intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàn thiện hệ sinh thái Fintech: Rào cản và giải pháp cho Việt Nam

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Hoàn thiện hệ sinh thái Fintech: Rào cản và giải pháp cho Việt Nam" nhằm tìm ra các nhân tố cản trở sự phát triển hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích SPSS để đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái cho sự phát triển của Fintech tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàn thiện hệ sinh thái Fintech: Rào cản và giải pháp cho Việt Nam

  1. HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI FINTECH: RÀO CẢN VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM Nguyễn Quang Huy1 Tóm tắt: Trong ngành tài chính ngày nay, Fintech (công nghệ tài chính) đã thể hiện vai trò là lĩnh vực thúc đẩy đổi mới, mang lại những thay đổi vượt bậc cho thị trường tài chính truyền thống. Fintech có thể cải thiện chất lượng dịch vụ tài chính, giảm chi phí, cung cấp bối cảnh tài chính đa dạng hơn và tăng tính bền vững. Tuy nhiên, việc ứng dụng Fintech ở Việt Nam hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm tìm ra các nhân tố cản trở sự phát triển hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích SPSS để đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái cho sự phát triển của Fintech tại Việt Nam. IMPROVING FINTECH ECOSYSTEM: BARRIERS AND SOLUTIONS FOR VIETNAM Abstract: In today’s financial industry, Fintech (financial technology) has shown its role as an innovation-driving area, which brings outstanding changes to the traditional financial market. Fintech can improve the quality of financial services, reduce costs, provide a more diversified financial landscape and increase sustainability. However, the applications of Fintech still encounter many difficulties in Vietnam today. Therefore, this study aims to find factors that hinder the development of the Fintech ecosystem in Vietnam. The research uses the SPSS analysis method to evaluate the reliability of Cronbach’s alpha scale, exploratory factor analysis, building a linear regression model to find influencing factors. On that basis, proposing some solutions to overcome difficulties, contributing to perfecting the ecosystem for the development of Fintech in Vietnam. Keywords: Fintech, Fintech ecosystem. 1. GIỚI THIỆU Fintech là kết quả của sự hợp nhất giữa tài chính và công nghệ hàm ý việc triển khai các công nghệ tiên tiến như điện thoại thông minh và Internet trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả của các dịch vụ tài chính mà không cần qua trung gian của tổ chức tài chính (Zheng & cộng sự, 2022). Sự ra đời và phát triển không ngừng của Fintech đã có tác động tích cực đến lĩnh vực tài chính. Các công ty Fintech đã tiếp cận dịch vụ thanh toán di dộng mới, nhằm đơn giản hóa quy trình giao dịch và cải thiện dịch vụ khách hàng (Kang, 2018). Sự tiện lợi của Fintech giúp người tiêu dùng có thể sử dụng các dịch vụ dựa trên tài chính một cách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi vì nhiều giao dịch có thể được thực hiện từ xa (Putritama, 2019). Knewtson & Rosenbaum (2020) khẳng định rằng việc sử dụng thuật ngữ “Fintech” đã tăng gấp 25 lần trong thập kỷ qua và với sự xuất hiện của các công ty Fintech mới, hơn 1.000.000 việc làm được liên kết với Fintech. Fintech giúp các giao dịch tài chính trở nên dễ tiếp cận hơn, minh bạch hơn và chi phí thấp hơn (Khue,2021). Với sự phát triển vượt bậc, fintech đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia có nền tảng tốt về kinh tế và công nghệ thông tin như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Phần Lan và Vương quốc Anh (Kim, Choi, Park, & Yeon, 2016). Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển như Việt Nam, fintech vẫn còn khá mới mẻ. Fintech tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào 1 Trường Đại học Giao thông Vận tải.
  2. 58 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM các lĩnh vực: thanh toán, cho vay, gửi tiền và các dịch vụ hỗn hợp khác. Doanh thu của lĩnh vực Fintech tại Việt Nam năm 2020 đạt khoảng 9 tỷ USD (Hao, 2020). Nhìn chung, lĩnh vực fintech có tiềm năng tăng trưởng rất cao ở Việt Nam và sẽ tiếp tục thu hút nguồn vốn, đặc biệt là từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Thanh toán kỹ thuật số là phân khúc hàng đầu hiện nay. Cho vay P2P là phân khúc đầu tư lớn thứ hai tại thị trường Fintech Việt Nam. Bên cạnh đó, các lĩnh vực fintech khác như chấm điểm tín dụng, quản lý tài sản và tài chính cá nhân đang trong giai đoạn phát triển với tiềm năng tăng trưởng cao. Fintech tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào dịch vụ thanh toán với 47% công ty trên thị trường, chiếm tỷ lệ cao nhất trong khu vực (Hao, 2020). Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực như Malaysia, Trung Quốc, Singapore và các nước khác, Fintech ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế về cơ chế chính sách, số lượng, phạm vi hoạt động và nhiều yếu tố khác. Việc ứng dụng Fintech ở Việt nam vẫn gặp nhiều khó khăn từ những hạn chế của hệ sinh thái. Trong bối cảnh công nghệ phát triển hội nhập như hiện nay, cần thiết nghiên cứu các nhân tố cản trở việc phát triển công nghệ tài chính fintech, trên cơ sở đó đề xuất các giải phát hoàn thiện hệ sinh thái phát triển Fintech tại Việt nam. 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Hiện nay trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu về hệ sinh thái Fintech và những khó khăn thách thức trong phát triển Fintech tại nhiều quốc gia, bởi việc hoàn thiện hệ sinh thái phát triển Fintech đang được các nước hướng tới. Nghiên cứu của Muthukannan & cộng sự 2017 cho thấy việc thiếu hiểu biết về Fintech, vấn đề an ninh mạng, khung pháp lý là các yếu tố cản trở sự phát triển hệ sinh thái Fintech ở Indonesia. Nghiên cứu của Ashraf, 2019 cũng thực hiện khảo sát thực tế với 310 mẫu nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng yếu tố nguồn nhân lực là nhân tố có ảnh hướng lớn đến việc phát triển công nghệ Fintech tại Bangladesh. Kết quả này cũng được Rahman & cộng sự 2021 một lần nữa khẳng định lại, hơn nữa nghiên cứu của Rahman & cộng sự 2021 còn tìm ra được những rào cản mới như mô hình kinh doanh truyền thống và vấn đề lưu trữ dữ liệu cũng được xem là những thách thức lớn đối với sự phát triển Fintech tại Bangladesh. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Urus & cộng sự, 2021 cho thấy rằng việc triển khai Fintech hiệu quả ở Malaysia phải đối mặt với những rủi ro và thách thức như vấn đề về an ninh, vấn đề pháp lý, tích hợp công nghệ cũng như thiếu kỹ năng và kiến thức. Tiếp đó, năm 2022 nghiên cứu Zheng & cộng sự cũng cho thấy các nước đang phát triển như Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines đều gặp trở ngại trong vấn đề nhân lực, môi trường pháp lý, và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong việc ứng dụng phát triển Fintech tại các quốc gia này. Một số nghiên cứu trong nước cũng đã đưa ra được những thách thức khó khăn trong phát triển Fintech từ hạn chế của hệ sinh thái cụ thể: Nghiên cứu của Hao, 2020 đưa ra một số rào cản phát triển Fintech hiện tại ở Việt Nam Quy mô công ty Fintech, vấn đề chính sách pháp lý, bảo mật thông tin cá nhân, hạ tầng công nghệ còn hạn chế và chưa đáp ứng được nền tảng công nghệ. Nguồn nhân lực có chuyên môn về tài chính, ngân hàng còn yếu, năng lực tin học, ngoại ngữ còn hạn chế. Nghiên cứu của Nguyen & Cộng sự, 2020 thực hiện khảo sát 40 chuyên gia ngân hàng có kiến thức về Fintech xác định 5 rào cản từ hệ sinh thái mà các công ty Fintech tại Việt Nam phải đối mặt: Hành lang pháp lý; Cơ sở hạ tầng; Các công ty Fintech, khách hàng và nguồn nhân lực. Nghiên cứu của Khue, 2021 cũng một lần nữa cho thấy khung pháp lý chưa hoàn thiện, vấn đề an
  3. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 59 toàn, bảo mật, an ninh mạng, rủi ro an ninh mạng, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao là các yếu tố cản trở sự phát triển Fintech ở Việt Nam. Như vậy thực tế cũng đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến rào cản trong việc phát triển Fintech ở Việt Nam tuy nhiên, các tác giả chỉ mới dừng lại việc phân tích định tính mà chưa thực hiện kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu đi trước và thảo luận với chuyên gia tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: CO = β0 + β1 * PL + β2* NL + β3 * HT + β4 * BM + ε Mô hình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả đề xuất) Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu sẽ được đo lường bởi các biến quan sát. Căn cứ vào thang đo mà tác giả xây dựng được từ quá trình tổng hợp kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, sau đó sẽ được điều chỉnh khi tiến hành thảo luận hỏi ý kiến các chuyên gia trong ngành: MÃ HÓA CÁC THANG ĐO Khung pháp lý PL1 Hành lang pháp lý chưa đầy đủ, thiếu cơ chế, chính sách đối với hoạt động Fintech. PL2 Chính sách phát triển fintech chưa gắn liền với chính sách tiền tệ, kinh tế. PL3 Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành chưa theo kịp sự phát triển của Fintech. PL4 Cơ chế, chính sách còn biến động, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán. PL5 Thiếu các tiêu chuẩn chung; Cơ chế mới để chia sẻ thông tin và dữ liệu. Nguồn nhân lực NL1 Các nhà quản lý cấp cao thường có nhiều chuyên môn về tài chính nhưng lại có kiến thức về công nghệ còn hạn chế. NL2 Việc đào tạo kết nối kỹ thuật trong lĩnh vực Fintech còn hạn chế. NL3 Nguồn nhân lực có chuyên môn về tài chính, công nghệ còn yếu, năng lực tin học, ngoại ngữ còn hạn chế. NL4 Chương trình giáo dục và đào tạo chưa phù hợp cho sự phát triển Fintech. Cơ sở hạ tầng HT1 Hạ tầng công nghệ TT còn hạn chế và chưa đáp ứng được nền tảng phát triển Fintech. HT2 Chi phí đầu tư hạ tầng CNTT phát triển Fintech còn cao. HT3 Hạ tầng công nghệ chưa đáp ứng được công nghệ bảo mật thông tin. Bảo mật BM1 Rủi ro về quyền riêng tư và bảo mật của Fintech khiến KH lo ngại về dữ liệu cá nhân. BM2 Nhiều cuộc tấn công mạng và vi phạm dữ liệu mạng tại Việt Nam. BM3 Rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, vấn đề an ninh, an toàn, hacker tấn công.
  4. 60 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp định tính: Được sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan tới nghiên cứu và thực hiện phỏng vấn 7 chuyên gia là giảng viên và giám đốc tài chính có hiểu biết sâu rộng về Fintech để xác định các nhân tố ảnh hưởng. Thông qua đó, tác giả hình thành lên bảng câu hỏi khảo sát phù hợp, là cơ sở vững chắc để đưa ra các bàn luận về kết quả nghiên cứu. Bảng câu hỏi được xây dựng trên cơ sở tổng hợp kết quả các nghiên cứu đi trước và hiệu chỉnh theo ý kiến các chuyên gia với thang đo Likert 5 bậc được sử dụng trong bảng hỏi với: 1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Trung lập; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý. Phương pháp định lượng: Tác giả thực hiện khảo sát thực tiễn qua mail các cá nhân làm việc trong ngành tài chính, công nghệ thông tin. Khảo sát được thực hiện trong tháng 10 năm 2023. Với kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu đáp ứng các tiêu chí về cỡ mẫu trong các nghiên cứu: Theo Hair và cộng sự (1998) cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tố EFA tối thiểu là n >= 5*k (trong đó k là số biến quan sát). Còn khi dùng phương pháp phân tích hồi quy bội kích thước mẫu n nên được chọn tính bằng công thức: n>50 + 8p (p: số lượng biến độc lập). Số lượng phiếu gửi đi là 160, thu về 130 phiếu trong đó có 105 phiếu hợp lệ phù hợp với mẫu nghiên cứu tối thiểu. Kết quả thu thập được đưa vào phân tích SPSS để đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính nhằm tìm ra các nhân tố cản trở sự phát triển Fintech tại Việt Nam. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả phân tích Cronbach’s anpha Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ở Bảng 1 cho thấy các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.7 như vậy các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy. Sau khi phân tích, còn lại 4 nhân tố với 15 biến quan sát đảm bảo độ tin cậy được đưa vào phân tích khám phá nhân tố EFA. Bảng 1: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha các biến độc lập (Nguồn: Tác giả) Scale Mean if Item Scale Variance if Item Corrected Item-Total Cronbach’s Alpha if Deleted Deleted Correlation Item Deleted Khung pháp lý: Cronbach’s Alpha: 0.877 PL1 14.26 8.366 .804 .827 PL2 14.23 9.332 .621 .871 PL3 14.12 9.475 .589 .876 PL4 14.25 8.323 .815 .824 PL5 14.19 8.810 .717 .849 Nguồn nhân lực: Cronbach’s Alpha: 0.726 NL1 11.06 7.093 .500 .674 NL2 10.89 6.179 .630 .590 NL3 10.80 7.912 .518 .671 NL4 11.11 7.121 .438 .714 Cơ sở hạ tầng: Cronbach’s Alpha: 0.777
  5. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 61 HT1 6.96 3.691 .581 .734 HT2 7.05 3.642 .621 .690 HT3 6.89 3.525 .637 .672 Bảo mật: Cronbach’s Alpha lần 2: 0.778 BM1 7.40 2.665 .666 .643 BM2 7.42 2.977 .564 .752 BM3 7.45 2.480 .620 .698 4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA. Bảng 2: KMO and Bartlett’s Test (Nguồn: Tác giả) KMO and Bartlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .778 Bartlett’s Test of Sphericity Approx. Chi-Square 673.085 df 105 Sig. .000 Hình 1: Mô hình nghiên cứu Kết quả bảng 2 cho thấy chỉ số KMO = 0.778 thỏa điều kiện 0.5 < KMO < 1, chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá là phù hợp với dữ liệu khảo sát thực tế. Với mức ý nghĩa kiểm định Bartlett với sig = 0.000< 0.05 có thể kết luận rằng có sự tương quan tuyến tính giữa nhân tố đại diện và các biến quan sát. Phương sai trích là 66.304%. Mức giá trị Eigenvalues =1.451 >1, kết quả phân tích được 4 nhân tố với 15 biến quan sát. Bảng 3: Ma trận xoay nhân tố (Nguồn: Tác giả) Component 1 2 3 4 PL1 .868 PL4 .866 PL5 .842 PL2 .720 PL3 .673 NL2 .888 NL3 .730 NL1 .620 NL4 .592 BM1 .843 BM3 .775 BM2 .769 HT3 .832 HT2 .819 HT1 .799
  6. 62 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Như vậy sau khi thực hiện phân tích EFA thì 4 nhân tố độc lập đưa ra trong mô hình nghiên cứu được giữ nguyên, nhân tố không bị tăng thêm hoặc giảm đi. 4.3. Kết quả phân tích tương quan hồi quy Kết quả phân tích tương quan cho thấy các biến độc lập có sự tương quan chặt chẽ với biến phụ thuộc. Ngoài ra, các biến độc lập có tương quan với nhau nhưng mức độ tương quan thấp có thể chấp nhận để đưa vào mô hình hồi quy. Bảng 4: Mức độ giải thích của mô hình (Nguồn: Tác giả) Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Durbin-Watson Estimate 1 .823a .678 .665 .41329 1.769 Kết quả phân tích hồi quy ở bảng 4 cho thấy, hệ số R2 = 0.678 và R2 hiệu chỉnh = 0.665 điều này cho thấy 4 biến độc lập đưa vào mô hình giải thích được 66.5% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Giá trị Durbin–Watson = 1.769 nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất. Bảng 5: Thống kê phân tích các hệ số hồi quy ((Nguồn: Tác giả) Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity Statistics B Coefficients Coefficients Tolerance Std. Error Beta VIF (Constant) -.004 .263 -.014 .989 F_PL .200 .062 .208 3.257 .002 .788 1.269 1 F_NL .333 .054 .396 6.194 .000 .788 1.269 F_HT .219 .047 .277 4.625 .000 .896 1.116 F_BM .270 .059 .295 4.602 .000 .782 1.279 Tất cả các giá trị Sig < 0.05 điều này cho thấy các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê đều tác động lên biến phụ thuộc. Hơn nữa hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 2 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến tức là không có mối quan hệ tuyến tính nào giữa các biến. Mô hình hồi quy được viết lại như sau: CO = β0 + 0.208 * PL + 0.396* NL + 0.277 * HT + 0.295 * BM + ε 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.1 Kết Luận Sự phát triển Fintech ở Việt nam cũng gặp phải nhiều khó khăn đến từ hạn chế của hệ sinh thái của Fintech. Kết quả nghiên cứu của tác giả thực hiện khảo sát thực tế, kiểm định kết quả cho thấy nhân tố nguồn nhân lực có tác động mạnh nhất đến việc hoàn thiện hệ sinh thái phát triển Fintech ở Việt nam (β = 0,396) lần lượt đến các nhân tố bảo mật (β = 0,295); cơ sở hạ tầng (β = 0,277); Khung pháp lý (β = 0,208). Mô hình đã được kiểm định là thỏa mãn các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính.
  7. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 63 5.2. Một số giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam 5.2.1. Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý Khung pháp lý phù hợp có thể giúp khuyến khích phát triển Fintech, đồng thời cải thiện tính bảo mật chung của công nghệ tài chính. Do đó để hoàn thiện hệ sinh thái thúc đẩy phát triển Fintech tại Việt nam các cơ quan quản lý ở Việt Nam cần thiết nên: Liên tục cập nhật các công nghệ mới hơn và các vấn đề pháp lý sẽ phát sinh trong tương lai, đồng thời xem xét những vấn đề đó trong việc phát triển khung pháp lý mới để bảo vệ lợi ích của các công ty Fintech. Nghiên cứu, xem xét xây dựng chính sách hỗ trợ, tạo môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp Fintech; Cần sớm có chính sách tài chính hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong tài chính - ngân hàng và các lĩnh vực khác; Sớm ban hành khung pháp lý, cơ chế thử nghiệm (Sandbox) cho ứng dụng công nghệ cao và đặc biệt là công nghệ Fintech trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Đồng thời, xây dựng chính sách phát triển fintech phải gắn với chính sách tiền tệ, kinh tế. Nhanh chóng bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về Fintech. Theo đó, cần thiết lập các quy tắc, quy định cho hệ sinh thái Fintech; và tập trung xây dựng hành lang pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ và sản phẩm Fintech. Pháp luật Việt Nam nên có quy định cụ thể về cơ quan quản lý cũng như chức năng, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước nào đối với lĩnh vực Fintech và có cơ chế phối hợp gắn kết, thống nhất với nhau giữa các tổ chức tài chính, các bộ, ngành trong quản lý hoạt động Fintech. 5.2.2. Giải pháp về nhân lực Các tổ chức giáo dục như cao đẳng và đại học nên giới thiệu các khóa học Fintech mới và toàn diện cho sinh viên và cập nhật chương trình giảng dạy hiện có bằng cách lồng ghép thêm kiến thức công nghệ và tài chính. Thêm vào đó các cơ sở giáo dục cần kết nối với các công ty fintech để thường xuyên tổ chức thực tập, trao đổi, tạo điều kiện cho người học tiếp cận thực tiễn, nghiên cứu các giải pháp đổi mới về công nghệ, mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ. Các tổ chức tài chính, công ty công nghệ và các công ty Fintech cần có các sự kiện ngoại khóa để nâng cao kiến thức Fintech cho quản lý và nhân viên thông qua chương trình cố vấn, cung cấp khóa học độc lập để nâng cao kỹ năng cụ thể, hội nghị, hội thảo. Bên cạnh việc nâng cao năng lực chuyên môn công nghệ, tài chính cần thiết yêu cầu bổ sung đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các nhân lực phát triển Fintech. Chính phủ cần có cơ chế khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển Fintech. Hơn nữa cần tham gia hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo về công nghệ như dữ liệu lớn, mạng ngang hàng, ngân hàng số, bảo mật, an ninh thông tin, hệ thống thông tin tài chính 5.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng thông tin Việt Nam là quốc gia đang phát triển, mặc dù có nguồn lao động trẻ thuận lợi trong việc tiếp cận với lĩnh vực mới, song nền kinh tế chưa thực sự phát triển nên cơ sở hạ tầng công nghệ vẫn
  8. 64 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM còn gặp nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ bảo mật. Để thúc đẩy phát triển Fintech ở Việt Nam các Doanh nghiệp tài chính cũng như ngân hàng cần cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho các dịch vụ fintech, ngay cả ở những vùng xa cũng cần tăng cường đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ, tăng cường an ninh hệ thống giảm chi phí cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Chính phủ cần tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho việc chia sẻ dữ liệu: Xây dựng các nguyên tắc và thủ tục giúp các cá nhân quản lý và sử dụng dữ liệu cá nhân; tăng cường chia sẻ thông tin giữa các nhóm doanh nghiệp, nhóm ngành. Hiện thực hóa nền kinh tế thanh toán không dùng tiền mặt thông qua phát triển các phương tiện thanh toán điện tử. Cần thiết kết hợp nâng cấp cơ sở hạ tầng vật lý và công nghệ. Hạ tầng vật lý là các hạ tầng xã hội như đường xá, ga tàu, cảng… Hạ tầng công nghệ bao gồm các hạ tầng tổng thể như mạng viễn thông, internet đến các hạ tầng mức chi tiết hơn như hạ tầng hệ thống thanh toán… Chất lượng của tất cả các hạ tầng trên sẽ đóng góp lớn đến lợi thế chi phí cho doanh nghiệp fintech, từ đó tăng cường khả năng phát triển của hệ sinh thái. 5.2.4 Giải pháp về bảo mật Các công ty Fintech cần nâng cao tính an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến thông qua việc tăng cường và đồng bộ hóa chip trên các cổng thanh toán thẻ. Để phát triển Fintech cần bảo vệ dữ liệu do đó chính phủ, công ty, người tiêu dùng và các bên khác cần phải chủ động và có trách nhiệm khi sử dụng bất kỳ loại công nghệ tài chính nào. Các công ty Fintech cần thực hiện các cơ chế mạnh mẽ hơn để tìm kiếm sự đồng ý của người tiêu dùng trong việc chia sẻ và tái sử dụng dữ liệu, đồng thời áp dụng các công nghệ và quy trình quản lý vòng đời dữ liệu để đảm bảo dữ liệu không bị lạm dụng hoặc khai thác trên thị trường chợ đen Các công ty có thể giúp bảo vệ dữ liệu của chính họ và của người tiêu dùng bằng cách áp dụng các công cụ xác thực tốt hơn như chứng chỉ kỹ thuật số, chứng chỉ thiết bị di động và nhận dạng sinh trắc học. Ngoài ra, mã hóa dữ liệu cũng là một cách hiệu quả để bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Zheng, A. H. Y., Ab-Rahim, R., & Jing, A. H. Y. (2022). Examining the Fintech Ecosystem of ASEAN-6 Countries. Asia-Pacific Social Science Review, 22(2). 2. Hao, V. T. Developing a FinTech Ecosystem in Vietnam: Opportunities and Challenges for Startups. In SHS Web of Conferences (Vol. 89, p. 04001). EDP Sciences. 3. Rahman, B., Ahmed, O., & Shakil, S. (2021). Fintech in Bangladesh: ecosystem, opportunities and challenges. International Journal of Business and Technopreneurship, 11(1), 73-90. 4. Urus, S. T., & Mohamed, I. S. (2021). A Flourishing Fintech Ecosystem: Conceptualization and Governing Issues in Malaysia. Business and Economic Research, Macrothink Institute, 11(3), 106-131. 5. Khue, T. T. Recommendations contributing to the development of financial technology (Fintech) in Vietnam. 6. Muthukannan, P., Tan, B., Tan, F. T. C., & Leong, C. (2017). The concentric development of the financial technology (Fintech) ecosystem in Indonesia.
  9. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 65 7. Nguyen, D. D., Dinh, H. C., & Van Nguyen, D. (2020). Promotion of fintech application for the modernization of banking-finance system in Vietnam. The Journal of Asian Finance, Economics and Business (JAFEB), 7(6), 127-131. 8. Kang, J. (2018). Mobile payment in Fintech environment: trends, security challenges, and services. Human- centric Computing and Information sciences, 8(1), 1-16. 9. Putritama, A. (2019). The mobile payment fintech continuance usage intention in Indonesia.  Jurnal Economia, 15(2), 243-258. 10. Knewtson, H. S., & Rosenbaum, Z. A. (2020). Toward understanding FinTech and its industry. Managerial Finance, 46(8), 1043-1060. 11. Kim, Y., Choi, J., Park, Y. J., & Yeon, J. (2016). The adoption of mobile payment services for “Fintech”. International Journal of Applied Engineering Research, 11(2), 1058-1061. 12. Ashraf, S. (2019). Intellectual Captial in Fin-Tech Services: A Study on Selected Firms of Bangladesh. Journal Of Business Studies, XI(3), 23-38.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1