<br />
<br />
VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN <br />
<br />
Tội phạm công nghệ cao đối với ngành Ngân hàng<br />
Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp<br />
4.0: thực trạng và một số khuyến nghị chính sách<br />
Lê Thanh Tâm<br />
Phạm Thị Thu Thảo<br />
Ngày nhận: 17/04/2018 <br />
<br />
Ngày nhận bản sửa: 26/04/2018 <br />
<br />
Ngày duyệt đăng: 23/05/2018<br />
<br />
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động sâu rộng toàn bộ mọi hoạt<br />
động, nhưng cũng tạo ra rất nhiều thách thức, rủi ro. Tội phạm sử<br />
dụng công nghệ cao nói chung, trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng<br />
có xu hướng gia tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn mức độ tinh<br />
vi, diễn biến phức tạp và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuy<br />
vậy, cách mạng công nghệ cũng đem lại cơ hội để ngân hàng tận<br />
dụng nhằm phòng chống và hạn chế rủi ro. Bài viết tập trung vào (i)<br />
tổng quan các rủi ro về tội phạm công nghệ cao đối với ngành Ngân<br />
hàng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; (ii) phân tích, đánh giá<br />
thực trạng tội phạm công nghệ cao đối với ngành Ngân hàng tại Việt<br />
Nam; và (iii) đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hạn chế tội<br />
phạm công nghệ cao trong ngành Ngân hàng.<br />
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ cao, internet, ngân<br />
hàng, rủi ro, tội phạm công nghệ cao.<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
<br />
ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Điều này<br />
tác động sâu rộng tới sự chuyển đổi của toàn<br />
bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị của<br />
xã hội loài người (Jorge Posada và các cộng sự,<br />
2015; Mario Hermann và cộng sự, 2016). Trong<br />
ngành Ngân hàng, cuộc cách mạng công nghệ<br />
mang lại nhiều lợi ích lớn như: Tăng khả năng<br />
cung cấp sản phẩm dịch vụ hiện đại cho khách<br />
hàng thông qua tài chính số (digital finance); dữ<br />
liệu lớn (big data) giúp tiếp cận thông tin, dữ<br />
liệu, kết nối, hợp tác; trí tuệ nhân tạo (artificial<br />
<br />
uộc cách mạng công nghiệp 4.0<br />
(industrie 4.0) trong thời đại<br />
internet kết nối vạn vật (internet<br />
of things) và trí tuệ nhân tạo<br />
(artificial intelligence- AI) có<br />
tốc độ phát triển đột phá về công nghệ chưa<br />
có tiền lệ trong lịch sử, phát triển theo hàm<br />
số mũ, phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trên toàn<br />
cầu và đang phá vỡ cấu trúc của hầu hết các<br />
<br />
© Học viện Ngân hàng<br />
ISSN 1859 - 011X<br />
<br />
1<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN <br />
<br />
intelligence- AI) giúp giảm chi phí, tăng năng<br />
suất lao động. Tuy vậy, điều này cũng gây ra<br />
nhiều khó khăn khi tội phạm công nghệ cao<br />
ngày càng tinh vi. Tội phạm sử dụng công nghệ<br />
cao tấn công vào lĩnh vực ngân hàng trên thế<br />
giới nói chung và tại Việt Nam có xu hướng gia<br />
tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn mức độ<br />
tinh vi, diễn biến phức tạp và gây ra nhiều hậu<br />
quả nghiêm trọng. Trước những thách thức đó,<br />
việc phát hiện và phòng ngừa tội phạm sử dụng<br />
công nghệ cao trở thành vấn đề cấp thiết đối với<br />
từng ngân hàng và cả hệ thống.<br />
Bài viết tập trung vào (i) tổng quan các rủi ro<br />
về tội phạm công nghệ cao đối với ngành Ngân<br />
hàng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;<br />
(ii) phân tích, đánh giá thực trạng tội phạm<br />
công nghệ cao đối với ngành Ngân hàng tại<br />
Việt Nam; và (iii) đề xuất một số giải pháp<br />
nhằm tăng cường hạn chế tội phạm công nghệ<br />
cao trong ngành Ngân hàng.<br />
2. Các rủi ro về tội phạm công nghệ cao đối<br />
với ngành ngân hàng trong cuộc cách mạng<br />
công nghiệp 4.0<br />
Tội phạm công nghệ cao trong cuộc cách<br />
mạng công nghiệp 4.0<br />
Theo Halder &Jaishanka (2011), tội phạm công<br />
nghệ cao (cybercrime) là “Các hành vi phạm tội<br />
được thực hiện đối với cá nhân, nhóm người có<br />
hành vi phạm tội nhằm cố ý làm hại danh tiếng<br />
của nạn nhân hoặc gây tổn hại về thể chất, tinh<br />
thần, hoặc mất mát cho nạn nhân trực tiếp hoặc<br />
gián tiếp bằng cách sử dụng mạng viễn thông<br />
hiện đại như Internet (mạng không giới hạn ở<br />
Phòng trò chuyện, email, bảng thông báo và<br />
nhóm) và điện thoại di động (Bluetooth/SMS/<br />
MMS)”.<br />
Tội phạm công nghệ cao còn có một số tên gọi<br />
khác: tội phạm máy tính, tội phạm sử dụng<br />
công nghệ cao, tội phạm ảo, tội phạm không<br />
gian ảo, tin tặc. Trên thế giới, cùng với sự phát<br />
triển của máy tính, mạng máy tính và Internet,<br />
tội phạm công nghệ cao đã trải qua nhiều hình<br />
thái, từ đơn giản đến phức tạp, từ những cá thể<br />
đơn lẻ phát triển thành các tổ chức lớn và hoạt<br />
động ngày càng trở nên tinh vi. Đặc biệt từ khi<br />
cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, tội phạm<br />
<br />
2<br />
<br />
Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
công nghệ cao có nhiều biến thể đa dạng hơn.<br />
Tại Việt Nam, công nghệ cao được xác định<br />
trong Luật Công nghệ cao 2008 là “công nghệ<br />
có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và<br />
phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành<br />
tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản<br />
phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị<br />
gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai<br />
trò quan trọng đối với việc hình thành ngành<br />
sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành<br />
sản xuất, dịch vụ hiện có” (Quốc hội, 2008).<br />
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 25/2014/<br />
NĐ-CP, “tội phạm có sử dụng công nghệ cao<br />
là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định<br />
trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ<br />
cao” (Chính phủ, 2014). Theo Bộ Luật Hình<br />
sự 2017, tội phạm công nghệ cao là “các hành<br />
vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực<br />
trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại<br />
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm<br />
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh<br />
thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ<br />
kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật<br />
tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của<br />
tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi<br />
ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những<br />
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ<br />
nghĩa” (Quốc hội, 2017).<br />
Tổng kết lại, tội phạm sử dụng công nghệ cao<br />
là tội phạm sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ,<br />
phương tiện công nghệ ở trình độ cao tác động<br />
trái pháp luật đến thông tin, dữ liệu, tín hiệu<br />
được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống<br />
mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị số,<br />
xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, có thể<br />
gây tổn hại tới quyền và các lợi ích hợp pháp<br />
của cá nhân, tổ chức, quốc gia.<br />
Ai có thể là tội phạm công nghệ cao?<br />
Xét về động cơ, về cơ bản có 3 nhóm trở thành<br />
tội phạm công nghệ cao như sau: (1) Học sinh,<br />
sinh viên hay những người muốn chứng minh<br />
năng lực của bản thân mà thực hiện các hoạt<br />
động tấn công mạng vào các trang tin trên<br />
Internet; (2) Các cá nhân, tổ chức chuyên lừa<br />
đảo để trục lợi về kinh tế; (3) Các cá nhân, tổ<br />
chức thực hiện hoạt động phá hoại hệ thống<br />
thông tin với mục đích chính trị. Trong đó,<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
<br />
<br />
nhóm thứ 3 có mức độ tác động lớn nhất, gây<br />
ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh<br />
quốc gia. Đặc biệt, nhóm này chủ yếu có nguồn<br />
gốc nước ngoài, không loại trừ có trường hợp<br />
được hậu thuẫn từ chính phủ, do đó rất khó xử<br />
lý, đối phó. Đối với nhóm 1 và nhóm 2, lực<br />
lượng công an có thể thực hiện hoạt động phá<br />
án, truy bắt thủ phạm. Riêng đối với nhóm 3,<br />
việc cơ bản cần làm là thực hiện các hoạt động<br />
tự bảo vệ, phát hiện, hạn chế hành động phá<br />
hoại và hậu quả của các hành động này, rất khó<br />
có thể truy tìm thủ phạm để tiêu diệt tận gốc<br />
vấn đề.<br />
Quy mô của tội phạm công nghệ cao trên thế<br />
giới<br />
Theo McAffee (2014), tội phạm công nghệ cao<br />
khiến kinh tế toàn cầu mất đi 445 tỷ USD mỗi<br />
năm. Trong nghiên cứu của PwC (2018), có<br />
tới 49% các tổ chức trên thế giới bị tội phạm<br />
công nghệ tấn công xâm nhập và ăn cắp dữ liệu<br />
(tăng lên 13% so với tỷ lệ 36% năm 2016). Tội<br />
phạm công nghệ cao đã trở thành mối đe dọa<br />
nguy hiểm thứ ba trên thế giới, với tỷ lệ lỗi do<br />
người dùng hoặc công ty gặp phải là 32,2%<br />
năm 2016-2017, chỉ đứng sau tội phạm về<br />
<br />
VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN<br />
<br />
chiếm đoạt tài sản (47%) và kinh doanh sai trái<br />
(34,4%).<br />
Hình 1 cũng thể hiện sự khác biệt về các loại<br />
tội phạm khác nhau trong các ngành. Trong đó,<br />
ngành Ngân hàng tài chính có tỷ lệ tội phạm<br />
công nghệ cao lớn nhất (41%) so với các ngành<br />
còn lại như tiêu dùng (30%), công nghệ (31%),<br />
sản xuất (29%).<br />
Tội phạm công nghệ cao đã và đang trở thành<br />
những mối lo ngại đối với tất cả công ty, tổ<br />
chức kinh tế, đặc biệt là trong ngành Ngân hàng<br />
tài chính. Các thủ đoạn của tội phạm công nghệ<br />
cao cũng ngày càng trở nên tinh vi, chuyên<br />
nghiệp hơn một phần do sự phát triển của công<br />
nghệ. Mặc dù các công ty có thể khó đo lường<br />
được chính xác được những thiệt hại tài chính<br />
mà các công ty phải gánh chịu khi bị tội phạm<br />
công nghệ cao tấn công, tuy nhiên 14% người<br />
trả lời cuộc khảo sát của PwC từ 7.200 công ty<br />
trên 123 quốc gia và vùng lãnh thổ chia sẻ rằng,<br />
tội phạm công nghệ cao là nỗi lo sợ lớn nhất<br />
đối với công ty của họ, công ty của họ đã mất<br />
khoảng 1 triệu USD, 1% số người khảo sát cho<br />
rằng thiệt hại tài chính của công ty họ là 100<br />
triệu USD khi bị tấn công (PwC, 2018).<br />
Năm 2016, Ngân hàng Trung ương (NHTW)<br />
<br />
Hình 1. Tỷ lệ lỗi do người tiêu dùng hoặc tội phạm kinh tế theo ngành kinh tế trong giai đoạn<br />
2016-2017<br />
<br />
Đơn vị: %<br />
<br />
Nguồn: PwC (2018)<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
3<br />
<br />
VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN <br />
<br />
Bangladesh mất 101 triệu USD do tội phạm<br />
công nghệ tấn công vào tài khoản của Ngân<br />
hàng này gửi tại Cục Dự trữ Bang New York<br />
được coi là vụ rủi ro do tội phạm công nghệ<br />
cao lớn nhất trong ngành ngân hàng tới nay.<br />
Điều đáng ngạc nhiên là không tường lửa hoặc<br />
hệ thống báo động nào hoạt động, sự việc chỉ<br />
bại lộ khi tội phạm ghi nhầm tên một trong các<br />
đối tượng thụ hưởng khoản tiền chuyển sang<br />
SriLanka 20 triệu USD (Jones, 2016).<br />
Các mục đích và thủ đoạn tấn công của tội<br />
phạm công nghệ cao trong ngành Ngân hàng<br />
Với nghiên cứu của PwC (2018), các mục đích<br />
tấn công của tội phạm công nghệ cao nói chung<br />
với nền kinh tế và cụ thể trong ngành Ngân<br />
hàng chủ yếu tập trung vào 8 nội dung như<br />
Hình 2.<br />
Có rất nhiều mục đích để tội phạm công nghệ<br />
cao tấn công nền kinh tế nói chung và đối với<br />
ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên mục đích lớn<br />
nhất là làm gián đoạn hoạt động kinh doanh<br />
và chiếm đoạt tài sản của các cá nhân, doanh<br />
nghiệp, tổ chức. Theo báo cáo của Security<br />
Scorecard (2017), 75% các ngân hàng thương<br />
mại (NHTM) thuộc top 20 về doanh thu trên thế<br />
giới bị phát hiện có “sâu” trong hệ thống.<br />
Hình 2. Các mục đích tấn công của tội phạm<br />
công nghệ cao trong ngành ngân hàng<br />
<br />
Nguồn: PwC (2018)<br />
<br />
4<br />
<br />
Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
Các thủ đoạn tội phạm công nghệ cao thường<br />
sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng tập trung vào<br />
10 hình thức như sau (Jones, 2016; Security<br />
Scorecard, 2017, PwC, 2018): (1) Skimming<br />
(dùng máy cà thẻ có gắn hộp quẹt thẻ có chức<br />
năng mã hoá để ghi trộm dãy số trên thẻ); (2)<br />
Trộm cắp thông tin cá nhân và thông tin thẻ<br />
trên hóa đơn cà thẻ; (3) Skimming lấy thông tin<br />
từ máy ATM; (4) Sử dụng phần mềm gián điệp;<br />
(5) Truy cập bất hợp pháp vào website, cơ sở<br />
dữ liệu để trộm cắp dữ liệu; (6) Dùng thủ đoạn<br />
phishing (dùng phần mềm e-mail giả để lừa lấy<br />
các thông tin cá nhân); (7) Phát tán thư rác; (8)<br />
Tạo trang web bán hàng giả; (9) Thành lập công<br />
ty ma, công ty ảo để trộm cắp dữ liệu; (10) Thu<br />
thập, mua bán thông tin thẻ tín dụng trên các<br />
diễn đàn về thẻ tín dụng của hacker. Trong lĩnh<br />
vực thẻ tín dụng, do sơ hở trong quản lý của<br />
một số ngân hàng nên đã phổ biến loại tội phạm<br />
sử dụng thẻ tín dụng đã hết hạn của nước ngoài<br />
vào một nước khác rút tiền. Ngoài ra, tội phạm<br />
sử dụng công nghệ cao còn trộm cắp thông tin<br />
cá nhân của các chủ tài khoản, sau đó in thẻ giả<br />
để rút trộm tiền của người nước ngoài và công<br />
dân trong nước.<br />
3. Thực trạng tội phạm công nghệ cao đối<br />
với ngành Ngân hàng tại Việt Nam<br />
Việt Nam là quốc gia nằm trong top 10 những<br />
nước phát hiện các hành vi tội phạm mạng cao<br />
nhất trên thế giới. Tỷ lệ các vụ “hũ mật ong”<br />
(honeypot) được các nhà quản lý mạng khởi<br />
nguồn phát triển để lừa các kẻ tấn công internet<br />
kết nối vạn vật từ Việt Nam là 3,8%, chỉ sau<br />
Trung Quốc (26,5%), Mỹ (17,7%), Nga (5,8%)<br />
và Đức (4,9%) (Synmatec, 2017).<br />
Theo Hiệp hội An toàn thông tin số Việt Nam<br />
(VNISA), mặc dù chỉ số an toàn thông tin của<br />
Việt Nam qua các năm có sự cải thiện (39%<br />
năm 2014, 47,4% năm 2015, 59,9% năm 2016),<br />
nhưng Việt Nam vẫn là nước nằm trong danh<br />
sách các nước có tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc<br />
hại, mã độc ở mức cao, với dấu hiệu quan ngại<br />
khi chỉ số này thấp đi năm 2017 (54,2%) (Ban<br />
Thời sự, 2017). Việt Nam cũng bị tụt 24 bậc<br />
trong bảng chỉ số an toàn thông tin năm 2017 so<br />
với 2016 (Hoài Nhân, 2017).<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
<br />
<br />
VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN<br />
<br />
Hình 3. Mười quốc gia có nguồn xuất phát tấn công mạng nhiều nhất thế giới<br />
<br />
Nguồn: Symantec (2017)<br />
<br />
Tình hình tội phạm công nghệ cao đối với<br />
ngành Ngân hàng Việt Nam<br />
Trong thời gian qua, tội phạm công nghệ cao<br />
liên tục tấn công hệ thống dữ liệu của các ngân<br />
hàng nhằm thực hiện những động cơ của mình.<br />
Điều này để lại những hậu quả vô cùng nghiêm<br />
trọng. Ngân hàng số sẽ là tương lai của ngành<br />
Ngân hàng, đây cũng được coi là mảnh đất màu<br />
mỡ để tội phạm công nghệ cao khai thác phi<br />
pháp một cách ngày càng tinh vi. Tại Việt Nam,<br />
mới chỉ có 40 NHTM cung cấp dịch vụ internet<br />
banking, 16 tổ chức cung cấp hơn 2,3 triệu tài<br />
khoản ví điện tử, hơn 200 doanh nghiệp được<br />
cấp phép trong lĩnh vực thương mại điện tử. Kế<br />
hoạch đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 95% các<br />
ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng trực<br />
tuyến internet banking, mobile banking và 30%<br />
ngân hàng sẽ triển khai ngân hàng số, 100%<br />
các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân<br />
phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ (POS)<br />
cho phép thanh toán không dùng tiền mặt; 50%<br />
hộ cá nhân và gia đình ở các thành phố lớn sử<br />
dụng thanh toán không dùng tiền mặt, toàn thị<br />
trường có trên 300.000 POS được lắp đặt…<br />
(Hà Loan, 2017). Có thể thấy, sự phát triển của<br />
công nghệ góp phần làm gia tăng tiện ích đối<br />
với người sử dụng các dịch vụ tài chính, tuy<br />
nhiên cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất an<br />
toàn đối với các ngân hàng. Trong 10 hình thức<br />
tội phạm công nghệ cao ngân hàng như trên,<br />
hình thức đánh cắp tài khoản người dùng dịch<br />
vụ ngân hàng trực tuyến bị xảy ra nhiều nhất,<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
do các ứng dụng thu thập thông tin cá nhân<br />
thông qua ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0<br />
(Nhật Minh, 2017).<br />
Kaspersky (2017) cho biết hiện nay mới có<br />
19% ngân hàng quan tâm đến các cuộc tấn công<br />
vào máy ATM và các máy rút tiền, mặc dù tỷ<br />
lệ phần mềm độc hại nhằm vào cơ sở hạ tầng<br />
này của ngân hàng ngày càng cao, các mã độc<br />
ATM tăng lên 20% hàng năm. Hầu hết các ngân<br />
hàng được khảo sát đều thừa nhận (46%) khách<br />
hàng của họ thường xuyên bị tấn công bởi lừa<br />
đảo,70% ngân hàng cũng báo cáo các sự cố về<br />
gian lận tài chính dẫn đến mất tiền (NA, 2017).<br />
Thực tế cho thấy, thời gian qua hàng loạt chủ<br />
thẻ đã bị rút trộm tiền trên tài khoản mở tại các<br />
ngân hàng như: Vietcombank, VPBank… Gần<br />
200 triệu đồng của khách hàng DongABank<br />
bất ngờ bị mất; 500 triệu đồng từ một tài khoản<br />
của Vietcombank bị rút trong một đêm; 31<br />
triệu đồng cũng bỗng dưng bị biến mất khỏi tài<br />
khoản của khách hàng mở tại ANZ vào buổi<br />
trưa; thẻ visa bị “tiêu” vài chục triệu đồng ở<br />
nước ngoài mà chủ thẻ vẫn ở trong nước; hay<br />
nạn mất tiền trong thẻ ATM cận tết 2018… Bức<br />
tranh toàn cảnh về an ninh mạng tại Việt Nam<br />
trong năm qua còn có các điểm nóng: Gia tăng<br />
tấn công trên thiết bị internet kết nối vạn vật<br />
(Internet of Things- IoT), các công nghệ sinh<br />
trắc học mới nhất liên tục bị qua mặt, bùng nổ<br />
tin tức giả mạo, mã độc đào tiền ảo. Có thể thấy<br />
rằng, quy mô của tội phạm công nghệ cao ngày<br />
càng mở rộng đối với nền kinh tế của Việt Nam<br />
<br />
Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
5<br />
<br />