Nhu cầu đào tạo kế toán doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập
lượt xem 1
download
Trong nghiên cứu "Nhu cầu đào tạo kế toán doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập" nhóm tác giả nhận thấy, bảo hiểm là một trong những ngành tiềm năng, sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực bảo hiểm cũng như nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ ngày càng tăng mạnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhu cầu đào tạo kế toán doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NHU CẦU ĐÀO TẠO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP THE NEED OF TRAINING ACCOUNTING FOR INSURANCE ENTERPRISES TO MEET REQUIREMENTS OF ECONOMIC DEVELOPMENT IN CONTEXT OF INTEGRATION. TS. Nguyễn Diệu Linh, TS. Nguyễn Thị Khánh Phương Học viện Ngân hàng Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Đại dịch Covid-19 đã gây ra những thách thức cho hoạt động của thị trường bảo hiểm và tạo động lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực bảo hiểm (Insurtech) phát triển hơn nữa, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và thực hiện các đổi mới, chuyển đổi các kênh phân phối của thị trường. Thị trường bảo hiểm dần xuất hiện thêm các sản phẩm mới cho khách hàng khi lựa chọn mua bảo hiểm, các tiện ích mới trong quản lý hợp đồng bảo hiểm, khiếu nại quyền lợi bảo hiểm... Với xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm, nhận thấy việc đào tạo các kiến thức về kế toán bảo hiểm (kế toán doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm) cho sinh viên các trường ĐH, CĐ khối kinh tế là cần thiết. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát nhanh 02 nhóm đối tượng: (1) Nhà quản lý ở các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam; (2) giảng viên tham gia giảng dạy chuyên ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học khối Kinh tế ở miền Bắc và miền Trung nhằm phân tích thực trạng, đánh giá sự cần thiết và nhu cầu đào tạo kế toán kinh doanh bảo hiểm cho sinh viên chuyên ngành kế toán của các đơn vị kinh doanh bảo hiểm. Từ khóa: Kế toán kinh doanh bảo hiểm, nhu cầu xã hội, thời kỳ hội nhập ABSTRACT The Covid-19 pandemic has caused challenges to the operation of the insurance market and created motivation to further develop the application of new technology in the insurance sector (Insurtech), help accelerate digital transformation and realize innovations, transform the distribution channels of the market. The insurance market gradually appears more new products for customers when choosing to buy insurance, new utilities in insurance contract management, insurance claims... With the development trend of the insurance market, the research team found that it is necessary to train the knowledges about insurance accounting (accounting for insurance businesses) for students of universities and colleges in the economic sector. Therefore, we conducted a survey of two groups of subjects: (1) Managers in Vietnamese insurance companies; (2) lecturers participating in teaching accounting majors at economic colleges and universities in the North and Central regions in order to analyze the current situation, assess the need and demand for training contents of accounting for. Insurance business for students majoring in accounting. Keywords: Accounting, insurance business, social needs, integration period 265
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Bối cảnh hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2015-2021 1.1. Tình hình doanh nghiệp Việt Nam rút lui khỏi thị trường trong giai đoạn 2015- 2021 Giai đoạn 2016- 2021, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp trên thế giới gặp nhiều khó khăn do sự bùng phát và lan rộng toàn cầu của dịch Covid 19. Số lượng các DN rút lui khỏi thị trường ngày càng tăng. Đặc biệt, theo số liệu thống kê từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp Việt Nam đăng ký mới sụt giảm nghiêm trọng, giảm 3,2% so với cùng kỳ. Trong đó, lĩnh vực giảm mạnh mẽ nhất là nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 22,5% trong quý I/2020 so cùng kỳ 2019, tổng 9 tháng năm 2020 giảm 37,2% so cùng kỳ 2019); kinh doanh bất động sản 9 tháng đầu năm 2020 giảm 19,2% so cùng kỳ 2019 (quý I/2020 giảm 11,9% so cùng kỳ 2019); các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ khác trong 9 tháng đầu năm 2020 có số lượng đăng ký mới giảm 32,1% so cùng kỳ 2019 (quý I/2020 giảm 12,2% so cùng kỳ 2019). Hơn nữa, do ảnh hưởng của dịch bệnh có nhiều doanh nghiệp phải ngừng kinh doanh hoặc giải thể. Số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường bắt đầu tăng mạnh từ năm 2019-2021 so với cùng thời điểm ở những năm trước (Biểu đồ 1) Biều đồ 1. Infographic về tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường theo quý (giai đoạn 2016- 2021) Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp 1.2. Cơ cấu và quy mô của thị trường bảo hiểm Việt Nam qua các năm 2015- 2020 Theo công bố của Bộ Tài Chính trong Niên giám về thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2020, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 71 doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm: 30 công ty TNHH 1 thành viên, 9 công ty TNHH 2 thành viên trở lên, 30 công ty cổ phần, 01 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam và 01 công ty cổ phần (môi giới bảo hiểm) đã dừng hoạt động, đang hoàn tất thủ tục giải thể. (Bảng 1) 266
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 1. Số lượng các công ty bảo hiểm theo loại hình doanh nghiệp năm 2020 TNHH 2 Chi nhánh Loại hình doanh TNHH 1 thành Cổ DNBH phi Tổng nghiệp/hình thức thành viên phần nhân thọ nước cộng pháp lý viên trở lên ngoài Phi nhân thọ 10 4 17 1 32 Nhân thọ 14 3 1 0 18 Tái bảo hiểm 0 0 2 0 2 Môi giới bảo hiểm 6 2 11 0 19 (*) Tổng cộng 30 9 31 1 71 Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2020, Cục quản lý và giám sát bảo hiểm (*) Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Đại Việt đã dừng hoạt động, đang hoàn tất thủ tục giải thể. Trong khi các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ có xu hướng rút lui khỏi thị trường thì theo Báo cáo của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm của Bộ Tài Chính năm 2020 cho thấy, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vẫn đứng vững trước những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với tăng trưởng GDP, doanh thu toàn ngành đạt 220.705 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm đạt 185.960 tỷ đồng, doanh thu hoạt động đầu tư đạt 34.745 tỷ đồng (Niên giám thị trường bảo hiểm năm 2020, Bộ Tài Chính). Bảng 2. Doanh thu phí bảo hiểm và thị phần theo lĩnh vực giai đoạn 2019-2020 Phi nhân thọ Nhân thọ Toàn thị trường Các chi tiêu Đơn vị 2019 2020 2019 2020 2019 2020 Doanh thu phí bảo Tỷ 53.366 56.669 106.819 129.291 160.184 185.960 hiểm đồng Tốc độ tăng trưởng % 13,62 6,19 23,95 21,04 20,31 16,09 Tỷ trọng phí/tổng phí % 33,32 30,47 66,68 69,53 100 100 Tỷ trọng phí/GĐP % 0,88 0,91 1,77 2.08 2,65 2,99 Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2020, Cục quản lý và giám sát bảo hiểm Biểu đồ 2. Doanh thu phí bảo hiểm qua các năm 2015-2020 Nguồn: Hoài Vũ [3] 267
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Biểu đồ 2 cho thấy doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2020 đạt 262,8% so với doanh thu năm 2015, sự tăng trưởng rất mạnh trong giai đoạn 2015-2020. Năm 2020, số lượng hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm nói chung tăng lên. Trong đó, hợp đồng khai thác mới của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ chính đạt 3.180.110 hợp đồng, tăng 16,51% so với năm 2019; số lượng hợp đồng bảo hiểm cá nhân đạt 3.179.682 hợp đồng, số lượng hợp đồng bảo hiểm nhóm đạt 428 hợp đồng (tương ứng với số lượng thành viên trong nhóm được bảo hiểm là 208.747 người); tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 37.064 tỷ đồng, tăng 20,43% so với năm 2019. Đồng thời, trong giai đoạn này các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nói riêng đã cung cấp ra thị trường bảo hiểm nhiều sản phẩm mới như Công ty Bảo Việt Nhân Thọ triển khai gói sản phẩm "An Khang Hạnh Phúc" đây là sản phẩm có nhiều quyền lợi ưu việt vượt trội, vừa tích lũy hiệu quả cho tương lai, vừa dự phòng một nguồn tài chính đảm bảo để điều trị các bệnh nan y hay chi trả các chi phí y tế, phẫu thuật khi không may gặp rủi ro tai nạn, bệnh tật hoặc bị nhiễm Covid-19; Công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam cũng ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe mới “Max – Sống Khỏe” với hạn mức cao trên trang thương mại điện tử của công ty. Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam cũng giới thiệu sản phẩm bảo hiểm trực tuyến “PRU – Vui Sống” với hình thức mua dễ dàng và tiện lợi trên ứng dụng Pulse by Prudential; Công ty bảo hiểm nhân thọ FWD cũng giới thiệu ra thị trường giải pháp bảo hiểm 100% trực tuyến có tên gọi “FWD Bộ 3 bảo vệ”. Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam (Chubb Life Việt Nam) vừa chính thức giới thiệu sản phẩm bảo hiểm liên kết chung ‘‘Kế hoạch tài chính tương lai’”. Qua quá trình tìm hiểu, phân tích thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhóm tác giả nhận thấy, bảo hiểm là một trong những ngành tiềm năng, sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực bảo hiểm cũng như nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ ngày càng tăng mạnh. 2. Sự cần thiết đào tạo nội dung kế toán kinh doanh bảo hiểm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam 2.1. Một số đặc điểm về hoạt động bảo hiểm tại doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm [3] Bảo hiểm là một ngành dịch vụ, bên cạnh các đặc điểm chung của dịch vụ như tính vô hình, không thể tách rời, tính không đồng nhất, tính không thể cất trữ .. thì dưới góc độ kế toán hoạt động kinh doanh bảo hiểm còn có những điểm khác như: Thứ nhất, hoạt động bảo hiểm là một chu trình kinh doanh đảo ngược. Nếu như trong các lĩnh vực kinh doanh khác, giá cả sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh thì trong lĩnh vực bảo hiểm, phí bảo hiểm – giá cả của sản phẩm bảo hiểm được xác định dựa trên những số liệu ước tính về các chi phí có thể phát sinh trong tương lai như chi bồi thường (trả tiền bảo hiểm), chi hoa hồng, chi tái bảo hiểm… Trong đó, khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi bồi thường (trả tiền bảo hiểm). Khoản chi này được xác định chủ yếu dựa trên số liệu thống kê quá khứ và các ước tính tương lai về tần suất và qui mô tổn thất. Việc sử dụng số liệu thống kê trong quá khứ để xác định giá cả cho sản phẩm bảo hiểm trong tương lai đòi hỏi phải hết sức chặt chẽ nhằm giúp doanh nghiệp có thể bù đắp các chi phí có thể phát sinh và thu được lợi nhuận hợp lý. Thứ hai, sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm không mong đợi, khách hàng- người tham gia đóng bảo hiểm trả tiền nhằm dự phòng cho những rủi ro trong tương lai, cho những sự kiện không mong 268
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đợi có thể xảy ra liên quan tới tính mạng con người, thiệt hại tài sản của mình. Đặc tính này làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm trở nên khó khăn, người tiêu dùng không chủ động tìm mua, mà thường chỉ mua sau khi có các nỗ lực marketing của người bán. Vì vậy hoa hồng bảo hiểm là một trong những khoản chi phí khá lớn của doanh nghiệp bảo hiểm, chi trả cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm sau khi những tổ chức, cá nhân này mang lai dịch vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm. Chi phí đó bao gồm: Chi phí khai thác ban đầu (tìm hiểu, thuyết phục, giới thiệu khách hàng); Chi phí thu phí bảo hiểm; Chi phí theo dõi hợp đồng, thuyết phục duy trì hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, người tiêu dùng đã có ý thức tự tìm kiếm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ cho mình, họ chủ động tìm kiếm để mua chứ không phải là các sản phẩm của nhu cầu thụ động nữa. Thứ ba, hoạt động bảo hiểm luôn gắn kết với hoạt động đầu tư tài chính. Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thời điểm thu phí bảo hiểm (tiền bán sản phẩm bảo hiểm) xảy ra trước thời điểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm (giá trị sử dụng chủ yếu của các sản phẩm bảo hiểm) được thực hiện sau khi mua sản phẩm bảo hiểm một thời gian, có thể là khá dài 5 năm, 10 năm, ... (trong bảo hiểm nhân thọ). Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm luôn có vốn nhàn rỗi, đồng thời để có đủ vốn chi trả bảo hiểm, bồi thường cho khách hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm cần đầu tư vốn (đầu tư tài chính) nhằm sinh lời, thu lợi nhuận. Thứ tư, doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Vì kinh doanh bảo hiểm có sự tích luỹ rủi ro; từ phí bảo hiểm thu được các doanh nghiệp bảo hiểm phải trích dự phòng bồi thường, dự phòng dao động lớn và dự phòng toán học…nhằm đảm bảo khả năng chi trả, thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng. Thứ năm, một trong những nguyên tắc trong hoạt động bảo hiểm là dựa trên luật số lớn, lấy số đông bù số ít, để đảm bảo điều này doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành hoạt động của mình trên một phạm vi rộng lớn. Đặc điểm này chi phối đến việc lựa chọn tổ chức công tác kế toán tài chính doanh nghiệp bảo hiểm theo mô hình tập trung hay phân tán, hay nửa tập trung, nửa phân tán. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cần chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tuyển dụng thêm nhân sự cho bộ phận dự toán, dự phòng tài chính và thẩm định đánh giá rủi ro nhằm thu thập và cung cấp dữ liệu ước tính về các rủi ro gắn với khách hàng có thể xảy ra, làm cơ sở cho kế toán trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và trích lập các quỹ theo hợp đồng, cũng như tính phí hợp lý nhất. 2.2. Sự cần thiết đào tạo nội dung kế toán kinh doanh bảo hiểm 2.2.1. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu Qua phân tích quy mô của thị trường bảo hiểm, đặc điểm khác biệt của hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho thấy, với sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của các doanh nghiệp bảo hiểm đã được trình bày ở phần trên, thì nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho ngành bảo hiểm tại thời điểm hiện tại và tương lai là khá lớn. Với mục đích nghiên cứu khám phá, là bước đầu cho các nghiên cứu sâu hơn trong tương lai, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát nhanh 02 nhóm đối tượng: (1) Nhà quản lý ở các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam; (2) giảng viên tham gia giảng dạy chuyên ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học khối Kinh tế ở miền trung và miền bắc. Đây là 02 đối tượng trực tiếp có liên quan tới sinh viên chuyên ngành kế toán. (i) Nhà quản lý- đối tượng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự và sử dụng nhân sự về kế toán và (ii) Giảng viên- đối tượng trực tiếp đào tạo và cung cấp kiến 269
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thức chuyên ngành kế toán cho sinh viên, nắm vững khung chương trình đào tạo, các kiến thức bắt buộc phải truyền đạt cho sinh viên để đáp ứng được Chuẩn đầu ra của môn học, của Khoa và của Trường nơi mình công tác. Với mục tiêu nhằm đánh giá và đề xuất một số khuyến nghị trong việc có nên đưa nội dung kế toán kinh doanh bảo hiểm vào giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường đại học, cao đẳng hay không? Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong việc đánh giá nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Nhóm tác giả tiến hành khảo sát Nhà quản lý của 03 công ty Bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam- Đây là các đơn vị kinh doanh bảo hiểm lớn và đã hoạt động trên thị trường bảo hiểm ở Việt Nam khá lâu. Theo thống kê sơ bộ của WB (2019) thì Việt Nam hiện có hơn 230 trường Đại học và Cao đẳng kế toán. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, các khảo sát của nhóm không được thực hiện trực tiếp mà thực hiện thông qua mail và gọi điện thoại phỏng vấn nên nhóm tác giả chưa tiếp cận được nhiều trường đại học, cao đẳng. Số mẫu nghiên cứu còn nhỏ: 15 trường đại học, cao đẳng ở miền Bắc, miền Trung; trong đó có các trường Đại học có bề dày đào tạo chuyên ngành kế toán, bảo hiểm như Đại học kinh tế quốc dân; Học viện tài chính; Đại học thương mại… Kết quả thu được như sau: 2.2.1. Đối với nhóm quản lý tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát các nhà quản lý tại 03 công ty: Công ty bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam; Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Aviva Việt Nam; Công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam với 04 câu hỏi (Bảng 3) Bảng 3. Nội dung khảo sát nhóm quản lý tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam Câu Nội dung câu hỏi Mức độ hỏi 1 Theo anh/chị nhu cầu tuyển dụng sinh viên chuyên ngành (1) Không cần thiết kế toán có kiến thức về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và (2) Có cần thiết Kế toán bảo hiểm? (3) Rất cần thiết 2 Đánh giá của anh/chị về kiến thức kinh doanh, kế toán bảo (1) Yếu hiểm của sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường ĐH (2) Trung bình và Cao đẳng hiện nay? (3) Tốt 3 Theo anh/chị có nên giảng dạy KẾ TOÁN BẢO HIỂM cho (1) Không sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường ĐH và Cao (2) Có đẳng? 4 Xin anh/chị hãy góp ý về việc xây dựng và thiết kế chương Câu hỏi mở trình đào tạo chuyên ngành kế toán theo hướng có giảng dạy KẾ TOÁN BẢO HIỂM, nhằm đào tạo các thế hệ sinh viên đáp ứng được yêu cầu của xã hội của doanh nghiệp. 5 Anh/ chị hãy cho biết nhu cầu tuyển dụng nhân sự của Câu hỏi mở doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai như thế nào? Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp Kết quả cho thấy các đơn vị này đều có nhu cầu tuyển dụng sinh viên chuyên ngành kế toán có 270
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 kiến thức về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và kế toán bảo hiểm ở Mức 3- Rất cần thiết. (Biều đồ 3a) Biểu đồ 3a. Nhu cầu tuyển dụng sinh viên có Biểu đồ 3b. Có/không giảng dạy nội dung kế kiến thức về hoạt động và kế toán bảo hiểm toán bảo hiểm cho sinh viên Khi đánh giá về kiến thức hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kế toán bảo hiểm của sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường đại học và cao đẳng hiện hay, các nhà quản lý đều đánh giá ở mức độ 1-Yếu và 2- Trung bình; tùy thuộc vào ngành học và trường học thì kiến thức của sinh viên chuyên ngành kế toán về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kế toán bảo hiểm có khác nhau nhưng nói chung đều chưa tốt. 100% các ý kiến đều cho rằng, nên giảng dạy Kế toán kinh doanh bảo hiểm cho sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường đại học và cao đẳng (Biểu đồ 3b). Ngoài ra, các nhà quản lý đề xuất nên xây dựng và thiết kế chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán theo hướng có giảng dạy KẾ TOÁN BẢO HIỂM, nhằm đào tạo các thế hệ sinh viên đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của doanh nghiệp thì cần lưu ý hai vấn đề sau: Thứ nhất, người xây dựng chương trình cần hiểu về đặc thù và phương pháp vận hành của hoạt động bảo hiểm để lồng ghép và tìm ra cách thức hạch toán cũng như quy trình kế toán cho phù hợp. Thứ hai, cần cử đội ngũ xây dựng, thiết kế chương trình đào tạo trực tiếp khảo sát mô hình hoạt động thực tế tại các doanh nghiệp bảo hiểm và nghiên cứu kỹ về nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm này sẵn sàng đồng hành cùng các trường đại học, cao đẳng hợp tác để nâng cao chất lượng đào tạo kế toán bảo hiểm cho sinh viên. 2.2.2. Đối với nhóm giảng viên các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế Nhóm nghiên cứu đã tiến hành gửi bảng hỏi cho giảng viên dạy chuyên ngành kế toán ở 15 trường đại học, cao đẳng ở miền Bắc và miền Trung (Bảng 4) Bảng 4. Kết quả khảo sát các trường có giảng dạy Kế toán kinh doanh bảo hiểm Giảng dạy Kế toán kinh doanh bảo hiểm STT Tên trường Bắt Tự chọn Không buộc 1 Đại học lâm nghiệp x 2 Trường Đại học Thương Mại x 271
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 3 Trường Đại học Lao động xã hội x 4 Đại học Công Nghiệp Hà Nội x 5 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại x 6 Đại học Đại Nam x 7 Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội x 8 Trường ĐH Kinh tế & QTKD x 9 Đại học Hoà Bình x 10 Trường Đại học Phenikaa x Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái x 11 Nguyên 12 Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên x 13 Đại Học Hà Tĩnh x 14 Học Viện Tài Chính x 15 Học viện ngân hàng x Nguồn: nhóm tác giả tự tổng hợp Kết quả cho thấy có 4/15 trường có môn học riêng về Kế toán kinh doanh bảo hiểm; 1/15 trường có môn học tự chọn trong đó có nội dung về kế toán kinh doanh bảo hiểm; 10/15 trường không có môn học và nội dung nào liên quan tới kế toán kinh doanh bảo hiểm. Với câu hỏi: “Anh/chị đánh giá về mức độ hiểu biết hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại doanh nghiệp và kế toán bảo hiểm của sinh viên chuyên ngành kế toán mà trường mình đào tạo”, kết quả cho thấy 77,8% ý kiến đánh giá mức độ hiểu biết về kế toán kinh doanh bảo hiểm của sinh viên ở mức trùng bình; 22,2% cho là kém (Biểu đồ 4a), các ý kiến này trùng với ý kiến của nhóm Nhà quản lý ở doanh nghiệp bảo hiểm. Biều đồ 4a. Mức độ hiểu biết về hoạt động Biều đồ 4b. Sự cần thiết giảng dạy nội dung và kế toán bảo hiểm của sinh viên kế toán bảo hiểm cho sinh viên Với câu hỏi: “Đánh giá của anh/chị về sự cần thiết giảng dạy Kế toán bảo hiểm cho sinh viên?”, kết quả cho thấy 72,2% ý kiến cho rằng cần giảng dạy nội dung này và 27,8% ý kiến là rất cần thiết. Kết quả trên cũng trùng với ý kiến của Nhóm nhà quản lý doanh nghiệp bảo hiểm (Biều đồ 4b). Các giảng viên tại các trường đại học và cao đẳng được khảo sát đều cho rằng cần thiết giảng 272
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 dạy nội dung kế toán bảo hiểm cho sinh viên chuyên ngành kế toán là do: Thứ nhất, thị trường bảo hiểm tại Việt Nam đang dần phát triển, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 với nhiều sản phẩm bảo hiểm mới ra đời gắn với bảo hiểm sức khỏe về dịch bệnh, bảo hiểm hưu trí đang thu hút rất nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm. Do đó, hiện tại và trong tương lai nhu cầu tuyển dụng nhân sự sẽ rất cao, đặc biệt tuyển dụng cho các vị trí kinh doanh và kế toán cũng sẽ rất lớn. Thứ hai, nhu cầu tuyển dụng sinh viên có các kiến thức về quản trị rủi ro cho các vị trị kế toán bảo hiểm và kiểm toán doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẽ tăng. Cùng với sự tăng trưởng của ngành bảo hiểm và số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh bảo hiểm ngày càng lớn, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cũng sẽ dần đầu tư vào thị trường Việt Nam. Do đó kiến thức về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kế toán bảo hiểm cần được nâng cao cho sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Khi được hỏi về việc “Anh/chị có đồng ý thiết kế một môn học riêng để giảng dạy Kế toán bảo hiểm” có 13/15 ý kiến là đồng ý bởi nó phù hợp với xu hướng và nhu cầu của xã hội. Có 2/15 là có ý kiến không đồng ý hình thành một môn học riêng bởi 02 giảng viên này cho rằng, lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam đã được Bộ Tài Chính ban hành và đã có kế hoạch cụ thể, cho nên thiết kế nội dung kế toán kinh doanh bảo hiểm theo hướng giảng dạy IFRS lồng trong các môn học kế toán tài chính mà không cần tách thành một môn học riêng. 3. Các khuyến nghị, đề xuất của nhóm nghiên cứu 3.1. Khuyến nghị với các trường đại học, cao đẳng Ngày 16/03/2020, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC về phê duyệt “Đề án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam”. Với kế hoạch trên, Bộ Tài chính cũng đã chủ động tổ chức nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến giảng viên và mời giảng viên các trường đại học, cao đẳng tham gia vào Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế. Qua đó, các trường đại học, cao đẳng hiểu rõ quyết tâm của Bộ Tài chính trong việc áp dụng, ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam và bước đầu có kế hoạch thay đổi cách thức giảng dạy và nội dung các môn học kế toán cho phù hợp với việc áp dụng IFRS trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. Thứ nhất, nhóm tác giả nhận thấy cần đưa nội dung kế toán bảo hiểm vào đào tạo cho sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Sinh viên chuyên ngành kế toán khi có thêm kiến thức về bảo hiểm sẽ có cơ hội mở rộng nghề nghiệp của mình sau khi ra trường. Căn cứ vào khung chương trình đào tạo và nội dung chung cho toàn bộ Ngành đào tạo kế toán, các Trường/Khoa có thể xây dựng kế toán doanh nghiệp bảo hiểm thành một học phần riêng hoặc lồng ghép trong các chương của môn Kế toán tài chính. Việc lồng ghép Kế toán doanh nghiệp bảo hiểm trong nội dung môn học Kế toán tài chính sẽ phù hợp hơn bởi kế toán doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm vẫn phải thực hiện đúng các bản chất của kế toán nói chung, các nguyên tắc kế toán, khuôn mẫu kế toán như các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác. Thứ hai, các trường đại học, cao đẳng cần rà soát lại chương trình đào tạo, triển khai biên soạn lại các giáo trình Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính. Cụ thể, môn Nguyên lý kế toán theo hướng tập trung giảng dạy các khái niệm, nguyên tắc, khuôn mẫu kế toán; các chương trong giáo trình Kế toán tài chính cần biên soạn theo kết cấu, theo đối tượng kế toán được trình bày trên BCTC thông qua việc phân tích nội dung các chuẩn mực chung, chuẩn mực riêng có liên quan hay 273
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 theo hướng tiếp cận các chu trình kế toán cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình giảng dạy liên quan tới nội dung kế toán doanh nghiệp bảo hiểm, giảng viên cần cập nhật các nguyên tắc mới theo CMKT quốc tế IFRS 17- Hợp đồng bảo hiểm (hiện tại Việt Nam có quy định nội dung kế toán hợp đồng bảo hiểm trong VAS 19- Hợp đồng bảo hiểm). Tuy nhiên, Ủy ban CMKT qun tế (IASB) đã công bố thay thế IFRS 4 bằng IFRS17 từ ngày 18/5/2017, có nhi qun tế (IASB) đã công bố thay thế IFRS 4 bằng IFRS17 từ ngày p bảo hiểm so v nhi quc đây. Thứ ba, để giúp sinh viên yêu thích, hứng thú với các học phần kế toán, với nội dung kế toán doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. Các trường có thể mời chuyên gia thực tế (kế toán viên, kiểm toán viên, nhà quản lý tại các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm) đến nói chuyện, chia sẻ công việc thực tế, những khó khăn mà nhân viên kế toán tại doanh nghiệp bảo hiểm thường gặp; cách thức xử lý trên thực tế về các vấn đề như: kế toán doanh thu bảo hiểm, kế toán dự phòng bảo hiểm, ước tính các rủi ro, cách tính phí bảo hiểm… Qua các buổi chia sẻ của chuyên gia tại Học viện Ngân hàng, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi tích cực trong thái độ và hoạt động học của sinh viên; sinh viên có động lực học hơn, có tư duy suy luận, logic về các vấn đề kế toán hơn. Ngoài ra, để đạt được mục tiêu lâu dài, các trường đại học, cao đẳng nên ký hợp đồng hợp tác với các doanh nghiệp, hỗ trợ sinh viên có nơi thực tập, có người hướng dẫn thực tế, qua đó sinh viên sẽ nhìn nhận rõ sự gắn bó chặt chẽ giữa kiến thức lý thuyết với thực tế. 3.2. Khuyến nghị đối với các giảng viên giảng dạy chuyên ngành kế toán. Để đáp ứng việc truyền đạt kiến thức kế toán theo IFRS, cần có sự thay đổi lớn về nội dung và phương pháp giảng dạy các môn học Kế toán tài chính tại các trường đại học, cao đẳng. Việc dạy kế toán sẽ tiếp cận trên nguyên tắc cơ bản (Principles-based) và khuôn mẫu (Framework) của kế toán chứ không phải dựa theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam, không phải dạy chi tiết theo từng tài khoản, từng mẫu biểu Báo cáo tài chính với các quy định cơ bản (Rules-based) được Bộ Tài chính hướng dẫn tỉ mỉ. Vì vậy, giảng viên giảng dạy chuyên ngành kế toán cần thay đổi quan điểm dạy kế toán- đó là điều kiện tất yếu trong quá trình hội nhập. Phương pháp dạy các môn kế toán của giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng cần tiếp cận theo hướng giảng dạy mở, đi sâu vào phân tích các nguyên tắc kế toán, bản chất các giao dịch kế toán, có tính thực tiễn cao. Cho nên, từ các nội dung cụ thể của học phần Kế toán tài chính, giảng viên có thể liên hệ tới các ngành nghề có đặc thù khác nhau, phân tích các nguyên tắc kế toán cần áp dụng cho ngành nghề đó và các lưu ý mà sinh viên cần nắm được khi triển khai công việc kế toán tại các đơn vị đặc thù. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là một trong nhưng đơn vị có nhiều vấn đề kế toán phức tạp. Do đó, đòi hỏi giảng viên cần có kiến thức về hoạt động bảo hiểm, cần nắm được các nguyên tắc trong hợp đồng bảo hiểm mà các đơn vị này ký kết với khách hàng- nó sẽ là một Case study thú vị khi giảng viên phân tích các vấn đề về kế toán như: kế toán doanh thu, kế toán chi phí, kế toán dự phòng... Trong việc giảng dạy nội dung kế toán nói chung, kế toán bảo hiểm nói riêng, giảng viên có thể áp dụng nhiều hình thức giảng dạy khác nhau như: mô phỏng, đóng vai, thuyết trình theo nhóm… nhằm tăng tính chủ động, tinh thần tự nghiên cứu, tự học của sinh viên; khơi gợi sự tò mò, sáng tạo và giải quyết vấn đề kế toán một cách linh hoạt ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Một trong những phương pháp hiệu quả mà giảng viên có thể áp dụng là phương pháp Case study. Để xây dựng các Case study gắn với nội dung môn học và có tính thực tế, giảng viên có thể 274
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tiến hành xây dựng các case study chung gắn với nội dung của môn học, sau đó sử dụng làm tình huống thảo thuận thông qua thuyết trình của sinh viên trên lớp hoặc giao cho sinh viên làm bài tập nhóm. Đại học Havard của Mỹ có kho dữ liệu lớn về Case study, hiện tại Nhà trường có cung cấp miễn phí một số case study cho các giảng viên tại các trường đại học trên thế giới, đây là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích cho giảng viên giảng dạy chuyên ngành kế toán. 3.3. Khuyến nghị đối với sinh viên chuyên ngành kế toán Nhằm đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng và mở rộng lĩnh vực ứng tuyển của mình, sinh viên nên chủ động bổ sung thêm kiến thức về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kế toán doanh nghiệp bảo hiểm và thay đổi phương pháp học các học phần kế toán cho phù hợp với việc tiếp cận Chuẩn mực kế toán quốc tế. Bên cạnh việc trang bị kiến thức chuyên ngành kế toán, sinh viên cũng cần nhìn nhận rõ sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 tới nghề kế toán; học hỏi và sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm kế toán… trong công việc kế toán của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin- tuc/598/5340/infographic-ve-tinh-hinh-dang-ky-doanh-nghiep-thang-3-va-quy-i-nam- 2021.aspx [2] Cục quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ tài chính, Niên giám thị trường bảo hiểm năm 2020 [3] Giáo trình Kế toán trong các ngành kinh tế quốc dân, Đại học công nghiệp. [4] Giáo Trình Quản Trị Kinh Doanh Bảo Hiểm, NXB Kinh Tế Quốc Dân, 2009. [5] Hoài Vũ, Thị trường bảo hiểm 2020 và mức tăng trưởng "trong mơ", Tạp chí kinh tế Việt Nam, tháng 12/2020 https://vneconomy.vn/thi-truong-bao-hiem-2020-va-muc-tang-truong- trong-mo-646395.htm [6] Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2001; [7] Luật số 61/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; [8] Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ. [9] Nguyễn Đăng Tuệ, Nguyễn Thị Vũ Khuyên, Giáo trình bảo hiểm, NXB Bách Khoa Hà Nội, 2021 [10] Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế quý I/2020 [11] Trần Thị Thu Hương, Phạm Tiến Mạnh, Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí tài chính, tháng 1/2021 https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh- kinh-doanh/danh-gia-tac-dong-cua-dai-dich-covid19-den-cac-doanh-nghiep-viet-nam- 331389.html [12] Trần Phước, Đổi mới và tiếp cận phương pháp giảng dạy các môn Kế toán theo IFRS dựa vào các nguyên tắc Kế toán chung được thừa nhận (GAAP) hay khuôn mẫu Kế toán, 2017 http://ifrsvietnam.vn/tin-tuc/hoi-nghi-hoi-thao-1/doi-moi-va-tiep-can-phuong-phap-giang- day-cac-mon-ke-toan-theo-ifrs-dua-vao-cac-nguyen-tac-ke-toan-chung-duoc-thua-nhan- gaap-hay-khuon-mau-ke-toan-227.html 275
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất_chương 3
25 p | 1115 | 418
-
Đào tạo kế toán, kiểm toán: Cần đi vào trọng điểm
7 p | 93 | 7
-
Đào tạo nhân lực kế toán quản trị chi phí trong điều kiện hiện nay
3 p | 73 | 6
-
Đào tạo kế toán tại các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hội tụ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
10 p | 40 | 6
-
Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán theo yêu cầu hội nhập: Phần 2
128 p | 14 | 6
-
Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán theo yêu cầu hội nhập: Phần 1
122 p | 13 | 6
-
Xu hướng phát triển nghề kế toán, kiểm toán đòi hỏi phải đổi mới chương trình đào tạo
6 p | 16 | 3
-
Đào tạo kế toán đáp ứng nhu cầu thực hiện IFRS
6 p | 33 | 2
-
Bàn luận về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên kế toán khi áp dụng IFRS ở Việt Nam
8 p | 66 | 2
-
Giải pháp thúc đẩy đào tạo cử nhân kế toán đáp ứng yêu cầu xã hội: Tiếp cận từ góc nhìn của doanh nghiệp
10 p | 4 | 2
-
Nhu cầu của doanh nghiệp với đào tạo kế toán trong điều kiện kinh tế số hiện nay
11 p | 12 | 2
-
Một số giải pháp trong đào tạo nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế
8 p | 8 | 2
-
Chuyển đổi số trong kế toán - nhu cầu của doanh nghiệp và sự thích ứng từ phía các trường đại học
9 p | 4 | 1
-
Kiểm toán hoạt động và việc đào tạo của các trường đại học tại Việt Nam
15 p | 5 | 1
-
Định hướng đào tạo kế toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
8 p | 7 | 1
-
Kế toán điều tra - Nội dung cần đào tạo trong bối cảnh mới
11 p | 6 | 1
-
Lợi ích và việc giảng dạy môn học Hệ thống thông tin kế toán đối với sinh viên ngành Kế toán
15 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn