intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường Fintech tại Việt Nam: Thực trạng và triển vọng tương lai

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Triển vọng tương lai của Fintech tại Việt Nam cũng có nhiều cơ hội và cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Bài viết "Thị trường Fintech tại Việt Nam: Thực trạng và triển vọng tương lai" nhằm đưa ra một số khuyến nghị để phát triển thị trường Fintech Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường Fintech tại Việt Nam: Thực trạng và triển vọng tương lai

  1. THỊ TRƯỜNG FINTECH TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TƯƠNG LAI Nguyễn Tuấn Anh1, Nguyễn Tuấn Quang Tóm tắt: Thị trường Fintech tại Việt Nam đã phát triển và thay đổi nền kinh tế của đất nước một cách đáng kể, đóng góp lớn cho quá trình phát triển và tăng trưởng của đất nước. Dịch vụ và sản phẩm trong thị trường Fintech như thanh toán điện tử, Blockchain và cho vay ngang hàng, ... đang từ từ thích nghi để phù hợp với xu hướng thế giới mới. Mặc dù ý tưởng về Fintech đã xuất hiện trên thế giới từ lâu. Trong giai đoạn từ 2015 đến 2022, thị trường Fintech tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và điểm mạnh về sự tăng trưởng số lượng. Tuy nhiên, chất lượng của thị trường Fintech Việt Nam chưa được cải thiện, còn nhiều bất cập như lừa đảo qua không gian mạng, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa vì không thể trụ được, không đủ nguồn vốn để duy trì hoạt động, ... Trong tương lai, triển vọng của thị trường Fintech tại Việt Nam cũng sẽ đối diện nhiều thách thức. Từ khóa: Fintech; Công nghệ tài chính; Thị trường Fintech; Việt Nam THE VIETNAMESE FINTECH MARKET: SITUATION AND FUTURE PROSPECT Abstract: The Fintech market in Vietnam has been a trend that changes the country’s economy, contributing greatly to the country’s development and growth process. Services and products of the Fintech market such as electronic payments, Blockchain, and peer-to-peer lending are gradually changing to suit new world trends. Although the beginning of Fintech in the world appeared a long time ago, in Vietnam, it was not until 2015 that the concept of Fintech really attracted the attention of consumers and the domestic market. During the period from 2015 to 2022, the Fintech market in Vietnam has achieved many achievements and good marks. However, the development of the Fintech market in recent times has its strengths and weaknesses, both in quantity and quality. In the future, the prospect of the Fintech market in Vietnam will also face many challenges. This article will propose solutions from the Government, competent agencies, Fintech companies and businesses in Vietnam to improve development quality and avoid future risks. Keywords: Fintech, Financial technology, Fintech market, Vietnamese fintech. 1. GIỚI THIỆU Tại Việt Nam, thị trường Fintech ngày càng bùng nổ mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính từ sau năm 2014. Năm 2007, một vài các công ty khởi nghiệp Fintech đã thành lập như Payoo, VNpay, VinaPay, M-Service [Võ Xuân Vinh, 2021]. Số lượng công ty Fintech của nước ta năm 2015 có khoảng 65 công ty và đã tăng lên 141 công ty vào năm 2020, một mức tăng còn hơi chậm so với các quốc gia Châu Á khác. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đầu năm 2020, tổng giá trị giao dịch thanh toán điện tử tại Việt Nam đã tăng lên 124% so với cùng kỳ năm 2019 [Võ Xuân Vinh, 2021]. Bên cạnh đó, Fintech Việt Nam cũng có nhiều vi phạm hoạt động kinh doanh. Sự phát triển thị trường Fintech tại Việt Nam có nhiều điểm mạnh nhưng cũng có những yếu tố tiêu cực xảy ra. Do vậy, Việt Nam cần đưa ra những những khuyến nghị cần thiết để có thể phát triển thị trường Fintech hơn trong tương lai.  2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tài liệu trong nước Để khái quát về thị trường Fintech Việt Nam, tác giả Van Thien Hao (2020) đã khái quát về hệ sinh thái Fintech và các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam. Tác giả Trần Hoàng Trúc Linh và Dương 1 Viện Nghiên cứu Thị trường và Thể chế nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Emai: Tuananhueb@gmail.com
  2. 650 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Quỳnh Nga (2018) cũng nghiên cứu về cơ hội và thách thức của các công ty Fintech. Tác giả Phạm Thị Huyền (2019), tác giả Dương Tấn Khoa (2018) đã nghiên cứu về cơ hội và thách thức của Fintech. Tác giả Nguyễn Thị Trang (2021) cũng nghiên cứu tổng quát mọi khía cạnh của thị trường Fintech và những tác động của Fintech tới dịch vụ tài chính - ngân hàng. Tác giả Hoàng Đức Sinh và tác giả Đào Duy Tùng (2021) đã đưa ra những tác động của Fintech đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tác giả Đào Mỹ Hằng và cộng sự (2022) đã nghiên cứu những lợi ích, vai trò của ví điện tử đem lại cho nền tài chính của Việt Nam. Bài báo của tác giả Nguyễn Hải Yến (2019) đã nghiên cứu tập trung về các luật và quy định của Việt Nam về thị trường này. Tác giả Kiều Hữu Thiện (2021) đã tập trung làm rõ các đặc điểm cũng như sự phát triển nhanh chóng của Fintech. Để cho thấy được các hoạt động về thị trường Fintech, tác giả Dang Thi Ngoc Anh (2018) cho thấy các quá trình kinh doanh, thể chế tài chính, công nghệ, doanh nghiệp và các giải pháp cần thiết cho hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam. Bài nghiên cứu của tác giả Vũ Cẩm Nhung và Lại Cao Mai Phương (2020) đã cung cấp nhiều thông tin liên quan đến sự phát triển, xu hướng hợp tác giữa Fintech và ngân hàng trong tương lai. Tác giả Thuy T. Dang và tác giả Huong Quynh Vu (2020) đã cho thấy được các thông tin tổng quan nhất về hệ sinh thái Fintech Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Điệp và Nguyễn Thị Kim Tiên (2022) đã nghiên cứu về thực trạng phát triển và đặc điểm của hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam. Tác giả Phùng Đức Cường và cộng sự (2022) cho thấy Blockchain đem lại những tác động tích cực và tiêu cực đến đời sống xã hội và các ngành như bất động sản, tài chính, sản xuất của Việt Nam. Việc đánh giá về thị trường Fintech cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Luận văn thạc sĩ của Trần Vũ Thuý Hằng (2021) đã đánh giá thực tiễn hoạt động cho vay ngang hàng này ở nước ta. Bài nghiên cứu của giả Trần Thị Xuân Anh và cộng sự (2020) đã cho thấy trực trạng phát triển của tiền mã hoá Cryptocurrency tại Việt Nam và xu hướng phát triển của đồng tiền mã hoá trong tương lai. Tác giả Đặng Thị Ngọc Lan (2018) đã cho thấy đánh giá về lịch sử hình thành của Fintech 1.0 cho đến thời điểm hiện tại. 2.2. Tài liệu nước ngoài Đối với các đặc điểm của thị trường Fintech, tác giả Vijai (2019) đã khái quát rất rõ về đặc điểm thị trường Fintech. Ngoài ra tác giả Vijai cũng chỉ ra những triển vọng tương lai của Fintech tại Ấn Độ về blockchain, thanh toán điện tử, lĩnh vực bảo hiểm và nhiều lĩnh vực khác với những sự đánh giá có cơ sở.  Để đánh giá các tác động của thị trường Fintech đối với các lĩnh vực khác, Xavier Vives (2017) đã tập trung nghiên cứu về tác động của Fintech đối với cấu trúc thị trường ngân hàng. Tác giả Maja Pejkovska (2018) đã tập trung khai thác khía cạnh tác động tiêu cực nhiều hơn như giảm sự tin tưởng, tăng nghi ngờ đối với hệ thống tài chính. Bài nghiên cứu của tác giả Taisiia Zinakova (2020) đã nêu lên những điểm nổi bật và tác động của của thị trường Fintech tại các nước Bắc Âu. Cuốn sách của tác giả Paolo Sironi (2016) nêu ra các đặc điểm của thị trường công nghệ tài chính từ thời kỳ thô sơ cho đến thời đại xã hội mới.  Về việc so sánh với các quốc gia khác nhau, bài nghiên cứu do tác giả Leon Andretti Abdillah (2019) đã khái quát về sự phát triển thị trường công nghệ tài chính và những công ty khởi nghiệp Fintech tại Indonesia. Bài nghiên cứu của tác giả Vijai và tác giả P. Rajeswari (2021) nghiên cứu về tỷ lệ thanh toán, tài chính, bảo hiểm của Ấn Độ và các quốc gia khác. Bài nghiên cứu của tác
  3. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 651 giả Jun Gao (2022) đã so sánh giữa rủi ro, các công ty tài chính và thể chế tài chính, … của Fintech tại 2 quốc gia. Tác giả Yiping Huang (2020) cho thấy FinTech đã và đang chuyển đổi bối cảnh tài chính tại Trung Quốc. 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1. Các sản phẩm của Fintech Trên thế giới có rất nhiều loại hình sản phẩm của Fintech: Dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử là một sản phẩm phổ biến nhất của Fintech. Cho vay ngang hàng Peer to Peer (P2P lending) là một hình thức cho vay trực tuyến thông qua Internet. E-banking là một lĩnh vực khá phổ biến trong Fintech. Huy động vốn từ cộng đồng là lĩnh vực phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. Blockchain - chuỗi công nghệ khối và Cryptocurrency - tiền mã hoá cũng là 1 trong các sản phẩm nổi bật của Fintech. Ngoài ra Fintech còn có một số các sản phẩm khác cấu thành như: công nghệ bảo hiểm, cho vay cá nhân, đầu tư tích luỹ, huy động đầu tư, quản lý tài sản, hệ thống phần mềm quản lý bán hàng POS. Tại Việt Nam thì Fintech sẽ tập trung nhiều vào lĩnh vực thanh toán bằng ví điện tử, E-banking, cho vay ngang hàng P2P. 3.2. Lịch sử phát triển của thị trường Fintech Có thể chia lịch sử hình thành của Fintech ra làm 3 giai đoạn phát triển quan trọng chính. Giai đoạn Fintech 1.0 (khoảng những năm 1866 - 1987): Sự xuất hiện của công nghệ tài chính đã có từ trước giai đoạn này, khi máy in tiền được phát minh ra. Giai đoạn Fintech 2.0 (khoảng những năm 1987 - 2008): Đây là giai đoạn Fintech phát triển mạnh mẽ hơn nhờ vào những dịch vụ mới. Giai đoạn Fintech 3.0 (khoảng những năm 2009 đến nay): Cho tới thời điểm hiện tại thì Fintech vẫn luôn phát triển rất mạnh mẽ. 3.3. Vai trò của thị trường Fintech đối với kinh tế xã hội Fintech đã đem lại rất nhiều điều tích cực cho lĩnh vực kinh tế thế giới nói chung và tài chính nói riêng. Nhờ có sự sáng tạo và những đổi mới trong công nghệ, Fintech giúp giảm chi phí và thời gian thực hiện các giao dịch tài chính, làm các quá trình giao dịch nhanh chóng hơn. Fintech cũng giúp mở rộng sự tiếp cận nguồn tài chính cho người tiêu dùng. Fintech tạo ra nhiều các sản phẩm khác nhau, tạo sự đa dạng cho sự lựa chọn của khách hàng. Một vai trò khác giúp các công ty Fintech tạo thêm lợi thế cạnh tranh trên thị trường tài chính là cung cấp dịch vụ nhanh hơn trong quy trình xin vay, phê duyệt và cấp vốn cho khách hàng so với các ngân hàng truyền thống. Ngày nay, FinTech là chìa khóa để duy trì một công ty ổn định, có lãi và có thể mang tính cạnh tranh tốt trên thị trường. Nhìn chung, Fintech đem lại khá nhiều những điều tích cực tới cho nền kinh tế xã hội của các quốc gia thông qua sự đơn giản, thuận tiện, chi phí thấp trong hoạt động kinh tế.  4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Nguồn dữ liệu thứ cấp (là các chỉ số, tỷ lệ, những thông tin liên quan đến các công ty, các lĩnh vực trong Fintech) được tác giả thu thập từ các văn bản, báo cáo của các công ty, dữ liệu thống kê của Chính phủ, các Bộ, ban ngành, các tạp chí và các bài báo trong và ngoài nước. Nguồn dữ liệu thứ cấp này sẽ là những số liệu được công bố công khai, chính xác và được xác thực.
  4. 652 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM 4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Tác giả sẽ phân tích các dữ liệu, kết quả thu được thông qua 2 tiêu chí đánh giá: số lượng và chất lượng. Sau đó sẽ nhận xét những kết quả đó có có phù hợp với thực trạng thị trường Fintech hiện nay hay không. 5. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG FINTECH TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC ĐÁNH GIÁ 5.1. Số lượng người dùng Fintech Thị trường Fintech phát triển tùy thuộc một phần vào số lượng người dùng Fintech tại Việt Nam. Năm 2017, số lượng người dùng Fintech đã đạt khoảng 26.4 triệu người, con số này liên tục tăng đến năm 2022 đã lên tới 68.6 triệu người, gấp gần 3 lần so với năm 2017. Chủ yếu số lượng người dùng Fintech vẫn tập trung ở mảng thanh toán điện tử, gấp nhiều lần so với các sản phẩm khác. Vài năm gần đây, tỷ lệ người sử dụng tài sản kỹ thuật số cũng có dấu hiệu tăng trưởng lên so với thời kỳ trước. Năm 2019 thì tỷ lệ người sử dụng tiền kỹ thuật số tại nước ta đạt khoảng 2.06 triệu người, đến năm 2022 đã tăng lên gấp 4 lần, đạt khoảng 8.01 triệu người. Bên cạnh những sự tăng trưởng thì vẫn còn nhiều người dùng chưa quan tâm tới dịch vụ huy động vốn trực tuyến. Nhìn chung, sự tăng lên của số lượng người dùng Fintech đã cho thấy Fintech ngày càng phổ biến đối với thị trường tiêu dùng tại Việt Nam. Biểu đồ 1. Số lượng người sử dụng Fintech tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2022 (Đơn vị: triệu người) Thanh toán điện tử Đầu tư trực tuyến Huy động vốn trực tuyến Tài sản số Neobanking (Nguồn: Statista) 5.2. Số lượng các công ty Fintech hoạt động Số lượng các công ty Fintech chính là một trong các yếu tố quyết định sự phát triển Fintech. Theo Statista năm 2015, số lượng công ty Fintech là 67 công ty, chiếm số đông là những công ty khởi nghiệp như 1Pay, Momo, Vinapay và dịch vụ giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS như Moca, iBox. Năm 2018, thị trường Fintech Việt Nam có đến 125 công ty [Phạm Thị Huyền, 2019]. Năm 2019, số lượng công ty Fintech ở Việt Nam tăng tới 139 công ty. Ở giai đoạn này, một số công ty quản lý tài sản và bảo hiểm bắt đầu ra mắt thị trường [Nguyễn Hải Yến, 2019]. Đến năm
  5. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 653 2021, số lượng công ty Fintech đã lên tới 156 công ty, lĩnh vực thanh toán vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 24%. Cùng năm 2021, một số dịch vụ mới xuất hiện như: mua trước trả sau, fintech bất động sản [HyperLead, 2022]. Năm 2022, số lượng công ty Fintech lên tới 176 công ty, tăng gần 13%, nếu tính các công ty chưa được cấp phép kinh doanh thì có thể hơn 200 công ty. Ngân hàng số Cake by VPBank đạt giải thưởng “Asian Banking & Finance Awards ABFA” cho sáng kiến hệ thống ngân hàng lõi tốt nhất, ví điện tử Momo được xếp hạng xuất sắc 5 sao tại hạng mục “Giải pháp thanh toán thông minh” của Lễ trao giải Thành phố thông minh Việt Nam [Kiều Hữu Thiện, Phạm Mạnh Hùng, Ngô Văn Đức, 2021]. Dù có sự tăng lên về số lượng nhưng thị trường Fintech còn tồn tại nhiều vi phạm pháp luật. Theo Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam có khoảng 40 công ty cho vay ngang hàng P2P có nguồn gốc từ Malaysia, Indonesia nhưng không rõ cơ sở pháp lý. Nếu tính các công ty chưa đăng ký kinh doanh đầy đủ thì số lượng có thể lên tới 100 công ty P2P [Trần Hoàng Trúc Linh, Dương Quỳnh Nga, 2018]. Hoạt động cho vay ngang hàng P2P đôi khi không hoạt động đúng với đạo đức kinh doanh, lừa đảo, quảng cáo sai các thông tin, áp dụng mức lãi suất rất cao để trục lợi từ người dân [Kiều Hữu Thiện, Phạm Mạnh Hùng, Ngô Văn Đức, 2021]. Có thể thấy, tuy có tăng về số lượng các công ty nhưng chất lượng của từng công ty còn nhiều bất cập. 5.3. Số lượng các thương vụ, dự án và nguồn vốn đầu tư vào Fintech Trong năm 2015, Fintech Việt Nam có đến 130 thương vụ đã được đầu tư, đây cũng là con số đáng kể đối với một thị trường non trẻ như Việt Nam. Theo báo cáo của Solidiance, năm 2016, số vốn đổ vào các công ty Fintech đã đạt 129 triệu USD. Trong đó, ví điện tử Momo nhận được số tiền đầu tư là 28 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2017, số vốn được đầu tư vào thị trường Fintech Việt Nam đã tăng lên 150 triệu USD. Năm 2019, Việt Nam đứng thứ hai trong bảng xếp hạng các quốc gia Đông Nam Á với số vốn được đầu tư chiếm khoảng 36% tổng số vốn đầu tư vào Fintech Đông Nam Á, tăng 32% so với năm 2018. Năm 2018, Số vốn đầu tư vào thị trường Fintech tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 0,4%. Ngoài ra, VNPay đã nhận được khoản tài trợ 300 triệu USD và công ty Momo đã đạt được vốn đầu tư lên tới 500 triệu USD [Nguyễn Hải Yến, 2019]. Theo tạp chí Forbes 2020, Việt Nam đã thu hút tổng nguồn vốn đầu tư vào thị trường Fintech khoảng 7.8 tỷ USD [Đinh Bảo Ngọc, 2022]. Trong năm này, Wee Digital huy động vốn lên tới hàng triệu USD, Axie Infinity huy động khoản tài trợ khoảng 1,5 triệu USD [Fintech Singapore, 2021]. Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á về vốn tài trợ Fintech năm 2021. Trong số 167 thương vụ được hợp tác, có thể kể đến như MB Bank hợp tác với Tổ chức UnionPay, hay như Cake by VPBank với Mambu hợp tác về công nghệ [HyperLead, 2023]. Năm 2022, tổng giá trị đầu tư cho các thương vụ tại thị trường Fintech Việt Nam là 294 triệu USD, khoảng 70% các công ty khởi nghiệp có nguồn vốn từ nước ngoài. Tuy nhiên thì con số này đã giảm hơn rất nhiều so với năm 2021 và các năm trước [Kiều Hữu Thiện, Phạm Mạnh Hùng, Ngô Văn Đức, 2021]. 5.4. Tỷ lệ thanh toán điện tử Đối với Fintech tại Việt Nam, thanh toán điện tử, bao gồm cả thanh toán qua các kênh Internet và di động đều đạt được những tỷ lệ cao. Năm 2016, tổng giá trị thanh toán qua thiết bị di động tại Việt Nam là 16 tỷ USD, tương đương khoảng 375 nghìn tỷ đồng. Năm 2017, có hơn 35 triệu lượt người dùng mua sắm trực tuyến, tuy nhiên thì tỷ lệ này của Việt Nam vẫn còn thấp so với
  6. 654 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Á [Dương Tấn Khoa, 2018]. Năm 2018, thanh toán qua các kênh Internet và di động đạt tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với năm 2017 với tỷ lệ tăng thêm 18.5% số lượng giao dịch, còn giá trị tăng thêm 169.5%. Đối với giao dịch qua di động, số lượng giao dịch quý I năm 2019 đã tăng thêm 97.7%, còn tổng giá trị đạt 232.3% so với cùng kỳ năm 2018. Việt Nam vượt qua Singapore và Malaysia trong việc tăng trưởng hoạt động thanh toán điện tử. Tuy nhiên, năm 2019, theo Ngân hàng Thế giới, số giao dịch điện tử ở Việt Nam là 4,9%, đây là con số thấp so với tỷ lệ 59.7% ở Thái Lan, 89% ở Malaysia và 26.1% ở Trung Quốc. Còn đối với thanh toán qua Internet năm 2020 thì Việt Nam đạt khoảng 475.3 triệu giao dịch, tăng khoảng 13.3%, tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 27.7 triệu đồng, tăng 24.8% so với năm 2019. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2019, số lượng giao dịch qua thẻ là 310.4 triệu giao dịch, đến năm 2020, tăng thêm 16.7%, đạt 362.2 triệu giao dịch. Hết tháng 11 năm 2022, thanh toán điện tử đạt hơn 6.6 tỷ giao dịch với tổng trị giá đạt hơn 192 triệu tỷ đồng, tăng hơn 85.6% về số giao dịch và hơn 31.39% về tổng giá trị. Còn hình thức giao dịch qua di động đã tăng thêm 92.3% về tổng giá trị, khoảng 39.4 triệu tỷ đồng. Năm 2015, Việt Nam có tổng giá trị giao dịch qua ví điện tử là 0.9 tỷ USD. Năm 2016 đạt 1.4 tỷ USD giá trị giao dịch, năm 2017 đạt 2.3 tỷ USD, năm 2018 đạt 4.9 tỷ USD. Năm 2019, giá trị thanh toán qua ví điện tử đã vượt hơn 10 tỷ USD. Trong khoảng 4 năm gần đây, số lượng người dùng ví điện tử tăng mạnh, từ khoảng 12.3 triệu người dùng vào tháng 10 năm 2018 đến 41.3 triệu người dùng vào tháng 10 năm 2022, tăng khoảng 330%. Theo các chuyên gia nhận định, tỷ lệ sử dụng ví điện tử ở Hàn Quốc, Trung Quốc đều trên 70%, còn ở Việt Nam mới chỉ vượt qua 20%, thấp hơn so với các quốc gia châu Á khác [Đan Thanh và Phúc Thịnh, 2022]. Cuối năm 2021, ví điện tử Momo đã bị Bộ Tài Chính yêu cầu chấm dứt hành vi mua hộ vé số “1 đặt 70” vì vi phạm hoạt động kinh doanh. Việc đảm bảo an ninh mạng cho Việt Nam trong thị trường Fintech còn chưa được hoàn thiện, bởi từ năm 2021 đến đầu năm 2022, tại Việt Nam đã ghi nhận hơn 12.300 cuộc tấn công mạng internet, trong đó có ví điện tử. Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2022, Việt Nam đã ghi nhận hơn 5 triệu vụ án tấn công lừa đảo trực tuyến [Tạp chí Tài Chính, 2019]. 5.5. Tỷ lệ cho vay ngang hàng P2P Cho vay ngang hàng P2P là lĩnh vực chiếm thị phần lớn tại thị trường Fintech tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2016 với các công ty P2P có tên tuổi như: Tima, Mobivi. Đến hết năm 2017 thì Tima có hơn 1,000 đơn xin cho vay mới. Năm 2019, tổng số khách hàng của Tima lên tới 800,000 khách hàng với tổng luỹ kế đạt hơn 15 nghìn tỷ đồng. Vào năm 2019, khoảng 40 nền tảng cung cấp các dịch vụ cho vay cá nhân trực tuyến như: Tima, HuyDong, Tietkiemonline đã tiếp cận với người dân Việt Nam. Năm 2017, theo Solidiance, cho vay ngang hàng tại Việt Nam ước đạt mức 4.4 tỷ USD về tổng giá trị. Đến năm 2020, con số đã tăng lên khoảng 7.8 tỷ USD, gần gấp đôi so với năm 2017. Những năm gần đây, hoạt động P2P đạt tỷ lệ tăng trưởng cao, khoảng 35% đến 50%, tạo ra sự phát triển khá tốt [HyperLead, 2022]. Theo Tổ chức Ngân hàng Thế giới năm 2018, một khảo sát được thực hiện tại 6 nước châu Á là Indonesia, Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines và Malaysia về hiệu quả hoạt động bảo vệ các khách hàng đã cho thấy nhiều chương trình như: xử lý khiếu nại, báo cáo, chống rủi ro tiêu dùng chưa được áp dụng hiệu quả tại Việt Nam, hệ thống pháp luật quản lý hoạt động P2P không chặt chẽ, dẫn đến nhiều bất cập xảy ra [Trần Hoàng Trúc Linh, Dương Quỳnh Nga, 2018]. Cuối
  7. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 655 tháng 5 năm 2022, việc vay tiền qua ứng dụng lên đến 5,000 tỷ bị công an phá án đã gây thiệt hại lớn đối với người dân tại Hà Nội [Phạm Anh Tuấn, 2023]. 5.6. Tỷ lệ huy động vốn cộng đồng   Huy động vốn cộng đồng cũng là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy thị trường Fintech, bắt đầu hoạt động tại nước ta từ khoảng năm 2016. Theo Statista, từ năm 2017 đến năm 2020, tỷ lệ huy động vốn cộng đồng tăng lên đồng đều. Giá trị giao dịch của huy động vốn cộng đồng năm 2017 đạt 1.6 triệu USD, mỗi năm đều tăng thêm 0.1 đơn vị, đến năm 2020, Việt Nam đã đạt giá trị giao dịch đến 1.9 triệu USD [HyperLead, 2022]. Theo đó, tổng số tiền tài trợ trung bình cho mỗi dự án, chiến dịch gọi vốn cộng đồng tại cũng tăng lên theo từng năm. Năm 2017, số tiền trung bình cho mỗi chiến dịch là khoảng 579 USD, tăng trung bình khoảng 40 USD/ năm. Đến năm 2021, số tiền trung bình mỗi chiến dịch đã đạt khoảng 735 USD. Sự tăng lên này cho thấy lĩnh vực huy động vốn cộng đồng đang ngày càng được quan tâm và phổ biến trong thị trường Fintech.  Biểu đồ 2. Trung bình số tiền cho mỗi chiến dịch huy động vốn tại Việt Nam (Đơn vị: USD) (Nguồn: Statista) 5.7. Công nghệ chuỗi khối Blockchain và tiền mã hoá Cryptocurrency Thị trường Bitcoin Việt Nam có hơn 74,000 người sử dụng và đăng ký với khối lượng giao dịch rất lớn, thuộc top 3 Đông Nam Á. Số người tham gia thị trường này năm 2016 đạt khoảng 30,000 người và tăng lên khoảng 60,000 người năm 2017. Năm 2017, bình quân giá trị giao dịch tiền mã hoá hàng tuần đạt khoảng 300 triệu đồng. Năm 2018, giá trị giao dịch bình quân đạt khoảng 3.7 tỷ đồng, tuy nhiên năm 2019 đã xuống khoảng 2 tỷ đồng và năm 2020 giảm xuống còn khoảng 1 tỷ đồng. Việt Nam đã tăng trưởng 881% so với năm 2020, vượt qua Mỹ, Ấn Độ hay các nước lớn khác để đứng trên bảng xếp hạng chỉ số chấp nhận tiền ảo [Trần Vũ Thuý Hằng, 2021]. Trong năm 2021, Việt Nam có rất nhiều các thành tựu ấn tượng như: xếp hạng nhất về chỉ số tiếp nhận tiền mã hoá, đứng đầu về chỉ số sở hữu tiền mã hoá với tổng 41% người sở hữu. Năm 2022, các dự án cryptocurrency của nước ta đã kêu gọi được số vốn đầu tư khoảng 170 triệu USD. Trong top 200 tổ chức và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hoạt động trên nền tảng Blockchain trên toàn cầu thì có 7 doanh nghiệp do người Việt Nam sáng lập.  Đối với thị trường Cryptocurrency tại Việt Nam, thông thường 4 năm sẽ là một chu kỳ, có nhiều dự án nổi bật, bùng nổ và sau khi kết thúc chu kỳ thì các dự án đó có thể sẽ ngừng hoạt động. Theo Hiệp hội Blockchain Việt Nam, trong năm 2022, có đến 20 dự án Blockchain bị báo cáo lừa đảo và không thể ra mắt, 70% số đó là các dự án của Việt Nam. Các dự án Blockchain và
  8. 656 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Cryptocurrency của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi xu hướng của thế giới, điều này có thể khiến thị trường tăng trưởng quá mạnh, làm vỡ bong bóng Blockchain tại Việt Nam, trong năm 2022 đã có nhiều dự án vỡ và phải cắt giảm hoạt động của mình.  5.8. Một số khía cạnh khác của Fintech Việt Nam Ngoài những mảng trên, thị trường Fintech Việt Nam cũng còn có nhiều mảng nổi bật khác cũng góp phần trong sự phát triển trong những năm gần đây. Lĩnh vực quản lý tài sản đã bắt đầu được đẩy mạnh từ năm 2021 với nhiều công ty được thành lập như AnFin, BUFF. Nguồn vốn đầu tư vào các công ty cung cấp dịch vụ quản lý đầu tư ngày càng nhiều trong 2 năm vừa qua. Mua trước trả sau cũng là lĩnh vực đang có sức hút tại Việt Nam. Những khía cạnh này đều đóng góp một phần vào sự phát triển của thị trường Fintech tại Việt Nam trong những năm gần đây.   6. TRIỂN VỌNG TƯƠNG LAI Từ năm 2023 đến năm 2030, thị trường Fintech tại Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng và là một trong những thị trường có sự tăng trưởng, đem lại lợi ích cho kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, những thách thức như: lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, ăn cắp thông tin, ... vẫn sẽ còn tiếp diễn cùng nhiều rủi ro khác, làm chậm phát triển Fintech. 6.1. Cơ hội cho thị trường Fintech tại Việt Nam Thứ nhất, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam sẽ có được đội ngũ nhân lực trẻ mới trong tương lai am hiểu về công nghệ mới hiện đại, có thể bắt kịp xu hướng với thế giới. Thứ hai, công nghệ Blockchain đang là một lĩnh vực được quan tâm nhiều ở thị trường Việt Nam. Blockchain có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Sản xuất, y tế, nông nghiệp, trò chơi điện tử, giáo dục nên sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai [3]. Thứ ba, công nghệ bảo hiểm cũng là lĩnh vực có nhiều cơ hội trong tương lai. Các doanh nghiệp bảo hiểm trong những năm tới sẽ hướng đến là các doanh nghiệp sử dụng những ứng dụng của công nghệ 4.0. Thứ tư, trong những năm tới, mô hình ngân hàng số E-banking cũng sẽ tiếp tục tăng trưởng lớn tại thị trường Fintech Việt Nam. Hầu hết tất cả các ngân hàng đều cho ra mắt các sản phẩm số như mobile banking, smart banking nên E-banking chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Thứ năm, nhu cầu tham gia thị trường Fintech của người dân vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa ngày càng lớn. Điều này sẽ giúp làm tăng thị phần hoạt động và số lượng cá nhân tiếp cận được với Fintech tại Việt Nam trong những năm tới. 6.2. Những thách thức của Fintech trong tương lai Thứ nhất, đối với lĩnh vực thanh toán điện tử, việc áp dụng các công nghệ đôi khi lại khiến các doanh nghiệp Fintech phải gặp những vấn đề về an ninh mạng, đặc biệt là đối với công nghệ Blockchain. Thứ hai, nhờ có sự thay đổi của công nghệ cao mà các ngân hàng tại Việt Nam trong những năm tới sẽ hướng đến những ngân hàng “không giấy tờ”, điều này sẽ khiến cho nhiều phòng giao dịch ngân hàng, các chi nhánh sẽ đóng cửa và nhiều nhân sự làm ngân hàng truyền thống có thể bị mất việc làm. Thứ ba, các doanh nghiệp Fintech khó có thể tiếp tục tăng trưởng lớn mạnh mà chỉ đi được những bước tiến ngắn, thậm chí có thể bị phá sản trong tương lai do không được hoạch định kỹ lưỡng.
  9. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 657 Thứ tư, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt vẫn chiếm số lượng lớn ở người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng già và trẻ em. Điều này sẽ khiến Fintech khó phát triển mạnh hơn mà chỉ dừng lại ở mức độ tăng trưởng như bây giờ, thậm chí có thể thụt lùi đi. Thứ năm, hiện tại và trong tương lai, có rất nhiều công ty lấy danh nghĩa Fintech để thực hiện các hành vi lừa đảo, quảng cáo sai sự thật về lợi nhuận để thu hút nhiều khách hàng, nhằm chiếm đoạt tài sản. 7. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Triển vọng tương lai của Fintech tại Việt Nam cũng có nhiều cơ hội và cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Một số khuyến nghị để phát triển thị trường Fintech Việt Nam trong thời gian tới: Đối với các cơ quan Chính phủ, cơ quan quản lý Thứ nhất, Chính phủ và các cơ quan quản lý cần xây dựng, hoàn thiện các chính sách, cơ chế pháp lý, luật lệ, quy định cụ thể, chặt chẽ đối với thị trường Fintech tại Việt Nam.  Thứ hai, các cơ quan quản lý nên tinh gọn lại các loại hợp đồng, giấy phép kinh doanh, giấy ký kết, ...  Thứ ba, Chính phủ, các cơ quan Nhà nước nên thực hiện những chính sách ưu đãi liên tục cho các công ty, doanh nghiệp, tổ chức Fintech tại Việt Nam có cơ hội được phát triển nhiều hơn.  Thứ tư, các cơ quan có thẩm quyền nên khuyến khích việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực Fintech, đặc biệt là đối với khía cạnh công nghệ và tài chính.      Thứ năm, cơ quan Nhà nước nên đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền cho người dân hiểu về Fintech để củng cố sự phát triển cũng như để cảnh báo người dân khỏi những vụ án lừa đảo.  Đối với các công ty, doanh nghiệp, tổ chức Fintech Thứ nhất, các công ty, các tổ chức và các doanh nghiệp nên tiếp tục đẩy mạnh, phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm Fintech.  Thứ hai, việc tiếp cận các mô hình kinh doanh đến những vùng sâu vùng xa cũng là vấn đề mà các tổ chức Fintech cần quan tâm.  Thứ ba, các tổ chức Fintech phải luôn hướng tới mục tiêu vì cộng đồng, vì thị trường chung của đất nước để hoạt động một cách minh bạch, công khai.  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (11/2018). Vietnam Fintech Report – Báo cáo Fintech Việt Nam. 2. Dương Tấn Khoa (2018). Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 3. Đặng Thị Ngọc Lan (2018). Quá trình phát triển của Fintech và những chuyển động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, Trường Đại học Tài chính Marketing. 4. Hoàng Đức Sinh và Đào Duy Tùng (04/2021). Tác động của Fintech đối với Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh. 5. Hoàng Hà (2017). Fintech và cách mạng công nghiệp 4.0, những tác động lên thế giới tài chính. Hội thảo Quốc gia Khoa học Quản trị và Kinh doanh lần thứ VI – COMB 2017, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
  10. 658 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM 6. HyperLead (2022). Vietnam Fintech Report 2021 – Báo cáo Fintech Việt Nam 2021. 7. HyperLead (2023). Fintech Việt Nam 2022: Sự biến động. 8. Kiều Hữu Thiện, Phạm Mạnh Hùng, Ngô Văn Đức (11/2021). Đặc điểm phát triển thị trường Fintech tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 234. 9. Lê Anh Tùng (2019). Cho vay ngang hàng (Peer-to-peer lending) – Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Lê Huyền Ngọc (2018). Tác động của Fintech đối với hoạt động ngân hàng và một số đề xuất để ngân hàng Fintech cùng phát triển tại Việt Nam, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Thị Trang (2021). Fintech, các ảnh hưởng tới người tiêu dùng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường bảo vệ người tiêu dùng tài chính Việt Nam, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Thu Trang và cộng sự (2019). Cho vay ngang hàng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm quản lý từ một số quốc gia. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Kinh tế - Luật và Quản lý, 3(3). 13. Nguyễn Hải Yến (2019). Hoạt động của Fintech ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng pháp luật điều chỉnh và giải pháp pháp lí nhằm hoàn thiện pháp luật. Tạp chí Luật học số 6/2019. 14. Phùng Đức Cường và cộng sự (2022). Tác động của công nghệ Blockchain đến nền kinh tế Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Phạm Thị Huyền (10/2019). Ứng dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Tạp chí Khoá học & Đào tạo Ngân hàng, số 209. 16. Reputa (2023). Bảng xếp hạng ngành Fintech năm 2022. 17. Statista (2021). Fintech in Vietnam 18. Trần Vũ Thuý Hằng (2021). Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Trần Thị Xuân Anh và Ngô Thị Hằng (09/2020). Thực trạng và xu hướng phát triển tiền mã hoá tại Việt Nam – Một số khuyến nghị chính sách. Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 131. 20. Trần Hoàng Trúc Linh và Dương Quỳnh Nga (2018). Fintech với định chế tài chính ở Việt Nam, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. 21. The Bristish Business Group Vietnam (2020). Vietnam 2019 – Fintech. 22. Võ Xuân Vinh và cộng sự (2021). Sự trỗi dậy của các công ty Fintech ở Việt Nam – thách thức hay cơ hội cho các ngân hàng truyền thống?, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 23. Vũ Cẩm Nhung và Lại Cao Mai Phương (2021). Fintech và xu hướng hợp tác với hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 1+2 (562+563). Tiếng Anh 24. Anh, D. T. N. (2018). Fintech Ecosystem in Vietnam, Master’s Thesis, University of Turku. 25. Abdillah, L. A. (2019). An overview of Indonesian Fintech Application. International Conference on Communication, Information Technology and Youth Study, Universitas Bina Darma, Palembang, Indonesia. 26. Dung, P.Q., Thien, K. H., Hung, P. M. (2022). Fintech Development and Cooperation Strategies of Vietnamese Commercial Banks. International Journal of Advanced Enginering and Management Research, Vol. 7, No. 01. 27. Findexable (2020). The Global Fintech Index 2020. 28. Fintech Singapore (2021). Vietnam Fintech Report 2020 29. Gao, J. (2022). Comparison of Fintech Development between China and the United States. International Journal of Innovative Science and Research Technology, Vol. 7, Issue 4.
  11. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 659 30. Huang, Y. P. (2020). Fintech Development in the people’s Republic of China and its macroeconomic implications. ADBI Working Paper Series, No. 1169. 31. Oanh, T. (11/2016). How Fintech industry is changing the world, Thesis, Centria University of Applied Sciences. 32. Pejikovska, M. (2018). Potential negative effects of Fintech on the financial services sector - Examples from the European Union, India and the United States of Amertica, Heisinki Metropolia University of Applied Sciences. 33. Tam, L. T., Hanh, L. N. (01/2018). Fintech for Promoting Financial Inclusion in Vietnam: Fact Findings and Policy Implications. Business & Social Sciences Journal, Vol. 03, Issue 1. 34. Thuy, D. T., Quynh, V. H. (2020). Fintech in Microfinance: a new direction for Microfinance institutions in Vietnam. Journal of Business, Economics and Environmental Studies 10-3. 35. Vijai, C., Rajeswari, P. (01/2019). Fintech industry in India: The Revoluntionized Finance Sector. European Journal of Molecular & Clinical Medicin, Vol. 8, Issue 11. 36. Van, T. H. (2020). Developing a Fintech Ecosystem in Vietnam: Opportunities and Challenges for Startups. SHS Web of Conferences 89, 04001. 37. Zinakova, T. (2020). Financial Technology (FinTech) and the performance of commercial banks in Nordic countries, Bachelor’s thesis.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2