intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thúc đẩy đổi mới Fintech trong tình hình mới đòi hỏi nền tảng sinh thái vững chắc

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thúc đẩy đổi mới Fintech trong tình hình mới đòi hỏi nền tảng sinh thái vững chắc" trước hết giới định nội hàm của “hệ sinh thái Fintech”; sau đó đề xuất khung lý thuyết về hệ sinh thái Fintech, đồng thời quy nạp thành mô hình “5+1”, tức là “năm cấp độ + một yếu tố môi trường”; và cuối cùng là dựa trên khung lý thuyết hệ sinh thái Fintech, kết hợp với thực tiễn phát triển Fintech của Việt Nam, đề xuất các chính sách để cải thiện hệ sinh thái Fintech của Việt Nam phù hợp hơn ở từng cấp độ, từ cấp độ cơ bản, cấp độ kỹ thuật, cấp độ nghiệp vụ, cấp độ khách hàng, cấp độ giám sát, và yếu tố môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thúc đẩy đổi mới Fintech trong tình hình mới đòi hỏi nền tảng sinh thái vững chắc

  1. THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI FINTECH TRONG TÌNH HÌNH MỚI ĐÒI HỎI NỀN TẢNG SINH THÁI VỮNG CHẮC ThS. Nguyễn Ngọc Khánh1 Tóm tắt: Phát triển một cách ổn định Fintech, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của các tổ chức tài chính là định hướng trọng tâm của công cuộc cải cách ngành tài chính Việt Nam hiện nay. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững và lành mạnh của Fintech ở Việt Nam, cần nỗ lực tối ưu hóa “mảnh đất mới” của hệ sinh thái Fintech. Bài viết này trước hết giới định nội hàm của “hệ sinh thái Fintech”; sau đó đề xuất khung lý thuyết về hệ sinh thái Fintech, đồng thời quy nạp thành mô hình “5+1”, tức là “năm cấp độ + một yếu tố môi trường”; và cuối cùng là dựa trên khung lý thuyết hệ sinh thái Fintech, kết hợp với thực tiễn phát triển Fintech của Việt Nam, đề xuất các chính sách để cải thiện hệ sinh thái Fintech của Việt Nam phù hợp hơn ở từng cấp độ, từ cấp độ cơ bản, cấp độ kỹ thuật, cấp độ nghiệp vụ, cấp độ khách hàng, cấp độ giám sát, và yếu tố môi trường. Từ khóa: Fintech; sinh thái Fintech; chuyển đổi số Abstract: Steady development of Fintech and speeding up the digital transformation of financial institutions are the focuses of Vietnam’s financial reform. To promote the sustainable and healthy development of China’s Fintech, we must strive to optimize the innovation soil of the Fintech ecosystem. Firstly, this paper defines the connotation of Fintech Ecosystem. Then, it proposes the theoretical framework of Fintech ecosystem, which is summarized as “5 +1”mode, namely, “five levels +environmental element”. Finally, based on the theoretical framework of Fintech ecosystem, combined with the development practice of Fintech in Vietnam, this paper puts forward the key points to improve Vienam’s Fintech ecosystem in the future from the aspects of foundation layer, technology layer, business layer, customer layer, supervision layer, environmental elements, etc. Key words: Fintech; Fintech ecosystem; digital transformation 1. GIỚI THIỆU Hiện nay, nền kinh tế số đã trở thành một trong những “điểm nắm bắt” quan trọng để Việt nam tăng cường động lực bên trong của nền kinh tế, nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp và ứng phó với tác động của yếu tố rủi ro như dịch bệnh. Kể từ Đại hội Đảng lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã rất coi trọng việc phát triển nền kinh tế số và nâng nó thành chiến lược quốc gia. Để phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, tài chính phải phục vụ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của nền kinh tế và xã hội, tích cực nắm bắt Fintech và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của chính mình. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững và lành mạnh của Fintech ở Việt Nam trong tương lai, chúng ta phải nỗ lực tối ưu hóa “mảnh đất” đổi mới của hệ sinh thái Fintech. Cái được gọi là “sinh thái tài chính” được ứng dụng lý thuyết sinh thái để phân tích các vấn đề phát triển tài chính, thường đề cập đến sự hình thành các thực thể sinh thái tài chính như thị trường tài chính và tổ chức tài chính thông qua phân công lao động và hợp tác trong quá trình tương tác với môi trường thể chế bên ngoài, trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định, là một hệ thống cân bằng động có những đặc điểm cấu trúc nhất định và thực hiện những chức năng nhất định. Những ý tưởng ban đầu của Chính phủ về phát triển tài chính địa phương thường tập trung vào việc xây dựng và giới thiệu các tổ chức tài chính pháp nhân khác nhau và tập trung vào “sự 1 Trường Đại học Tiền Giang, Email: nguyenngockhanh@tgu.edu.vn.
  2. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 455 tích tụ định lượng” của các yếu tố tài chính khu vực. Với xu hướng cải cách sâu rộng, Chính phủ đã dần chuyển sang cân nhắc phát triển tài chính từ góc độ toàn diện, bền vững và tối ưu hóa môi trường, hướng nghiên cứu chủ yếu là Fintech và chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại. Sự khác biệt về “mảnh đất” sinh thái tài chính khu vực sẽ dẫn đến những xu hướng phát triển và tiến hóa hoàn toàn khác nhau trong hệ thống tài chính. Vì vậy, mục tiêu cải cách tài chính địa phương đã dần chuyển sang củng cố, cải thiện, làm phong phú và tối ưu hóa hệ sinh thái tài chính, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài, bền vững và lành mạnh của tài chính địa phương, để có thể chống chọi được với những biến động, các cú sốc ngắn hạn bên trong và bên ngoài. Kể từ năm 2017, khi tài chính Internet phát triển ở Việt Nam, điều này tuy tạo ra “chất bôi trơn” đối với hệ thống tài chính truyền thống nhưng cũng mang đến nhiều rủi ro và thách thức mới. Về cơ bản, việc phát triển này không chỉ bao gồm rủi ro của các thể chế hoặc sản phẩm cụ thể, mà nó bao gồm cả rủi ro trong việc phối hợp không đúng giữa kỹ thuật, nghiệp vụ và sinh thái khi thực hiện việc “phát triển nhảy vọt” mà không hình thành các yếu tố sinh thái như các quy tắc ràng buộc, cơ chế giám sát và sự đồng thuận trong ngành. Vì vậy, khi Fintech đổi mới, một mặt cần nhấn mạnh rằng công nghệ có tác động sâu sắc đến tất cả các yếu tố và chức năng của ngành tài chính, đồng thời phải tuân thủ các quy luật đặc thù của ngành tài chính; Mặt khác, cũng cần phải thừa nhận việc xây dựng tầm quan trọng của hệ sinh thái Fintech, như vậy mới có thể đạt được đổi mới đúng hướng, vừa an toàn vừa có khả năng kiểm soát, đảm bảo sinh kế của người dân và kết quả đôi bên cùng có lợi. NHNN chủ động trong định hướng phát triển Fintech tại Việt Nam, thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính (Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/2017 của Thống đốc NHNN) tập trung cho các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho Fintech ở Việt Nam. Từ đó phản ánh nhiều yếu tố về hệ sinh thái tài chính, như nêu bật hệ thống quản trị Fintech và kích thích tiềm năng của các yếu tố dữ liệu trong các nhiệm vụ trọng tâm mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, giám sát an toàn Fintech, nền tảng phát triển bền vững, v.v. Đây rõ ràng là những mắt xích cơ bản để đảm bảo sự tiến bộ ổn định của Fintech. Vì vậy, nghiên cứu có hệ thống về các vấn đề sinh thái Fintech có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC Fintech đã tác động rộng rãi đến nhiều đối tượng khác nhau như tổ chức tài chính, cơ quan quản lý, khách hàng và nhà bán lẻ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của một hệ sinh thái hoàn toàn mới [1]. Có hai loại sinh thái phát triển ngành Fintech chính: hệ sinh thái theo chiều dọc và hệ sinh thái theo chiều ngang. Hệ sinh thái theo chiều dọc đề cập đến mọi thứ từ nền tảng kiến ​​ trúc công nghệ cơ bản đến nền tảng Fintech trong các mô hình chuỗi công nghiệp tích hợp bao gồm các sản phẩm dịch vụ và các tình huống ứng dụng Fintech. Điểm mấu chốt chính là việc ứng dụng Fintech vào các tình huống cụ thể khác nhau trên nguyên tắc các bên tham gia đều có lợi [1]. “Fintech 2030: Global Fintech Ecosystem Scan” do McKinsey phát hành đề xuất rằng hệ sinh thái Fintech chủ yếu bao gồm các hoạt động kinh doanh và cơ sở hạ tầng (cơ sở hạ tầng ngân hàng mở, AML&KYC, BPaaS, dữ liệu lớn (big data), phân tích nâng cao, rủi ro và hợp quy, nền tảng hệ thống cốt lõi, tự động hóa quy trình nội bộ, tìm kiếm và tương tác với khách hàng), các sản phẩm và dịch vụ (thanh toán, tài chính bán lẻ, quản lý tài sản và tiết kiệm, tài chính thông thường và tài chính doanh nghiệp, ngân hàng đầu tư và thị trường vốn, bảo hiểm) và tổng hợp các giải pháp.
  3. 456 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Hệ sinh thái theo chiều ngang tập trung vào mối tương quan giữa các thực thể khác nhau trong Fintech. Đối với các thực thể khác nhau trong hệ sinh thái Fintech, Diemers và cộng sự (2015) tin rằng hệ sinh thái Fintech chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp, chính phủ và tổ chức tài chính [2]. Lee và cộng sự (2018) đề xuất rằng các công ty khởi nghiệp Fintech, nhà phát triển công nghệ, chính phủ, khách hàng tài chính và tổ chức tài chính truyền thống là năm thành phần chính cấu thành nên hệ sinh thái Fintech [3]. Castro và cộng sự (2020) dựa trên góc nhìn lý thuyết công nghệ xã hội và quan điểm đổi mới dịch vụ, dựa trên nghiên cứu của Lee và cộng sự (2018), bổ sung yếu tố mới là nhà đầu tư vào quan điểm của mình [4]. Theo cơ chế tương tác và đặc điểm tương tác của nhiều loại thực thể khác nhau, hệ sinh thái Fintech có thể được chia thành loại vòng tròn và loại ma trận. Trong đó, đầu tiên chia các chủ thể tham gia khác nhau thành các cấp độ khác nhau gắn kết bên trong và bên ngoài, tập trung phân tích cơ chế tương tác qua lại giữa các chủ thể [3, 5]; Thứ hai, xây dựng ma trận hai chiều các chủ thể đan xen dựa trên cơ sở nút thắt công nghệ và nút thắt tài chính, tập trung nghiên cứu mối quan hệ cạnh tranh và mối quan hệ tương hỗ giữa các tổ chức tài chính và các công ty Fintech. Matsuura (2019) đã sử dụng phân tích ngẫu nhiên tài chính thích ứng để phân tích vai trò của công nghệ blockchain trong Fintech và đề xuất hướng nghiên cứu ổn định hơn cho các ứng dụng Fintech. Cụ thể, các công nghệ mới nổi thông qua việc giảm chi phí giao dịch, có thể nâng cấp các dịch vụ tài chính thuận tiện và an toàn hơn [6]. Jaksic và Marinc (2019) đã đánh giá vai trò của trí tuệ nhân tạo bằng cách xem xét các cơ hội và thách thức đổi mới của ngân hàng trong mối quan hệ với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, đồng thời khám phá sâu hơn những rủi ro do công nghệ và thông tin mang lại đối với hoạt động ổn định của ngân hàng [7]. Anagnostopoulos (2018) kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giải thích các hành vi và vấn đề hiện tại của ngân hàng và giám sát bằng cách nghiên cứu tác động của Fintech đối với các ngành dịch vụ tài chính ngân hàng, cung cấp thêm thông tin từ các góc nhìn khác nhau để giúp hiểu được tiềm năng đột phá của Fintech và tác động của nó đối với hệ sinh thái [8]. Omarova (2020) coi Fintech như một công cụ mang tính hệ thống phá vỡ mô hình quản lý tài chính thống trị hiện nay. Bằng cách xác định các đặc điểm của mô hình quản lý và điều tra các phương thức hoạt động của nó, phân tích tác động đến quá trình chuyển đổi tài chính theo định hướng công nghệ, đánh giá các chính sách quản lý hiện tại và đề xuất các chính sách nhằm hoàn thiện cơ cấu điều tiết vĩ mô [9]. Tóm lại ý tưởng cốt lõi của hệ sinh thái Fintech là thúc đẩy hợp tác cùng có lợi và đổi mới hợp tác giữa những người tham gia Fintech ở các cấp độ khác nhau thông qua việc sắp xếp cơ chế tương thích khuyến khích hợp lý, cải thiện các sản phẩm và dịch vụ tài chính cũng như nâng cao dịch vụ tài chính thông qua các phương tiện và công cụ kỹ thuật số, nâng cao hiệu quả của các đơn vị dịch vụ và giảm chi phí. 3. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HỆ SINH THÁI FINTECH 3.1. Đặc điểm của hệ sinh thái Fintech Dựa trên nghiên cứu lý thuyết và thực tế phát triển, một hệ sinh thái Fintech lành mạnh cần có những đặc điểm sau. Thứ nhất là tính mở, nghĩa là có mô hình dịch vụ tài chính nền tảng và nền kinh tế nền tảng đa chiều, đa cấp độ, phục vụ được những khách hàng có tính chất khác nhau, phục vụ các lĩnh vực có thể nói hoàn toàn khác nhau; Thứ hai là đa dạng hóa, tức là các sản phẩm,
  4. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 457 dịch vụ tài chính chuyển từ giải pháp đơn lẻ sang giải pháp toàn diện, mô hình hỗ trợ trọn gói giải quyết yêu cầu khách hàng ở bất kỳ trạm phục vụ nào mà không cần phải đi đến trạm phục vụ khác; Thứ ba là năng lực, tức là các dịch vụ tài chính tiện lợi, hiệu quả và phổ biến hơn, tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng; Thứ tư là dung hòa, tức là tài chính được tích hợp chặt chẽ hơn với công nghệ số hóa và xu hướng số; Thứ năm là các bên cùng có lợi, nghĩa là tất cả những người tham gia xây dựng một hệ sinh thái Fintech đều có lợi trên tiền đề phân bổ nguồn lực hợp lý và phân bổ lợi ích hợp lý; Thứ sáu là tính bền vững, tức là tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững tài chính thương mại. Trên cơ sở đó, chúng ta cần đạt được việc thực hiện đồng thời các mục tiêu chính sách, đạo đức khoa học và công nghệ, và trách nhiệm xã hội; Thứ bảy là tính hợp lý, tức là tạo ra một nền văn hóa và quan niệm tài chính lành mạnh, tránh các hoạt động tài chính không đáy và quá mức, đồng thời hiểu rõ rằng tài chính không phải là “vạn năng”. Do đó, bài viết này đề xuất mô hình hệ sinh thái Fintech được thể hiện theo mô hình “5 + 1”, tức là “năm cấp độ + 1 yếu tố môi trường” (Hình 3.1). Các yếu tố tương tác đồng thời tương trợ nhau để cùng thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của hệ sinh thái Fintech. 3.2. Các cấp độ của hệ sinh thái Fintech 3.2.1. Cấp độ cơ sở Cơ sở hạ tầng tài chính nghĩa rộng bao gồm thanh toán, tín dụng, trung tâm dữ liệu, v.v. Trong hệ sinh thái Fintech, vai trò “nền tảng” của hạ tầng tài chính càng nổi bật, phục vụ, hỗ trợ hoạt động ổn định của các chủ thể khác. Fintech dựa trên các yếu tố sản xuất dữ liệu khổng lồ, điều này đã mang lại những tác động và thách thức đối với mô hình hoạt động thanh toán cũ, phương thức quản lý tín dụng, khả năng xử lý dữ liệu, v.v. Cơ sở hạ tầng tài chính cần khẩn trương chuyển đổi sang trí tuệ kỹ thuật số và tính mở. Để nâng cao hiệu quả vận hành và an toàn của các cơ sở hạ tầng tài chính khác nhau, cần đưa vào sử dụng các phương tiện công nghệ số để mở rộng ứng dụng các kịch bản tài chính đa dạng, đồng thời các cơ quan quản lý cần quản lý chặt chẽ và hướng dẫn chúng hình thành cơ chế tương tác tích cực với các chủ thể khác. 3.2.2. Cấp độ kỹ thuật Cấp độ kỹ thuật chủ yếu nói về việc triển khai các giải pháp kỹ thuật chuyên nghiệp hướng đến đặc điểm nhu cầu của ngành tài chính và hơn thế nữa là việc mở rộng ứng dụng các công nghệ tiên tiến chung trong lĩnh vực tài chính. Ngoài năm công nghệ cốt lõi của Fintech ABCDI (AI, Blockchain, Cloud Computing, Big Data và Internet), các ứng dụng đổi mới của công nghệ tiên tiến như sinh trắc học, điện toán lượng tử và nhận dạng ngữ nghĩa tự nhiên trong lĩnh vực tài chính cũng đang liên tục được khám phá. Hiện tại, các giải pháp công nghệ ngành tài chính đã bao trùm tất cả các khía cạnh của hệ thống cốt lõi, cơ cấu tổ chức nội bộ và quản lý rủi ro của các tổ chức tài chính, trao quyền đầy đủ cho các tổ chức tài chính trong các lĩnh vực như phát triển kinh doanh, quản lý rủi ro, duy trì khách hàng và giám sát báo cáo. 3.2.3. Cấp độ nghiệp vụ Cấp độ nghiệp vụ chủ yếu tập trung vào các kịch bản Fintech cụ thể hơn, khám phá các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số, đồng thời bao gồm các dịch vụ trung gian điều tra kinh tế khác nhau cần thiết để giúp việc kết nối các kịch bản công nghệ và kinh doanh suôn sẻ hơn. Nhiều ngân hàng thương mại hiện đang xây dựng nền tảng vận hành kỹ thuật số tích hợp và tung ra các sản phẩm tài
  5. 458 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM chính sáng tạo như tín dụng thông minh, kiểm soát rủi ro thông minh và tiếp thị thông minh dựa trên nhiều kịch bản giao dịch hoặc dữ liệu vận hành, bao gồm phía doanh nghiệp, người tiêu dùng và chính phủ. Để thúc đẩy kết nối tốt hơn giữa bên tài chính và bên công nghệ, nhiều tổ chức dịch vụ trung gian khác nhau như công ty dữ liệu, tổ chức nghiên cứu và công ty nền tảng mạng cũng đang nổi lên để cùng nhau xây dựng một hệ sinh thái dịch vụ trung gian Fintech hiệu quả. 3.2.4. Cấp độ khách hàng Bằng cách cải cách, số hóa thực thể kinh tế vĩ mô và vi mô, tối ưu hóa sức mạnh bên trong của việc đổi mới Fintech từ đầu nguồn, cải thiện khả năng chấp nhận Fintech và nâng cao mức độ chấp nhận Fintech và trình độ ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp và người dân, đồng thời gia tăng nhu cầu một cách hiệu quả. Đặc biệt dưới tác động của dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng dịch vụ trực tuyến của các chủ thể vi mô tăng lên, quá trình chuyển đổi số của các ngành cũng tăng tốc, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái Fintech ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ ràng về trình độ hiểu biết về kỹ thuật số của người dân thành thị và nông thôn, các nhóm nghề nghiệp khác nhau, người tiêu dùng ở các độ tuổi khác nhau và các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau. 3.2.5. Cấp độ giám sát Cấp độ giám sát đã trở thành sự đồng thuận để tăng cường “giám sát thể chế + giám sát chức năng + giám sát hành vi” đối với Fintech, mô hình giám sát và mức độ giám sát cần phải được điều chỉnh và cải thiện khẩn cấp. Bản thân các cơ quan quản lý cần phải trải qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật số để thích ứng với tốc độ đổi mới nhanh chóng của các đối tượng được quản lý. Đặc biệt, các công cụ giám sát đổi mới Fintech cần được tận dụng tối đa để tăng cường quản lý toàn bộ vòng đời của các hành vi đổi mới Fintech và dần dần phát triển từ giám sát tại chỗ và giám sát bên ngoài như trước đây sang giám sát dữ liệu và giám sát công nghệ. Hình 3.1. Các cấp độ của hệ sinh thái Fintech (Nguồn: Tác giả tự thiết kế)
  6. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 459 3.2.6. Yếu tố môi trường Yếu tố môi trường là “chất bôi trơn” có thể thúc đẩy sự tương tác hiệu quả giữa các cấp độ khác nhau và thúc đẩy hoạt động hiệu quả của toàn bộ chuỗi ngành Fintech, chủ yếu bao gồm các chính sách và quy định liên quan, văn hóa đạo đức và các hệ thống không chính thức khác. Năm 2019, Viện Ổn định Tài chính (FSI) thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã so sánh các chính sách Fintech của 31 quốc gia và khu vực và đề xuất khuôn khổ “cây Fintech”: “ngọn cây” là hành vi Fintech, “Thân cây” là công nghệ cốt lõi phù hợp, còn “gốc” là môi trường chính sách hỗ trợ. Hiện tại, các văn bản chính sách của Việt Nam nhằm khuyến khích và điều chỉnh sự phát triển Fintech bao trùm toàn diện nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thiết kế cấp cao nhất đến quy hoạch địa phương, từ bố cục tổng thể đến các phân khu khác nhau, từ ngành tài chính đến phát triển kinh tế thực tế khác (Bảng 3.1). Bảng 3.1. Tổng hợp các kế hoạch của Chính phủ phát triển Fintech ở Việt Nam STT Chính sách chủ yếu Nội dung chủ yếu Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 1 Chính phủ 2025 Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng 2 Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế Chính phủ Ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 31/5/2017 của Thủ tướng 3 công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và Chính phủ phát triển bền vững Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ tư (CMCN 4.0). Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản 5 Chính ảo, tiền điện tử, tiền ảo 6 Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính 7 Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021 của Thủ tướng Triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các 8 Chính phủ hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money) Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính 9 Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 06/9/2021 của Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai 10 Chính phủ đoạn 2021 – 2025 (Nguồn: chinhphu.vn) 4. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH ĐỂ TỐI ƯU HÓA HỆ SINH THÁI FINTECH Dựa trên khung lý thuyết về hệ sinh thái Fintech và kết hợp với thực tiễn phát triển hệ sinh thái Fintech của Việt Nam, sẽ cần có các liên kết chính sau để cải thiện hơn nữa hệ sinh thái Fintech trong tương lai. 4.1. Cấp độ cơ bản Ở cấp độ cơ bản phải tập trung vào việc thúc đẩy cải thiện “cơ sở hạ tầng mới” của tài chính kỹ thuật số. Ví dụ, mặc dù thanh toán di động ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, nhưng so với
  7. 460 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM nhu cầu vốn có của chuyển đổi kỹ thuật số, toàn bộ hệ thống thanh toán vẫn cần liên tục nâng cao chất lượng, hiệu quả và tiêu chuẩn hóa; để phục vụ tốt hơn cho việc kết nối và triển khai các chính sách tài chính. Các kịch bản công nghệ cũng cần phải tiếp tục thăm dò và ứng dụng công nghệ thông tin tín dụng để giải quyết tốt hơn tình trạng thông tin bất cân xứng trong các dịch vụ tài chính. 4.2. Cấp độ kỹ thuật Ở cấp độ kỹ thuật cần tập trung vào các đột phá ứng dụng các công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet di động, Internet vạn vật, điện toán đám mây, chuỗi khối và công nghệ bảo mật. Ví dụ, trong số các công nghệ khác nhau, việc quản lý và quản trị nội bộ tài nguyên dữ liệu cũng như lưu thông và giao dịch bên ngoài là những trở ngại trong quá trình thị trường hóa các yếu tố dữ liệu, trong khi các ứng dụng tích hợp đa phương thức đã trở thành một vấn đề quan trọng trong giới học thuật và công nghiệp. Sự đồng thuận của ngành trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo, công nghệ “Cloud-native” dựa trên “container” và “microservice” đã trở thành hướng phát triển chính của điện toán đám mây. Thách thức của blockchain là làm thế nào để kết hợp nó với các kịch bản kinh doanh cụ thể để thực sự tạo ra giá trị cho xã hội . 4.3. Cấp độ nghiệp vụ Ở cấp độ nghiệp vụ cần giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa công nghệ và kinh doanh. Nếu công nghệ tương ứng được kết hợp theo nhu cầu doanh nghiệp, do nhu cầu doanh nghiệp thường phục vụ mô hình kinh doanh hiện có nên rất có thể doanh nghiệp sẽ tụt hậu so với công nghệ, do đó, việc giải quyết mâu thuẫn giữa công nghệ và kinh doanh là nội dung được ưu tiên hàng đầu trong các cuộc thảo luận về tương lai phát triển hệ sinh thái Fintech. Ngoài ra, việc thúc đẩy đổi mới Fintech cũng không thể tách rời sự hỗ trợ của các dịch vụ trung gian chuyên nghiệp như kế toán, kiểm toán, đánh giá, xếp hạng, chống rửa tiền... Những tồn tại trên các mặt này cần được giải quyết gấp. 4.4. Cấp độ khách hàng Ở cấp độ khách hàng chúng ta phải sử dụng số hóa để nâng cao toàn diện nhu cầu đổi mới Fintech, trọng tâm là tạo ra con đường phát triển mới cho mạng kỹ thuật số công nghiệp, tức là lấy việc tích hợp các yếu tố dữ liệu và công nghệ mới làm chủ đạo, lấy các ngành công nghiệp cốt lõi của nền kinh tế số làm động lực, lấy chuyển đổi số toàn diện của ba ngành và doanh nghiệp làm công cụ, dựa vào trình bày kỹ thuật số của sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng, đồng thời tối ưu hóa mô hình phát triển kinh tế mới và nâng cao ý thức về lợi ích của người dân làm tiêu chuẩn. Trong trung và dài hạn, thách thức lớn nhất của Việt Nam vẫn là sự suy yếu của động lực tăng trưởng kinh tế bên trong và nhu cầu cấp thiết phải nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp. Vì vậy, trước tiên chúng ta cần nhấn mạnh việc chuyển đổi số hóa sang công nghiệp mới, tạo đà và trên cơ sở đó giúp Internet tiêu dùng truyền thống đạt được kết quả phát triển một cách tích cực. 4.5. Cấp độ giám sát Mối quan hệ giữa giám sát thường xuyên và giám sát đột xuất phải được xử lý đúng mức. Hoạt động giám sát thông thường đạt được nhiều mục tiêu như hòa nhập, ổn định và tuân thủ thông qua công việc hàng ngày. Vấn đề lớn nhất là vấn đề phối hợp giữa các bộ phận giám sát. Vấn đề chính mà giám sát phi truyền thống phải đối mặt, chẳng hạn như cạnh tranh công bằng và chống độc quyền, các sự kiện rủi ro lớn, các hình thức và mô hình kinh doanh mới, v.v., là tác động của các yếu tố ngắn hạn lên giám sát. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính mới nổi, tài chính phi tập trung đã có tác động lớn trên phạm vi quốc tế trong những năm gần đây, đặc điểm của nó như sau: dựa vào hợp đồng thông minh, có thể thiết lập mối quan hệ cho vay mà không cần qua trung gian, người cung cấp vốn và người vay
  8. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 461 được kết nối với nhau. Điều này đã gây ra nhiều loại rủi ro mới và cách giải quyết chúng ở cấp độ giám sát đòi hỏi phải nghiên cứu cẩn thận và thảo luận chuyên sâu. 4.6. Yếu tố môi trường Cần thực hiện nhiều biện pháp chính sách hơn về các yếu tố môi trường của hệ sinh thái Fintech. Việc đổi mới và phát triển Fintech không chỉ đòi hỏi sự hỗ trợ chính sách cụ thể mà còn cần sự liên tục và ổn định của các chính sách để ổn định kỳ vọng của các thực thể đổi mới thị trường và thúc đẩy đổi mới và phát triển tốt hơn. Về vấn đề này, tính minh bạch, phối hợp và chắc chắn của các chính sách liên quan của Việt Nam vẫn cần được cải thiện. Ngoài ra, việc phát triển Fintech không thể tách rời việc hỗ trợ nhân lực, cần thúc đẩy toàn diện việc xây dựng hệ thống giáo dục, đào tạo nhân lực Fintech, đòi hỏi sự hỗ trợ, hướng dẫn mạnh mẽ từ các chính sách để chuẩn hóa và hiệu quả, yếu tố sản xuất cốt lõi phục vụ nền kinh tế. 5. KẾT LUẬN Sự phát triển của Fintech đòi hỏi cần có môi trường sinh thái phù hợp, tạo động lực cho các thực thể trong môi trường sinh thái đó cùng hỗ trợ nhau phát triển và ngày càng hoàn thiện. Bài viết đề xuất khung lý thuyết về hệ sinh thái Fintech, đồng thời quy nạp thành mô hình “5+1”, tức là “năm cấp độ + yếu tố môi trường”, để cải thiện hơn hệ sinh thái Fintech, cần tập trung hoàn thiện các cấp độ khác nhau từ cấp độ cơ bản, cấp độ kỹ thuật, cấp độ nghiệp vụ, cấp độ khách hàng, cấp độ giám sát và yếu tố môi trường. Tập trung vào việc thúc đẩy cải thiện “cơ sở hạ tầng mới”, đột phá ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa công nghệ và kinh doanh, nâng cao toàn diện nhu cầu đổi mới Fintech, giám sát thường xuyên và giám sát đột xuất phải được xử lý đúng mức, thực hiện nhiều biện pháp chính sách hơn về các yếu tố môi trường của hệ sinh thái Fintech. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Puschmann, T. (2017). Fintech. Business & information systems engineering, 59(1), 69-76. [2] Diemers, D., Lamaa, A.,Salamat, T. (2015). Developing a Fintech ecosystem in the gcc: let’s get ready for take of. Strategy &, 1-16. [3] Lee, I., Shin, Y.J. (2018). Fintech: ecosystem,business models, investment decisions and challenges. Business horizons, 61(1), 35-46. [4] Castro, P., Rodriguesj, P., Teixeira, J.G. (2020). Understanding Fintech ecosystem evolution through service innovation and socio-technical system perspective. Exploring service science, 1, 187-210. [5] Zalan, T., Toufaily, E. (2017). The promise of Fintech in emerging markets: not as disruptive. Contemporary economics, 11(4), 415-430. [6] Matsuura, K. (2019). Token Model and Interpretation Function for Blockchain-Based Fintech Applications. IEICE Transactions on Fundamentals of Electronics, Communications and Computer Sciences, E102A, 3-10. [7] Jaksic, M. and Marinc, M. (2019). Relationship Banking and Information Technology: The Role of Artificial Intelli- gence and Fintech. Risk Management - An International Journal, 21, 1-18. [8] Anagnostopoulos, I. (2018). Fintech and Regtech: Impact on Regulators and Banks. Journal of Economics and Business, 100, 7-25. [9] Omarova, S.T. (2020). Technology v Technocracy: Fintech as a Regulatory Challenge. Journal of Financial Regulation, 6, 75-124.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2