intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng hệ sinh thái Fintech vững mạnh tại Việt Nam

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xây dựng hệ sinh thái Fintech vững mạnh tại Việt Nam" nhằm mục đích phân tích bức tranh toàn cảnh hiện tại và đưa ra một số luận điểm giúp cho việc xây dựng hệ sinh thái fintech vững mạnh tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng hệ sinh thái Fintech vững mạnh tại Việt Nam

  1. XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI FINTECH VỮNG MẠNH TẠI VIỆT NAM Th.S Nguyễn Thành Trung1 Tóm tắt: Trên thế giới, các hệ sinh thái công nghệ tài chính (fintech) đã góp phần thúc đẩy các phát minh công nghệ thông tin, phát triển thị trường tài chính, cải thiện các hệ thống tài chính - ngân hàng và tăng cường trải nghiệm khách hàng. Bằng việc thu hút nhân tài ở nhiều lĩnh vực và nguồn vốn đầu tư dồi dào, các hệ sinh thái fintech cho thấy khả năng kích thích nền kinh tế ở mức độ tổng thể. Ngành fintech của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là về số lượng các công ty mới. Năm 2018, toàn thị trường có 144 công ty. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, con số này tăng đột biến vào năm 2021 và đến năm 2022, ước tính đã có hơn 260 công ty tham gia lĩnh vực fintech tại Việt Nam. Đây là số lượng công ty tham gia vào lĩnh vực fintech cao kỷ lục từ trước đến nay. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, vẫn chưa có một hệ sinh thái fintech rõ rệt. Khuôn khổ pháp lý cho các công ty fintech hoạt động còn chưa đầy đủ, còn mang tính tự phát và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bài viết này nhằm mục đích phân tích bức tranh toàn cảnh hiện tại và đưa ra một số luận điểm giúp cho việc xây dựng hệ sinh thái fintech vững mạnh tại Việt Nam. TỪ KHÓA: hệ sinh thái, fintech, vững mạnh. BUILDING A STRONG ECOSYSTEM FOR FINTECH IN VIET NAM Abstract: Around the world, financial technology (fintech) ecosystems have contributed to promoting information technology inventions, developing financial markets, improving financial and banking systems and enhancing experience for client. By attracting talent in many fields and abundant invesment capital, fintech ecosystems show the ability to stimulate the economy at an overall level. Vietnam’s fintech industry is growing rapidly, especially in terms of the number of new companies. In 2018, the entire market had 144 companies. Due to the impact of the epidemic, this number increased dramatically in 2021 and by 2022, it is estimated that there will be more than 260 companies participating in the fintech sector in Vietnam. This is a record high number of companies participating in the fintech field ever. However, currently in Vietnam there is still no clear fintech ecosystem. The legal framework for fintech companies to operate is still incomplete, spontaneous and potentially risky. This article aims to analyze th current panorama and provide some arguments to help build a strong ecosystem for fintech in Vietnam. Keywords: Fintech, ecosystem, strong 1. MỞ ĐẦU Trên thế giới, các hệ sinh thái công nghệ tài chính (fintech) đã góp phần thúc đẩy các phát minh công nghệ thông tin, phát triển thị trường tài chính, cải thiện các hệ thống tài chính - ngân hàng và tăng cường trải nghiệm khách hàng. Bằng việc thu hút nhân tài ở nhiều lĩnh vực và nguồn vốn đầu tư dồi dào, các hệ sinh thái fintech cho thấy khả năng kích thích nền kinh tế ở mức độ tổng thể. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một hệ sinh thái fintech rõ rệt. Bài viết này nhằm mục đích phân tích bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái fintech hiện tại và đưa ra một số luận điểm giúp cho việc xây dựng hệ sinh thái fintech vững mạnh tại Việt Nam. 2. BỐI CẢNH HIỆN TẠI Theo Công ty kiểm toán KPMG, năm 2022 tiếp tục là một năm ấn tượng của nền công nghệ tài chính thế giới với 6.006 thương vụ đầu tư, đạt tổng giá trị đầu tư 164,4 tỷ USD, chủ yếu tập trung ở hai 1 Đại học Đại Nam
  2. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 535 hình thức: đầu tư mạo hiểm (80,5 tỷ USD) và mua bán sáp nhập (73,9 tỷ USD). Xét về khu vực, nếu như đầu tư fintech ở châu Mỹ và châu Âu có dấu hiệu giảm thì tại châu Á – Thái Bình Dương vẫn giữ được đà tăng trưởng trong 5 năm liên tiếp. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nhiều biến động và thử thách, những con số mà các công ty fintech đạt được trong năm 2022 cho thấy sức hấp dẫn cũng như vị thế ngày càng nâng cao của ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính. (Nguồn: KPMG Việt Nam, 2022) So với thế giới, lĩnh vực fintech ở Việt Nam còn khá mới mẻ nhưng cũng đã có sự chủ động tiếp cận xu thế. Tổng lượng tiền Vietnam Fintech Transaction Value (giá trị giao dịch của thị trường fintech tại Việt Nam) năm 2022 vừa qua ước tính đạt 22,6 tỷ USD, so với năm 2021 là 18 tỷ USD. Tầm nhìn năm 2023 ước tính đạt 27,2 tỷ USD; năm 2024 ước tính đạt 31,6 tỷ USD. Hình 1: Giá trị giao dịch của thị trường Fintech Việt Nam Nguồn: BDA Partners (2022) Vào năm 2022, các khoản đầu tư vào công nghệ tài chính tăng vọt nhờ vào việc áp dụng nhanh chóng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số trong bối cảnh hạn chế do COVID-19. Tuy nhiên, so với bối cảnh fintech năm 2021, năm 2022 đã chứng kiến sự sụt giảm dòng vốn đổ vào các công ty fintech. Giá trị cấp vốn của các thương vụ fintech được công bố tại Việt Nam đạt 137,9 triệu USD, chiếm 2,3% giá trị thương vụ trong khu vực. Về số lượng giao dịch, các công ty khởi nghiệp fintech Việt Nam đã nhận được 14 khoản đầu tư, chiếm 6% số giao dịch fintech ở Đông Nam Á. Giá trị đầu tư vào fintech Việt Nam năm 2022 (137,9 triệu USD) thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh của năm 2021 (562,2 triệu USD) và 2019 (426,2 triệu USD), nhưng vẫn cao hơn so với năm 2020 (0,98 triệu USD).  Hình 2: Giá trị cấp vốn của các thương vụ Fintech Nguồn: Nextrans (2022)
  3. 536 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Sự thay đổi nhanh chóng của thói quen đối với thanh toán và quản lý tài sản kỹ thuật số, cùng với thị trường thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, mang lại tiềm năng lớn cho các công ty khởi nghiệp fintech hỗ trợ thanh toán kỹ thuật số, alternative finance, quản lý tài sản (wealth management), và blockchain. Chia theo phân khúc, các công ty khởi nghiệp fintech của Việt Nam có thể được chia thành 5 ngành dọc: (Digital payment, Lending, WealthTech, InsurTech, Blockchain/Crypto) Thanh toán kỹ thuật số, Cho vay, WealthTech, InsurTech, Blockchain/Crypto. Ngành fintech của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là về số lượng các công ty mới. Năm 2018, toàn thị trường có 144 công ty. Con số này tăng đột biến vào năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch và đến năm 2022 đã có hơn 260 công ty tham gia lĩnh vực fintech tại Việt Nam. Đây là số lượng công ty cao nhất trong lĩnh vực này trong thời gian quan sát được. Mặc dù có xu hướng tăng, song số lượng công ty fintech tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với các nước ASEAN khác như Singapore (1.580 công ty), Indonesia (993 công ty), Malaysia (612 công ty) (UOB, 2022). Một số lĩnh vực như giao dịch và thanh toán kỹ thuật số, nền tảng thương mại điện tử (ví điện tự, POS) đã được Nhà nước cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, các mảng fintech khác như cho vay ngang hàng (P2P), huy động vốn từ cộng đồng, AI và chuỗi khối (bao gồm tiền ảo) vẫn đang chờ quy định cụ thể của Nhà nước. Hình 3: Hệ sinh thái fintech Việt Nam Nguồn: Hyperlead, 2023 Các lĩnh vực của hệ sinh thái fintech của Việt Nam bao gồm: trung gian thanh toán (ví điện tử), tài chính cá nhân, cho vay ngang hàng (P2P lending), công nghệ bảo hiểm, ngân hàng số, điểm tín dụng, gọi vốn cộng đồng,… Thanh toán là phân khúc lớn nhất, chiếm 22,6% tổng số công ty Fintech Việt Nam, tiếp theo là cho vay cá nhân, Blockchain và tiền điện tử. Trong đó, 2 lĩnh vực lớn mạnh nhất là Ví điện tử và Cho vay ngang hàng với số lượng thành viên lần lượt là 28 (được cấp phép, trừ NAPAS) và hơn 70 (không chính thức). Tuy nhiên, Việt Nam hiện tại vẫn đi sau các nước trong khu vực Đông Nam Á với độ phủ của các dịch vụ tài chính - ngân hàng chính thức chỉ ở 59% so với 86% của Thái Lan và 92% của Malaysia (Báo cáo của Solidiance Tháng 5/2023).
  4. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 537 2.1 Những thuận lợi đối với sự phát triển của hệ sinh thái fintech tại Việt Nam: - Dân số đông và trẻ (hơn 98 triệu người) với hơn 70 triệu người sử dụng điện thoại di động thông minh (Báo cáo Vietnam digital landscape - We are social, 2023). Chỉ số tăng trưởng GDP vào khoảng 6.5% mỗi năm và tỷ lệ người lớn biết đọc rất cao (~95%) (Tổng cục thống kê, 2022). Yếu tố này cho thấy, thị trường Việt Nam có tiềm năng phát triển cao, có thể trở thành một mỏ vàng rất lớn đối với các sản phẩm fintech. - Thuế thu nhập doanh nghiệp thấp (20%) với chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực fintech là các hoạt động nằm trong diện ưu đãi thuế theo Nghị quyết 41/NQ-CP năm 2016. - Môi trường pháp lý tại Việt Nam chưa rõ ràng, nhiều vùng xám, tuy nhiên, lĩnh vực fintech duy nhất có khung pháp lý cụ thể là Trung gian thanh toán. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp được tự do kinh doanh và phát triển sản phẩm mà chưa gặp phải các rào cản pháp lý. - Số lượng quỹ đầu tư và vườn ươm khởi nghiệp lớn với các tên tuổi như VIISA, VSV, Innovatube, Expara, NextTech, VinaCapital. - Hỗ trợ của Chính phủ đối với các công ty khởi nghiệp với Đề án 844 QĐ-TTg năm 2016 về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp; Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 06/9/2021 về xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (regulatory fintech sandbox). 2.2. Những khó khăn đối với sự phát triển của hệ sinh thái fintech tại Việt Nam: - Môi trường pháp lý chưa rõ ràng vừa đóng vai trò là thuận lợi, vừa là khó khăn đối với việc phát triển hệ sinh thái fintech. Điều này khiến các doanh nghiệp ít có khả năng sẵn sàng đầu tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, ngăn dòng vốn đầu tư lớn từ các quỹ đầu tư do lo ngại sự bất ổn pháp lý. - Thói quen chi tiêu và sử dụng tiền mặt trong người dân vẫn cao. Trừ khoảng 33% dân số sống tại thành thị, phần lớn người dân sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa còn chưa quen với các khái niệm công nghệ như Ví điện tử, tiền điện tử hay thậm chí thẻ ngân hàng. (Báo cáo Vietnam digital landscape - We are social, 2023) Tuy nhiên, vài năm gần đây, với đóng góp lớn từ phía các công ty Ví điện tử như Momo, Grabpay by Moca, Zalopay… đa phần xã hội đã dần quen với việc thanh toán không dùng tiền mặt. - Dữ liệu không chuẩn và không chính xác. Lượng dữ liệu người dùng Việt Nam tạo ra hàng ngày cực kỳ lớn và nhiều doanh nghiệp fintech đã tận dụng thời cơ khai thác và đào tri thức từ lượng dữ liệu này. Tuy nhiên, các cơ sở dữ liệu lớn chính thống chưa được hoàn thiện và chia sẻ như cơ sở dữ liệu (CSDL) dân cư, CSDL định danh quốc gia nên việc định danh khách hàng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Các CSDL của ngành ngân hàng chưa được đầy đủ do thiếu dữ liệu của các đối tượng chưa có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính phổ thông, CSDL viễn thông chưa được định danh khách hàng đầy đủ, hiện tượng sim rác, sim giả vẫn tràn lan,... Các yếu tố trên ngăn cản việc định hình thị trường của doanh nghiệp và việc kiểm soát, định hướng của nhà quản lý. - Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao. Một trong những khó khăn đối với mục tiêu phổ cập tài chính (financial inclusion) của Việt Nam là ý thức chấp hành pháp luật của người
  5. 538 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM dân. Yếu tố này làm giảm tỷ lệ tiếp cận được với các dịch vụ tài chính chính thống, thay vào đó đẩy mạnh sự phát triển của tín dụng đen hay các dịch vụ tài chính ngầm. Lĩnh vực cho vay là lĩnh vực chịu đe dọa nhiều nhất của yếu tố này do tính chất của thị trường vay tiêu dùng và tính sẵn sàng trả nợ của người đi vay (willingness to pay). Việc sử dụng các chế tài pháp luật để xử lý cũng không đạt hiệu quả cao do chi phí lớn và kết quả thi hành án thấp. 3. HỆ SINH THÁI FINTECH Ba thành tố quan trọng nhất của một hệ sinh thái fintech bao gồm: Môi trường kinh doanh; Khả năng tiếp cận thị trường; Chính phủ hỗ trợ pháp lý và khả năng tiếp cận vốn. Hình 4: Ba thành tố quan trọng nhất của hệ sinh thái Fintech Nguồn: Diemer và các cộng sự (2015) Để phát triển và nuôi dưỡng hệ sinh thái fintech, cần duy trì sự phối hợp chặt chẽ giữa ba đối tượng chính là Chính phủ, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp fintech. Ba đối tượng trên cần hiểu rõ vai trò và quyền lợi của mình để hệ sinh thái fintech có thể hoạt động hiệu quả. Hình 5: Ba đối tượng chủ thể của hệ sinh thái Nguồn: Diemer và các cộng sự (2015)
  6. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 539 - Chính phủ/ cơ quan quản lý nhà nước về fintech cần xây dựng và ban hành các chính sách và môi trường kinh doanh thuận lợi; thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái fintech và khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp thông qua các hoạt động đầu tư công và các môi trường thí điểm. Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất của cơ quan quản lý vẫn là bảo vệ người tiêu dùng và ổn định xã hội, do đó các chính sách ban hành cần cân bằng giữa việc bảo vệ khách hàng và khuyến khích sáng tạo đổi mới. - Các tổ chức tín dụng bao gồm các ngân hàng, định chế tài chính, các quỹ đầu tư có thể đóng góp các bài toán, nguồn vốn và thị trường cho hệ sinh thái. Nhiều tổ chức tín dụng có thể phát triển các sản phẩm hợp tác với doanh nghiệp fintech nhằm tận dụng được điểm mạnh của cả hai bên. Theo đó, thời gian để một sản phẩm, dịch vụ fintech mới tiếp cận với thị trường và khách hàng được giảm bớt. - Các doanh nghiệp fintech đóng góp các giải pháp công nghệ mới, đột phá với hệ sinh thái. Lợi ích nhận được là nguồn vốn đầu tư, lợi nhuận kinh doanh và thị trường để phát triển sản phẩm. Các thành tố quan trọng nhất của hệ sinh thái fintech bao gồm: (1) Môi trường kinh doanh/ khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp: Hệ sinh thái fintech quốc gia cần tạo ra một lợi thế về chi phí cho doanh nghiệp fintech. Thể hiện thông qua các ưu đãi về thuế, về nhân lực, công nghệ, thiết bị và cơ sở vật chất phải đáp ứng được nhu cầu và khả năng chi trả của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, hiện nay, với mô hình Co- working space kết hợp với các quỹ đầu tư, vườn ươm đã đáp ứng được một phần thành tố này. Tuy nhiên, nguồn lực về nhân sự công nghệ cao vẫn cần được trau dồi và bổ sung thêm như các ngành về Trí tuệ nhân tọa, Khoa học dữ liệu, Blockchain hay IoT,… Một yếu tố quan trọng nữa là khả năng tích hợp và hiệp đồng của các doanh nghiệp fintech. Các thiết bị kết nối Hub; công nghệ co-working space tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực lại với nhau sẽ khiến cho hệ sinh thái dễ phát triển hơn. Các hiệp hội này xúc tiến sự phát triển, chia sẻ và trao đổi công nghệ, nhân sự và kiến thức (như các kiến thức chuyên ngành tài chính - ngân hàng, kinh doanh,… mà các chủ doanh nghiệp công nghệ còn thiếu). Ngoài ra, chất lượng của hạ tầng rất quan trọng. Hạ tầng bao gồm hạ tầng vật lý và công nghệ. Hạ tầng vật lý là các hạ tầng xã hội như đường xá, ga tàu, cảng,… hạ tầng công nghệ bao gồm các hạ tầng tổng thể như mạng viễn thông, internet đến các hạ tầng mức chi tiết hơn như hạ tầng hệ thống thanh toán… Chất lượng của tất cả các hạ tầng trên sẽ đóng góp lớn đến lợi thế chi phí cho doanh nghiệp fintech, từ đó tăng cường khả năng phát triển của hệ sinh thái. (2) Chính phủ/ hỗ trợ pháp lý: Cơ quan quản lý luôn luôn có sức ảnh hưởng lớn đến tất cả mọi mặt của hệ sinh thái thông qua các chính sách quản lý và điều phối của mình. Tại thị trường fintech nói riêng và thị trường tài chính nói chung còn mới mẻ như ở Việt Nam, sự can thiệp sâu rộng của cơ quan quản lý là rất cần thiết để ngăn ngừa các rủi ro gây bất ổn xã hội. Vai trò của Chính phủ đối với hệ sinh thái fintech bao gồm: Người ra chính sách; Nhà kiểm soát và điều phối; Nhà phát triển (các nghiệp vụ, tiêu chuẩn, hạ tầng,…); Nhà cung cấp dịch vụ (các dịch vụ thiết yếu). (3) Khả năng tiếp cận vốn:
  7. 540 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Các cơ quan quản lý có thể đầu tư xây dựng các Fintech hub thông qua các quỹ đầu tư khởi nghiệp, khoản vay không hoàn lại hay ưu đãi lãi suất. Các khoản đầu tư này thường được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng. Các quỹ đầu tư, vườn ươm khởi nghiệp là các nhà đầu tư truyền thống của thị trường fintech. Nguồn vốn đầu tư từ các đối tượng này sẽ tăng lên khi môi trường pháp lý và kinh doanh có cải thiện. Các dịch vụ kêu gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding) hay cho vay ngang hàng cũng là một kênh kêu gọi vốn hấp dẫn cho doanh nghiệp fintech. Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam, vẫn vướng vấn đề pháp lý đối với loại hình này. KẾT LUẬN Tiềm năng phát triển của hệ sinh thái fintech ở Việt Nam là rất lớn. Để xóa bỏ các rào cản và khó khăn hiện nay cần sự chung tay đóng góp của nhiều bên liên quan như Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng và khách hàng. Đối với thị trường như Việt Nam hiện nay, sự can thiệp sâu rộng của Chính phủ (với cơ quan quản lý là NHNN) là rất cần thiết để điều phối thị trường. Lợi thế của Việt Nam là ba thành tố quan trọng để xây dựng hệ sinh thái đã thành hình, tuy nhiên, vẫn cần nhiều công sức hơn nữa để có thể hoàn thiện góp phần xây dựng hệ sinh thái fintech vững mạnh tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Data Reportal Digital, (2023): Vietnam, Data Reportal, https://datareportal.com/reports/digital-2023- vietnam 2. Đinh Bảo Ngọc (2022), “Thị trường Fintech tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức”, Tạp chí Ngân hàng, https://tapchinganhang.gov.vn/thi-truong-Fintech-tai-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc.htm 3. Gia Linh (2023), “Bảo hiểm nhúng, “cú huých” cho Insurtech, Đầu tư chứng khoán”,https://www. tinnhanhchungkhoan.vn/bao-hiem-nhung-cu-huych-cho-insurtech-post317277.html 4. Hà An (2022), “Cake by VPBank (Cake) cán mốc 2 triệu người dùng chỉ sau 19 tháng ra mắt, Đầu tư chứng khoán”, https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/cake-by-vpbank-cake-can-moc-2-trieu-nguoi- dung-chi-sau-19-thang-ra-matpost303982.html 5. Hoàng An (2023), “Sự trỗi dậy của công nghệ bảo hiểm (Insurtech)”, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, https://vneconomy.vn/su-troi-day-cua-cong-nghe-bao-hiem-insurtech.htm 6. HyperLead (2023),“Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2022”, HyperLead.  7. https://www.nextrans.vn/resources 8. https://kpmg.com/vn/vi/home/services/kiem-toan.html 9. Nguyễn Thị Liệu (2023). Cần một hành lang pháp lý Sandbox cho hoạt động kinh doanh công nghệ tài chính Fintech ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Công Thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ can-mot-hanh-lang-phap-ly-sandbox-cho-hoat-dong-kinh-doanh-cong-nghe-tai-chinh-Fintech-o- viet-nam-hien-nay-105026.htm 10. UOB, PwC Singapore, & Singapore Fintech Association. (2022). Fintech in ASEAN Report 2022. Singapore: United Overseas Bank Limited
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2