân sự lần lượt là 22,2% và 14,7%. Các vị trí như Software Developer, Tester/QA-QC, và Business Analysis đang nhận được sự quan tâm lớn từ ứng viên và doanh nghiệp. Tuy nhiên, DevOps vẫn là một vị trí khó tuyển dụng nhất, chỉ có 1,1% số lượng ứng viên đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp CNTT sẽ tiếp tục tập trung vào chất lượng tuyển dụng và đặt yêu cầu cao hơn đối
  4. 754 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM với ứng viên, đồng thời ưu tiên những ứng viên có kỹ năng đa nhiệm và kinh nghiệm cao. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự CNTT vẫn còn cao, đặc biệt tại các thành phố lớn 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HỆ SINH THÁI CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FINTECH Nhận thấy những lợi ích và tiềm năng này, các quốc gia với thị trường tài chính phát triển đều hướng đến định vị quốc gia trở thành địa điểm thu hút các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech hàng đầu trên thế giới. Các quốc gia đã và đang xây dựng chiến lược quốc gia, đặt nền tảng khuôn khổ chính sách để hỗ trợ các dịch vụ và doanh nghiệp Fintech phát triển, là tiền đề trong cuộc cạnh tranh địa chính trị khốc liệt nhằm khẳng định sức mạnh trên bản đồ thế giới. Cụ thể, tổng hợp kinh nghiệm của một số nước cho thấy các chính sách, chiến lược phát triển công nghệ fintech thường tập trung vào các vấn đề cốt lõi sau: Thứ nhất, thành lập các trung tâm sáng tạo và tổ chức hỗ trợ Fintech. Nổi bật nhất có thể kể đến là sự hình thành Trung tâm sáng tạo (Innovation hub) nhằm tạo điều kiện giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp Fintech ra thị trường. Ngoài ra nhiều nước đã thiết lập khung quản lý “Regulatory Sandbox”. Các cơ quan quản lý trên khắp thế giới có xu hướng tiếp cận điều chỉnh FinTech một cách cân bằng, có nghĩa là họ có xu hướng thiết kế các lựa chọn nằm giữa các thái cực quy định và cho phép sự linh hoạt, hơn là điều chỉnh can thiệp quá sớm. Đây là cách tiếp cận được khởi xướng bởi FCA Vương quốc Anh1. Đây là một khuôn khổ do cơ quan quản lý khu vực tài chính thiết lập để cho phép thử nghiệm trực tiếp các đổi mới của các công ty tư nhân ở quy mô nhỏ trong một môi trường được kiểm soát (hoạt động theo chế độ miễn trừ trợ cấp đặc biệt hoặc ngoại lệ có giới hạn thời gian khác) dưới sự giám sát của cơ quan quản lý (Jenik và Lauer 2017). Điều này giúp tạo ra một cơ chế năng động, khuyến khích những thay đổi nhỏ trong khuôn khổ pháp lý có sẵn, tạo điều kiện cho hoạt động đổi mới, sáng tạo cũng như các mô hình kinh doanh mới, đồng thởi giảm bớt các gánh nặng tuân thủ pháp lý có thể gây cản trở cho sự phát triển của Fintech. Đồng thời, thiết lập các diễn đàn để tăng cường đối thoại giữa các doanh nghiệp Fintech, các nhà quản lý và giám sát thị trường để chia sẻ tri thức và tìm đến các giải pháp chung giải quyết các vấn đề có liên quan. Năm 2018, Chiến lược phát triển lĩnh vực Fintech 2018 (Fintech Sector Strategy: Securing the Future of UK Fintech), được ban hành với các chính sách và sáng kiến giúp các doanh nghiệp Fintech tháo gỡ khó khăn trong ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, Bộ Tài chính Anh đề cập đến các chính sách hướng tới việc gia tăng cạnh tranh bình đẳng, xóa bỏ các rào cản tăng trưởng và gia nhập thị trường đối với các công ty Fintech. Tại Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản đã cải cách hệ thống chính sách quản lý tạo điều kiện phát triển Fintech và đổi mới sáng tạo thông qua khung quản lý “Regulatory Sandbox”, cho phép các doanh nghiệp thử nghiệm các công nghệ và mô hình kinh doanh mới. Tại Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc cũng chủ trương khuyến khích các nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Blockchain. Theo đó, hình thành các liên kết phát triển Blockchain thông qua thành lập các hiệp hội Blockchain. Chẳng hạn, thành lập các tổ chức như Qianhai International Blockchain Ecosphere Alliance - nhằm hình thành một hệ sinh thái hiệu quả để phát triển công nghệ blockchain và các ứng dụng của nó bằng cách kết hợp Trung Quốc đại lục với các tài năng, công nghệ và vốn quốc tế. Liên minh này bao gồm Microsoft, IBM và Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ ứng dụng của Hồng Kông (ASTRI) với mục tiêu đẩy mạnh việc thương mại hóa 1 Cơ quan Giám sát tài chính Vương quốc Anh.
  5. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 755 nghiên cứu và phát triển Blockchain và thúc đẩy ứng dụng của nó để hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc. Tại Singapore, hiện là thị trường Fintech phát triển số một Đông Nam Á, cộng đồng Fintech ở Singapore đã phát triển nhanh chóng trong 5 năm qua, đã thực hiện Chương trình Sandbox Express vào năm 2019 để thử nghiệm thị trường nhanh hơn đối với các dịch vụ tài chính sáng tạo và thiết lập nhiều cầu nối Fintech với các quốc gia. Ngoài ra, Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) và Quỹ Nghiên cứu Quốc gia tại Văn phòng Thủ tướng Singapore đã cùng nhau thành lập Văn phòng FinTech vào tháng 5 năm 2016. Văn phòng này nhằm mục đích đóng vai trò là văn phòng một cửa cho tất cả các vấn đề FinTech và để quảng bá Singapore như một quốc gia Trung tâm FinTech. Thứ hai, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thông qua xây dựng nền tảng pháp luật cũng như là sửa đổi các quy định để thúc đẩy tăng trưởng và quản lý hoạt động Fintech. Bản chất của Fintech là việc sử dụng dữ liệu lớn hoặc AI để phân tích các dữ liệu và thông tin. Các quốc gia đều cam kết tạo lập một môi trường an toàn để thu thập, chia sẻ và sử dụng dữ liệu (trong đó có dữ liệu cá nhân) một cách an toàn và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, tiêu chí đảm bảo an ninh mạng, phòng chống các cuộc tấn công mạng được ưu tiên hàng đầu tại các quốc gia. Tai Trung Quốc, Các cơ quan lập pháp Trung quốc hiện đang triển khai một khuôn khổ luật nhằm bảo vệ hệ thống dữ liệu của khách hàng trong bối cảnh nhiều lo ngại về vi phạm an ninh dữ liệu tăng lên khá cao. Khung luật pháp này bao gồm những quy định bổ sung thêm của PBoC đối với các tổ chức thanh toán phi ngân hàng, như các biện pháp bảo vệ hiệu quả, hệ thống kiểm soát rủi ro, các biện pháp nhận thức khách hàng (KYC) và việc lưu trữ thông tin nhạy cảm. Tại Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành quy định “Đạo luật Ngân hàng” được sửa đổi vào tháng 5/2016 nhằm khuyến khích các ngân hàng thành lập các công ty con liên quan đến công nghệ thông tin để phát triển các doanh nghiệp Fintech, và yêu cầu các ngân hàng phát triển hệ thống để giới thiệu các giao diện lập trình ứng dụng mở (API). Tháng 4/2017, Nhật Bản đã đưa ra khung pháp lý cho tài sản tiền điện tử. Các doanh nghiệp trao đổi tài sản tiền điện tử được quản lý theo Đạo luật dịch vụ thanh toán (PSA - Payment Services Act). Tháng 6/2019, PSA đã được sửa đổi thêm để tăng cường bảo vệ khách hàng bằng cách đưa ra các quy định chặt chẽ hơn áp dụng cho tài sản tiền điện tử, đưa ra các yêu cầu đăng ký đối với “nhà cung cấp dịch vụ trao đổi tài sản tiền điện tử”. Thứ ba, thành lập các cơ quan quản lý giám sát hoạt động Fintech với cơ chế phối hợp chặt chẽ. Tại Trung Quốc, các cơ quan quản lý chính bao gồm: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) quản lý thanh toán qua Internet (bởi các tổ chức tài chính ngân hàng và các tổ chức thanh toán bên thứ ba); Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) quản lý về huy động vốn và bán quỹ Internet; Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) quản lý về cho vay trực tuyến, bao gồm cho vay trực tuyến P2P, cho vay số tiền nhỏ qua internet và Bảo hiểm Internet. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc đã thành lập các cơ quan chuyên quản lý, giám sát phục vụ cho sự phát triển của Fintech, bao gồm Ủy ban giám sát ngân hàng và công ty thanh toán bù trừ mạng lưới Trung Quốc (China Nets Union Clearing Corporation. Tại Nhật Bản, Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) là cơ quan quản lý chính đối với các sản phẩm và dịch vụ fintech được quản lý theo nhiều quy định tài chính khác nhau. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cũng là cơ quan quản lý đối với một số dịch vụ thanh toán nhất định (ví dụ: thẻ tín dụng hoặc các dịch vụ thanh toán nâng cao khác). Tại Singapore, Chính phủ Singapore đã thành lập cơ quan chuyên trách về Fintech (FintechOffice) gồm nhiều cơ quan chức năng của chính phủ, trong đó có Cơ quan quản
  6. 756 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM lý tiền tệ Singapore (MAS), Cục Phát triển Kinh tế (EDB), Cục Phát triển Truyền thông Thông tin và Cục Phát triển Doanh nghiệp Singapore (ES). 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH Trên cơ sở thực trạng Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam đã có những điều kiện cần thiết và cần tận dụng tối đa lợi thế hiện có về quy mô dân số, kinh tế tăng trưởng nhanh và có lợi thế so sánh về nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin để từng bước đưa những lợi ích mà lĩnh vực Fintech có thể đem lại cho thị trường tài chính – ngân hàng Việt nam nói riêng và cho tăng trưởng kinh tế nói chung đồng thời khuyến khích, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trên cơ sở phù hợp với đặc thù của Việt Nam. Về quản lý vĩ mô, xem xét ban hành cơ chế quản lý thử nghiệm khi chưa xây dựng được một khuôn khổ pháp lý tổng thể. Con người là nhân tố quan trọng hàng đầu, đóng vai trò quyết định đến việc xây dựng hệ sinh thái Fintech. Do đó việc thu hút, đào tạo và hỗ trợ các chuyên gia công nghệ am hiểu về công nghệ số và kiến thức về lĩnh vực tài chính – ngân hàng cần được các cơ quan quản lý ở Việt Nam hướng đến trên cơ sở nghiên cứu mô hình quản lý và kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực. Về khuôn khổ pháp lý và chính sách, cần sớm hoàn thiện hệ sinh thái và khuôn khổ pháp lý, chính sách trong lĩnh vực Fintech, đảm bảo sự phát triển hài hòa của hệ thống tài chính - ngân hàng và lĩnh vực Fintech, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, sự phát triển lành mạnh, bền vững của hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam phụ thuộc không nhỏ vào việc xây dựng thành công một hệ thống các quy định pháp lý đồng bộ và hoàn thiện. Trong thời gian trước mắt, có thể tập trung vào một số vấn đề sau: Một là, quy định rõ các mô hình kinh doanh của công ty Fintech, các loại hình hoạt động của công ty đầu tư và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo trong đó: xác định cụ thể địa vị pháp lý, mô hình tổ chức, hoạt động, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ các bên liên quan. Quy định chi tiết về các điều kiện thành lập và hoạt động, nguyên tắc đầu tư khởi nghiệp sáng tạo của công ty Fintech và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (các yêu cầu về tài chính, người đại diện theo pháp luật của công ty, nguồn nhân lực, điều lệ, tổ chức quản lý và hoạt động đặc biệt là hoạt động cung ứng dịch vụ xuyên biên giới…) Hai là, quy định đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ, thiết lập các tiêu chuẩn của danh mục sản phẩm và dịch vụ để các công ty Fintech hoạt động một cách minh bạch, bao gồm hoạt động cho vay ngang hàng (P2P); các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước trực tuyến cho doanh nghiệp và cá nhân; hoạt động đầu tư, bảo hiểm, tư vấn tài chính, giao dịch bất động sản; phân tích dữ liệu, chấm điểm tín dụng… Ba là, ban hành thống nhất các quy định pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân, quy định về báo cáo đối với các giao dịch điện tử của các dịch vụ tài chính có liên quan đến Fintech đặc biệt các giao dịch xuyên biên giới, phòng chống rửa tiền… Bốn là, ưu tiên xây dựng một cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát cho các công ty Fintech (regulatory sandbox) trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm quốc tế ... Cơ chế quản lý thử nghiệm này cần phân định rõ phạm vi và đối tượng điều chỉnh, tiêu chí xét duyệt và điều kiện tham gia của các tổ chức Fintech, phạm vi và thời gian triển khai thử nghiệm…Sớm ban hành Nghị định về Cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng.
  7. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 757 Năm là, đối với quản lý, giám sát hoạt động Fintech, cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ, chủ động giữa các cơ quan quản lý giám sát tài chính thuộc cả 3 lĩnh vực ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm trong nước và ngoài nước để nhận diện các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn đối với các sản phẩm, dịch vụ tài chính ứng dụng công nghệ Fintech từ đó kịp thời có các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro, bịt các kẽ hở về quy định pháp lý đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng quyền lợi người tiêu dùng. Thúc đẩy vai trò của Ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý tài chính trong quản trị rủi ro và tăng cường môi trường pháp lý nhằm bảo vệ khách hàng và cân bằng giữa sáng tạo đổi mới và ổn định về tài chính. Ở mức độ vĩ mô, những rủi ro liên quan đến công nghệ cần được đánh giá cẩn trọng vì rủi ro công nghệ sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống rất nhanh và hậu quả để lại rất nghiêm trọng. Ở cấp độ vi mô, khả năng quản trị yếu kém và kiểm soát thiếu chặt chẽ sẽ làm tăng rủi ro đối với việc cung cấp dịch vụ tài chính. Ngoài ra còn có những rủi ro hoạt động khác như an ninh mạng, tin tặc tấn công, bảo mật thông tin,… Xác định rõ vai trò của những tổ chức tài chính quốc tế và doanh nghiệp khu vực trong việc giải quyết những thách thức và lỗ hổng. Cần có sự hợp tác để củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ về phần cứng lẫn phần mềm, tăng cường bảo mật dữ liệu, thông tin người dùng, theo dõi chặt chẽ các hoạt động bất hợp pháp xuyên quốc gia./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arner, Douglas W. and Barberis, Janos Nathan and Buckley, Ross P., The Evolution of Fintech. (2015). A New Post-Crisis Paradigm?. University of Hong Kong Faculty of Law Research Paper No. 2015/047; UNSW Law Research Paper No. 2016-62. Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=2676553. 2. Arner, Douglas W. and Barberis, Janos Nathan and Buckley, Ross P., FinTech, RegTech and the Reconceptualization of Financial Regulation (October 1, 2016). Northwestern Journal of International Law & Business, Forthcoming; University of Hong Kong Faculty of Law Research Paper No. 2016/035. Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=2847806. 3. Deloitte (2019). Banking and Capital Markets Outlook 2019 4. Dermine, J. (2016). Digital banking and market disruption: a sense of déjà vu?. FSR FINANCIAL, 17 5. Greg Medcraf (2017). The Fourth Industrial Revolution: Impact on financial services and markets. A speech at ASIC Annual Forum 2017 (Hilton, Sydney) 6. Lee, H.S (2017). Finance in the fourth Insdustrial Revolution: Expected changes and Responses. 7. McKinsey Global Institute (2016), Digital finance for all: Powering inclusive growth in emerging economies, p. 10 . 8. Mohan, D. (2016). How banks and Fintech startups are partnering for faster innovation. Journal of Digital Banking, 1(1), 13-21. 9. McKinsey & Company (2019). Global Banking Practice, Asia-Pacific Banking Review 2019 10. PricewaterhouseCoopers (PCW), (2019). Banking and capital markets trends 2019 - Part of PwC’s 22nd CEO Survey trend series. 11. Sajniv R. Das (2018). FinTech Report “ML, AI, DL in FinTech”. Santa Clara University 12. Manoonkunchai, B (2019). “Regulating and Promoting Fintech”. Bank of Thailand’s report 13. Velde, F. (2016). Money and payments in the digital age: innovations and challenges. FSR FINANCIAL, 103.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2