intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của Fintech đối với chiến lược chuyển đổi số của ngành ngân hàng

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi bài viết "Tác động của Fintech đối với chiến lược chuyển đổi số của ngành ngân hàng" một số vấn đề quan trọng được quan tâm như: Chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng, sự hợp tác giữa Fintech với ngân hàng và sự tác động của Fintech đến tiến trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất hàm ý chính sách để thúc đẩy sự hợp tác giữa Fintech với ngành Ngân hàng và góp phần hoàn thiện Hệ sinh thái phát triển Fintech tại thị trường Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của Fintech đối với chiến lược chuyển đổi số của ngành ngân hàng

  1. TÁC ĐỘNG CỦA FINTECH ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TS. Phạm Minh Trí1, PGS, TS. Bùi Văn Trịnh2 Tóm tắt: Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng đã và đang tác động tích cực đến hoạt động của ngành. Thời gian qua, Fintech luôn đóng góp rất lớn cho hoạt động chuyển đổi đó, đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, sáng tạo. Fintech mang lại nhiều trải nghiệm cho khách hàng và giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, uy tín và giá trị thương hiệu của ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu, một số vấn đề quan trọng được quan tâm như: Chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng, sự hợp tác giữa Fintech với ngân hàng và sự tác động của Fintech đến tiến trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất hàm ý chính sách để thúc đẩy sự hợp tác giữa Fintech với ngành Ngân hàng và góp phần hoàn thiện Hệ sinh thái phát triển Fintech tại thị trường Việt Nam. Từ khóa: Công nghệ tài chính, chuyển đổi số, ngân hàng số. Abstract: Digital transformation in the banking field has positively impacted the industry’s operations. In recent times, Fintech has always contributed to that transformation, especially promoting the advanced technologies’ application to create new and innovative products and services. Fintech brings many experiences to customers and helps improve the bank’s operational efficiency, reputation, and brand value. Within the scope of the research, some important issues are concerned with the digital transformation strategy of the banking industry, cooperation between Fintech and banks, and the impact of Fintech on the digital transformation process of the banking field. From the research results, the authors propose policy implications to promote cooperation between Fintech and the banking industry and contribute to perfecting the Fintech development ecosystem in the Vietnamese market. Keywords: Financial technology, digital transformation, digital banking. 1. GIỚI THIỆU Tại Việt Nam, công nghệ số đã làm thay đổi các hình thức cung ứng dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng thương mại (NHTM) chủ động ứng dụng nhiều công nghệ số trong hoạt động nội bộ và cung ứng dịch vụ cho khách hàng như: Trí tuệ nhân tạo (AI)/ học máy (ML), điện toán đám mây (Clouding Computing), dữ liệu lớn (Big data)... Song song đó, các NHTM tăng cường hợp tác với các Công ty công nghệ tài chính (Fintech) để nâng cấp các quy trình, nghiệp vụ, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, giúp ngân hàng chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mới. Đối với ngân hàng, FinTech được xem như là một xu hướng tất yếu, ngày càng được quan tâm bởi những tiện ích mà nó mang lại và có khả năng tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng. Gần đây, các công ty Fintech tại Việt Nam đã tăng rất nhanh. Năm 2022, Việt Nam có đến 176 công ty Fintech hoạt động với nhiều lĩnh vực khác nhau như: trung gian thanh toán, ví điện tử, cho vay ngang hàng,... Các công ty Fintech là động lực buộc các ngân hàng phải thực hiện việc chuyển đổi số nhanh hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Sự phát triển mạnh mẽ của Fintech mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng kèm theo nhiều rủi ro đối với thị trường tài chính. Rủi ro lớn nhất là khuôn khổ pháp lý cho Fintech bởi vì phạm vi hoạt động khá 1 Trường Kinh tế, Luật - Trường Đại học Trà Vinh, Email: minhtri0101@gmail.com. 2 Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Cửu Long, Email: bvtrinh@ctu.edu.vn.
  2. 616 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM rộng với nhiều phân khúc khác nhau. Bên cạnh đó, Fintech là lĩnh vực không ngừng đổi mới, sáng tạo nên xây dựng các quy định pháp lý thường sẽ chậm hơn so với sự vận hành của thị trường. Ngoài ra, rủi ro về công nghệ cũng là một vấn đề mà các chủ thể trên thị trường phải đối mặt (Lê Thanh Huyền, 2021). Xuất phát từ các công trình nghiên cứu trước đây và tình hình thực tế ứng dụng công nghệ số vào hoạt động ngân hàng, nghiên cứu được thực hiện để phân tích, đánh giá tiến trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng, cũng như sự hợp tác và tác động của Fintech đối với lĩnh vực ngân hàng. Trên cơ sở đó, hàm ý quản trị được đề xuất để góp phần cải thiện hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ FINTECH, CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG 2.1 Tổng quan về Fintech Fintech là thuật ngữ mô tả việc sử dụng công nghệ số trong các dịch vụ tài chính để hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả hơn (ASIC, 2016). Các công ty Fintech phần lớn được đề cập với quy mô nhỏ, mới gia nhập thị trường. Các công ty Fintech sử dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra các dịch vụ mới tốt hơn cho khách hàng, đảm bảo tính minh bạch, thuận tiện với chi phí thấp (Partrict, 2017; Schueffel, 2016). Xét riêng về hệ sinh thái Fintech gồm có năm thành phần cơ bản như: Các công ty khởi nghiệp dịch vụ tài chính, nhà phát triển công nghệ, Chính phủ, khách hàng và các tổ chức tài chính truyền thống (Lee và Shin, 2018). Hệ sinh thái Fintech luôn giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các dịch vụ mới, sáng tạo, giúp hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn và tạo nhiều trải nghiệm mới cho khách hàng (Hoàng Thị Hường, 2021). Các sản phẩm của Công ty Fintech thường được chia thành hai nhóm chính phân theo đối tượng sử dụng như nhóm các sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng và nhóm các sản phẩm nội bộ hoạt động ngân hàng (Lee và Shin, 2018). Một số sản phẩm nổi bật nhất của Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tiêu biểu như: Ví điện tử, E-Banking; cho vay ngang hàng; các ứng dụng dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain), dữ liệu phân tán (DLT). Các Công ty Fintech có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn chính nhờ việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng và cung cấp dịch vụ đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng mà các ngân hàng truyền thống khó tiếp cận (Lê Hải Trung, 2023). Fintech mang đến nhiều lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng, làm thay đổi và phá vỡ các mô hình kinh doanh truyền thống, ngay cả thay đổi phương thức quản trị, kinh doanh của ngân hàng (Thakor, 2019; Hoàng Thị Hường, 2021). 2.2 Chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng Chuyển đổi số hiện nay tại Việt Nam là xu hướng tất yếu của ngành Ngân hàng, tạo cơ hội để ngành phát triển mạnh mẽ hơn nữa, vượt lên mọi thách thức để tạo lợi thế cạnh tranh, đồng thời chủ động thích ứng với sự thay đổi, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Điều đó sẽ góp phần đưa ngành phát triển bền vững. Trong các năm qua, Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng như: Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, khởi đầu cho quá trình số hóa và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam; Quyết định số 986/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết
  3. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 617 định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025; Quyết định số 810/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 711/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; Chỉ thị số 03/CT-NHNN đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định doanh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tần nhìn đến năm 2030 trong ngành Ngân hàng,… Tuy nhiên, đối với các hoạt động cho vay ngang hàng, giao diện lập trình ứng dụng mở, định danh khách hàng điện tử,... vẫn chưa có quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh. Trước sự bùng nổ của các công ty Fintech, NHNN chủ động thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính (Quyết định số 328/QĐ-NHNN) tập trung vào các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho Fintech tại Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của Fintech đối với hệ thống tài chính - ngân hàng, Ban Chỉ đạo Fintech của NHNN cũng đã thiết lập kênh đối thoại trực tiếp với các Công ty Fintech để có thể hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình hoạt động. 2.3 Mối quan hệ giữa Fintech với Chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng Fintech được đánh giá là có tiềm năng to lớn và tác động đến hệ thống ngân hàng. Theo xu hướng hiện nay, sự thâm nhập của Fintech vào lĩnh vực ngân hàng ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn. Sự hợp tác giữa Các công ty Fintech với ngân hàng và việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng ngày càng rõ nét và góp phần cải thiện, đảm bảo hoạt động của ngành được ổn định. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa hai bên mang lại nhiều lợi ích, cũng không tránh khỏi những rủi ro tiềm tàng (Lê Hải Trung và Bùi Huy Trung, 2023). Hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam, phần lớn dịch vụ cung cấp thuộc lĩnh vực ngân hàng hoặc có bản chất giống như ngân hàng. Các công ty Fintech đang tăng cường cạnh tranh, cung cấp các dịch vụ mà các ngân hàng truyền thống có nhiều hạn chế, khó mở rộng thị phần khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, các Công ty Fintech sẽ không thể thay thế các chức năng chính của ngân hàng. Chức năng trung gian của ngân hàng vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính. Sự tham gia mạnh mẽ của các Công ty Fintech vào thị trường dịch vụ tài chính buộc các ngân hàng phải nâng cấp năng lực và chuyển đổi để có thể cạnh tranh và tham gia vào những lĩnh vực mới. Do đó, sự xuất hiện và phát triển của các công ty Fintech có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng (Nguyễn Nhật Minh và Phạm Đức Anh, 2022). Để thúc đẩy sự phối hợp giữa ngân hàng với các Công ty Fintech, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP thông qua Đề án Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng nhằm hoàn thiện hệ sinh thái Fintech, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai công nghệ mới và thúc đẩy hợp tác giữa các Công ty Fintech và hệ thống ngân hàng. Việc thực hiện chuyển đổi và đột phá số toàn bộ hoạt động của ngân hàng truyền thống là một bài toán không dễ khi quá trình này yêu cầu một nguồn lực đầu tư lớn, chuyển đổi từng bước qua các quá trình kiểm thử, nhất là khi ngân hàng vẫn phải duy trì các hoạt động kinh doanh hiện tại, cùng với sự phù hợp của các quy định pháp lý hiện hành. Chính vì vậy, bên cạnh việc thực hiện toàn bộ quá trình chuyển đổi và đột phá số, các ngân hàng cũng sẵn sàng tham gia vào các mối quan hệ phù hợp với các Công ty Fintech và trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy hệ sinh thái Fintech đang phát triển với tốc độ nhanh (Lê Hải Trung và Bùi Huy Trung, 2023).
  4. 618 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các thông tin trên trang điện tử của NHNN, các NHTM, các tạp chí chuyên ngành để tìm hiểu về Fintech và tiến trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng. Trên cơ sở đó, những kết quả ban đầu từ việc đánh giá tác động của Fintech đối với Chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng bằng các phương pháp phân tích chi tiết, so sánh và diễn dịch để có cơ sở, làm căn cứ đề xuất hàm ý chính sách để thúc đẩy phát triển mối quan hệ giữa Fintech với ngân hàng, cũng như góp phần hoàn thiện hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tiến trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng Theo các chuyên gia về công nghệ thông tin thì việc chuyển đổi số trải qua 3 giai đoạn chính, từ việc chuyển đổi các quy trình thủ công, truyền thống sang quy trình số, trực tuyến (giai đoạn số hóa), sang giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số, cuối cùng là giai đoạn tái tạo số - kết nối công nghệ và nền tảng kỹ thuật số chưa từng có trước đây để nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng thông qua các chiến lược, sản phẩm và trải nghiệm sáng tạo (Phạm Xuân Hòe, 2021) (Hình 1). Đến thời điểm hiện tại, hệ thống ngân hàng đang ở giai đoạn thứ hai và đang đẩy mạnh để đạt được giai đoạn cuối của tiến trình chuyển đổi số. Hình 1: Các giai đoạn chuyển đổi số của ngành Ngân hàng Nguồn: Phạm Xuân Hòe, 2021 Trong Chiến lược chuyển đổi số, các NHTM chủ động chuyển đổi số cả kênh giao tiếp khách hàng và nghiệp vụ nội bộ. Các NHTM đã và đang phối hợp với các Công ty Fintech, tích cực triển khai theo chiến lược kinh doanh, khả năng nguồn lực tài chính, cũng như khả năng ứng dụng của ngân hàng. Trong đó, các ngân hàng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ tiên tiến để cho ra đời các sản phẩm, dịch vụ gắn với chiến lược kinh doanh, rút ngắn thời gian giao dịch, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu suất công việc nội bộ. Chính vì sự phát triển bùng nổ của Fintech, các sản phẩm, dịch vụ của các Công ty Fintech đã vẽ lại bức tranh về thị trường của các ngân hàng truyền thống. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về chiến lược hoạt động của các ngân hàng để thích ứng và chuyển mình nếu không muốn bị bỏ lại
  5. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 619 phía sau. Quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng Việt Nam thời gian qua chủ yếu được thực hiện thông qua việc thúc đẩy số hóa và tự động hóa trong các hoạt động của ngân hàng trong toàn hệ thống. Mục tiêu chính của chuyển đổi số là nhằm tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. 4.2 Sự hợp tác giữa các Công ty Fintech với ngân hàng Fintech xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2005 với sự thành lập của công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến đầu tư (VTPay) nhưng đến năm 2015 thị trường Fintech tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ cho đến nay. Năm 2016, cả nước chỉ có 40 công ty Fintech hoạt động nhưng đến năm 2022 đã tăng lên đến 176 công ty (xem Hình 2). Sự xuất hiện của các Công ty Fintech khởi nghiệp đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng và các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Tính đến tháng 06/2023, Việt Nam đã có 50 tổ chức phi ngân hàng được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Thời điểm này, thị trường Fintech Việt Nam cũng chứng kiến sự xuất hiện của các ngân hàng số. Hình 2: Tổng số Công ty Fintech tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2022 Nguồn: Tổng hợp báo cáo của NHNN và Statista Thời gian gần đây, các Công ty Fintech nhận được ngày càng nhiều nhà đầu tư, các cơ quan quản lý quan tâm. Năm 2015, nhóm các doanh nghiệp và quỹ đầu tư quan tâm đến lĩnh vực Fintech đã xây dựng câu lạc bộ nhằm kết nối, trao đổi hợp tác và hỗ trợ cho các công ty Fintech khởi nghiệp. Đến nay, câu lạc bộ Fintech Việt Nam đã có gần 2.000 thành viên, thu hút được nhiều tập đoàn, công ty tài chính trong và ngoài nước như: FPT, Dragon Capital, Momo, Standard Chartered Bank, Napas, NextTech,… (Trần Thế Sao, 2018). Sự liên kết và hợp tác giữa các công ty Fintech và các NHTM vẫn là xu hướng chính, có khoảng 80 - 90% số lượng các Công ty Fintech tại Việt Nam. Sự hợp tác giữa hai bên diễn ra khá đa dạng dưới các hình thức như: Hợp tác cung ứng dịch vụ, Fintech cung cấp các giải pháp cho ngân hàng và ngân hàng tài trợ nguồn vốn cho Fintech. Một số hợp tác điển hình như: Vietinbank và Công ty Opportunity Network (nước Anh), Be Group (Thụy Điển); Vietcombank với Công ty M_Service;
  6. 620 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Techcombank và Công ty Fastcash; MB và Công ty Boomerang Technology; VPBank và Công ty Fintech Timo,… Đối với hoạt động trung gian thanh toán, hầu hết Các công ty Fintech được NHNN cấp phép hoạt động đều hợp tác với các ngân hàng. Đối với các lĩnh vực khác, sự hợp tác cũng rất chặt chẽ với lợi thế riêng của từng bên để có thể cung ứng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng, hiệu quả hơn và mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng (Kiều Hữu Thiện, 2022; Lương Văn Hải, 2021). 4.3 Tác động của Fintech đối với Chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng Hoạt động của các Công ty Fintech có thể xem là giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy sự phát triển chiến lược tài chính toàn diện của ngành Ngân hàng. Các công ty Fintech đã và đang giúp cho ngân hàng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, thúc đẩy xu hướng giao dịch từ tiền mặt trực tiếp sang giao dịch trực tuyến thông qua Internet Banking, ví điện tử. Đặc biệt là cung cấp các giải pháp tài chính cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, khó tiếp cận dịch vụ tài chính do những rào cản địa lý. Cùng với sự phát triển năng động của các Công ty Fintech, một số vấn đề đã và đang đặt ra đối với lĩnh vực ngân hàng như yêu cầu về nguồn nhân lực phải đảm bảo chất lượng, không chỉ có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính - ngân hàng mà còn phải có kiến thức về công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, sự phát triển của Fintech cũng đặt ra các yêu cầu về xây dựng khuôn khổ pháp lý, đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, chống gian lận và lừa đảo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sự tác động của hoạt động Fintech đến ngân hàng có sự khác nhau giữa các nhóm (dựa trên giá trị thị trường, thời gian hoạt động và tính chất sở hữu). Các Công ty Fintech tác động mạnh đến các NHTM có quy mô nguồn vốn lớn, hoạt động lâu năm, đặc biệt là các NHTM thuộc sở hữu Nhà nước (Kiều Hữu Thiện, 2022). Hiện nay, một số NHTM đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới là sáng tạo số, đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ mới, đẩy mạnh ứng dụng AI, Blockchain và từng bước làm chủ dữ liệu. AI được dự đoán là một phần thiết yếu của ngân hàng trong tương lai để cung cấp các dịch vụ đặc biệt cho người dùng trên quy mô lớn trong thời gian thực. Sự gia tăng và phổ biến của tiền mã hóa dựa trên công nghệ Blockchain đã dẫn đến việc phân cấp các giao dịch tài chính vượt ra ngoài biên giới. Blockchain đóng vai trò quan trọng trong Fintech do các tính năng như: Tính bất biến của dữ liệu, hoạt động phi tập trung nhưng kèm với đó là những rủi ro liên quan đến các giao dịch. 5. THẢO LUẬN Trong bối cảnh hiện nay, các Công ty Fintech là động lực giúp cho các NHTM chuyển đổi số mạnh mẽ hơn, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, thu hút được khách hàng mới, tạo lợi thế cạnh tranh và cải thiện hiệu suất hoạt động của ngân hàng. Tuy vậy, chính vì cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính đã làm cho nhiều khách hàng gặp khó khăn trong việc tìm hiểu về các loại hình dịch vụ, không biết bảo mật các thông tin cá nhân vì thiếu kiến thức cơ bản về tài chính và công nghệ. Đây là lỗ hổng mà các tội phạm tài chính tấn công để đánh cắp dữ liệu, lừa đảo tiền và tài sản của người dùng. Sự hợp tác giữa Công ty Fintech và ngân hàng đang thúc đẩy quá trình cải tổ hệ thống ngân hàng. Lợi ích đầu tiên là việc mở rộng thị phần khách hàng tiềm năng, cũng như chăm sóc khách hàng được tốt hơn. Dịch vụ tài chính trực tuyến giúp cho ngân hàng từng bước cải thiện khả năng tiếp cận nhóm khách hàng vùng sâu, vùng xa, đảm bảo tiếp cận dịch vụ với tốc độ nhanh hơn, hiệu quả và chi phí thấp.
  7. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 621 Sự hợp tác giữa Fintech và ngân hàng còn mang lại tính đa dạng về các loại sản phẩm, dịch vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, hợp tác với Fintech giúp cho ngân hàng khai thác hiệu quả kho dữ liệu đã xây dựng, nâng cấp theo hướng dữ liệu lớn, cập nhật hiệu quả dữ liệu khách hàng vào hệ thống. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các Công ty Fintech có thể làm cho hệ thống ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro mang tính chiến lược (Nguyễn Nhật Minh và Phạm Đức Anh, 2022). Một điểm quan trọng nữa là sự phát triển mạnh mẽ của các Công ty Fintech thời gian gần đây có nguy cơ biến tướng ra nhiều loại hình dịch vụ tương tự như dịch vụ ngân hàng cung cấp. Vì các Công ty Fintech không phải là ngân hàng nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, không bị ràng buộc chặt chẽ trong luật định như đối với ngân hàng. Vấn đề minh bạch thông tin cũng cần được quy định và hướng dẫn chi tiết để tránh rủi ro cho người dùng ứng dụng Fintech do hiện tượng bất cân xứng thông tin. Ngoài ra, việc bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng các ứng dụng Fintech không được đảm bảo, khả năng thông tin và dữ liệu cá nhân của khách hàng bị đánh cắp hoặc bị tiết lộ cho các đối tượng khác là có thể xảy ra (Dương Tấn Khoa, 2019). Ngoài ra, hệ thống an ninh mạng và bảo vệ thông tin ở nước ta còn nhiều hạn chế, nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao gia tăng nhanh chóng và có những diễn biến phức tạp. Những thủ đoạn phạm tội thường thấy là lấy cắp thông tin cá nhân của khách hàng để tống tiền, phát tán mã độc, mua bán và sử dụng trái phép thẻ ngân hàng giả,... Những hành vi này đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người dùng và hệ ngân hàng. Thêm vào đó, khuôn khổ pháp lý đối với các hoạt động trung gian thanh toán và Fintech tại Việt Nam còn sơ khai, mới chỉ xác lập định hướng và đưa ra nguyên tắc chung. Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ tài chính luôn đổi mới, phát triển và tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, sáng tạo, trong khi thời gian cập nhật, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản, quy định của pháp luật còn chậm. 6. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Hàm ý chính sách Để nâng cao hiệu quả trong quan hệ hợp tác giữa các Công ty Fintech với ngân hàng, cũng như góp phần cải thiện hệ sinh thái giúp cho hoạt động của các Fintech tại Việt Nam được phát triển, một số vấn đề quan trọng cần quan tâm như: Thứ nhất, các cơ quan quản lý cần phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ và đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Fintech hoạt động (quy định về chữ ký số, cơ chế xác thực danh tính người ký, giao dịch điện tử,...), cũng như thúc đẩy các mô hình kinh doanh, quản trị điều hành trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng bứt phá, đổi mới, sáng tạo, song vẫn chú trọng tới công tác đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi gian lận, lừa đảo trong giao dịch thương mại điện tử, hạn chế những rủi ro, thách thức trong bối cảnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng. Riêng đối với Các công ty Fintech cần đảm bảo về điều kiện hoạt động kinh doanh như: Vốn điều lệ, nguồn nhân lực, quản lý rủi ro, mô hình kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ được phép cung ứng,… Đồng thời xây dựng các cơ chế giám sát đối với hoạt động của các công ty này. Thứ hai, ngân hàng cần tăng cường hợp tác với các Công ty Fintech có giải pháp hữu hiệu để nâng cấp, ứng dụng các công nghệ số tiên tiến vào hoạt động ngân hàng; tiếp tục chuyển đổi, nâng
  8. 622 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống sang mô hình ngân hàng số; đồng thời tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số để thiết kế và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ số, hiện đại. Để phát huy hiệu quả những lợi ích của Fintech, cũng như nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ mới, nguồn nhân lực phải vừa có trình độ về công nghệ thông tin, cần có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Thứ ba, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống thanh toán. Sự phát triển của các Công ty Fintech, cũng như sự hợp tác với hệ thống ngân hàng đã thúc đẩy thực hiện thành công Chiến lược tài chính toàn diện của quốc gia. Khi đó, dịch vụ thanh toán ngân hàng sẽ tăng về quy mô, mở rộng phạm vi và số lượng giao dịch thanh toán. Do đó, việc đảm bảo ổn định hoạt động của hệ thống thanh toán quốc gia là vấn đề cần thiết phải thực hiện, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, chất lượng, chuẩn kỹ thuật kết nối, thống nhất các sơ sở, dữ liệu chung và quản lý, giám sát hoạt động của hệ thống đảm bảo về vấn đề an ninh, bảo mật cho khách hàng. Thứ tư, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân về ứng dụng công nghệ số và những lưu ý để phòng, tránh rủi ro khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử. Các NHTM phải có cảnh báo kịp thời đến khách hàng về các trường hợp, phương thức lừa đảo, yêu cầu khách hàng không cung cấp các thông tin cá nhân. Cơ quan chức năng địa phương cần phối hợp và hỗ trợ tích cực cho việc phổ cập kiến thức về Fintech theo các nội dung phù hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng 6.2 Kiến nghị Đối với Ngân hàng Nhà nước: Cần sớm ban hành khung pháp lý để tạo môi trường cho sự phát triển của FinTech. FinTech luôn gắn liền với nhiều rủi ro như: Bảo mật cá nhân, bảo vệ khách hàng, tín dụng, an toàn mạng, phụ thuộc công nghệ, rửa tiền,… Do vậy, các quy định pháp lý một mặt phải tách bạch để tạo không gian cho doanh nghiệp Fintech phát triển, mặt khác phải hạn chế được những rủi ro đi kèm. Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước: Xây dựng hành lang pháp lý về bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư của người dùng nhằm tạo dựng môi trường giao dịch số an ninh, an toàn và bảo vệ người tiêu dùng, sớm hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có cơ chế cho phép chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu này với ngân hàng để thúc đẩy chuyển đổi số, cho phép cung cấp dịch vụ số nhanh chóng, an toàn, thuận tiện với chi phí thấp. Các vấn đề liên quan đến nghiên cứu khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện hệ sinh thái và đề xuất phương thức quản lý lĩnh vực Fintech tại Việt Nam là rất quan trọng, cần bảo đảm nguyên tắc nhất quán, hiệu quả và sự đồng thuận cao. Ngoài ra, cơ quan chức năng cần xây dựng chiến lược, chính sách phát triển Fintech gắn với phát triển hệ thống ngân hàng, áp dụng các chính sách miễn, giảm thuế, hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn, tạo môi trường, hệ sinh thái cho đầu tư Fintech, đẩy mạnh hợp tác với các ngân hàng. 7. KẾT LUẬN Tác động của cách mạng công nghệ số đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng ngày càng rõ nét với việc xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, sáng tạo, cũng như sự ra đời các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng Fintech. Các Công ty Fintech có sự phát triển mạnh mẽ trong các năm gần đây cả về số lượng, chất lượng, sự đa dạng trong sản phẩm, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư. Hệ sinh thái Fintech đang dần hoàn thiện, đặc biệt
  9. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 623 là sự quan tâm hỗ trợ tích cực của Chính phủ, NHNN, cũng như của các Bộ, Ngành liên quan cho đổi mới, sáng tạo. Hợp tác giữa FinTech và ngân hàng đã mang đến hiệu quả tích cực cho cả hai bên và là cơ sở thúc đẩy nhiều giải pháp thanh toán số hiệu quả. Ngành Ngân hàng đã và đang có những nỗ lực đáng kể nhằm từng bước thực hiện công cuộc chuyển đổi số và đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thì ngành Ngân hàng cũng gặp không ít các khó khăn, thử thách trong quá trình chuyển đổi số, đòi hỏi phải vượt qua. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ASIC (2016). Fintech: ASIC’s Approach and Regulatory Issues. the Melbourne Money & Finance Conference, Australian Securities & Investments Comission, PP.1-17. 2. Lương Văn Hải (2021). Thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong chuyển đổi số. Tạp chí Ngân hàng, số 9, Trang 27-34. 3. Phạm Xuân Hòe (2021). Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ số. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tài chính, trang 2-13. 4. Hoàng Thị Hường (2021). Tác động của Fintech đến ổn định tài chính. Tạp chí Ngân hàng, số 4, trang 31-37. 5. Dương Tấn Khoa (2019). Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo: Tương lai của Fintech và ngân hàng - Phát triển và đổi mới, trang 107-114, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 6. Lee, I., & Shin, Y. J. (2018). Fintech: Ecosystem, business models, investment decisions, and challenges. Business Horizons, Vol.61 No.1, 35-46. https://doi.org/10.1016/j.bushor.2017.09.003. 7. Nguyễn Nhật Minh và Phạm Đức Anh (2022). Tác động của Fintech đối với hệ thống ngân hàng – Một số hàm ý chính sách cho Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 02, trang 10-17 - ISSN.0866-7551. 8. Patrick, S. (2017). Taming the Beast: A Scientific Definition of Fintech, Journal of Innovation Management, No.4(4), PP. 32–54. ISSN 2183-0606. 9. Trần Thế Sao (2018). Hợp tác với Fintech: Những vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng thương mại. Tạp chí Công Thương, số 02, trang 281-285 - ISSN.0866-7756. 10. Schueffel, P. (2016). Taming the Beast: A scientific definition of Fintech. Journal of Innovation Management, Vol. 4 No. 4, pp. 32-54. 11. Statista (2020, 2021, 2022), Fintech in Vietnam. https://www.statista.com/study/88832/fintech-in- vietnam/. 12. Thakor, A.V. (2019). Fintech and banking: what do we know?. Journal of Financial Intermediation, Vol. 41, p. 100833. 13. Kiều Hữu Thiện (2022). Mối quan hệ giữa doanh nghiệp Fintech và hoạt động kinh doanh ngân hàng – Những vẫn đề đặt ra đối với Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 2, trang 27-33. 14. Lê Hải Trung và Bùi Huy Trung (2023). Chiến lược của ngân hàng trong thời kỳ bùng nổ công nghệ tài chính. Tạp chí Ngân hàng, số 05, trang 46-52 - ISSN.0866-7462.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2