intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển hệ sinh thái Fintech cho Việt Nam

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phát triển hệ sinh thái Fintech cho Việt Nam" tổng hợp những kiến thức cơ bản về Fintech, xu hướng phát triển Fintech trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó, bài báo đưa ra những khuyến nghị giải pháp để phát triển hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam. Sự ra đời của Fintech đã mở ra những xu hướng và mô hình kinh doanh mới trong ngành tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển hệ sinh thái Fintech cho Việt Nam

  1. PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI FINTECH CHO VIỆT NAM Phan Thế Công1, Lê Thùy Dương1 TÓM TẮT: Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã mang đến nhiều cơ hội và mô hình kinh doanh mới thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin Internet. Một trong số phải kể đến Công nghệ tài chínhcòn gọi là “Fintech” trong ngành tài chính. Sự ra đời của Fintech đã mở ra những xu hướng và mô hình kinh doanh mới trong ngành tài chính. Fintech giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, mặt khác cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những thay đổi về chiến lược kinh doanh trong bối cảnh mới. Bài viết tổng hợp những kiến thức cơ bản về Fintech, xu hướng phát triển Fintech trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó, bài báo đưa ra những khuyến nghị giải pháp để phát triển hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam. Từ khóa: Công nghệ tài chính, Fintech, hệ sinh thái Fintech, phát triển… ABTRACT: The Industrial Revolution 4.0 has created new opportunities and business models through application of information technology and internet. One of those applications is Financial Technology, also known as Fintech in the financial sector. On the one hand, Fintech has generated new business trends and business models in the financial industry, effectively meeting the needs of customers. On the other hand, it requires businesses to make changes in business strategy in the new context. This article in order to synthesize the basic knowledge about Fintech, especially development trend in the world and in Vietnam, thus offering solutions to help developpe Fintech ecosysteme of Vietnam in the futur. Key words: Financial Technology, Fintech, Fintech ecosysteme, Developpement… 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, Công nghệ tài chính (Fintech) đang là xu hướng nổi bật trong ngành tài chính. Trên thế giới, các hệ sinh thái công nghệ tài chính (fintech) đã góp phần thúc đẩy các phát minh công nghệ thông tin, phát triển thị trường tài chính, cải thiện các hệ thống tài chính - ngân hàng và tăng cường trải nghiệm khách hàng. Bằng việc thu hút nhân tài ở nhiều lĩnh vực và nguồn vốn đầu tư dồi dào, các hệ sinh thái fintech cho thấy khả năng kích thích nền kinh tế ở mức độ tổng thể. Hệ sinh thái tài chính Fintech (Fintech financial ecosystem) là một thuật ngữ mô tả tổng thể về môi trường kinh doanh và các dịch vụ tài chính mà các công ty Fintech cung cấp. Fintech là viết tắt của “financial technology,” có nghĩa là công nghệ tài chính, và đề cập đến sự sáng tạo và áp dụng công nghệ để cải thiện và tối ưu hóa các dịch vụ tài chính. Sự phát triển rất nhanh chóng của việc ứng dụng công nghệ trong tài chính đã tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ về đầu tư Fintech trong các ngân hàng, doanh nghiệp cũng như cạnh tranh thu hút khách hàng. Cuộc chạy đua này đang đặt ra nhiều thách thức cho các mô hình kinh doanh truyền thống trên toàn cầu. Các định chế tài chính đã mạnh dạn đầu tư lớn cho ứng dụng Fintech, bao gồm cả máy móc, thiết bị, phần mềm và công nghệ, đào tạo cán bộ nhân viên, hướng dẫn khách hàng. Dẫn đầu trong lĩnh vực này là các định chế tài chính, các doanh nghiệp ở châu Á. Kể từ năm 2010, thế giới đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, cụ thể đầu tư vào Fintech ở châu Á tăng trưởng gấp gần 100 lần. Trong đó Trung Quốc, bao gồm cả Đặc khu Hành chính Hongkong và Macao đang có tỷ trọng áp đảo về tốc độ và quy mô đầu tư (PwC Việt Nam. 2017). 1 Trường Đại học Thương mại.
  2. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 399 Một số tính toán đã chỉ ra rằng, tính cộng dồn từ năm 2010 đến tháng 3/2017, Mỹ là quốc gia đầu tư vào Fintech nhiều nhất, với tổng số vốn lên tới 63,1 tỷ USD; tiếp sau là các quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương, với số tiền đầu tư 22,9 tỷ USD; đứng thứ ba là nhóm các nước châu Âu, Trung Đông và châu Phi, với số vốn đã đầu tư là 10,8 tỷ USD. Tuy nhiên, 2015 là năm đầu tiên mà tăng trưởng đầu tư vào Fintech mạnh mẽ, nhất là ở các nước châu Á - Thái Bình Dương, mặc dù Fintech ở các nước châu Á tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bán lẻ và doanh nghiệp nhỏ và vừa, (PwC Việt Nam. 2017). Trong hoạt động ngân hàng, việc ứng dụng mạnh mẽ cho đổi mới công nghệ tài chính - Fintech được thực hiện trên nhiều phương diện, từ hoạt động cho vay, dịch vụ ngân hàng, quản trị rủi ro, đến các giao dịch tần suất cao, dữ liệu lớn. Có thể dẫn chứng nhiều ví dụ điển hình và cụ thể về thành công ứng dụng Fintech vào hoạt động ngân hàng trên toàn cầu như dịch vụ ngân hàng ứng dụng điện thoại di động ở Kenya, Trung Quốc, đã giúp hàng chục và thậm chí mà hàng trăm triệu người chưa biết đến các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức. Việc ứng dụng Fintech có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các định chế tài chính, đến sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích. Sự phát triển này tùy thuộc đặc điểm của từng nhóm đối tượng khách hàng bán lẻ, như: độ tuổi, sự am hiểu công nghệ, mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Việc ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ Fintech cũng còn tùy thuộc vào quan điểm và chính sách của các cơ quan quản lý, như sự cởi mở, mức độ tạo điều kiện tiếp cận công nghệ, sản phẩm mới, khuyến khích cạnh tranh hay muốn đảm bảo an toàn. Một góc độ khác của sự phát triển Fintech đó là còn tùy thuộc vào đặc điểm và mức độ phát triển của lĩnh vực ngân hàng, nhất là hệ điều hành, chương trình phần mềm, các bản thiết kế của Fintech, tùy thuộc vào mức độ hợp tác chặt chẽ giữa các công ty công nghệ, viễn thông, môi trường kinh tế, khả năng đầu tư và mức độ sẵn sàng thay đổi, chấp nhận rủi ro của các ngân hàng. Bài viết này giới thiệu và nhấn mạnh vai trò then chốt của công nghệ tài chính và tài chính bền vững, cung cấp một bức tranh thực trạng về sự phát triển của công nghệ tài chính trên thế giới và ở Việt Nam, chỉ ra những cơ hội cũng như thách thức cho sự phát triển Fintech, từ đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp cho các bên liên quan để xây dựng hệ sinh thái phát triển Fintech ở Việt Nam. Để thực hiện bài viết này, các tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, thông qua việc tổng hợp các thông tin, dữ liệu từ các công trình nghiên cứu về chủ đề này trên thế giới và ở Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm Fintech (Financial technology) Thuật ngữ “Fintech” bắt đầu xuất hiện trong các tài liệu khoa học vào năm 1972. Trong một bài báo học thuật, phó chủ tịch của hãng Hanover Trust, Abraham Leon Bettinger, đã định nghĩa: “Fintech là từ viết tắt của công nghệ tài chính, kết hợp chuyên môn ngân hàng với kỹ thuật khoa học quản lý hiện đại và máy tính”. Ngoài ra, có thể hiểu Fintech là một thuật ngữ mới mô tả sự kết nối của các công nghệ hiện đại, chẳng hạn như liên quan đến internet (ví dụ: điện toán đám mây, internet di động) với các hoạt động kinh doanh điển hình của ngành dịch vụ tài chính (ví dụ: cho vay, thanh toán, chuyển giá trị tiền tệ và hoạt động ngân hàng đa dạng)”.
  3. 400 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Như vậy, Fintech (financial technology) là thuật ngữ được sử dụng để nhắc đến việc cung cấp dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ số và đang là xu hướng nổi bật trong ngành tài chính. Các công ty Fintech được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup. Nhóm còn lại là các công ty thuộc dạng “back-office” hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính. Về cơ bản, có năm mục tiêu mà 2 nhóm các công ty Fintech hướng tới phục vụ: Các công ty Fintech được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup. Nhóm còn lại là các công ty thuộc dạng “back-office” hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính (SpartkLabs Global Ventures, 2016). + Tài chính và đầu tư: Phần lớn các ngân hàng và định chế tài chính hiện nay tập trung vào cung cấp sản phẩm tài chính như cho vay tiêu dùng, cho vay để đầu tư, mua bất động sản... Tuy nhiên, Fintech còn mở rộng phạm vi cung cấp sản phẩm tài chính khi cung cấp các sản phẩm như cho vay ngang hàng - peer to peer (p2p), gọi vốn cộng đồng, quỹ tư nhân... + Quản trị rủi ro trong tài chính: Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các ngân hàng và các khách hàng đặc biệt quan tâm tới việc quản trị rủi ro trong tài chính. Nhờ sự giúp đỡ của Fintech, ngân hàng có các công cụ tốt hơn để phân tích và quản lý rủi ro. + Thanh toán và thiết lập cơ sở hạ tầng: Thanh toán trực tuyến và qua thiết bị di động mang đến sự tiện lợi cho khách hàng cũng như quản lí dễ dàng đối với các ngân hàng. Ngoài thanh toán, cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường chứng khoán cũng như giao dịch phái sinh đang là lĩnh vực mà các công ty Fintech đẩy mạnh hoạt động nhằm giành thị phần từ các ngân hàng truyền thống. + Bảo mật dữ liệu: Thời gian gần đây, càng ngày người sử dụng dịch vụ tài chính càng quan tâm tới mức độ bảo mật dữ liệu. + Giao diện người dùng: các sản phẩm tài chính sẽ được khách hàng ưa chuộng hơn khi có giao diện thân thiện với người dùng và dễ sử dụng. Các công ty Fintech giúp ngân hàng cải tiến giao diện phần mềm, giúp người dùng sử dụng sản phẩm tài chính thuận tiện và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới các xu hướng công nghệ bùng nổ trong thời gian gần đây như Blockchain (chuỗi khối), Artificial Intelligent (trí thông minh nhân tạo - AI). Đây là những công nghệ tiên tiến, được những tập đoàn lớn cũng như chính phủ các nước đặc biệt quan tâm và chú trọng phát triển. 2.2. Khái niệm hệ sinh thái Fintech (Fintech ecosystem) Hệ sinh thái tài chính Fintech bao gồm một loạt các công ty và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, sử dụng công nghệ để cung cấp các dịch vụ như thanh toán trực tuyến, vay mượn trực tuyến, quản lý tài chính cá nhân, đầu tư, chuyển đổi ngoại tệ, và nhiều lĩnh vực tài chính khác. Các yếu tố chính trong hệ sinh thái tài chính Fintech bao gồm: (1) Công ty Fintech: Các công ty tiên phong trong việc phát triển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính sử dụng công nghệ. (2) Ngân hàng số: Các ngân hàng truyền thống và các tổ chức tài chính chuyển đổi sang mô hình kinh doanh số hóa để cạnh tranh với các doanh nghiệp Fintech. (3) Khách hàng: Người tiêu dùng và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ tài chính Fintech để tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng tính thuận tiện. (4) Chính phủ và quy định: Các cơ quan chính phủ thường xuyên tham gia để đảm bảo
  4. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 401 an toàn và tuân thủ quy định trong ngành Fintech. Hệ sinh thái này thường đặt nặng vào việc tạo ra môi trường kinh doanh tích hợp và linh hoạt, thúc đẩy sự cạnh tranh và sự sáng tạo trong lĩnh vực tài chính. Hệ sinh thái Fintech có thể bao hàm 05 thành phần chính: - Thứ nhất, đó là “nhu cầu”: chính là nhu cầu của khách hàng bao gồm người sử dụng dịch vụ là các cá nhân, doanh nghiệp cũng như của chính các định chế tài chính. Thứ hai, đó là “tài năng”: thể hiện qua tính sẵn có của công nghệ, những dịch vụ tài chính và những tài năng kinh doanh. Thứ ba, đó là “vốn”: tính sẵn có của những nguồn lực tài chính để tài trợ cho các sáng kiến khởi nghiệp. Thứ tư, đó là “chính sách”: các chính sách của Chính phủ liên quan đến các quy định ban hành, chính sách thuế và những sáng kiến để đổi mới. Thứ năm, đó là “giải pháp”: giới thiệu các công nghệ mới, sản phẩm dịch vụ và các quy trình. Trong đó, thuộc tính “chính sách” không những chỉ liên quan đến môi trường chính sách cụ thể mà còn liên quan đến tính hiệu quả của các ưu đãi về thuế và các chương trình khác của Chính phủ, các bên liên quan thông thường thuộc khu vực này là cơ quan quản lý và chính phủ. Nghiên cứu của Lee & Shin (2018) đã chỉ ra năm nhân tố cấu thành hệ sinh thái Fintech gồm: - Thứ nhất, đó là “các công ty khởi nghiệp Fintech”, điển hình các công ty Fintech về các lĩnh vực như: thanh toán, quản lý tài sản, P2P, gọi vốn cộng đồng, giao dịch vốn và các công ty giao dịch bảo hiểm Fintech; - Thứ hai, đó là “các nhà phát triển công nghệ”: như: phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, tiền điện tử và các nhà phát triển xã hội; - Thứ ba, đó là “Chính phủ”: bao gồm các cơ quan quản lý trong lĩnh vực tài chính và cơ quan ban hành các quy định pháp luật; - Thứ tư, đó là “các khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính”: bao gồm các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp; - Thứ năm, đó là “các tổ chức tài chính truyền thống”: bao gồm các ngân hàng truyền thống, công ty bảo hiểm, công ty môi giới chứng khoán và nhà đầu tư mạo hiểm. Phân khúc và phân đoạn hệ sinh thái Fintech bao gồm: Hình 1: Phân khúc hệ sinh thái Fintech
  5. 402 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu theo hướng định tính sẽ phù hợp với cách tiếp cận về chủ đề Fintech và hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả tiếp cận theo hướng mô tả những tình huống với những góc độ khác nhau để đánh giá hệ sinh thái này nhằm đưa ra những khía cạnh thích hợp cho mục tiêu nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng bám sát những nền tảng mô tả lý thuyết cơ bản cho việc hình thành hệ sinh thái được xem là phù hợp trong việc tiếp cận nghiên cứu Fintech tại Việt Nam. Cụ thể, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp, thông qua việc tổng hợp các thông tin, kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trước đây về chủ đề này trên thế giới và ở Việt Nam. Kết quả được phân tích, tổng hợp, phân loại nhằm mục đích đưa ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng phát triển công nghệ tài chính Fintech trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó làm rõ những cơ hội cũng như thách thức cho sự phát triển Fintech ở Việt Nam. Cuối cùng, bài viết đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm xây dựng hệ sinh thái phát triển Fintech ở Việt Nam. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình phát triển Fintech trên thế giới Theo báo cáo về Fintech toàn cầu (PwC Việt Nam. 2017), 82% trên tổng số 1308 người được hỏi mong đợi Fintech sẽ tăng trưởng trong khoảng 3 đến 5 năm tới; 72% mong muốn blockchain sẽ trở thành một phần của hệ thống tài chính vào năm 2020 và 20% mong đợi rằng tỉ suất lợi nhuận ròng so với chi phí (ROI) của các dự án Fintech sẽ tăng trưởng. Báo cáo chỉ ra trong năm 2017, các nhà kinh doanh, chuyên gia, nhà phát triển khi được hỏi tin rằng Fintech có thể mang tới những nguy cơ tiềm ẩn nhất định đối với sự phát triển của công ty họ, cụ thể chỉ số nguy cơ tiềm ẩn đã tăng từ 83% theo khảo sát năm 2016 lên 88% trong năm 2017. Chính từ mối nguy cơ hiện hữu này mà các tập đoàn, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính có động lực hơn để hợp tác với các doanh nghiệp Fintech nhằm tích hợp công nghệ vào lĩnh vực của mình. Biểu đồ dưới cho thấy tỷ lệ các công ty khởi nghiệp Fintech mà các nhà cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống sẵn sàng hợp tác. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, dịch vụ dẫn đầu và phát triển nhất là thanh toán điện tử với 84% khách hàng tài chính chấp nhận áp dụng Fintech. Chuyển khoản và tài chính cá nhân là hai dịch vụ chiếm 60% sự quan tâm. Vay cá nhân đứng thứ tư với 56% và tài khoản tiết kiệm chiếm 49%. 2 ngành dịch vụ bảo hiểm và quản lý tài sản đứng cuối cùng với 38%. Báo cáo của PWC chỉ ra rằng các ngành, dịch vụ Fintech chiếm được nhiều sự quan tâm của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nhất là thanh toán điện tử và chuyển khoản, những dịch vụ được sử dụng thường xuyên hàng ngày. Hình 2: Khả năng hợp tác giữa tổ chức tài chính và doanh nghiệp Fintech (Nguồn: Khảo sát PwC toàn cầu (2017) Trên phương diện toàn cầu, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã thành lập Nhóm tư vấn gồm các
  6. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 403 lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và công nghệ, các nhà quản lý, luật sư và giảng viên đại học, những người tiên phong trong lĩnh vực Fintech. Nhóm Tư vấn có nhiệm vụ tham mưu giúp IMF nắm được sâu sắc hơn các vấn đề về Fintech toàn cầu; phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác liên vụ của IMF về tài chính và công nghệ, được thành lập năm 2016 để nghiên cứu mối quan hệ về mặt kinh tế và quyền lực kiểm soát đối với sự phát triển trong lĩnh vực tài chính và công nghệ. Trung Quốc đang là thị trường dẫn đầu thế giới về thanh toán kỹ thuật số với 50% thị phần toàn cầu. Về lĩnh vực cho vay trực tuyến, Trung Quốc cũng dẫn đầu với việc chiếm lĩnh 3/4 thị trường thế giới. Bên cạnh đó, một báo cáo năm 2016 chỉ ra rằng Trung Quốc chiếm đến 4 trên 5 công ty đứng đầu trong bảng xếp hạng các Fintech cải tiến nhất thế giới. Công ty lớn nhất Trung Quốc về Fintech hiện tại là Ant Financial có giá trị lên tới 60 tỉ USD, (SpartkLabs Global Ventures, 2016). Theo Consultative report (2016), hình thức cho vay ngang hàng (p2p) hiện nay cũng đang bùng nổ tại thị trường Trung Quốc. Tính tới thời điểm năm 2015, Trung Quốc đã có tới 3000 tổ chức cho vay ngang hàng. Từ năm 2014 đến nay, các khoản vay ngang hàng đã tăng 28 lần, từ 30 tỉ lên 850 tỉ nhân dân tệ. Ước tính doanh thu thị trường cho vay ngang hàng vào năm 2009 chỉ là 30 triệu USD thì đến năm 2015, con số này đã tăng vọt lên mức 7,8 tỷ USD. Đây được coi là thị trường có tốc độ tăng trưởng cho vay ngang hàng cao nhất thế giới. Nhờ có sự cạnh tranh từ số lượng lớn, các doanh nghiệp tài chính đã giảm được lãi suất cho vay so với thị trường chợ đen. Theo Findexable (2020), với hơn 7.000 công ty FinTech, tổng giá trị hoạt động đầu tư vào FinTech toàn cầu tăng từ 60,2 tỷ USD năm 2017 lên đến 150,3 tỷ USD vào năm 2019, tương ứng tăng 250% sau 2 năm. Những hoạt động đầu tư vào FinTech tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến các hoạt động mua bán - sáp nhập, vốn đầu tư mạo hiểm và cổ phần tư nhân. Số lượng giao dịch về hoạt động đầu tư cho FinTech trên toàn cầu giai đoạn 2017-2019 có sự gia tăng đáng kể từ 2.914 giao dịch vào năm 2017 lên 3.639 giao dịch vào năm 2018 và 3.286 giao dịch vào năm 2019. Những con số trên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của thị trường FinTech. Trong tổng đầu tư vào FinTech trên toàn cầu, có thể thấy vai trò đáng kể của các hoạt động mua – bán, sáp nhập. Tính đến năm 2019, đầu tư vào hoạt động này chiếm gần 60% tổng giá trị đầu tư. Cũng theo Findexable (2019), 10 trung tâm FinTech toàn cầu hàng đầu gồm: Mỹ, Anh, Singapore, Lithuania, Thụy Sỹ, Hà Lan, Thụy Điển, Úc, Canada, Estonia. Các quốc gia này có môi trường công nghệ cao, nền kinh tế mở và tự do, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ FinTech cũng chiếm tỷ trọng lớn. Trong đó, Mỹ là quốc gia mà các công ty FinTech và các sản phẩm FinTech hoạt động sôi động nhất trên thế giới. Mặc dù Trung Quốc chỉ xếp hạng 21 các trung tâm FinTech hàng đầu của thế giới, nhưng đây lại là thị trường dẫn đầu trong sử dụng các dịch vụ của FinTech với hơn 60% người dân tiếp cận dịch vụ FinTech, gấp đôi tỷ lệ tại Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là thị trường cho vay ngang hàng (P2P lending) lớn nhất thế giới. 4.2. Đánh giá về thực trạng Fintech tại Việt Nam trong những năm gần đây Với lượng dân số hơn 90 triệu người trong đó phần lớn là dân số trẻ có độ tuổi trung bình là 30, Việt Nam hứa hẹn sẽ là một thị trường đầy tiềm năng để ngành Fintech phát triển. Tuy nhiên, số lượng người Việt Nam sử dụng thẻ ngân hàng mới chỉ đạt 30% và lượng người dùng thẻ tín dụng chỉ đạt 3%. Đây chính là một khoảng trống và cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Fintech có thể tham gia phục vụ thị trường còn rất tiềm năng này.
  7. 404 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Thống kê năm 2017 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết từ năm 2007, có 9 đơn vị đã bắt đầu thử nghiệm dịch vụ thanh toán trung gian và đến năm 2015 con số này tăng lên là 20 doanh nghiệp. Theo Vũ Ngà (2017), năm 2015, dịch vụ thanh toán trung gian cũng đã chính thức được cấp phép. Tính đến năm 2017 ở Việt Nam có hơn 40 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính dựa trên nền tảng công nghệ. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (2017), với sự hiện diện của hơn 40 công ty hoạt động trong lĩnh vực Fintech, thị trường tài chính dựa trên nền tảng công nghệ vẫn là một mảnh đất màu mỡ đối với các doanh nghiệp. Trên thị trường hiện nay, có 24 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán đã được Nhà nước cấp phép và 10 doanh nghiệp đang trong quá trình hoạt động. Tổng giá trị giao dịch của các giải pháp trong năm 2016 đạt hàng trăm triệu USD. Con số này cho thấy tiềm năng phát triển trong tương lai của thị trường giao dịch điện tử là vô cùng to lớn. Một thống kê từ Topica Founder Institute chỉ ra rằng tổng giá trị các thương vụ khởi nghiệp liên quan tới Fintech tại Việt Nam trong năm 2016 là 129 triệu USD, chiếm 63% trong tổng số giá trị các thương vụ khởi nghiệp. Nổi bật trong đó là việc 2 quỹ Standard Chartered Private Equity và Goldman Sach quyết định đầu tư 28 triệu USD vào Công ty cổ phần M_Service, công ty sở hữu ví điện tử Momo. So với ngành tài chính truyền thống, Fintech có lợi thế là các khoản vay nhỏ. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, các ngân hàng hay công ty tài chính thường bỏ qua những khoản vay nhỏ do e ngại rủi ro về mặt tín dụng tiêu dùng của người vay. Tuy nhiên. là một nước đang phát triển, hiện nay thị trường Việt Nam đang phát triển những khoản thanh toán nhỏ dưới 5 triệu, theo báo cáo của smartlink, một đơn vị trung gian thanh toán. Tuy nhiên, việc áp dụng Fintech ở Việt Nam vẫn gặp trở ngại khi người dân chưa thực sự hiểu rõ về Fintech. Điều này dẫn đến sự e ngại sử dụng các phương thức thanh toán, chuyển khoản tiền “ảo” do lo ngại về tính bảo mật chưa cao. Chính vì vậy, hai startup nổi trội trong dịch vụ thanh toán là Momo và Payoo đã đẩy mạnh việc đầu tư vào hệ thống giao dịch vật lý. Hệ thống thanh toán vật lý trực quan hơn và giúp người dùng cảm thấy tin tưởng hơn khi sử dụng dịch vụ. Hiện nay, Momo đã đầu tư mở hơn 4000 điểm giao dịch còn Payoo đầu tư vào hơn 5000 điểm thanh toán trên toàn quốc. Momo đặt mục tiêu trong tương lai gần sẽ đạt 11000 điểm giao dịch trên toàn quốc. Trong khi đó, Payoo chú trọng vào dịch vụ thanh toán các loại hóa đơn và mở rộng liên kết mua vé từ các nhà xe, hãng du lịch. Ngoài Momo và Payoo, các giải pháp thanh toán khác có thể nhắc đến như OnePay của CTCP Onepay, Ngân Lượng và Mpos của CTCP NextTech, VTC Pay của CTCP VTC Pay Intecom, WEPay của CTCP VCCorp và VNPay của CTCP giải pháp thanh toán Việt Nam. Đây là các công ty cung cấp tới người dùng, doanh nghiệp dịch vụ thanh toán trực tuyến thông qua việc liên kết với các ngân hàng. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây nhiều công ty cũng nhảy vào thị trường tiềm năng này để tận dụng thị phần lượng người dùng ngày càng phát triển. Cuối năm 2016, Vinagame ra mắt ví điện tử ZaloPay, tận dụng cộng đồng đông đảo người dùng phần mềm chat zalo, (Linh San, 2017). Fintech đã tạo cơ hội cho phát triển tài chính toàn diện (Finacial Inclusive). Tài chính toàn diện được coi là trụ cột trong việc phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo bền vững. Ở Việt Nam, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Quỹ Đầu tư Phát triển Liên hợp quốc (UNCDF) đã ký thỏa thuận tài trợ cho dự án “Ví Việt - Giải pháp thanh toán toàn diện cho Phụ nữ Việt Nam” (gọi tắt là “Dự án Ví Việt dành cho phụ nữ”) do LienVietPostBank xây dựng trong khuôn khổ chương trình Thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện. Ví Việt (tên gọi tắt của Thẻ phi vật lý Ví Việt) được LienVietPostBank nghiên cứu, phát triển và phát hành cho chủ thẻ Ví Việt để giao
  8. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 405 dịch điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính di động, máy tính để bàn có kết nối internet. Ví Việt sẽ cung cấp giải pháp tài chính vi mô đến người dân trong cả nước từ thành thị đến nông thôn và các vùng sâu, vùng xa, đồng thời gia tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng cho phụ nữ Việt Nam, theo đó, trong thời gian triển khai dự án từ 9/2016 đến 8/2018, sẽ có tối thiểu 500.000 phụ nữ sử dụng Ví Việt cùng 2.500 điểm chấp nhận Ví Việt do người phụ nữ làm chủ sẽ được phát triển mới, (Nguyên Hà. 2017). Hiện nay, Việt Nam có lợi thế nhất định về cơ sở hạ tầng cho Fintech, với 70% dân số sử dụng internet, 145,8 triệu thuê bao đăng ký điện thoại (150% dân số) trong đó 95% là điện thoại thông minh, tỷ lệ sử dụng các mạng xã hội đạt 73%. Theo Báo cáo của Appota (12/5/2021) về thị trường ứng dụng di động 2021, Việt Nam nằm trong top 12 những quốc gia có giá thành internet rẻ nhất trên toàn cầu và đứng thứ 2 Đông Nam Á về tốc độ internet trên thiết bị di động. Theo Bảng xếp hạng trung tâm Fintech toàn cầu năm 2021, điểm Fintech của Việt Nam xếp hạng 70 thế giới, trong đó TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội xếp lần lượt thứ 28 và 33 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay, ở Việt Nam đã có 48 công ty Fintech và 48% công ty tham gia vào hoạt động thanh toán, cung cấp cho khách hàng và các nhà bán lẻ các dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật số. Số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng hơn 2 lần, từ con số khoảng 40 công ty cuối năm 2016 lên tới gần 100 công ty ở thời điểm hiện tại, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Các lĩnh vực hoạt động của Fintech tại Việt Nam gồm: (i) Thanh toán với các công cụ như Moca, Payoo, VinaPay, Momo... hoặc cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/mPOS4 như Hottab, SoftPay; (ii) Gọi vốn, các công ty cung cấp nền tảng gọi vốn như FundStart, Comicola, Betado hay FirstSetp...; (iii) Cho vay trực tuyến như LoanVi, Timal; (iv) Quản lý tài chính cá nhân như BankGo, Moneylover, Mobivi; (v) Quản lý dữ liệu như Trusting, Social, Circle Bii; (vi) Chuyển tiền như Matchmovie, Cash2v; (vii) Blockchain như Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin. Không chỉ các startup Fintech mới vào cuộc, mà nhiều ngân hàng thương mại cũng đã và đang dần chuyển đổi, vận hành hệ thống ngân hàng số trên nền tảng công nghệ hiện đại như: BIDV, Vietinbank, VPBank, TPBank… nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng nhanh chóng, thông suốt. Tuy nhiên, so với một số quốc gia trong khu vực, số lượng các công ty Fintech tại Việt Nam còn khá ít (Singapore có hơn 300 công ty, Thái Lan có 208 công ty). Về giá trị giao dịch, thị trường Fintech Việt Nam cũng cho thấy mức tăng ấn tượng, từ 4,4 tỷ USD năm 2017 lên tới 12,9 tỷ USD năm 2021. Theo đó, các nhà đầu tư tiếp tục lạc quan về tiềm năng phát triển Fintech tại Việt Nam khi rót thêm hàng chục triệu USD vào các công ty khởi nghiệp trong nước. Khảo sát của UOB và cộng sự trong năm 2021 cho thấy, Việt Nam đứng thứ 3 trong ASEAN về nguồn vốn tài trợ cho Fintech với 375 triệu USD, chiếm 11% tổng vốn đầu tư của 6 nền kinh tế hàng đầu khu vực. 4.3. Đánh giá về những cơ hội và thách thức của ngành Fintech tại Việt Nam a) Cơ hội Việt Nam hiện nay có tới gần 70% dân số sống tại nông thôn, vùng sâu vùng xa, những nơi vì điều kiện mà khó có thể tiếp cận với ngân hàng hay các dịch vụ tài chính. Theo nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, công nghệ Fintech được đánh giá là bước đột phá để mở ra khả năng tiếp cận tài chính nhanh chóng, chi phí thấp và an toàn đối với các dịch vụ tài chính cũng như ngân hàng. Hệ
  9. 406 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM sinh thái tài chính Fintech mở ra nhiều cơ hội phát triển đáng kể, không chỉ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này mà còn cho toàn bộ ngành tài chính. Một số cơ hội quan trọng gồm: - Tăng cường tiện ích và thuận tiện: Fintech mang lại các dịch vụ tài chính hiệu quả cao và tiện ích đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp. Các ứng dụng thanh toán di động, ví điện tử, và dịch vụ vay trực tuyến mang lại trải nghiệm người dùng nhanh chóng và thuận tiện. - Mở rộng quyền lực tài chính cho xã hội: Fintech giúp mở rộng tiếp cận đến dịch vụ tài chính cho những người ở những vùng địa lý khó tiếp cận trước đây. Các giải pháp tài chính di động có thể giúp nâng cao quyền lực tài chính cho những người không có tài khoản ngân hàng truyền thống. - Chuyển đổi ngành bảo hiểm: Fintech có thể thúc đẩy sự sáng tạo trong ngành bảo hiểm, từ quá trình mua bảo hiểm đến quản lý rủi ro và xử lý tổn thất. Sử dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo có thể cải thiện đối tượng bảo hiểm và giảm chi phí. - Đầu tư và quản lý tài sản: Các nền tảng Fintech cho phép người dùng dễ dàng đầu tư và quản lý tài sản của mình thông qua các ứng dụng và trang web. Công nghệ chuỗi khối cũng có thể được sử dụng để tăng cường tính minh bạch và an toàn trong giao dịch tài sản. - Công nghệ chuỗi khối trong tài chính: Chuỗi khối (blockchain) có thể cung cấp sự minh bạch và tính an toàn cho các giao dịch tài chính. Các ứng dụng như thanh toán qua biên giới, chuyển đổi ngoại tệ, và quản lý chứng khoán có thể được cải thiện thông qua công nghệ này. - Tạo lập tín dụng và dịch vụ vay: Fintech có thể sử dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo để đánh giá khả năng tín dụng của người dùng một cách nhanh chóng và linh hoạt. Điều này giúp mở rộng quyền lực tài chính và tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. - Phát triển tài chính xã hội: Các nền tảng tài chính xã hội có thể giúp người dùng chia sẻ thông tin và kiến thức về quản lý tài chính, đồng thời tạo ra cộng đồng để hỗ trợ và thúc đẩy sự chia sẻ kinh nghiệm. Mặc dù Fintech ở Việt Nam hiện nay mới chỉ bắt đầu phát triển tuy nhiên ngành này đã cho thấy tiềm năng to lớn khi thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài như IDG, Standard Chartered hay Goldman Sachs... Sự đổ dồn vốn đầu tư vào các startup liên quan tới Fintech cho thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng và hấp dẫn, cơ hội phát triển trong lĩnh vực này là rất lớn đối với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện nay có lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin dồi dào, phần lớn trong số lao động này là những người trẻ tuổi. Đây là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu phát triển lĩnh vực Fintech. Ngoài ra, sự phát triển của Fintech còn tạo thêm nhiều việc làm cho các lao động trẻ, kích thích sự đổi mới sáng tạo trong lực lượng lao động nhiều hơn. b) Thách thức • Thách thức đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng Mặc dù hệ sinh thái tài chính Fintech mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro. Dưới đây là một số thách thức quan trọng: - Thách thức thay đổi mô hình quản trị, kinh doanh: Trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, các ngân hàng buộc phải xem lại hiệu quả và cách thức áp dụng công nghệ trong kinh doanh, từ đó có những điều chỉnh phù hợp với xu hướng quản trị dựa trên ứng dụng công nghệ cao như ngân hàng di động, trí tuệ nhân tạo, ngân hàng số...
  10. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 407 - Phát triển dịch vụ ngân hàng số, các kênh phân phối mới: Công nghệ càng phát triển lên, con người càng mong muốn tối giản số lượng các thiết bị cần mang theo- tích hợp tất cả công nghệ vào cùng một thiết bị giúp để tiện lợi cho người sử dụng. Do đó, các ngân hàng cũng cần chú ý đến xu hướng này, từ đó kịp thời tích hợp các ứng dụng tài chính vào thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng nhằm tối ưu hóa sự trải nghiệm cho khách hàng. - Thiếu hụt đầu tư vào trung tâm dữ liệu dự phòng: Đối với các ngân hàng ở quy mô nhỏ và vừa, một thách thức mà những ngân hàng này đang phải đối mặt là khả năng tài chính dành cho mảng công nghệ còn hạn hẹp, từ đó dẫn tới việc thiếu khả năng xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng, hoặc nếu có thì những trung tâm dự phòng này cũng chưa đủ hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia. Sự thiếu hụt đầu tư đúng mức để xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng khiến cho dữ liệu về khách hàng trở nên rủi ro, ngân hàng dễ rơi vào thế bị động khi trung tâm dữ liệu chính bị tấn công, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển. - An ninh công nghệ vào chất lượng nguồn nhân lực: Sự phát triển của công nghệ cũng đồng thời kéo theo những lỗ hổng bảo mật, những rủi ro về mặt an ninh tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm công nghệ cao hoạt động mạnh và thường xuyên hơn. Hạ tầng an ninh mạng đang trở nên ngày càng quan trọng đối với các ngân hàng. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực cũng là một vấn đề các ngân hàng cần quan tâm. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là về nghiệp vụ ngân hàng mà còn về kỹ năng vận hành ứng dụng, sản phẩm tài chính. - Bảo mật và quyền riêng tư: Với việc sử dụng dữ liệu lớn và công nghệ tiên tiến, Fintech đối mặt với nguy cơ bảo mật và xâm phạm quyền riêng tư. Việc quản lý và bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng là một thách thức lớn, đặc biệt là khi nền tảng Fintech liên quan đến giao dịch tài chính. - Rủi ro tín dụng: Các dịch vụ vay trực tuyến và đánh giá tín dụng dựa trên dữ liệu có thể tạo ra rủi ro khi dự báo khả năng trả nợ. Sự thiếu chính xác trong đánh giá tín dụng có thể dẫn đến rủi ro lớn cho cả người vay và người cung cấp vốn. - Thách thức về hạ tầng: Để triển khai các dịch vụ tài chính trực tuyến và di động, Fintech cần có hạ tầng công nghệ mạnh mẽ. Ở những khu vực với hạ tầng kém, điều này có thể là một thách thức lớn. - Khả năng chấp nhận và sử dụng công nghệ: Đối với một số người dùng, đặc biệt là những người ở các địa phương có mức độ phát triển thấp, việc chấp nhận và sử dụng các dịch vụ tài chính trực tuyến có thể là một thách thức. - Thách thức về tâm lý khách hàng: Một số người tiêu dùng vẫn cảm thấy không thoải mái khi sử dụng các dịch vụ tài chính trực tuyến do lo ngại về an ninh và quyền riêng tư. Điều này đòi hỏi Fintech phải xây dựng lòng tin và tạo ra các giải pháp để giải quyết những lo ngại này. • Thách thức đối với các doanh nghiệp Fintech - Mặc dù có lợi thế về mặt công nghệ nhưng các công ty Fintech lại thiếu kiến thức về thị trường tài chính cũng như kinh nghiệm về quản trị trong lĩnh vực ngân hàng. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Fintech chưa thể tạo dựng được niềm tin của khách hàng trong thời gian ngắn, đặc biệt là khi liên quan đến vấn đề tài chính thì uy tín là một khía cạnh quan trọng. Do đó, thay vì cạnh tranh thì Fintech và các tổ chức tài chính, ngân hàng có xu hướng bắt tay, kết hợp với nhau giúp cả hai bên cùng có lợi. Việc các ngân hàng hợp tác với doanh nghiệp Fintech lại đặt ra mối quan tâm về vấn đề bảo mật thông tin và quản lý rủi ro cho ngân hàng.
  11. 408 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Vì vậy, khi lựa chọn doanh nghiệp Fintech làm đối tác, các ngân hàng cần lựa chọn kĩ lưỡng, đánh giá cẩn thận mức độ rủi ro, áp dụng các biện pháp quản trị nội bộ nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng được an toàn. - Với sự xâm nhập mạnh mẽ của làn sóng Fintech, các doanh nghiệp Fintech trong nước sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ các Fintech nước ngoài. Với lợi thế về mặt công nghệ cũng như tài chính, các Fintech nước ngoài có khả năng giành thị phần khách hàng của các Fintech trong nước. Cơ chế quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực Fintech mới đang trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện. Điều này gây cản trở không nhỏ đến sự ra đời và họat động của những mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực Fintech. Các doanh nghiệp Fintech phải tuân thủ với các quy định và luật lệ tài chính. Sự biến động nhanh chóng của công nghệ có thể khiến cho quy định không đủ linh hoạt để đáp ứng mức độ đổi mới và tăng trưởng trong ngành. - Chống lừa đảo và bất hợp pháp: Ngành Fintech thường là mục tiêu của hoạt động lừa đảo và bất hợp pháp. Các doanh nghiệp phải đầu tư lớn vào các biện pháp an ninh và kiểm soát để ngăn chặn những hành động này. 5. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH CHO VIỆT NAM 5.1. Đối với Ngân hàng nhà nước - Thứ nhất, cần tiếp tục triển khai tái cấu trúc hạ tầng công nghệ ngân hàng theo bốn hướng là: đơn giản hóa, tự động hóa, áp dụng trí tuệ nhân tạo và tăng cường an ninh bảo mật. Thay đổi theo bốn hướng này sẽ giúp tạo dựng nền tảng cho việc đổi mới tổ chức và hệ thống hoạt động của các ngân hàng, giúp ngân hàng Việt Nam theo kịp được những thay đổi của cuộc CMCN 4.0 và chủ động trong việc hội nhập với khu vực và thế giới. - Thứ hai, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luạt liên quan tới việc áp dụng công nghệ số, ban hành khuôn khổ pháp lý để thử thử nghiệm các dịch vụ, sản phẩm tài chính ngân hàng dựa trên công nghệ mới. - Thứ ba, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, giám sát chuyên môn và ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn giao dịch, phòng chống hoạt động rửa tiền, tội phạm công nghệ cao. - Ngân hàng nhà nước cần tập trung đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của các sản phẩm của các tổ chức tín dụng. Trong đó, đặc biệt cần chú trọng đầu tư vào phát triển hạ tầng cho công nghệ. - Cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, cập nhật các văn bản pháp luật quy định về giao dịch điện tử, ngân hàng số, các sản phẩm tài chính mới dựa trên công nghệ số; các quy định đảm bảo an toàn công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng, hướng dẫn các tổ chức trung gian trong việc bảo đảm bảo mật hệ thống. - Chú trọng kiểm tra, đảm bảo an toàn và giám sát chặt chẽ các giao dịch tài chính xuyên biên giới có bằng phương thức sử dụng công nghệ cao. - Đảm bảo việc phát triển công nghệ thông tin sẽ trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian tới. Trong đó, đặc biệt tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ từ cuộc CMCN 4.0
  12. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 409 - Nghiên cứu, ban hành các khuôn khổ pháp lý thử nghiệm cho các dịch vụ ngân hàng mới áp dụng công nghệ tiên tiến trong ngành ngân hàng, giúp ngành ngân hàng Việt Nam theo kịp sự phát triển của các nước trên thế giới. - Tập trung nghiên cứu và xây dựng chiến lược để phát triển tài chính toàn diện trong đó nhấn mạnh vào sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, khuyến khích ngân hàng hợp tác cùng các doanh nghiệp fintech để cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính tới khách hàng. - Thúc đẩy hệ sinh thái fintech ngày càng phát triển, từ đó trở thành một phần của chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính trong hệ thống ngân hàng hiện đại. - Nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng cũng cần được quan tâm, đẩy mạnh phát triển, trong đó cần chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao. Bên cạnh đó, kĩ năng ứng dụng công nghệ của các cán bộ ngân hàng cũng cần được tập trung nâng cao. 5.2. Đối với các tổ chức tín dụng và ngân hàng Các tổ chức tín dụng cần đầu tư, nâng cấp công nghệ lõi nhằm tăng cường năng lực quản trị, tạo dựng nền tảng phát triển mạnh các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại. Bên cạnh đó, cần đầu tư và ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến như sử dụng kho dữ liệu lớn (Big Data) giúp phân tích, xử lí dữ liệu khách hàng, ứng dụng điện toán đám mây mang tới sự thuận lợi trong việc quản lý. Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng cần ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến từ cuộc cách mạng 4.0 như blockchain, trí thông minh nhân tạo...) để thiết lập các kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ. Hiện nay, những quốc gia dẫn đầu về tiếp cận và ứng dụng CMCN 4.0 đều đón đầu xu hướng sử dụng blockchain, trí thông minh nhân tạo để triển khai thành các tính năng giúp phục vụ dịch vụ tài chính như tư vấn khách hàng, đánh giá hồ sơ, kiểm tra báo cáo, xử lí thanh toán... Ngoài ra, các tổ chức tín dụng có thể sử dụng ưu thế của công nghệ Big Data để phát triển thêm các mảng khác như bảo hiểm, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư chứng khoán... Với việc ứng dụng thành tựu của cuộc CMCN 4.0 vào các sản phẩm tín dụng, trải nghiệm khách hàng cần được tối ưu hóa giúp người dùng có thể sử dụng sản phẩm một cách đơn giản nhất. Nói cách khác, tính khả dụng của sản phẩm cần được tối đa hóa. Về cơ bản, tính khả dụng của một sản phẩm là thiết kế phù hợp với tâm lý người sử dụng. Theo đó, sản phẩm hoặc dịch vụ ngân hàng cần đảm bảo được những tiêu chí như: + Hiệu quả sử dụng: giảm thiểu thời gian để hoàn thành nhiệm vụ cụ thể. + Sử dụng dễ dàng, thiết kế trực quan, người dùng có thể dễ dàng học cách sử dụng. + Giúp người dùng cảm thấy hài lòng khi sử dụng. Các yếu tố trên đóng vai trò tiên quyết trong việc nâng cao tính khả dụng của một sản phẩm dịch vụ tài chính. Các ngân hàng Việt nam cần tìm hiểu và áp dụng những yếu tố này, từ đó cải thiện tỷ lệ sử dụng sản phẩm mới, nâng cao tỷ suất lợi nhuận cho khoản đầu tư vào nền tảng công nghệ. Tăng cường phát triển chuỗi cung ứng thông minh. Chuỗi cung ứng này giúp tạo ra một cơ sở dữ liệu mới, giúp cho chuỗi cung ứng thông minh, minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn trong tất cả các giai đoạn từ khi khách hàng phát sinh nhu cầu cho tới khi dịch vụ, sản phẩm được bàn giao. Để bắt kịp với cuộc CMCN 4.0, các ngân hàng trong nước cần nhanh chóng hoạch định và triển khai chiến lược, từ đó kịp thời tìm kiếm những giải pháp toàn diện cho các dịch vụ ngân hàng thông qua việc sử dụng dữ liệu thông minh và hợp tác với nhiều ngành nghề kinh doanh. Ngân
  13. 410 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM hàng cần nhận định các doanh nghiệp fintech, công ty viễn thông hay các khách hàng trong thương mại điện tử là những đối tác quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới những thành tựu đạt được trong tương lai. 6. KẾT LUẬN Trong hơn một thập kỷ qua, với đặc điểm là luôn tiên phong và đón nhận sự đổi mới, ở các nước đang phát triển, Fintech đã và đang từng ngày thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của mỗi người tiêu dùng, mỗi Doanh nghiệp và mỗi Quốc gia. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam cho thấy Fintech mới chỉ thực sự xuất hiện khoảng vài năm nay. Để phát huy sự đổi mới sáng tạo và những lợi ích to lớn từ Fintech mang lại, Việt Nam cần phải thực hiện một hệ thống đồng bộ. Đó không chỉ đơn thuần là sự kết hợp và tiếp cận Fintech ở một số ít cá nhân, tập thể mà trên hết là việc vận hành có hệ thống một cách chặt chẽ, liên kết trước sau giữa các nhân tố hình thành nên hệ sinh thái này. Để làm được điều đó chắc chắn không thể thiếu việc xây dựng các cơ chế chính sách và một hành lang pháp lý đầy đủ để đảm bảo cho hệ sinh thái Fintech phát huy được hiệu quả cao nhất, ứng dụng được các thành tựu do Công nghệ mang lại nhằm xây dựng đất nước ngày càng văn minh, tiến bộ nói chung và lĩnh vực Tài chính nói riêng ngày càng phát triển tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, trong quá trình thực hiện, những bước đi của Việt Nam cần uyển chuyển, linh hoạt, không nên bắt chước y khuôn mẫu của bất cứ Quốc gia hay tổ chức nào mà cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không thể là “người đi sau cùng” trong việc tiếp cận Fintech trên cơ sở xem xét các rủi ro có thể phát sinh để đảm bảo sự an toàn, ổn định, kiểm soát được rủi ro trong phạm vi Quốc gia nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thông tin và Truyền thông. (2017). Sách trắng về công nghệ thông tin 2017. NXB Thông tin và Truyền thông; 2. Chính phủ. (2021). Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 6/9/2021 đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng - Sandbox. 3. Consultative report. (2016). Payment aspect of financial inclusion, Committee on Payment and Markets Infrastructures, World Bank. 4. Daniel Diemers, Abdulkader Lamaa, Jean Salamat and Tom Steffens. (2016). Developing a Fintech Ecosystem in the GCC: Let’s get ready for take off, PwC (https://www.strategyand.pwc.com/media/ file/Developing-a-Fintech-ecosystem -in-the-GCC.pdf). 5. Đào Hồng Nhung, Trần Thanh Thu, Nguyễn Minh Tuấn. (2020). Tác động của Fintech đối với tài chính toàn diện: Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia và một số khuyến nghị cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 276, 41-4. 6. Earnst and Young Report. (2013). Accelerating financial inclusion-the role of payment system. 7. Findexable (2019). The Global FinTech Index 2020- The Global FinTech Index City Rankings Report, Version 1.0 – December. 8. FinTech News (2020). Vietnam FinTech Report 2020. 9. KPMG Report. (2015). Role of digital banking in furthering financial inclusion. 10. Lê Phương Lan, Nguyễn Thị Hương Thanh (2017), Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện ở Việt Nam – Ý nghĩa và sự cần thiết, Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước; 11. Linh San. (2017). Vietnam economics times. PwC: Vietnamese banks need long-term approach to modern payment.
  14. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 411 12. Milian, Eduardo Z., Mauro de M. Spinola, and Marly M. de Carvalho (2019). “Fintechs: A literature review and research agenda.” Electronic Commerce Research and Applications 34 100833. https://doi. org/10.1016/j.elerap.2019.100833. 13. Nguyên Hà. (2017). Tạp chí công nghệ FPT. FinTech – Hướng phát triển mới hay xu hướng nhất thời tại Việt Nam. 14. PwC (2016). Blurred lines: How Fintech is shaping financial servies. Global Fintech Report. 15. PwC Việt Nam. ( 2017). Báo cáo: Vẽ lại ranh giới: Ảnh hưởng ngày càng lớn của Fintech lên ngành dịch vụ tài chính. Truy cập nguồn: https://www.pwc.com/vn/en/industries/assets/pwc-global-fintech- report-2017.pdf 16. Roland Berger Strategy Consultants GMBH. (2014). Think Act Industry 4.0, Munich, Germany. 17. SpartkLabs Global Ventures. (2016). Fintech Industry Overview. 18. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 19. Vũ Ngà (2017). Thời báo tài chính Việt Nam. Ngân hàng bán lẻ chịu sức ép cạnh tranh từ các công ty Fintech.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2